Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Hà Nội: Phát hiện xác người đàn ông treo cổ từ nhiều ngày


 

Nghi ngờ có chuyện chẳng lành khi thấy mùi hôi nồng nặc phát ra từ ngôi nhà 3 tầng, người dân phá cửa xông vào, phát hiện chủ nhà đã tử vong trong tư thế treo cổ.

Vụ việc được phát hiện khoảng 9h sáng nay, 15/8, tại một ngôi nhà 3 tầng trong ngõ 78 Lê Duẩn (Hà Nội). Nạn nhân được xác định tên Tài (SN 1968).
 
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Theo một số người dân sống trong ngõ 78 Lê Duẩn, nhiều ngày nay, họ thấy mùi hôi thối phát ra từ căn nhà 3 tầng của ông Tài. “Sáng nay, mùi hôi bốc ra nồng nặc, chúng tôi gọi cửa nhưng không ai trả lời. Nghĩ có chuyện chẳng lành, mọi người phá cửa vào nhà kiểm tra thì phát hiện ông Tài đã chết trong tư thế treo cổ.” - một người dân kể lại.
Sự việc ngay sau đó được báo tới cơ quan chức năng. Lực lượng công an nhanh chóng có mặt, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Bước đầu, cơ quan chức năng nhận định, nạn nhân đã tử vong từ nhiều ngày trước đó, tử thi đang trong giai đoạn phân hủy.
Được biết, ông Tài có vợ và 3 người con nhưng cách đây hơn 1 năm, vợ con ông Tài đã chuyển ra ngoài sinh sống nên ông chỉ ở một mình.

Ký ức kinh hoàng của thuyền viên liều mình nhảy khỏi tàu cá Đài Loan


“Bị đánh đập cùng cực quá nên 4 anh em bàn với nhau liều mình nhảy xuống biển để trốn khỏi tàu. Bây giờ về đến nhà gặp được mẹ em mới biết mình còn sống”, thuyền viên Trần Văn Dũng kể lại.



Ký ức kinh hoàng của thuyền viên liều mình nhảy khỏi tàu cá Đài Loan
Thuyền viên Trần Văn Dũng kể lại những ngày tháng kinh hoàng khi phải làm việc liên tục 18 tiếng mỗi ngày.

Mỗi ngày phải làm việc 18 tiếng
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở xóm 5, xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu, Nghệ An), học hết lớp 9, Trần Văn Dũng (SN 1991) đã phải theo cha lênh đênh trên biển cả mưu sinh. Cuộc sống quá vất vả ở quê nhà, quanh năm bươn chải nhưng điều kiện kinh tế gia đình vẫn còn quá khó khăn. Nghe theo lời giới thiệu của bạn bè cuối năm 2012 Dũng làm hồ sơ xin được đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, với mong ước thoát được cái nghèo có chút vốn làm ăn.
Sau khi nộp hồ sơ và đóng tất cả chi phí mất hơn 17 triệu đồng, Dũng được đưa lên làm việc tại một tàu đánh bắt cá ngừ của Đài Loan với thời hạn hợp đồng 2 năm, mức lương 400 USD/tháng. Trong đó 50 USD được chủ tàu giữ lại làm tiền ăn, còn 350 USD sẽ được gửi về cho gia đình. Tuy nhiên từ khi lên tàu làm việc anh mới biết được những điều kiện làm việc không đúng với trong điều khoản của hợp đồng. Mỗi ngày phải làm việc 18 tiếng, thường xuyên bị thuyền trưởng và máy trưởng đánh đập. Không chịu nổi cuộc sống như ở “địa ngục” anh cùng với 3 thuyền viên khác đã phải liều mình nhảy xuống biển mong tìm được cơ hội giải thoát cho chính mình.
Ký ức kinh hoàng của thuyền viên liều mình nhảy khỏi tàu cá Đài Loan
“Chúng em thường xuyên bị đánh bằng cờ lê, búa theo “cảm xúc” của thuyền trưởng và máy trưởng. Có lần đang làm việc em cũng bị đánh”.

Ngồi bên người mẹ, thuyền viên Trần Văn Dũng - một trong bốn thuyền viên đã liều mình nhảy khỏi tàu đánh cá Đài Loan - vẫn còn nhớ như in những ngày tháng kinh hoảng mà bản thân anh cùng các thuyền viên khác phải chịu. Đôi mắt như vẫn còn đọng lại những nỗi sợ hãi Dũng kể: “Tháng đầu tiên khi lên tàu bọn em được phân công đan dàn câu từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối mới được nghỉ. Sang tháng thứ 2 thì tàu bắt đầu đánh cá mọi người trên tàu phải làm việc suốt đêm. Ngoài giờ ăn, mỗi người chỉ được ngủ 5 tiếng, thời gian còn lại phải đánh cá. Đó là chưa kể khi giàn câu bị đứt thì không ai được ngủ nữa”.
Con tàu mà anh Dũng làm việc có tên Việt Nam là Hiệp Đại, trên tàu có 20 thuyền viên, trong đó 10 thuyền viên là người Việt Nam, 8 thuyền viên là người Indonesia, 2 thuyền viên là người Philippines; làm việc dưới sự chỉ đạo của 1 thuyền trưởng và 1 máy trưởng người Đài Loan. 
Hàng ngày các thuyền viên chỉ được ngủ khoảng 4-6 tiếng đồng hồ. Thời gian còn lại các thuyền viên đều phải làm việc hết công suất nhằm đánh bắt được sản lượng tối đa nhất. “Cứ đến giờ ăn xong một cái bọn em tranh thủ ngủ ngay, làm việc suốt đêm nên ai cũng đã quá mệt, cho nên cũng dễ ngủ. Nhưng khi đã thức thì chủ tàu bắt làm suốt đêm có đêm vừa kéo lưới, vừa buồn ngủ...", Dũng nhớ lại.
Bị đánh bằng cờ lê, dội dầu máy lên cơ thể
Các thuyền viên trên tàu còn thường xuyên bị thuyền trưởng và máy trưởng người Đài Loan đánh đập tàn nhẫn bằng cờ lê, búa, có thuyền viên bị dội cả can dầu máy lên người. Họ bị đánh theo “cảm xúc” của thuyền trưởng và máy trưởng. Anh Dũng cho biết: “Vui họ cũng đánh, buồn họ cũng đánh. Có thời gian các thuyền viên bị đánh liên tục, mà chúng em không biết vì lý do gì. Đặc biệt là những lúc lỡ làm sai việc được giao chúng em bị đánh nặng nhất”.
Anh Dũng vẫn nhớ như in: “Khi đó em sang khoảng được 3 tháng, không hiểu vì đã làm gì trái ý với thuyền trưởng nên bị ông ấy đánh hộc máu mồm và chảy máu mũi rất nhiều. Trên tàu có thuyền viên người Indonesia bị thuyền trưởng và máy trưởng dùng cà lê và búa đánh gần một tiếng, thâm khắp mặt mũi và cơ thể. Có lần một người sau khi bị đánh, máy trưởng còn đổ cả can dầu máy lên cơ thể”.
 Bà Trần Thị Ngọc mẹ anh Dũng xót xa: “Biết thế tôi đã không cho nó đi...”.
 Bà Trần Thị Ngọc mẹ anh Dũng xót xa: “Biết thế tôi đã không cho nó đi...”.

Không thể chịu nổi cuộc sống cùng cực trên con tàu “địa ngục” đó anh Dũng cùng với 3 thuyền viên người Việt Nam khác đã bàn với nhau kế hoạch “vượt ngục” đầy táo bạo, khi con tàu chuẩn bị cập cảng đảo Tahiti vào ngày 3/8. Lợi dụng việc thuyền trưởng, máy trưởng sơ ý, 4 thuyền viên đã nhảy xuống biển để trốn khi con tàu cách bờ hơn 4 hải lý.
Khi nhảy xuống biển 4 thuyền viên chỉ kịp mang theo 2 áo phao, cứ thế 4 người bám chặt vào chiếc áo bơi lênh đênh trên biển 2 giờ liền. Cho tới khi được cảnh sát biển cứu giúp, họ mới biết mình còn sống. Dũng nhớ lại: “2 ngày trước khi tàu chuẩn bị cập cảng, bọn em bàn với nhau. Ở lại làm việc tiếp cũng chết, mà nhảy xuống biển cũng chết. Nên 4 anh em liều mình nhảy xuống tìm cơ hội giải thoát cho bản thân”.
Mặc dù biết cơ hội sống sót rất mong manh, và nếu cuộc “vượt ngục” không thành công họ sẽ tiếp tục bị hành hạ dã man hơn gấp nhiều lần. Nhưng 4 thuyền viên vẫn đánh liều với số phận. Thời khắc phải gieo mình xuống biển cả, Dũng cũng như những người khác đều nghĩ ngày trở về quê hương có lẽ đã không còn.
Giờ đây khi về bên cạnh mẹ và gia đình Dũng mới thực sự dám tin mình còn sống.
Giờ đây khi về bên cạnh mẹ và gia đình Dũng mới thực sự dám tin mình còn sống.

Cùng bỏ trốn với Dũng còn 3 thuyền viên người Việt Nam khác, một người quê ở Qùy Châu (Nghệ An), một thuyền viên ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh), một người ở Nha Trang (Khánh Hòa). Sau khi được cảnh sát biển cứu, 4 thuyền viên được Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) liên hệ và đưa về nước.
Nghe người con trai kể về những tháng ngày làm việc cùng cực, đặc biệt thường xuyên bị đáng đập bà Trần Thị Ngọc (mẹ của anh Dũng) xót xa: “Nếu biết nó phải chịu khổ như thế thì tôi đã không cho nó đi. Ở nhà dù nghèo, mẹ con rau cháo nuôi nhau còn đỡ khổ hơn. Cũng là con người với nhau sao họ ác thế”.
Hiện tại sau khi được đưa về nước anh tình trạng sức khỏe của anh Dũng đã hồi phục. Tuy nhiên những ký ức của 8 tháng phải “phục dịch” khi làm việc ở xứ người như vẫn còn in hằn trong tâm trí của anh. “Từ nay em ở nhà đi biển với bố thôi, dù cuộc sống còn vất vả nhưng mình được làm người thực sự anh à. Chứ không dám mơ đổi đời với làm giàu nữa đâu, cuộc sống vất vả còn bị người ta đánh đập khổ lắm”.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Báo Mỹ: "Kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục"


Trong khi các nền kinh tế mới nổi trong khu vực đang gặp nhiều trở ngại vì sự tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc, Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu hồi phục sau những khó khăn gần đây, tạp chí phố Wall của Mỹ nhận định.

Các nhà đầu tư quốc tế đang lạc quan hơn vào kinh tế Việt Nam
Các nhà đầu tư quốc tế đang lạc quan hơn vào kinh tế Việt Nam
Với tiêu đề “Việt Nam dường như đang giành lại vị thế”, các tác giả bài viết khẳng định, kinh tế Việt Nam đang dần tăng tốc với xuất khẩu và tăng trưởng tín dụng được cải thiện.
Trong khi đó chính phủ đang củng cố niềm tin bằng cách đưa ra một loạt các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết một loạt vấn đề từng khiến tăng trưởng kinh tế xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm hồi năm ngoái.
Theo dữ liệu được công bố hôm thứ Ba, trong tháng trước, doanh số bán ô tô đã tăng vọt 25% so với năm ngoái. Xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm nay cũng tăng 14,3% so với năm ngoái, trong khi giải ngân vốn đầu tư nước ngoài – phần nhiều từ các công ty công nghệ cao – tăng 6,4% so với cùng kỳ, đạt 6,65 tỷ USD.
Tăng trưởng tín dụng, hiện cũng đang tăng tốc sau khi chính phủ cho ra đời một công ty quản lý tài sản để mua và cơ cấu lại các khoản nợ có vấn đề, đang đe dọa hệ thống ngân hàng. Trong 7 tháng đầu năm, tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng đã tăng 5,15%, một sự chuyển biến mau lẹ so với mức tăng chỉ 0,3% vào cuối tháng 3 cho dù vẫn dưới mục tiêu 12% của chính phủ trong năm 2013.
Theo các tác giả, những tín hiệu tích cực trên đã thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 20% trong năm nay, khiến Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng tốt nhất châu Á, giữa lúc các thị trường lớn hơn trong khu vực như Thái Lan đã vất vả duy trì mức tăng trưởng một con số.
“Việt Nam đang cho thấy cách các thị trường được gọi là tiên phong có thể hồi phục mạnh mẽ cho dù tình hình tại các thị trường mới nổi còn ảm đạm”, bài viết nhận định. Dẫn chứng được các tác giả đưa ra đó là chỉ số MSCI các thị trường tiên phong, bao gồm 32 quốc gia trên toàn thế giới, đã tăng 14% trong năm nay, bất chấp những lo ngại về nhu cầu sụt giảm tại Trung Quốc và viễn cảnh Mỹ giảm dần chương trình kích thích kinh tế. Đây là những mối quan ngại đang ảnh hưởng lớn tới các thị trường mới nổi thời gian qua.
Nhìn chung toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam đã cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại. GDP đã tăng 5,0% trong quý 2, cao hơn mức 4,8% cùng kỳ năm trước. Các quan chức và chuyên gia kinh tế Việt Nam đều tin rằng tăng trưởng trong thời gian tới còn cao hơn.
“Mặc dù vẫn còn là quá sớm để đưa ra con số dự báo cụ thể nào cho qúy 3, tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng cao hơn trong quý này, so với hai quý trước”, ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết. Chính phủ Việt Nam dự báo kinh tế tăng trưởng 5,5% trong năm nay, cao hơn mức 5,03% của năm ngoái.
Ông Võ Chí Thành, lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng tin rằng việc tín dụng và đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng – gần 1 tỷ USD/tháng – sẽ duy trì động lực tăng trưởng cho những tháng còn lại của năm nay.
Chắc chắn rằng, Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Chính phủ hiện vẫn đang cố gắng “hà hơi tiếp sức” cho nhóm ngành nhà ở và xây dựng sau khi “bong bóng” bất động sản vỡ, góp phần không nhỏ vào tình trạng nợ xấu.
Sau nhiều tháng trì hoãn Công ty quản lý tài sản Việt Nam đã được thành lập hồi tháng 7, nhưng vẫn chưa bắt đầu mua lại nợ xấu, khiến các ngân hàng e ngại trong việc tăng cường cho vay giữa lúc nợ xấu đã chiếm khoảng 15% tổng dư nợ, theo ước tính của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng chưa có nhiều tiến triển trong việc uốn nắn một số doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần lớn. Không ít công ty thuộc nhóm này đã có những khoản vay khổng lồ trong thập kỷ qua nhằm tăng sức cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài, trong một số trường hợp, đã khiến nguồn vốn ngân hàng dành cho những doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả hoạt động cao hơn bị thu hẹp. Một trong số đó là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, hay còn gọi là Vinashin, đã suýt phá sản năm 2008 với số nợ hơn 4 tỷ USD.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng lo ngại rằng chính phủ đã hạ lãi suất quá nhanh. Từ đầu năm nay, ngân hàng Nhà nước đã hai lần hạ lãi suất, mỗi lần 1%. Một phái đoàn của IMF hồi tuần trước đã hối thúc các nhà hoạch định chính sách tiếp tục tập trung cho mục tiêu kiềm chế lạm pháp sau một loạt đợt tăng giá mạnh gây bất ổn những năm gần đây.
“Nhưng bất chấp những điều này, dấu hiệu về một sự hồi phục đang tạo ra những sự lạc quan rằng, Việt nam, từng được coi là một trong những nước triển vọng tươi sáng nhất châu Á, có lẽ cuối cùng cũng đã trở lại”, bài viết khẳng định.
Công ty quản lý tài sản đang chuẩn bị giải quyết các khoản nợ xấu, trong khi chính phủ đang dần triển khai gói hỗ trợ 1,4 tỷ USD (30.000 tỷ đồng) hỗ trợ cho các khoản vay phục vụ việc xây dựng và mua nhà thu nhập thấp, có thể giúp hồi sinh ít nhất một phần thị trường bất động sản”, các tác giả dẫn lời của nhà kinh tế Michael Kokalari của công ty Maybank Kim Eng trong một bản báo cáo nghiên cứu, khẳng định.
Theo chuyên gia này, các nhà đầu tư sẽ sớm tăng đầu tư vào Việt Nam. Việc chính phủ hiện đang xem xét nâng trần tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty niêm yết từ 49% lên 59%, có khả năng sẽ làm tăng hơn nữa sự quan tâm trên thị trường chứng khoán.

“Việt Nam đang chuẩn bị cho những bước đi lớn trong năm 2014”, ông Kokalari tin tưởng.

Khó khăn, nhiều “ông lớn” vẫn lãi đậm


Xét về quy mô lợi nhuận thì TCT Khí Việt Nam và Vinamilk dẫn đầu với con số lãi trên 7.000 tỷ và 3.400 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng, khó ai vượt nổi doanh nghiệp ngành điện là PPC với lợi nhuận tăng 560,5% so cùng kỳ.


Khó khăn, nhiều “ông lớn” vẫn lãi đậm
Danh sách những doanh nghiệp lãi trăm, nghìn tỷ còn chưa đầy đủ do còn nhiều "ông lớn" chưa có BTCT hợp nhất bán niên.

Theo thống kê của Dân trí dựa trên các số liệu mới nhất tại Báo cáo tài chính bán niên các doanh nghiệp niêm yết, tính đến thời điểm hiện tại, 10 doanh nghiệp có cổ phiếu là các bluechip trên sàn chứng khoán đã có tổng lợi nhuận hợp nhất 6 tháng lên tới gần 11.200 tỷ đồng.

Con số này tăng gần 14% so với kết quả cùng kỳ 6 tháng năm 2012. Nửa đầu năm ngoái, tổng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp này chỉ ở mức hơn 9.800 tỷ.

Các doanh nghiệp này bao gồm: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); CTCP Dược Hậu Giang (DHG); Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí - CTCP (DPM); CTCP FPT (FPT); CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HPG); CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG); CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC); CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS), và CTCP Sữa Việt Nam (VNM).

Trong danh sách này có 5 doanh nghiệp đạt lợi nhuận hợp nhất 6 tháng trên 1.000 tỷ đồng là VNM, DPM, PPC, HPG và FPT. Trong đó, “ông lớn” ngành sữa VNM lãi “khủng” nhất, đạt 3.373,62 tỷ đồng. Các doanh nghiệp lãi lớn còn có DPM với 1.613,22 tỷ đồng, PPC với 1.302,36 tỷ đồng, FPT với 1.058,98 tỷ đồng và HPG với 1.012,66 tỷ đồng.

Doanh nghiệp có mức lãi ròng thấp nhất trong danh sách này là DHG với 244,5 tỷ đồng, kế đến là HSG với 413,5 tỷ đồng, PVS với 531,6 tỷ đồng. Tuy vậy, giữa bối cảnh mỗi tháng có hơn 4.000 doanh nghiệp giải thể và 25.000 nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa 6 tháng đầu năm thì việc gặt lãi hàng trăm tỷ đồng như DHG và HSG cũng đã là kỳ tích.

Ở đây, HSG có niên độ báo cáo tài chính khác với các doanh nghiệp khác, bắt đầu từ 1/10 của năm trước và do vậy từ 1/4-30/6 là quý III trong niên độ tài chính của HSG. Dân trí gộp quý II và quý III trong niên độ tài chính của HSG để cùng thời kỳ tính toán với báo cáo bán niên các doanh nghiệp trong danh sách.

Choáng với lợi nhuận ngành điện!

Cũng cần lưu ý rằng, doanh nghiệp lãi đậm nhất là VNM lại không phải là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng “khủng” nhất. Vị trí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng là một doanh nghiệp trong ngành điện lực - PPC với con số ấn tượng 560,5% tức gấp 6,6 lần so với cùng kỳ!

Giải thích cho mức tăng đột biến này, PPC cho biết, do sản lượng điện sản xuất của công ty mẹ quý 2 năm 2013 đạt 1,82 tỷ kwh, bằng 28,68% kế hoạch năm và cao hơn cùng kỳ 0,3 tỷ kwh. Điện bán ra cho EVN cũng đạt 1,65 tỷ kwh tương đương cao hơn cùng kỳ 0,27 tỷ kwh. Sản lượng điện sản xuất quý 2 cao chủ yếu do thời tiết thời gian này đang là mùa khô nên hệ thống điện quốc gia huy động nhà máy nhiệt điện với công suất cao.

Hơn nữa, trong quý 2/2012, công ty mẹ PPC phải phân bổ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại nợ vay cuối năm 2011 là 2.888,62 tỷ đồng. Tại ngày 30/6/2013, tỷ giá JPY/VND là 212,61 đồng/JPY giảm 7 đồng so với 31/3/2013 và giảm 28,26 đồng so với 31/12/2012. Thực hiện thông tư 179 của Bộ tài chính, công ty đánh giá lại nợ vay có gốc ngoại tệ cuối quý 2/2013 giúp công ty có lãi từ hoạt động này quý 2/2013 là 234,78 tỷ đồng, tăng 523,4 tỷ đồng so với quý 2/2012.

Trong bối cảnh, chính sách định hướng sẽ tăng giá điện bán lẻ trong nước theo kịp giá thị trường và tăng tính cạnh tranh trong bán buôn, bán lẻ điện, cổ đông PPC kỳ vọng, triển vọng lợi nhuận của công ty còn khấm khá hơn trong thì tương lai.

Doanh nghiệp thép ngược dòng

Ở tiêu chí này, các cổ phiếu ngành thép như HSG và HPG cũng không hề tỏ ra kém cạnh bất chấp triển vọng ngành đang được cho là đứng trước nhiều khó khăn, nhất là khi áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu xây dựng cầm chừng và sẽ phải chịu một biểu giá riêng về điện. 

Nếu HPG là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu phân khúc thép xây dựng và ống thép thì HSG lại dẫn dầu phân khúc tôn mạ.

Cụ thể, HSG – Tập đoàn từng gây xôn xao dư luận về vụ chi 36 tỷ đồng mời Nick Vujicic sang Việt Nam hồi tháng 5. Theo đó, lợi nhuận ròng của HSG trong 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng 118,7% so với cùng kỳ.

Còn HPG, tuy gặp rắc rối lớn sau khi bị bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) lừa 246 tỷ đồng và phải trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi trị giá 164 tỷ, song sự cố này không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của tập đoàn do ông bầu Trần Đình Long làm Chủ tịch.

Khép lại nửa đầu 2013, HPG đạt lợi nhuận gần 1.013 tỷ đồng, tăng trưởng 86,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, một số doanh nghiệp khác cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan là PVD với 38,3%, VNM với 21,5%; FPT với 7%.

Ngược lại, những doanh nghiệp dù có kết quả cao những vẫn bị giảm lãi mạnh lại là ACB (giảm 55,5%), DPM (giảm 18%), PVS (giảm 16,3%) và DHG (giảm gần 7%).

Xét theo tiêu chí doanh thu, PPC vẫn tăng trưởng mạnh nhất 65,5%, đạt trên 3.600 tỷ đồng. Kế đến là PVD (31%), DHG (18%), VNM (14%)… Quy mô doanh thu của VNM “khủng nhất”, đạt trên 14.700 tỷ; FPT trên 12.300 tỷ; PVS gần 11.300 tỷ; ACB và HPG trên 8.000 tỷ.

Danh sách này không tính GAS (Tổng công ty Khí Việt Nam) do mới chỉ có báo tài chính công ty mẹ. Nhưng nếu nhìn vào kết quả của GAS không ít người sẽ phải “giật mình” vì mới chỉ là báo cáo tài chính riêng nhưng GAS đã gặt lợi nhuận tới 7.040,56 tỷ đồng, hơn tất thảy các doanh nghiệp có báo cáo hợp nhất được kể ở trên. Tăng trưởng lợi nhuận đạt 54,6% bất chấp doanh thu sụt giảm 13% so với cùng kỳ.

Phiên giao dịch sáng 14/8, duy có cổ phiếu FPT giảm điểm nhẹ 100 đồng, VNM, DPM, HPG và PPC đứng giá, còn lại GAS và DHG tăng mạnh 1.000 đồng, PVD, HSG, ACB, PVS xanh điểm. Khối ngoại mua mạnh gần 150 nghìn cổ phiếu PVD và 108 nghìn cổ phiếu GAS.

Nhờ diễn biến tốt về giá của cổ phiếu, một số ông chủ có sở hữu lớn tại doanh nghiệp đã lọt danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Có thể kể đến ông Trần Đình Long (Chủ tịch HPG), đã tăng hơn 1.000 tỷ đồng tài sản so với đầu năm và trở thành người giàu thứ 4 thị trường chứng khoán Việt. Hay ông Lê Phước Vũ (Chủ tịch HSG), cũng gia tăng gần 900 tỷ đồng tài sản, đạt 1.719 tỷ đồng do nắm giữ cổ phiếu HSG và là người giàu thứ 7 sàn chứng khoán.

Lập công ty làm giả giấy phép vào phố cấm


 

Giấy phép vào phố cấm và giấy phép vào bệnh viện Xanh Pôn giả cung cấp cho phương tiện xe tải lưu thông trên địa bàn TP Hà Nội được bán với giá 100.000đ/giấy. 2 đối tượng lập cả công ty cùng phương tiện in ấn hiện đại để sản xuất.

Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế chức vụ Công an TP Hà Nội (PC46) vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán giấy phép vào phố cấm và giấy phép vào bệnh viện Xanh Pôn giả cung cấp cho phương tiện xe tải lưu thông trên địa bàn TP Hà Nội núp bóng một công ty in ấn hoành tráng.
2 đối tượng đang bị tam giữ để điều tra về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là Nguyễn Văn Hiếu (SN 1973), ở Đức Giang - Long Biên - Hà Nội và Nguyễn Đức Trung (em ruột Hiếu).

Giấy phép vào phố cấm giả bị bắt giữ tại 
Giấy phép vào phố cấm giả bị bắt giữ tại 
Giấy phép vào phố cấm giả bị bắt giữ tại Công ty TNHH một thành viên In và dịch thuật Hiếu Trung.
Trước đó, các cơ quan chức năng trên địa bàn TP Hà Nội đã phát hiện một số Giấy phép vào phố cấm” và “giấy phép vào bệnh viện Xanh Pôn” cho phương tiện xe tải lưu thông trên địa bàn TP Hà Nội bị làm giả.
Vì vậy, phòng PC 46 Công an TP Hà Nội đã lập chuyên án triệt phá đường dây này. Chiều 13/8, khi 2 đối tượng Hiếu, Trung đang giao dịch bán 8 giấy phép giả tại trụ sở là Công ty TNHH một thành viên In và dịch thuật Hiếu Trung ở 24 Phan Đình Phùng - Quán Thánh - Ba Đình đã bị bắt quả tang.
Tại trụ sở công ty TNHH một thành viên in ấn và dịch thuật Hiếu Trung, cơ quan chức năng thu giữ nhiều thiết bị phục vụ cho việc làm giả giấy tờ như: máy tính, máy in laser màu, máy cắt...
Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc công ty Hiếu Trung khai nhận tiến hành làm và bán giấy phép giả cho lái xe vận tải có nhu cầu với giá 100.000/1 tờ giấy phép.
Cơ quan công an cho biết trong máy tính mà Hiếu và Trung sử dụng có rất nhiều mẫu phôi để làm giả giấy tờ quan trọng của cơ quan nhà nước, bằng cấp, giấy phép.

5% dân số dùng hàng Việt Nam


Đó là con số được đưa ra tại Lễ phát động Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Ban chỉ đạo cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam TP Đà Nẵng tổ chức ngày 13/8.


Theo đánh giá kết quả 3 năm thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam của các cấp các ngành, nhận thức của người dân thành phố Đà Nẵng về ưu tiên dùng hàng nội địa đã tăng lên rõ rệt, các công sở mua sắm trang thiết bị đều nhắm đến hàng hóa sản xuất trong nước. Việc tiêu thụ hàng hóa ở các chợ, trung tâm thương mại, các siêu thị tỷ lệ mua sắm hàng Việt của người tiêu dùng thành phố từ mức 50% của năm 2009 đến 85% trong năm 2012.
Nhận thức của người dân về ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được tăng lên rõ 
Nhận thức của người dân về ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được tăng lên rõ 

Tại các siêu thị lớn, tỷ lệ hàng Việt chiếm từ 80 -90% trên các quầy hàng đặc biệt là mặt hàng may mặ, công nghiệp thực phẩm, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng bách hóa chiếm ưu thế.
Từ năm 2009, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức 15 hội chợ, triển lãm thương mại có quy mô lớn, để các doanh nghiệp tiếp xúc, trao đổi, hợp tác, quảng bá thương hiệu đồng thời tạo điều kiện cho người tiêu dùng thành phố mua sắm và có cái nhìn tổng quan về sản phẩm hàng hóa chất lượng cao. Tổ chức 26 “Phiên chợ hàng Việt”, “Hàng Việt về nông thôn”…tại các khu công nghiệp, khu tái định cư, vùng nông thôn.
Từ năm 2010 đến tháng 6/2012, lực lượng quản lý thị trường các cấp đã kiểm tra 7.606 vụ gian lận thương mại, tránh bán hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc; xử lý 6.858 vụ, tổng thu xử phạt và thu từ bán hàng tịch thu hơn 16,1 tỷ đồng.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, các lực lượng chức năng đã kiểm tra gần 6.000 vụ; qua đó xử lý 3.672 vụ, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu 163 vụ (tăng 94%); hàng giả, hàng kém chất lượng 76 vụ (tăng 58%); gian lận thương mại 1.187 vụ. Khởi tố hình sự sáu vụ/11 đối tượng, thu được tổng số tiền gần 70 tỷ đồng, tăng 159% so với cùng kỳ.

Hà Nội xem xét dừng trung tâm thương mại Ngã Tư Sở


Trước tình hình chậm tiến độ so với yêu cầu và trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như hiện nay, UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu liên danh các nhà đầu tư trung tâm thương mại - chợ Ngã Tư Sở xem xét dừng dự án.


Ngoài ra, theo UBND thành phố Hà Nội, vị trí của dự án nằm trong khu vực nội đô, thuộc đối tượng dự án xây dựng công trình cao tầng cần kiểm soát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chỉ được thực hiện sau khi Quy chế quản lý công trình cao tầng trong khu vực trung tâm thành phố được ban hành hoặc phải báo cáo xin ý kiến Thủ tướng.
Chợ Ngã Tư Sở hiện nay đang xuống cấp (ảnh ANTĐ)
Chợ Ngã Tư Sở hiện nay đang xuống cấp (ảnh ANTĐ)

UBND thành phố Hà Nội còn tính tới hiệu quả đầu tư dự án thấp trong điều kiện suy thoái kinh tế hiện nay và ngay sát bên cạnh dự án trung tâm thương mại - chợ Ngã Tư Sở có tổ hợp trung tâm mua sắm lớn (quy mô 150 nghìn m2 với 600 gian hàng) tại dự án Royal City đã đi vào hoạt động.
Thành phố Hà Nội định hướng tiếp tục duy trì hoạt động chợ Ngã Tư Sở là chợ dân sinh. Do chợ này đã xuống cấp, thời gian tới theo UBND thành phố Hà Nội cần phải cải tạo hoặc xây dựng lại nhằm đảm bảo điều kiện về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm…
Nằm ở vị trí đắc địa, dự án Trung tâm thương mại - chợ Ngã Tư Sở trước đây được kỳ vọng trở thành trọng điểm liên kết khu vực trung tâm thành phố và các khu đô thị trên tuyến đường Nguyễn Trãi. Dự án bao gồm hai tòa nhà có chiều cao tối đa 25 tầng, kết nối với nhau bằng khối đế cao bảy tầng, có ba tầng hầm.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Quang Liêm, Trường Sơn ghi tên vòng 2 giải cờ vua thế giới


Thi đấu trong tâm lý thoải mái, cả hai kỳ thủ Quang Liêm, Trường Sơn đã giành được kết quả khả quan trong trận lượt về vòng 1 (Liêm thắng, Sơn hòa). Với kết quả này, cả hai đã có mặt ở vòng 2 giải cờ vua thế giới.


Trong trận lượt về, cả Liêm và Sơn đã có đấu pháp rất thích hợp. Do chỉ cần hòa là vào vòng 2 nên cả hai đã chơi rất chắc chắn và kín kẽ.
Với cặp đấu Quang Liêm - Oliver Barbosa, thế trận cân bằng duy trì từ khai cuộc đến giai đoạn giữa ván cờ (trung cuộc). Sau 25 nước đi, hình cờ vẫn còn phức tạp do cả hai còn nhiều quân. Tuy nhiên, do thời gian cạn dần nên Barbosa bắt đầu đi những nước yếu.
 
Quang Liêm và Trường Sơn đang thể hiện phong độ khá tốt
Quang Liêm và Trường Sơn đang thể hiện phong độ khá tốt
Khai thác sai lầm đó của đối thủ, Liêm đã có một chuỗi đòn chiến thuật sắc bén. Dùng Tượng 26…Bxh3 ăn Tốt mục đích phá vỡ cấu trúc Tốt cánh vua của đối thủ. Sau đó là các nước đổi quân, nhằm tạo khoảng trống cho Hậu, Xe, Mã bắt chết vua trắng.
Ngay sau khi Liêm có vé vào vòng 2 thì đến lượt Sơn cũng theo Liêm vào vòng 2. Trong phòng thủ Pháp (biến Tarrasch), Trường Sơn ngay từ đầu đã củng cố vững chắc bàn đạp trung tâm d5 và có thế cờ khá chặt chẽ. Khác với trận của Liêm – Barbosa, cả hai đối thủ đã đấu quân từ khá sớm. So đọ trung – tàn với đối thủ có hệ số Elo cao hơn mình rất nhiều nhưng Trường Sơn đánh rất chắc. Hình cờ đã trở thành hòa đặc sau nước 40 khi vào tàn cuộc cả hai đều còn 2 Xe + 3 Tốt.
Cả hai đại diện của chúng ta sẽ được nghỉ xả hơi một ngày trước khi đấu Knock-out ở vòng 2. Đối thủ của Quang Liêm ở vòng này GM. Vallejo-Pons (người Tây Ban Nha, Elo 2705). Trong hai lần gặp nhau ở giải SportAccord Mind Games, Quang Liêm có 1 ván hòa ở nội dung cờ chớp (blitz) và 1 ván thua ở nội dung cờ nhanh (fast).
Không được thuận lợi như Quang Liêm, đối thủ của Trường Sơn ở vòng 2 vẫn chưa được xác định. Có thể là GM. Dmitry Andreikin (2727) hoặc GM. Pouria Darini (2548). Do vậy, Sơn có lẽ phải để tâm nghiên cứu đến cả hai ?!.
Sau vòng 1, đã có một ngờ đầu tiên xảy ra. Đó là việc hạt giống số 24 GM. Ian Nepomniachtchi (người Nga, Elo 2717) phải sách va li về nước sớm. Kỳ thủ trực tiếp “tiễn” Ian Nepomniachtchi với tỉ số 1.5 – 0.5 đó chính là thần đồng của Trung Quốc GM. Wei Yi (2557).  Ian Nepomniachtchi chơi rất hay ở giải cờ nhanh, cờ chớp thế giới vừa qua nhưng giải này chơi không tốt.
Đến với giải này qua suất đặc cách của chủ tịch FIDE, kỳ thủ trẻ Wei Yi cho thấy suất đặc cách này quá hợp lý. Tuy mới 14 tuổi thôi nhưng lực cờ của Wei Yi rất khó lường. Được biết Wei Yi hiện đang nắm giữ kỷ lục thế giới khi là kỳ thủ đạt danh hiện đại kiện tướng trẻ tuổi nhất (13 tuổi, 8 tháng, 24 ngày). Với tỉ số 1.5 – 0.5 sau 2 ván, Wei Yi đã tiễn hạt giống 24 Ian Nepomniachtchi về nước sớm.
Chắc hẳn sau ngày hôm nay (13/8) sẽ còn nhiều tên tuổi nữa phải rời cuộc chơi. Thể loại đấu Knock-out ở giải thế giới này hấp dẫn và kịch tính là ở chỗ đấy. Chúng ta hãy cùng chờ xem!

Thanh Phúc xếp hạng 48/62 nội dung đi bộ 20km giải vô địch thế giới


VĐV duy nhất của Việt Nam tham dự giải điền kinh vô địch thế giới diễn ra ở Moscow (Nga) là Nguyễn Thanh Phúc đã kết thúc phần thi của mình với thành tích không như mong đợi.

Ở giải vô địch châu Á 2013, diễn ra tại Nomi, Nhật Bản vào đầu tháng 3 vừa qua, Thanh Phúc đã giành HCB với thành tích 1h35’26”. Thành tích này giúp Thanh Phúc vượt qua chuẩn B nội dung 20km đi bộ nữ, góp mặt tại giải vô địch thế giới năm nay.
 
Thanh Phúc (đỏ) đã không đạt thành tích như mong đợi
Thanh Phúc (đỏ) đã không đạt thành tích như mong đợi
Ở nội dung 20km đi bộ nữ có 62 VĐV tham gia, trong đó có nhiều nhà vô địch châu lục, vô địch Olympic và thế giới. Vì thế, việc tham dự giải lần này với Thanh Phúc chỉ là học hỏi, cọ xát, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho SEA Games 27. Ngoài ra, Thanh Phúc cũng quyết tâm vượt qua kỷ lục của bản thân.
Thành tích cá nhân tốt nhất của Thanh Phúc là 1h33’36’, được thiết lập tại Olympic London 2012. Còn trong năm nay, thành tích cao nhất của Thanh Phúc là 1h35’26”, giúp cô giành tấm HCB châu Á.
Trở lại cuộc thi chiều nay, Thanh Phúc (số đeo 966), cô được xếp thành tích tương đương với các đối thủ Wendy Cornejo (Bolovia), Sandra Arenas, Sandra Galvis (Colombia), Anne Halkivaha (Phần Lan), Yeongeun Jeon (Hàn Quốc)...Tuy nhiên, với nhà vô địch Olympic London Anisya Lashmanova, HCĐ thế giới 2011 Anisya Lashmanova, HCĐ châu Âu 2010 Vera Sokolova,  nhà vô địch châu Á 2013 Kumi Otoshi, nhà vô địch trẻ châu Âu Anezka Drahatova (CH Czech)…thì Thanh Phúc còn một khoảng cách rất lớn.
Biết người biết ta, Thanh Phúc duy trì trong nhóm thứ 2, sử dụng chiến thuật “núp gió” để không bị mất sức. Dù có tâm lý rất thoải mái, nhưng giải vô địch thế giới luôn khắc nghiệt, cạnh tranh cao, nên Thanh Phúc chỉ về đích ở vị trí 48/62, với thành tích 1h36’27’’. Đây là thành tích không tốt, thậm chí thua xa thành tích mà Phúc đạt được tại Olympic 2012 và giải vô địch châu Á 2013.
Dẫu vậy, việc giành vé tham dự giải vô địch thế giới của Thanh Phúc cũng là một nỗ lực rất đáng ghi nhận. Việc được thi đấu với nhiều VĐV hàng đầu thế giới, sẽ giúp Thanh Phúc học hỏi được rất nhiều, trước khi bước vào giai đoạn chuẩn bị nước rút cho SEA Games 27.

Một ngư dân rơi xuống biển mất tích


Trong lúc đang hoạt động đánh bắt ngoài biển, một ngư dân tàu Bình Định đã rơi xuống biển mất tích. Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam đang thông tin trợ giúp cho quá trình tìm kiếm ngư dân bị nạn.


Trong lúc đang hoạt động đánh bắt ngoài biển, một ngư dân đã bị rơi xuống biển mất tích
Trong lúc đang hoạt động đánh bắt ngoài biển, một ngư dân đã bị rơi xuống biển mất tích

Ngày 12/8, trong lúc tài BĐ 97030 TS đang hoạt động đánh bắt tại vị trí có tọa độ 12-11N 109-55E, cách Nha Trang khoảng 41 hải lý về hưởng Đông Nam thì trên tàu có ngư dân tên Vị bị rơi xuống biển.
Thông tin này đã được tàu báo về Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam. Sau khi nhận được thông tin, hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam đã thông báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương. Đồng thời, Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam cũng đã triển khai phát quảng bá thông tin cấp cứu, khẩn cấp, an toàn bằng các phương thức nghiệp vụ trên sóng vô tuyến yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực tăng cường quan sát, trợ giúp tìm kiếm ngư dân bị nạn.
Hiện hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam đang tiếp tục thông tin trợ giúp tàu BĐ 97030 TS trong quá trình tìm kiếm ngư dân bị nạn.

Nghị lực phi thường của người đàn ông nằm liệt giường hơn 30 năm


Tai nạn bất ngờ không cướp đi mạng sống của anh nhưng khiến cuộc đời anh phải gắn liền với chiếc giường suốt hơn 30 năm qua. Nhưng người đàn ông bại liệt ấy đã làm được những việc mà cả những người khỏe mạnh cũng phải khâm phục.


Anh là Trần Hồng Giang, sinh năm 1974, ở thôn xóm 6, xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Dù bị bại liệt hơn 30 năm nay nhưng bằng nghị lực, quyết tâm vượt lên số phận, anh Giang đã đưa về cho mình nhiều giải thưởng thơ, văn, truyện ngắn, công nghệ thông tin… Anh cũng là người xây dựng và điều hành 2 trang web vannghenamdinh.com.vn và lucbat.com đang được hàng ngàn người biết đến.

Tai nạn bất ngờ

Giang sinh ra và lớn lên như bao bạn cùng trang lứa, khỏe mạnh, được chạy nhảy, vui đùa cùng các bạn. Nhưng lên 6 tuổi, một tai nạn bất ngờ khiến cuộc đời Giang chuyển sang một ngã rẽ khác - vô cùng khốc liệt. Cuộc sống từ đó gắn chặt với chiếc giường.

Anh Trần Hồng Giang - Chàng trai bại liệt nhưng rất tài hoa.
Anh Trần Hồng Giang - Chàng trai bại liệt nhưng rất tài hoa.


Đó là vào một buổi chiều năm 1980, lúc đó Giang cùng anh trai của mình chơi trò đánh trận giả, hai anh em Giang lấy khẩu súng thể thao của bố làm trò chơi, dù lúc ấy khẩu súng đã được khóa nòng nhưng không biết bằng cách nào anh trai của Giang mở được nòng súng và không may bắn trúng em mình. Tai nạn không cướp đi mạng sống của Giang nhưng do viên đạn xuyên qua cổ từ trước ra sau, đi qua đốt sống nên khiến Giang bị  liệt toàn thân. Thương con, bố mẹ đã đưa Giang đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác nhưng vẫn không có kết quả. Từ đó các bộ phận trên cơ thể Giang, từ ngực xuống, cứ teo dần, mất cảm giác.

Bố anh Giang là ông Trần Hồng Sâm - vốn là một giáo viên và là thương binh trong kháng chiến chống Mỹ. Sau khi Giang gặp nạn một năm, ông Sâm cũng xin thôi việc vì lý do mất sức, để tiện chăm sóc cho cậu con trai bất hạnh.

Nhìn con đau đớn nằm liệt giường, hai vợ chồng ông Sâm không cầm được lòng mình, ông bà quyết tâm, con có thể bại liệt về thân thể nhưng không để con bại liệt về tâm hồn. Chính vì vậy ông Sâm ở nhà mỗi ngày kèm cặp Giang học chữ, đánh vần, nhẩm tính. Các anh chị Giang mỗi lần đi học về, thấy em mình nằm trên giường, cũng lấy que tính làm trò đố vui giúp Giang vơi bớt mặc cảm. Với bản tính thông minh cùng sự tận tình chỉ bảo của bố mẹ, chẳng bao lâu Giang đã biết đọc, biết tính toán.

Nỗ lực vượt lên số phận

Sau khi biết đọc, biết tính toán, Giang lại muốn mình có thể cầm bút viết. Giang cố kẹp chiếc bút vào giữa hai ngón tay, lấy má tì vào cán bút tập viết. Khi viết, đầu anh ngoẹo về một bên, cúi sát vào cuốn vở, đưa đi đưa lại theo từng nét chữ.

Anh Trần Hồng Giang - Chàng trai bại liệt nhưng rất tài hoa.
 Các tác phẩm của Giang được đưa lên các webside do anh quản lý được hàng nghìn người biết đến.


Cứ như vậy các khớp xương của Giang hàng ngày mỏi nhừ và tê buốt. Nhưng bằng sự kiên trì, đam mê học hỏi mà Giang đã có thể viết được chữ bằng chính bàn tay tưởng chừng như đã bỏ đi của mình.

Cũng từ đó, Giang bắt đầu học hỏi từ sách báo, nghe đài, xem tivi để nâng cao kiến thức. Cuộc sống gắn với chiếc giường, không được vui chơi, chạy nhảy như đám bạn cùng trang lứa, anh vùi đầu vào những vần thơ, câu chuyện. Cũng từ đó máu nghệ sỹ ăn sâu vào tâm trí chàng trai tật nguyền. Từ đọc đến yêu thơ văn, Giang bắt đầu nghiên cứu và sáng tác thơ.

Năm 2003, anh Giang cho ra đời tập thơ đầu tiên với tựa đề “Nỗi nhớ mùa hè” do Hội văn học Việt Nam xuất bản. Tập thơ đầu tay của Giang đánh dấu sự hoà nhập với cuộc sống đầy ước mơ của chàng thanh niên tài hoa nhưng có số phận nghiệt ngã.

Cùng với những tập thơ Giang còn viết "Truyện ngắn ngắn" cho báo Hoa học trò từ nhiều năm trước với các bút danh Thẩm Hạ, Minh Tâm, giờ đây, những truyện ngắn viết về cuộc sống xung quanh mình như "Mảnh vườn con", "Chiếc xích lô"… đã làm cho cái tên Trần Hồng Giang trở nên quen thuộc với độc giả của các báo, tạp chí.

Ngoài việc việc luyện viết, luyện vốn ngôn ngữ, Giang còn kiên trì tự học tiếng Anh, tiếng Trung qua truyền hình, radio. Cũng từ đó nâng cao kiến thức và bắt đầu dịch tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh.

Năm 2003, Giang được một người bạn tặng chiếc máy tính, đó là điều kiện giúp Giang mày mò nghiên cứu, tìm hiểu thêm thông tin trên mạng internet, ngoài ra anh còn học hỏi cách sửa chữa và đi sâu vào nghiên cứu công nghệ thông tin. Với ý định đưa những tập thơ, truyện ngắn, tác phẩm văn học được anh dịch đến với bạn bè trên khắp mọi miền tổ quốc.

Rồi anh Giang mạnh dạn thành lập website. Từ ý tưởng đó, anh lại tiếp tục mày mò các kiến thức về thiết kế website, đặt tên và xây dựng các chuyên mục… Sau 2 tháng miệt mài, cuối cùng website vannghenamdinh.com.vn (Văn nghệ Nam Định) cũng được ra đời, với mạng lưới công tác viên lên đến hàng chục người. Anh Giang là người biên tập, đưa các tác phẩm lên mạng. Hiện nay, anh còn quản lý thêm website lucbat.com.

Bằng những nỗ lực, đóng góp không ngừng nghỉ của mình, mới đây anh Trần Hồng Giang vinh dự là một trong số 50 gương mặt tiêu biểu nhất của những người khuyết tật Việt Nam góp mặt trong cuộc triển lãm ảnh “Họ đã sống như thế” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á.

 Với anh Giang, tài sản quý giá nhất là sách và các tác phẩm văn học.
 Với anh Giang, tài sản quý giá nhất là sách và các tác phẩm văn học.


Ngoài những tác phẩm thơ ca, truyện ngắn, tác phẩm văn học nước ngoài tự dịch, anh Giang còn đoạt được hàng loạt giải thưởng như Giải nhì cuộc thi viết kỷ niệm sâu sắc về Đài Tiếng nói Việt Nam năm 2005; giải ba cuộc thi viết về những phụ nữ vượt lên số phận do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và báo Lao Động tổ chức năm 2007; giải nhì và giải khuyến khích cuộc thi viết "Người khuyết tật và thị trường lao động" do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức năm 2010; giải nhất cuộc thi viết về Internet... cùng hàng loạt giải thưởng khác.

Anh Giang tâm sự: “Bản thân người tật nguyền cũng không phải là người vô dụng, chỉ cần vượt lên mặc cảm của số phận, chắc chắn họ sẽ thành công. Bản thân tôi trước đây cũng vậy, nhiều lúc muốn “ra đi” cho bố mẹ  đỡ khổ. Nhưng nhờ sự động viên của gia đình, nỗ lực để vượt qua mặc cảm, để chứng minh mình người tật nguyền không phải là người vô dụng…”.

Cứu thuyền viên nước ngoài gặp nạn trên biển Vũng Tàu


Thuyền viên Igormagnyas mang quốc tịch Gibata bị đau ruột thừa khi đang hành trình trên vùng biển Vũng Tàu, vừa được Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cứu sống.


Theo đó, khoảng 5h sáng ngày 12/8, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận được thông tin báo nạn từ tàu LPG Pazifik tại vị trí có tọa độ 10-49N; 111-10E cách Vũng Tàu 240 hải lý về phía Đông.
 
Lực lượng cứu nạn tiếp cận tàu có thuyền viên nước ngoài gặp nạn
Lực lượng cứu nạn tiếp cận tàu có thuyền viên nước ngoài gặp nạn
Việc báo nạn được phát đi khi trên tàu có thuyền viên Igor magnyas (27 tuổi) được chuẩn đoán là bị đau ruột thừa.
Trước tình huống có thể ảnh hưởng đến tính mạng của thuyền viên, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã liên lạc với thuyền trưởng của tàu bị nạn để tư vấn y tế cho thuyền viên, hướng dẫn tàu chạy theo hướng về Vũng Tàu, đồng thời điều động tàu SAR 413 đang thường trực tại cầu cảng Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III ra cứu nạn nhân.
 
Đưa nạn nhân sang tàu cứu nạn để cấp cứu
Đưa nạn nhân sang tàu cứu nạn để cấp cứu
Đến 1h25 ngày 13/8, tàu SAR 413 đã tiếp cận được với tàu LPG Pazifik và chuyển nạn nhân lên tàu SAR 413, chăm sóc y tế ban đầu và hành trình về bờ. Tàu SAR 413 đã cập bờ và bàn giao nạn nhân cho cơ quan chức năng lúc 3h10 cùng ngày.

Sạt lở đảo đá trên Vịnh Hạ Long là do hiện tượng tự nhiên


Ngày 13/8, bà Phạm Thùy Dương, Trưởng BQL Vịnh Hạ Long cho biết, đã có nhận định sơ bộ ban đầu về sự cố đổ lở hòn 649 trên Vịnh Hạ Long là hoàn toàn do hiện tượng tự nhiên, do sự vận động kiến tạo địa chất trên vịnh.


Bà Dương cho biết, nhận định trên được đưa ra sau khi Đoàn công tác của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có buổi khảo sát thực địa tại nơi xảy ra hiện tượng đổ lở.
 
Đảo đá trên vịnh Hạ Long sạt lở xuống biển (Ảnh: Lao Động)
Đảo đá trên vịnh Hạ Long sạt lở xuống biển (Ảnh: Lao Động)

Ngoài ra, theo nhận định của Đoàn công tác, các yếu tố như mưa, bão, sóng, gió, sự ăn mòn của nước biển trên Vịnh cũng là những tác nhân nhỏ (yếu tố kích hoạt) gây ra hiện tượng đổ lở. Như vậy, sự cố đổ lở hòn 649 hoàn toàn không phải do con người tác động.

Trước đó, ngày 6/8, trong khi đi kiểm tra công tác phòng chống cơn bão số 6, cán bộ của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã phát hiện hòn 649 trên Vịnh Hạ Long bị sạt lở. Hòn 649 nằm tại khu vực làng chài Cống Tàu, giữa Trung tâm 3 và Trung tâm 4 của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.

Ngay sau sự cố xảy ra, tỉnh Quảng Ninh đã mời Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đến khảo sát, phân tích, đánh giá tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự đổ lở của hòn 649.

Hiện, các cơ quan chuyên môn của Quảng Ninh đang phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cùng một số cơ quan khác đang lập đề tài nghiên cứu các quá trình địa chất, địa động lực hiện đại phục vụ quan trắc biến động các hang động và đảo đá trên Vịnh Hạ Long để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học cũng như bảo tồn các giá trị địa chất, địa mạo của Vịnh Hạ Long.

Hai mẹ con tử vong dưới bánh xe container


Đang trên đường đến công ty làm việc, hai mẹ con chị Sử Thị Sâm (SN 1972, trú tại Quế Võ, Bắc Ninh) bị xe container mang biển kiểm soát 16LD0176 đi cùng chiều tông tử vong.


Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào sáng nay 13/8, khi em Trịnh Thị Thương (SN 1995) điều khiển xe máy mang BKS 99F5-1510 chở mẹ là chị Sử Thị Sâm đi làm tại khu công nghiệp Quế Võ - Bắc Ninh.
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm.
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm.

Khi đang lưu thông trên đường quốc lộ 18A theo hướng Phả Lại - thành phố Bắc Ninh, hai mẹ con chị Sâm bất ngờ bị xe container đi cùng chiều đâm thẳng vào từ phía sau. Cú đâm mạnh khiến emTrịnh Thị Thương tử vong tại chỗ, chị Sử Thị Sâm bị cuốn vào gầm xe container được người nhà đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, Công an huyện Quế Võ phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường và phân luồng giao thông để tránh ùn tắc giao thông, vì vụ tai nạn xảy ra đúng vào giờ cao điểm, mật độ phương tiện rất đông.
Khu vực xảy ra tai nạn là điểm đen xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng.
Khu vực xảy ra tai nạn là điểm "đen" xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng.

Khu vực xảy ra tai nạn là tuyến đường giao thông huyết mạch giữa Bắc Ninh đi Hải Dương và Quảng Ninh, gần khu dân cư, trường học. Theo phản ánh nhân dân địa phương, đoạn đường này thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Mật độ xe lưu thông thường xuyên dày đặc, nhất là xe container và xe trọng tải lớn.
Mặt đường bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều chỗ bị lún nứt, gồ ghề lượn sóng. Cả một đoạn đường dài hơn 10km không có đèn đường chiếu sáng vào ban đêm gây khó khăn, nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông. 

Hàn Quốc sắm 4 máy bay tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ


 

Sau nhiều trì hoãn, Hàn Quốc hôm qua đã quyết định chi hơn 1.000 tỷ won (900 triệu USD) để mua 4 máy bay tiếp nhiên liệu trên không, nhằm tăng cường tầm hoạt động cho các chiến đấu cơ của nước này.


Máy bay tiếp nhiên liệu giúp chiến đấu cơ mở rộng phạm vi tác chiến
Máy bay tiếp nhiên liệu giúp chiến đấu cơ mở rộng phạm vi tác chiến
Theo hãng tin Yonhap, kế hoạch này đã được Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) của nước này phê chuẩn, và sẽ được triển khai trong giai đoạn từ năm 2017-2019.
Theo đó từ tháng 2/2014, DAPA sẽ mở thầu để chọn nhà thầu cung cấp trước tháng 10 năm sau. Ước tính chi phí cho dự án này vào khoảng hơn 1.000 tỷ won, tương đương 900 triệu USD. Khoản ngân sách này sẽ cần phải chờ quốc hội phê chuẩn trước khi được chính phủ triển khai.
Các quan chức của DAPA cho biết mẫu máy bay tiếp nhiên liệu MRTTA330 của Airbus và KC-46 của Boeing được xem như những ứng viên tiềm năng.
Với sự hỗ trợ của các máy bay tiếp nhiên liệu, các chiến đấu cơ có thể mang ít nhiên liệu hơn khi cất cánh để nhường chỗ cho các khí tài khác. Việc có thể tiếp nhiên liệu trên không cũng giúp tăng phạm vi tác chiến của máy bay.
Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, các máy bay có thể tiếp tục bay và đợi lệnh tấn công trên không, giúp cắt ngắn thời gian cất cánh và di chuyển tới mục tiêu.
“Các máy bay tiếp nhiên liệu sẽ giúp tăng thời gian hoạt động của các chiến đấu cơ thêm một giờ, cho phép các máy bay quân sự thực hiện các nhiệm vụ ở xa hơn và mang nhiều vũ khí hơn”, người phát ngôn của DAPA, ông Baek Yoon-hyung nói.
Từ lâu, Seoul đã muốn triển khai các máy bay tiếp nhiên liệu trên không cho chiến đấu cơ, nhằm tăng tầm tác chiến của các phi đội F-15K and KF-16. Tuy nhiên kế hoạch này bị trì hoãn do ngân sách eo hẹp.
Hiện tại một chiếc KF-16 chỉ có thể hoạt động khoảng 30 phút tại nhóm đảo cực Đông của Hàn Quốc là Dokdo và 20 phút tại đảo Ieodo. Khi có sự hỗ trợ của máy bay tiếp nhiên liệu, một chiếc F-15K có thể thực hiện nhiệm vụ trong 90 phút trên khu vực Dokdo và 80 phút trên đảo Ieodo, vị quan chức này cho biết.

Quan hệ Nga – Mỹ: Căng nhưng khó đứt


Việc Tổng thống Mỹ hủy gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga được xem là hành động “dằn mặt” cứng rắn nhất của Washington đối với Mátxcơva trong nhiều năm qua. Tuy lao dốc nhưng quan hệ căng thẳng Nga-Mỹ sẽ khó có thể quay lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Quan hệ Nga – Mỹ: Căng nhưng khó đứt
Vụ Snowden không phải là nguyên nhân chính khiến Tổng thống Obama hủy gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Putin.

Quyết định của Điện Kremlin cho phép chuyên gia phân tích tình báo trẻ tuổi Edward Snowden của Mỹ được tạm trú tại Nga một năm đã khiến Washington không thể kiềm chế cơn tức giận. Nó đã trở thành “giọt nước tràn ly” trong quan hệ căng thẳng Mỹ - Nga kéo dài suốt thời gian qua liên quan đến một loạt hồ sơ nóng quốc tế. Chính vì thế mà “cuộc gặp quyết định” giữa hai nhân vật quyền lực nhất thế giới được dư luận rất trông đợi sẽ không thể diễn ra như kế hoạch và hy vọng quan hệ Nga – Mỹ được “tái khởi động” nhân cuộc gặp này cũng đã nhanh chóng bị tiêu tan.
“Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng từ tháng 7, chúng tôi đi tới kết luận là không có đủ tiến bộ gần đây trong chương trình nghị sự tay đôi với Nga để tiến hành một cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ trong tháng 9 tới”, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney đã tuyên bố như vậy hôm 7/8.
Do thay đổi kế hoạch vào phút chót nên Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ dừng chân tại Thụy Điển trong ngày 4/9, thay vì bay thẳng đến Mátxcơva trước khi tới St. Peterbourg để tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới (G-20) sẽ diễn ra trong hai ngày 5-6/9.
Trong con mắt của giới truyền thông Mỹ, đây là hành động trả đũa ngoại giao hy hữu trong quan hệ chính trị quốc tế nước lớn, và vì thế, nó phản ánh rõ thái bộ bất bình của Nhà Trắng trước quyết định “vuốt mặt không nể mũi” của Điện Kremlin. Kể từ khi chính quyền Obama bắt đầu cài đặt lại quan hệ với Nga, đây cũng là lần đầu tiên quan hệ Nga – Mỹ rơi xuống mức thấp kỷ lục và đi ngược lại chủ trương “can dự với cả kẻ thù” mà ông Obama từng cam kết khi mới lên cầm quyền hồi đầu năm 2009.
Thế nhưng, mối quan hệ gập ghềnh giữa hai nước cựu thù vẫn không vì thế mà có thể quay trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh vi trước mắt hai nước có quá nhiều điểm cần phải nương tựa vào nhau, đặc biệt trong việc chấm dứt cuộc chiến dằng dai ở Syria, hồ sơ hạt nhân Iran, lộ trình cắt giảm vũ khí hạt nhân, việc triển khi hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu và ngay kể cả việc có thể cần dựa vào nhau đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc trong tương lai.
“Mỹ vẫn sẽ hợp tác với Nga trong những vấn đề có thể tìm được những điểm chung”, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes khẳng định.
Vậy cần hiểu quyết định trả đũa cứng rắn của Tổng thống Obama như thế nào?
Theo đánh giá chung, đây chẳng qua chỉ là hệ quả của việc ông Obama đang phải chịu sức ép quá lớn từ phe đối lập và các nhà lập pháp trong nước sau vụ việc bẽ mặt và khó xử liên quan đến những tiết lộ “vô tiền khoáng hậu” của cựu nhân viên tình báo Snowden. Một hệ quả đã được báo trước.
Bởi trong thế o ép bất khả kháng đó, ông Obama không có lựa chọn nào tốt hơn là phải chấp nhận “nhấn cần hãm phanh” để bảo toàn cục diện. Hủy thượng đỉnh song phương nhưng vẫn có mặt tại Thượng đỉnh G-20 sẽ tốt hơn nhiều so với việc vắng bóng hoàn toàn theo như yêu cầu của nhiều nhà lập pháp Mỹ. Hơn nữa, dù không gặp thượng đỉnh nhưng chí ít ông Obama cũng đã có được “lưng vốn” nho nhỏ sau cuộc gặp “2+2” giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước chỉ trước đó ít hôm.
Về phần mình, là một nguyên thủ sắc sảo và dạn dày kinh nghiệm, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa hiểu điều này nên cũng không quá sửng sốt trước quyết định của người đồng cấp Mỹ. Cũng vì hiểu nên Điện Kremlin đã đưa ra phản ứng nhanh nhưng hết sức điềm tĩnh và có cân nhắc. Nó cũng cho thấy bản lĩnh của Điện Kremlin trong việc không bị chịu bất kỳ áp lực nào từ phía Mỹ trong mọi trường hợp.
“Chúng tôi thất vọng trước quyết định của chính phủ Mỹ hủy bỏ chuyến thăm Mátxcơva của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ vẫn luôn được mời tới thăm Nga. Các đại diện Nga luôn sẵn sàng hợp tác với các đối tác Mỹ để giải quyết những vấn đề then chốt trên khía cạnh song phương và đa phương”, cố vấn đối ngoại của Điện Kremlin Youri Ouchalov tuyên bố dõng dạc.
Theo giới phân tích, thực chất vụ Snowden chỉ là sự kiện bổ sung vào danh sách dài các mâu thuẫn dẫn tới sự xuống cấp trong quan hê Nga – Mỹ thời gian qua, sau những bất đồng gay gắt về nhiều hồ sơ nóng quốc tế thời gian qua. Nhưng nói thế không có nghĩa hai bên có thể tuyệt giao.
Theo nhà chính trị học Fedor Loukianov -Tổng biên tập tạp chí Nước Nga trên chính trường thế giới, trong mọi tình huống cả Mátxcơva và Washington đều không có lợi ích trong việc chấm dứt hợp tác. Vì thế,  “việc Obama không quan tâm tới Nga vào thời điểm này chỉ là nguy cơ tạm thời vì giữa hai bên còn nhiều lợi ích cần quan tâm thúc đẩy và không thể bị trì hoãn trong thời gian dài”, ông Fedor Loukianov nói.
Nhật báo Le Monde của Pháp tuy cho rằng quyết định hủy bỏ thượng đỉnh Nga-Mỹ trước thềm Thượng đỉnh G-20 là hành động chưa từng có của Tổng thống Obama và đã thổi “luồng gió lạnh” vào quan hệ song phương nhưng tất cả mọi việc cũng chỉ có thể dừng lại ở đó.

Đây cũng là nhận định chung của báo giới Mỹ khi The New York Times viết rằng thất bại trong nỗ lực cài đặt lại quan hệ Mỹ - Nga không có nghĩa là một dấu mốc đoạn tuyệt đang xảy ra giữa hai cường quốc vốn có quá nhiều duyên nợ ràng buộc lẫn nhau.

Tàu ngầm Kilo 636 thứ ba của VN sắp được hạ thủy


Hãng Interfax-AVN dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết, thân tàu ngầm thứ ba thuộc dự án 636, được chế tạo tại "Nhà máy đóng tàu Admiralty" (Saint-Peterburg) dành cho Hải quân Việt Nam, sẽ được hạ thủy vào cuối tháng Tám này.

 

Tàu ngầm Kilo 636 thứ ba của VN sắp được hạ thủy
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát Tàu ngầm Hà Nội trong chuyến thăm Nga mới đây (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Nguồn tin nhận định: "Hiện đang thực hiện quy trình lắp đặt tuyến trục, động cơ điện, nhiên liệu và những hệ thống khác. Khoảng sau hai tuần nữa, con tàu xuất khẩu thứ ba sẽ được hạ thủy. Tiếp đến sẽ bắt đầu những thử nghiệm neo đậu”.

Hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm diesel-điện thuộc lớp Kilo 636 đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố vào tháng 12/2009. Việc thực hiện toàn bộ hợp đồng được lên kế hoạch đến năm 2016.

Trong sáu chiếc tàu ngầm này, hai chiếc đầu tiên sẽ lần lượt mang tên "Hà Nội" và "Thành phố Hồ Chí Minh." Đài Tiếng nói nước Nga cho biết cả hai chiếc đều đã hoàn tất các giai đoạn thử nghiệm cấp nhà máy và cấp quốc gia. Công tác đào tạo thủy thủ, huấn luyện trên bờ và ngoài biển đã được bắt đầu từ tháng Bảy.

Tháng trước, hãng thông tấn Nga RIA Novosti cũng đã dẫn thông cáo báo chí của nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi cho biết chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên trong số sáu chiếc đóng cho Việt Nam sẽ chính thức được bàn giao vào tháng 11/2013.

Các chuyên gia quân sự được Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời cũng khẳng định rằng, họ hoàn toàn tin tưởng thủy thủ đoàn Việt Nam sẽ điều khiển được những chiếc tàu ngầm hiện đại này về nước qua ngả Châu Phi./.

Giải mã những ký ức lạ kỳ của người cận kề cái chết


Từ việc nhìn thấy những ánh sáng trắng tới những cảm xúc ngoài cơ thể, hoặc cảm giác cuộc sống đang lướt qua trước mắt, những ký ức lạ kỳ của những người sống sót sau khi cận kề cái chết được giải mã là do sự tăng vọt của hoạt động điện trong não.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Đây là một cách lý giải vừa được các nhà khoa học đưa ra sau khi thực hiện nghiên cứu trên những con chuột đang hấp hối. Trong quá trình quan sát, các nhà khoa học ghi nhận xung não ở mức độ cao tại thời điểm chúng chết.
Các nhà khoa học Mỹ cho rằng ở người, tình trạng này có thể làm tăng trạng thái tỉnh táo cao độ. Nghiên cứu này vừa được xuất bản trong công trình nghiên cứu của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ.
Tác giả chính của nghiên cứu này, tiến sỹ Jimo Borjigin của đại học Michigan cho biết: “Rất nhiều người nghĩ rằng bộ não sau khi chết lâm sàng sẽ bất động hoặc giảm phản ứng, với ít hoạt động hơn khi còn tỉnh táo. Nhưng chúng tôi đã cho thấy hoàn toàn không phải vậy. Nếu có, nó chỉ hoạt động mạnh hơn rất nhiều trong quá trình chết, hơn cả khi còn sống”.
Trạng thái tỉnh táo
Từ việc nhìn thấy những ánh sáng trắng tới những cảm xúc ngoài cơ thể, hoặc cảm giác cuộc sống đang lướt qua trước mắt, những trải nghiệm được thuật lại bởi những người cận kề cái chết là rất phố biến trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu quá trình này ở người là một thử thách, và những điều họ trông thấy vẫn còn nhiều điều chưa rõ.
Để tìm hiểu rõ hơn, các nhà khoa học tại đại học Michigan đã theo dõi 9 con chuột sắp chết.
Trong khoảng 30 giây sau khi tim của chúng ngừng đập, họ đã đo được sự gia tăng mạnh mẽ các xung não tần số cao, được gọi là sự dao động gamma.
Những xung này là một trong những đặc tính nơron mà được cho là tạo ra sự tỉnh táo ở con người, nhất là khi chúng giúp họ “kết nối” thông tin từ các phần khác nhau trên não.
Ở chuột, mức xung điện được ghi nhận ở những con vật bị ngừng tim còn cao hơn ở những con vật còn tỉnh táo và khỏe mạnh.
Tiến sỹ Borjigin cho rằng điều tương tự có thể xảy ra ở não người, và rằng khi hoạt động ở não và sự tỉnh táo tăng cao, có thể làm tăng lên những ảo giác khi cận kề cái chết.

“Điều này cho chúng ta một khuôn khổ để bắt đầu giải thích những ảo giác đó. Việc họ nhìn thấy ánh sáng có lẽ cho thấy các thần kinh thị giác trên não bị kích thích ở mức cao - và chúng tôi có bằng chứng để cho thấy đây đúng là những gì xảy ra, bởi chúng tôi đã thấy sự gia tăng của gamma tại các vùng trong não nằm ngay phía trên vùng thị giác”, bà Borjigin khẳng định.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Nhà nhà đi canh đê, đắp đập chống lũ lớn


127 ha lúa bị ngập nặng, khoảng 31 ha có nguy cơ mất trắng. Ở thôn Đinh Xá, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), nhà nhà người người đang đi canh đê đắp đập, hàng chục máy bơm dã chiến hoạt động 24/24h, tinh thần chống lũ luôn ở mức cao nhất.


Tuy bão số 6 không đổ bộ trực tiếp đến Vĩnh Phúc nhưng những trận mưa to kéo dài sau đó đã khiến nước lũ dâng cao suốt từ ngày 8/8 đến nay. Đinh Xá là vùng trũng nhất trên lưu vực kênh tiêu ấp bắc, trong khi đó đê Sáu Vó tại huyện Bình Xuyên những ngày qua đã bị tràn nên nước từ nhiều ngả ngược dòng dồn về khiến thôn Đinh Xá trở thành rốn lũ.
Ghi nhận của PV Dân trí, nhiều cánh đồng lúa của bà con nông dân đang trong giai đoạn quan trọng của thời vụ là làm đòng bị ngập nặng. Nước dâng cao ở các con sông, kênh, mương nên nước từ đồng không thể tiêu thoát khiến người dân lo lắng nguy cơ mất trắng.
Tại các khu trang trại, nước dâng lên san phẳng 151 ha nuôi trồng thủy sản sắp đến ngày thu hoạch, vì thế người dân phải giăng lưới cao bao quanh ao đầm và canh ngày canh đêm để tránh bị mất thủy sản.
 
Nước lũ dâng cao san phẳng nhiều cánh đồng lúa của bà con nông dân
Nước lũ dâng cao san phẳng nhiều cánh đồng lúa của bà con nông dân
Trước tình hình nước lũ dâng cao, nguy cơ lúa bị mất trắng nên với bà con nông dân lúc này đồng là nhà, túc trực 24/24h ngoài đồng để canh đập khơi tiêu nước. Một không khí khẩn trương đối phó với lũ luôn thường trực và tinh thần tự giác trách nhiệm được nêu cao đối với người dân địa phương.
Đặc biệt, tại thôn Đinh Xá, một cuộc tổng động viên nhân lực đã được triển khai từ nhiều ngày nay. Mọi nhà, mọi người, từ trẻ đến già,... thậm chí cả người dân các thôn lân cận cũng được huy động ra đồng trợ giúp giữ đập, canh nước.
Chính quyền xã Nguyệt Đức và thôn Đinh Xá đã cùng với người dân thực hiện phương châm 4 tại chỗ: nhân lực tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ và phương tiện tại chỗ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Tạ Hồng Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Nguyệt Đức - cho hay: “Từ ngày 8/8 đến nay do nước lũ dồn về dâng cao làm tràn và vỡ bờ kênh tiêu ấp bắc tại 3 vị trí. Hiện riêng thôn Đinh Xá có tới 127 ha lúa bị nước lũ nhấn chìm, trong đó 31 ha có nguy cơ mất trắng. Các khu nuôi trồng thủy sản cũng bị ngập nặng”.
Cũng theo ông Thắng, huyện ủy Yên Lạc, chính quyền xã và nhân dân địa phương đang quyết tâm chống úng lụt. Chúng tôi đã huy động hàng nghìn lao động địa phương, 11.000 bao tải và 400 m3 cát để giữ nước kênh tiêu. 15 máy bơm dã chiến đang hoạt động 24/24h hút nước từ các cánh đồng để cứu sống lúa của bà con.
Trong khi người dân Đinh Xá đang căng mình chống lũ thì dự báo siêu bão và áp thấp nhiệt đới lại sắp về. Nếu như mưa lớn và bão lũ tiếp tục xảy ra thì khả năng toàn bộ diện tích lúa của bà con nông dân thôn Đinh Xá sẽ bị mất trắng.
Được biết, trong đợt mưa lũ lớn 2008, thôn Đinh Xá cũng là địa phương bị thiệt hại nặng nề, người dân nơi đây đã trắng tay vì “giặc nước” cướp đi toàn bộ hoa màu và tài sản ngoài đồng ruộng của họ.
 
Dưới đây là một số hình ảnh nước ngập trắng đồng tại thôn Đinh Xá do PV Dân trí ghi lại chiều 11/8:
 
Nước lũ gây tràn và vỡ 2 lần bờ kênh tiêu ấp bắc
Nước lũ gây tràn và vỡ 2 lần bờ kênh tiêu ấp bắc
 
Hàng chục máy bơm dã chiến hoạt động hết công suất 24/24h để cứu lúa
Hàng chục máy bơm dã chiến hoạt động hết công suất 24/24h để cứu lúa 
  
Người dân địa phương túc trực ở ngoài đồng để ngăn nước cứu lúa và hoa màu
Người dân địa phương túc trực ở ngoài đồng để ngăn nước cứu lúa và hoa màu
 
Các khu trang trại nuôi trồng thủy sản cũng bị bước san phẳng
Các khu trang trại nuôi trồng thủy sản cũng bị bước san phẳng
 
Đường đi ra đồng cũng chìm nghỉm
Đường đi ra đồng cũng chìm nghỉm
 
Bà con phải giăng lưới cao bao bọc ao đầm để tránh bị mất cá
Bà con phải giăng lưới cao bao bọc ao đầm để tránh bị mất cá
Nước tràn vào trong nhà
Nước tràn vào trong nhà
 
Lợn cũng phải sống chung với lũ
Lợn cũng phải "sống chung với lũ"
 
Chuồng gà được đưa lên cây
Chuồng gà được đưa lên cây

Xe máy và các đồ dùng sinh hoạt phải treo lên vì không sử dụng được trong nước lũ.
Xe máy và các đồ dùng sinh hoạt phải "treo" lên vì không sử dụng được trong nước lũ.
 
Để giữ bờ bao kênh tiêu và cứu lúa, một cuộc tổng động viên nhân lực trong
Để giữ bờ bao kênh tiêu và cứu lúa, một cuộc tổng động viên nhân lực trong
toàn dân đã được triển khai.

Philippines muốn sử dụng thiết bị quân sự Mỹ để bảo vệ biển


Philippines hôm nay 12/8 cho hay nước này sẽ yêu cầu được sử dụng thêm các tài sản quân sự của Mỹ nhằm bảo vệ lãnh hải của nước này, khi đàm phán về mở rộng một thỏa thuận quân sự với Mỹ bắt đầu vào tuần này.



Philippines nhận tàu chiến thứ 2 từ Mỹ, quyết tăng cường tuần tra trên biển
Philippines làm lễ tiếp nhận chiếc tàu chiến BRP Ramon Alcaraz mua của Mỹ vào ngày 6/8 vừa qua.
 
Theo Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, hai đồng minh lâu năm Mỹ-Philippines  đã nhất trí về nguyên tắc cho phép sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ trên đất Philippines.

Ông cũng cho hay các cuộc đàm phán mở rộng thỏa thuận quân sự giữa hai nước sẽ tập trung vào các quy định cho sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ và Philippines muốn thỏa thuận sẽ giúp xây dựng khả năng phòng thủ của Philippines.

“Chúng tôi đã sẵn sàng dùng mọi nguồn lực, nhằm kêu gọi mọi đồng minh, làm những gì cần thiết, để bảo vệ những gì của chúng tôi, đảm bảo an ninh cho đất nước và giữ an toàn cho người dân của chúng tôi”, ông cho hay.

Philippines hiện đang tìm kiếm sự giúp đỡ lớn hơn từ đồng minh Mỹ trong bối cảnh tranh chấp biển đảo với đối thủ Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng tăng nhiệt.

Trong khi khẳng định không đứng về phía bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng Mỹ đang tìm kiếm tái xây dựng dấu chân quân sự của mình ở Philippines. Đây là một phần trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Tổng thống Mỹ Obama.

Philippines từng là nơi đồn trú của hàng chục ngàn binh sỹ Mỹ tại hai căn cứ ở bắc Manila. Nhưng quân Mỹ đã buộc phải rời đi vào năm 1992 khi Thượng viện bỏ phiếu chấm dứt hợp đồng cho thuê của họ do thái độ bài Mỹ tăng cao.

Nhưng vào năm 1999, hai bên đã ký thỏa thuận với, cho phép lính Mỹ trở lại Philippines tham gia tập trận chung. Chính vì vậy mà hàng ngàn lính Mỹ đều đặn “đổ” về Philippines trong thời gian có tập trận.

Lực lượng đặc nhiệm của Mỹ cũng luân phiên tới miền nam Philippines kể từ năm 2002 nhằm giúp binh sỹ sở tại chống chiến binh có liên hệ với al-Qaeda. Song quân số lớn nhất được cho là không vượt quá khoảng 600.

Giới chức Philippines cho biết thỏa thuận mới sẽ dọn đường cho các cuộc tập trận chung thêm giữa hai nước.

Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino hôm nay 12/8 cho biết với các phóng viên trong một cuộc họp báo rằng, các cuộc thảo luận mới cũng sẽ nhằm cho phép “tái bố trí” tài sản quân sự Mỹ trở lại các căn cứ Philippines.

Đổi lại, theo ông, Philippines muốn dùng các tài sản này để hỗ trợ bảo vệ lãnh hải của mình. Tuy nhiên ông không đề cập cụ thể đến cuộc tranh chấp với Trung Quốc.

“Chúng tôi tin rằng những thiết bị này của Mỹ, mà chúng tôi sẽ nhất trí tạm thời được cho triển khai, có thể hỗ trợ khả năng của quân đội Philippines trong việc thực hiện các sứ mệnh ở những khu vực chủ chốt của ngành an ninh biển, nhận thức về biển và cứu trợ nhân đạo, thảm họa”, ông Batino cho hay.

“Chúng tôi sẽ yêu cầu điều đó”, ông cho biết, khi được hỏi liệu Philippines có muốn sử dụng “phần cứng” quân sự của Mỹ.

Cuộc đàm phán bắt đầu vào ngày thứ tư tới tại Manila. Giới chức Philippines cho hay họ muốn hoàn tất thỏa thuận này trong năm nay.

Lãnh đạo Đài Loan lặng lẽ tới Mỹ


Lãnh đạo Mã Anh Cửu ngày 11/8 đã rời đảo Đài Loan để bắt đầu chuyến công du tới Trung và Nam Mỹ. Ông cũng sẽ lưu lại New York, Mỹ, trong 2 ngày.



Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã lệnh cho các cơ quan hữu quan giám sát chặt chẽ vụ việc.
Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu.
 
Chuyến công du của ông Mã Anh Cửu gồm 5 nước mà Đài Loan có mối quan hệ ngoại giao, như Haiti và Paraguay.

Theo dự kiến, ông sẽ ở lại New York trong 2 ngày và đây là chuyến đi tới Mỹ đầu tiên của ông Mã kể từ khi ông lên nắm quyền ở Đài Loan vào năm 2008.

Giới chức Đài Loan không tiết lộ về lịch trình ở Mỹ của ông Mã nhưng theo báo chí trên hòn đảo này, ông dự kiến sẽ gặp gỡ các chính trị gia có ảnh hưởng của Mỹ và thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg. Ngoài ra, ông sẽ thăm trường Đại học New York, nơi ông từng học tập.

Những chuyến thăm Mỹ của người tiền nhiệm của ông Mã Anh Cửu, cựu lãnh đạo Trần Thủy Biển, vào năm 2001, 2003, đã bị Trung Quốc phản đối kịch liệt.

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Mã Anh Cửu đã nỗ lực cải thiện mối quan hệ của Đài Loan với Trung Quốc đại lục. Theo hãng tin Kyodo của Nhật, có vẻ như việc ông Mã không tiết lộ chi tiết lịch trình của mình ở Mỹ là nhằm tránh “kích động” Bắc Kinh.

Ngân hàng lớn nhỏ đua nhau giảm lương


Kinh doanh gặp khó khăn do tình hình kinh tế có nhiều bất lợi, các ngân hàng cả lớn lẫn nhỏ từ đầu năm đến nay đã liên tục cắt giảm quỹ lương, thưởng. Trong đó nhiều ngân hàng có mức giảm lương tới hơn 30% và không chi thưởng suốt cả năm.


Kinh tế khó khăn, nhân viên ngân hàng cũng bị giảm mạnh lương
Kinh tế khó khăn, nhân viên ngân hàng cũng bị giảm mạnh lương

Giảm lương 30%
Một trong những ví dụ cho tình trạng cắt giảm lương trong hệ thống ngân hàng có thể kể đến ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Theo báo cáo tài chính giữa niên độ vừa được nhà băng này công bố, tính đến ngày 30/6 vừa qua, mức chi lương và phụ cấp của ACB chỉ còn 597,7 tỷ đồng, giảm 256,3 tỷ đồng, tương đương 30% so với cùng kỳ 2012.

Với tổng số nhân viên chính thức của ACB hiện là 9.356 người, mức lương bình quân của nhân viên ngân hàng này đến cuối quý 2 vừa qua vào khoảng 10,65 triệu đồng/người.

Về kết quả kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm, ACB ghi nhận dư nợ tăng 7.768,2 tỷ đồng, tương đương 7,6% so với đầu năm. Tiền gửi của khách hàng tăng 15.951,5 tỷ đồng, tương đương 12,6%. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế chưa hợp nhất của ACB chỉ đạt 828,5 tỷ đồng, chưa bằng một nửa con số hơn 1800 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Sau hợp nhất, tổng lợi nhuận trước thuế của ACB và các công ty con mới đạt 943,7 tỷ đồng và bằng 52,4% kế hoạch lợi nhuận 1800 tỷ đồng cho năm nay, được đại hội cổ đông nhà băng này thông qua hồi tháng 4.

Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này hiện đã ở mức 2,97%, tiếp tục tăng so với mức 2,46% của đầu năm. Trước đó, cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ là 0,89%.

Tại một ngân hàng lớn khác có trụ sở tại Quận 1, TP.HCM, từ ngày 1/8 vừa qua, ban điều hành của ngân hàng này đã chấp nhận giảm lương tới 30% như một biện pháp để cắt giảm chi phí, sau khi lợi nhuận 6 tháng đầu năm chỉ đạt chưa đầy 30% kế hoạch.

Lãnh đạo các phòng ban hội sở của ngân hàng này từ cấp kiểm soát viên, tổ trưởng tới trưởng phòng cũng bị cắt giảm 15% lương. Mức giảm lương của nhân viên, chuyên viên tại hội sở là 10%. Trong khi đó các chi nhánh của ngân hàng này cũng chỉ được tạm ứng từ 70% - 90% qũy lương 2013 nếu có kết quả kinh doanh đạt thấp. Những chi nhánh nào đã lỡ chi vượt phần được phân bổ sẽ bị khấu trừ lại trong quỹ lương năm 2014.

Trước đó, ngay từ đầu năm, Tổng Giám Đốc ngân hàng này đã thông báo với các nhân viên về việc sẽ không chi thưởng trong suốt cả năm. Trong khi đó, dịp trước Tết âm lịch 2013, một nhân viên hội sở ngân hàng này cho biết đã được nhận được khoản chi thêm lương, đương hơn 4 tháng lương thực lĩnh.

Cùng chung cảnh kết quả kinh doanh ảm đảm, ngân hàng TMCP Nam Việt, nhà băng đầu tiên báo lỗ trong quý 2 vừa qua với mức lỗ 11,3 tỷ đồng, quỹ lương của ngân hàng này đã giảm từ mức 128,78 tỷ đồng cuối tháng 6/2012 xuống chỉ còn 84,93 tỷ đồng ở cuối quý vừa qua, tương đương mức giảm 34%. Hiện số nhân viên của Navibank là 1.552 người.

Có mức giảm thấp hơn, báo cáo tài chính quý 2 của ngân hàng An Bình được ký bởi Phó tổng giám đốc Nguyễn Công Cảnh cho thấy, khoản chi lương và phụ cấp của ngân hàng này ở mức 167,4 tỷ đồng, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tăng cường tuyển cộng tác viên với lương…“bèo”

Cùng với việc cắt giảm lương, từ nhiều tháng qua các ngân hàng cũng tăng cường tuyển cộng tác viên kinh doanh như một hình thức để vẫn gia tăng lực lượng nhân sự kinh doanh, nhưng vẫn hạn chế gia tăng chi phí.

Khác với nhân viên chính thức, những cộng tác viên này không được hưởng lương cố định hoặc nếu có chỉ rất thấp. Thay vào đó họ sẽ được trả lương theo sản phẩm, có thể là số thẻ phát hành thành công, hoặc số khách hàng gửi tiền, mua bảo hiểm…họ lôi kéo được về cho ngân hàng.

So với nhân viên chính thức, tiêu chuẩn tuyển dụng của các cộng tác viên “dễ thở” hơn nhiều, khi các ngân hàng thường chỉ yêu cầu người tốt nghiệp phổ thông, tuổi đời dưới 50, thậm chí là không hạn chế tuổi.

Một số ngân hàng khác vẫn tuyển nhân viên quan hệ khách hàng chính thức, nhưng trả lương theo sản phẩm, có kèm một mức phụ cấp cố định khoảng 2,2 – 2,5 triệu đồng/tháng. Trình độ đầu vào với các nhân viên này cũng thường chỉ là tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng thay vì tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế như thường thấy.