Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Hà Nội: Cận cảnh lắp ráp những khối bê tông khổng lồ hơn 200 tấn


Những khối bê tông khổng lồ dài hơn 30m, nặng hơn 200 tấn, là những dầm hộp phục vụ cho dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh, hằng đêm được vận chuyển và được lắp trên những cột trụ trên cao.


Công việc lắp dầm được diễn ra vào ban đêm để tránh gây ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn cho người dân.
 
Chúng tôi đã có một đêm đi theo đoàn vận chuyển và lắp ráp những khối bê tông khổng lồ này, chứng kiến sự vất vả và nguy hiểm của những người tham gia dự án.
 
Phải mang trên mình khối bê tông khổng lồ nên đoàn xe chỉ đi với tốc độ 4km/h. 

Phải mang trên mình khối bê tông khổng lồ nên đoàn xe chỉ đi với tốc độ 4km/h. 

Phải mang trên mình khối bê tông khổng lồ nên đoàn xe chỉ đi với tốc độ 4km/h. 
 
Phải mang trên mình khối bê tông khổng lồ nên đoàn xe chỉ đi với tốc độ 4km/h. 
Phải mang trên mình khối bê tông khổng lồ nên đoàn xe chỉ đi với tốc độ 4km/h.
 
Phải mang trên mình khối bê tông khổng lồ nên đoàn xe chỉ đi với tốc độ 4km/h. 
 
Phải mang trên mình khối bê tông khổng lồ nên đoàn xe chỉ đi với tốc độ 4km/h. 
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho quá trình vận chuyển, tại các ngã ba, ngã tư đều có lực lượng dẫn đường, điều tiết giao thông.
 
Phải mang trên mình khối bê tông khổng lồ nên đoàn xe chỉ đi với tốc độ 4km/h. 
Do chiều dài của xe nên phải có người trực tiếp đi dưới gầm xe để lái bánh qua những đoạn vòng xuyến
 
Sau gần 1 giờ, đoàn xe đã về đến khu vực lắp ráp.
 
Sau gần 1 giờ, đoàn xe đã về đến khu vực lắp ráp.
Sau gần 1 giờ, đoàn xe đã về đến khu vực lắp ráp.

Trên các cột trụ đều có lực lượng công nhân đang sẵn sàng chờ tiếp nhận phiến bê tông khủng
Trên các cột trụ đều có lực lượng công nhân đang sẵn sàng chờ tiếp nhận phiến bê tông "khủng"

Cận cảnh giàn cẩu khổng lồ.
 
Cận cảnh giàn cẩu khổng lồ.
 Cận cảnh giàn cẩu khổng lồ.
 
Cận cảnh giàn cẩu khổng lồ.
Các công nhân đang trực tiếp điều chỉnh dây cẩu sao cho khớp với khối bê tông

Khối bêtông được đưa từ từ vào khu vực lắp ráp
 
Khối bê tông được đưa từ từ vào khu vực lắp ráp

Khối bêtông được đưa từ từ vào khu vực lắp ráp
Khối bê tông được đưa từ từ vào khu vực lắp ráp

Các công nhân đang trực tiếp điều chỉnh dây cẩu sao cho khớp với khối bê tông
 
Để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối, người ta phải dùng tia lazer
Để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối, người ta phải dùng tia laser

Công việc tiếp tục như vậy với khối bê tông thứ hai, đến hơn 1h sáng công việc mới hoàn tất.
Công việc tiếp tục như vậy với khối bê tông thứ hai, đến hơn 1h sáng công việc mới hoàn tất.

Tiểu thương trắng đêm vạ vật vì nước lũ dâng ngập chợ


Trong những ngày chợ Giếng Vuông, TP Lạng Sơn chìm trong biển nước, nhiều người buôn bán, kinh doanh và tạm trú tại khu vực xung quanh chợ phải vạ vật nằm ngủ, thậm chí “trắng đêm” ngoài hiên nhà các siêu thị, bưu điện.

Rạng sáng 18/9, trời đổ mưa khá nặng hạt, chị Lê Thị Sen (SN 1975, quê ở Yên Mỹ, Hưng Yên) đang nằm ngoài hiên siêu thị Bắc Sơn vội vàng tỉnh giấc, chị vơ lấy chiếc quạt và một số vật dụng cất vào bên trong cho khỏi ướt.
Hiên của tòa nhà siêu thị Bắc Sơn khá rộng, trong những ngày nước sông Kỳ Cùng dâng cao, có rất nhiều “cư dân” Giếng Vuông đã đến đây “trú ngụ”. Ước tính trong đêm 17/9, đã có tới gần 20 người sơ tán đến đây, nằm ngủ lại qua đêm. Giấc ngủ của họ đơn giản với một chiếc chiếu mỏng, một tấm chăn và màn, tạm bợ qua những ngày mưa bão.
Đã hơn 2h sáng nhưng chị Sen vẫn chưa chợp mắt.
Đã hơn 2h sáng nhưng chị Sen vẫn chưa chợp mắt.
Chị Sen là người buôn bán tại khu vực chợ Giếng Vuông và cũng thuê trọ ngay gần chợ, do cơn bão số 3 ập đến bất ngờ buộc chị cùng nhiều người trong khu trọ phải sơ tán. Nhưng là dân “ngụ cư”, chị chẳng biết đi đâu khi không có người thân quen trên đất khách. Nghe loa truyền thanh của phường yêu cầu mọi người sơ tán, chuẩn bị đồ đạc để ứng phó với mưa lũ, chị vội thu dọn và chọn khoảng hiên siêu thị Bắc Sơn để lánh tạm qua những ngày trước mắt.
Phía trước Siêu thị Bắc Sơn, nhiều người vẫn phải nằm ngủ dưới những chiếc ô, bạt.
Phía trước siêu thị Bắc Sơn, nhiều người vẫn phải nằm ngủ dưới những chiếc ô, bạt.
Cùng trong hoàn cảnh, chị Hoàng Thị Thư (SN 1965) than rằng chỉ mong những ngày cơn bão nhanh chóng qua đi để chị được về khu trọ càng nhanh càng tốt. Trước khi cơn bão đến, chị chỉ kịp dọn lấy những thứ đồ cần thiết, một số đồ đạc còn nằm lại trong phòng. Hôm nay nước ngập đến nóc của nhà trọ, nghĩ đến cảnh tượng đồ đạc nổi lềnh bềnh giữa biển nước càng khiến chị thêm xót xa. Khi nước rút đi sẽ để lại những đống rác tanh tưởi, bốc mùi khó chịu.
Có những người được may mắn nằm ngủ ngoài hiên.
Có những người được may mắn nằm ngủ ngoài hiên.
Chị Thư quê ở Hải Dương, làm kinh doanh buôn bán tại chợ Giếng Vuông. Hiện chị đang sống cùng chồng và một người con, gia đình thuê trọ ngay gần chợ nên khi chợ ngập, gia đình cũng không tránh khỏi tình trạng tương tự. Khi nhận lệnh gia đình phải sơ tán, công việc buôn bán của gia đình chị đành phải tạm gác lại.
Hai vợ chồng này phải nằm dưới chiếc ô bán hàng. (Ảnh chụp lúc 2h sáng 18/9).
Hai vợ chồng này phải nằm dưới chiếc ô bán hàng. (Ảnh chụp lúc 2h sáng 18/9).
Chị Thư cho biết: "Đã mấy đêm ngủ ngoài hiên nhà, mặc dù đông người, cảm thấy an tâm nhưng chưa đêm nào tôi có được một giấc ngủ trọn vẹn. Có đêm chỉ chợp mắt được một chút, và mong qua ngày để có thể buôn bán bình thường trở lại, lấy tiền duy trì cuộc sống gia đình".
Hai vợ chồng này phải nằm dưới chiếc ô bán hàng. (Ảnh chụp lúc 2h sáng 18/9).
Giấc ngủ tạm bợ của những người buôn bán tại chợ Giếng Vuông, TP Lạng Sơn. (Ảnh chụp lúc 2h sáng nay trước hiên siêu thị Bắc Sơn).
Giấc ngủ của những “cư dân” Giếng Vuông tại hiên nhà Bưu điện TP Lạng Sơn cũng tạm bợ không kém. Do hiên nhà hẹp hơn nên chỉ có khoảng gần chục người chọn đây là nơi lánh lũ. Đó là một góc hiên nhà tối tăm, không ánh điện, không màn, giấc ngủ của họ cũng chỉ tạm bợ với đồ đạc đơn sơ như chiếu, chăn để chống chọi với cái lạnh giữa đêm của phố núi.
Anh Phạm Văn Huân mắc chiếc màn tạm bợ để nằm ngủ dưới hiên Bưu điện.
Anh Phạm Văn Huân mắc chiếc màn tạm bợ để nằm ngủ dưới hiên Bưu điện.

Ảnh chụp tại hiên của Bưu Điện Lạng Sơn rạng sáng 18/9.
Ảnh chụp tại hiên của Bưu Điện Lạng Sơn rạng sáng 18/9.

Anh Phạm Văn Huân quê ở huyện Nam Trực, Nam Định chia sẻ, những người ở đây hầu hết là quen biết, cùng buôn bán với nhau tại chợ Giếng Vuông. Đợt lũ cách đây khoảng hơn 2 tháng, anh sơ tán sớm nên chọn được chỗ ngủ tại hiên siêu thị Bắc Sơn. Hành lang của siêu thị cao hơn và rộng hơn, ít bị mưa hắt. Đợt lũ này anh ra chậm nên phải chấp nhận lánh tạm dưới hành lang của tòa nhà bưu điện, vừa tối tăm, lại hẹp. Anh chỉ mong mưa bão qua đi, sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Một bệnh nhân tự tử trong bệnh viện


Sau một tuần nằm viện điều trị, ông Hoàng Cao K. (65 tuổi, trú Đrây sáp, Krông Ana) đã trèo lên lan can tầng 3 Khoa nội tổng quát - Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk nhảy lầu tự tử.

Vào khoảng  17h ngày 17/9, lợi dụng lúc con đi ra ngoài mua cơm tối, ông K. đã rời khỏi giường bệnh đi ra hướng nhà vệ sinh của bệnh nhân, leo lên lan can để kết thúc cuộc sống của mình. Sau khi biết sự việc, các y bác sĩ đã chuyển ông K. vào cấp cứu nhưng khoảng 30 phút sau nạn nhân đã tử vong.
Ông Nguyễn Công Chánh (67 tuổi, nằm cạnh giường bệnh nạn nhân) cho hay, từ lúc nhập viện, ông K. đã hay tỏ ra buồn chán. Được biết hoàn cảnh gia đình ông K. rất khó khăn, vợ ông cũng đang bị bệnh tim không có tiền chạy chữa.
Nơi ông K. tự vẫn
Nơi ông K. tự vẫn
Điều dưỡng Nguyễn Thị Chung của bệnh viện cho biết, hoàn cảnh gia đình ông K. rất khó khăn. Ông bị bệnh mãn tính, đã chạy chữa nhiều lần trong bệnh viện. Ông K. có 5 người con đều đã lập gia đình riêng nhưng đều nghèo khó, không giúp đỡ được bố mẹ nhiều, vợ ông thì đang bị bệnh tim.
Trao đổi với PV, ông Cao Hữu Vinh (Trưởng khoa Nội tổng quát), cho biết: “Ông K. đã mắc bệnh phổi gần 20 năm rồi, nhiều lần bệnh viện đã chuyển viện đi TPHCM chữa trị. Trước khi tự tử ông K. đã nhập viện 6 lần, lần gần đây nhất là vào lúc 13h ngày 10/9. Ông bị bệnh tắc ngẽn phổi mãn tính, nhập viện trong tình trạng khó thở. Sau một tuần điều trị, sức khỏe ông đã khá hơn nhưng không hiểu sao lại tự tử. Bệnh viện đã làm các thủ tục cần thiết để gia đình nhận xác về tổ chức lễ mai táng”.

Cô gái trẻ đi ô tô nhảy cầu tự tử


Chiếc xe 4 chỗ đi đến giữa cầu rồi dừng lại. Một cô gái bước xuống từ trên xe, bất ngờ leo qua lan can cầu, gieo mình xuống dòng sông.

Vụ việc xảy ra vào hơn 12h trưa ngày 16/9, tại khu vực cầu Mỹ Thanh nối huyện Trần Đề và TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Người dân cho biết, vào khoảng thời gian trên, họ thấy một chiếc xe 4 chỗ chạy từ hướng TX Vĩnh Châu về TP Sóc Trăng. Khi đi đến khoảng quá nửa cầu Mỹ Thanh thì chiếc xe dừng lại. Một cô gái từ trong xe bước xuống, tay cầm điện thoại như đang gọi điện cho ai đó rồi bất ngờ leo qua thành cầu, gieo mình xuống dòng nước.
 
Cầu Mỹ Thanh - nơi cô gái tự tử.
Cầu Mỹ Thanh - nơi cô gái tự tử.
 
Do quá bất ngờ nên không một người nào, kể cả hai nam thanh niên cùng đi trên xe với cô gái, kịp ngăn cản hành động dại dột.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng phường Khánh Hòa (TX Vĩnh Châu) đã có mặt tại hiện trường để điều tra. Nạn nhân được xác định là Thạch Thị L. (tên gọi khác là N., 21 tuổi), đã có chồng và một con trai gần 12 tháng tuổi, ngụ tại xã Vĩnh Hải, TX Vĩnh Châu.
Ông Tăng Trên (51 tuổi, cha chồng của L.) cho biết: “Gia đình tôi rất bất ngờ khi nghe tin cháu nhảy cầu tự tử bởi trong cuộc sống thường ngày, vợ chồng cháu sống rất hạnh phúc. Gia đình tôi đã lên cầu Mỹ Thanh tìm kiếm với hy vọng sớm thấy cháu”.
Nhiều người dân là hàng xóm với ông Trên cho biết, vợ chồng L. sống rất hòa thuận, hiếu thảo với cha mẹ hai bên nên thông tin cho rằng L. nhảy cầu tự tử do mâu thuẫn gia đình là thiếu thuyết phục.
 
 
Theo dõi việc tìm kiếm nạn nhân.
Theo dõi việc tìm kiếm nạn nhân.
Theo lời kể của ông Tăng Trên, khoảng 8h30 ngày 16/9, L. đưa con trai qua gửi ông bà nội rồi tự lái xe ô tô nói là đi có việc lên TX Vĩnh Châu. Kể từ đó cho đến trưa không thấy L. liên lạc gì với gia đình. Đến khoảng 12 giờ thì gia đình nhận được hung tin.
Có nhiều lời đồn thổi cho rằng L. từng đi nước ngoài, có tiền nên ăn chơi, có mối quan hệ xã hội rộng… Tuy nhiên ông Trên khẳng định con dâu ông là một cô gái thuần nông, học hết lớp 8 hay lớp 9 là ở nhà lấy chồng, ít đi xa, không giao du nhiều với bạn bè. Công an xã Vĩnh Hải cũng thừa nhận những thông tin đồn thổi là không chính xác.

Ngành chức năng đang tích cực tìm kiếm tung tích nạn nhân. Công an huyện Trần Đề đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Cháy tại chi nhánh ngân hàng, 2 trụ ATM và nhiều xe máy bị thiêu rụi


Khoảng 9h30 sáng nay 18/9, một vụ cháy đã xảy ra tại Chi nhánh 9, phòng giao dịch Phan Văn Trị của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), nằm tại số 821 Phan Văn Trị, phường 7, quận Gò Vấp, TPHCM khiến hàng chục xe máy bị thiêu rụi.

Theo thông tin ban đầu, khi một nhóm công nhân đang hàn mái che phía trước khuôn viên của Chi nhánh 9, phòng giao dịch Phan Văn Trị thì bất ngờ tia lửa từ que hàn rơi xuống, bắn vào các xe máy để gần đó.
Hiện trường vụ cháy Phòng giao dịch Phan Văn Trị của ngân hàng VietinBank
Hiện trường vụ cháy Phòng giao dịch Phan Văn Trị của ngân hàng VietinBank
Hiện trường vụ cháy Phòng giao dịch Phan Văn Trị của ngân hàng VietinBank
 
Ngọn lửa nhanh chóng bùng lên, cháy qua các xe máy khác và lan sang 2 trụ rút tiền ATM của chi nhánh. Nhân viên bảo vệ và người dân đã dùng nhiều bình chữa cháy tại chỗ để dập lửa nhưng không thành. Nhiều khách hàng cùng nhân viên trong chi nhánh giao dịch phải bỏ chạy ra ngoài.
Nhiều tài sản gồm xe gắn máy, máy phát điện... bị thiêu rụi
Nhiều tài sản gồm xe gắn máy, máy phát điện... bị thiêu rụi
Nhiều tài sản gồm xe gắn máy, máy phát điện... bị thiêu rụi
Nhiều tài sản gồm xe gắn máy, máy phát điện... bị thiêu rụi
 
Một người tên Hà Xuân Hiếu (44 tuổi) bị bỏng ở vùng tay, chân, ngực và được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Nhiều tài sản gồm xe gắn máy, máy phát điện... bị thiêu rụi
 
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận Gò Vấp đã điều 4 xe chuyên dụng cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ tới hiện trường. Sau khoảng 30 phút, đám cháy được khống chế.
Nhân viên điện lực có mặt khắc phục sự cố
Nhân viên điện lực có mặt khắc phục sự cố
Hai cây ATM bị cháy rụi
Hai cây ATM bị cháy rụi
 
Tại hiện trường, một phần đoạn đường Phan Văn Trị bị phong tỏa để phục vụ công tác chữa cháy. Khoảng 15 chiếc xe gắn máy cùng 2 trụ rút tiền ATM bị lửa thiêu rụi, tuy nhiên chưa xác định được số tiền trong cây ATM có bị cháy hay không. Tấm biển hiệu của chi nhánh cũng bị lửa thiêu cháy.

Đến 11h cùng ngày, các đơn vị nghiệp vụ vẫn đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Mưa lớn, lốc xoáy tàn phá nhiều nhà dân


Thông tin từ ngành chức năng các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang cho biết, mấy ngày qua, mưa lớn và lốc xoáy đã làm hư hại nhiều nhà dân ở các địa phương trong tỉnh.

Tại Bạc Liêu, trong các ngày 15 - 17/9, mưa lớn kèm lốc xoáy đã làm hư hại khoảng 20 căn nhà dân ở các xã Phong Thạnh Đông, Phong Tân, Phong Thạnh A của huyện Giá Rai. Trong đó có nhiều căn nhà bị sập hoàn toàn. Mặc dù không gây thương vong về người nhưng thiệt hại tài sản ước hàng trăm triệu đồng.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, các ngành chức năng huyện Giá Rai đã cử lực lượng xuống giúp dân sửa lại nhà cửa. Đồng thời huyện cũng thống kê thiệt hại để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn.  
Mưa lớn kéo dài cũng đã gây ngập úng nhiều diện tích lúa thu đông và diện tích lúa hè thu chuẩn bị thu hoạch của người dân ở các huyện Phước Long, Hòa Bình… khiến người dân gặp nhiều khó khăn.
Nhà dân tốc mái ở huyện Giá Rai, Bạc Liêu.
Nhà dân tốc mái ở huyện Giá Rai, Bạc Liêu.
Người dân chuẩn bị vật liệu sửa sang lại nhà cửa sau lốc xoáy. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Người dân chuẩn bị vật liệu sửa sang lại nhà cửa sau lốc xoáy. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Tại tỉnh Hậu Giang, mưa và lốc xoáy cũng làm sập và tốc mái hàng chục căn nhà dân ở huyện Long Mỹ, Châu Thành, Phụng Hiệp, TP Vị Thanh. Trong đó, huyện Châu Thành có 15 căn nhà bị sập và tốc mái. Cũng tại huyện này, lốc xoáy làm gãy đỗ cây cối, làm đứt nhiều đoạn dây điện gây mất điện trong khu vực thị trấn Mái Dầm.
Ngoài ra, nhiều diện tích lúa hè thu đang chuẩn bị thu hoạch cùng nhiều diện tích rau màu, cây ăn trái của người dân cũng bị ảnh hưởng.
Tại Cà Mau, tin từ Ban Chỉ huy PCLB tỉnh cho biết, mấy ngày qua do mưa lớn kéo dài cộng với gió lốc đã làm thiệt hại hơn 30 căn nhà dân và một người thiệt mạng.
Theo đó, gió lốc đã làm tốc mái 24 căn nhà và làm sập hoàn toàn 12 căn tại các huyện Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời, Thới Bình… Ước tính ban đầu thiệt hại gần 800 triệu đồng.
Đau lòng hơn, khoảng 14h ngày 16/9, cũng do gió lốc làm một phương tiện vận tải đường thủy bị lật chìm khiến một phụ nữ thiệt mạng. Nạn nhân được xác định là bà Bùi Thanh Hoa (49 tuổi, ngụ xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long).
Đoạn sông nơi chị Hoa bị lật ghe tử vong. (Ảnh: Tuấn Thanh)
Đoạn sông nơi chị Hoa bị lật ghe tử vong. (Ảnh: Tuấn Thanh)
Ông Võ Văn Hiệp - Trưởng Công an xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình) - cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, bà Hoa đang ở trên ghe vận tải neo đậu trên Sông Trẹm (thuộc địa phận xã Hồ Thị Kỷ) thì bất ngờ có gió lốc khiến ghe bị chìm. Do bà Hoa ngồi trong khoang nên đã mắc kẹt dẫn đến tử vong.  

Huỳnh Hải - Tuấn Thanh

Chạy thục mạng né tấm tôn hơn 3 mét rơi từ trên cao


Sự việc xảy ra chiều 17/9, tại nhà số 64, phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chạy thục mạng né tấm tôn hơn 3 mét rơi từ trên cao
 
Anh Trần Văn Hoan (21 tuổi), nhân viên bảo vệ Ngân hàng Quốc tế VIB, trụ sở tại địa chỉ trên cho biết, khi đang ngồi trông coi xe máy trên vỉa hè, phát hiện một tấm tôn dài hơn 3m trên tòa nhà 5 tầng kế bên bất ngờ rơi xuống.

Anh Hoan vội hô hoán mọi người rồi chạy núp vào bờ tường tòa nhà bên cạnh nên không có thương vong xảy ra.

Tấm tôn rơi xuống, đè đổ chiếc xe máy Dream dựng trên vỉa hè. Theo quan sát của phóng viên, tấm tôn rơi từ tòa nhà số 62 kế bên cao khoảng 5 tầng, đang xây dựng thêm phía sau. Tầng 1 tòa nhà là cửa hàng thời trang.

Đường cao tốc dài nhất Việt Nam trước ngày thông xe


Tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam (245km) từ Hà Nội lên Lào Cai, tiếp giáp Trung Quốc rộng thênh thang, sạch đẹp, hiện đại vào bậc nhất đã hoàn thành và sẽ được Chính phủ phát lệnh thông xe toàn tuyến vào ngày 21/9 tới đây.

Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) là 1.464 triệu USD, được khởi công năm 2009 và được hoàn thành sau 5 năm. Đây là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, đi qua TP Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Đường cao tốc Nội Bài -Lào Cai được đưa vào khai thác là bước đột phá lớn của ngành giao thông, giúp giảm thời gian lưu thông từ Hà Nội đi Lào Cai xuống còn 3,5 tiếng so với 7 tiếng như trước đây.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái xây dựng cao tốc 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100 km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai xây dựng cao tốc 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp tốc độ thiết kế 80 km/h.
 
Trên tuyến đường có 11 nút giao liên thông quy định tốc độ lưu thông tối đa là 40 km/h. Tuyến cao tốc này chỉ dành riêng cho xe ô tô, cấm hoạt động đối với xe máy, các phương tiện thô sơ khác và người đi bộ.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam
Mức phí đường bộ khai thác tuyến cao tốc đã được chốt, theo đó khi đi từ Nội Bài lên tới Lào Cai, xe dưới 12 ghế có trọng tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận chuyển hành khách công cộng sẽ phải nộp mức phí là 300.000 đồng/lượt; xe từ 12 ghế đến 30 ghế và xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn sẽ phải nộp 460.000 đồng/lượt; mức phí 610.000 đồng áp dụng đối với xe từ 31 ghế trở lên và xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở container 20 feet phải trả mức phí 760.000 đồng/lượt; xe có tải trọng 18 tấn trở lên và xe chở container 40 feet phải nộp mức phí 1.220.000 đồng/lượt khi đi từ Nội Bài đến Lào Cai.
 
Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có vai trò đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, đó là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc. Dự án triển khai góp phần thực hiện thành công thoả thuận cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Trung Quốc về xây dựng, phát triển hai hành lang và một vành đai kinh tế trọng điểm, bao gồm: Hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; Vành đai kinh tế duyên hải Vịnh Bắc bộ.
Ngày 21/9 tới đây, cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ chính thức được thông xe toàn tuyến, nối liền 5 tỉnh và thành phố ở khu vực phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam
Ông Lê Kim Thành - đại diện chủ đầu tư dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai giới thiệu về tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam
 
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến đường cao tốc dài nhất Việt NamTừ Hà Nội lên tới Yên Bái xây dựng cao tốc 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100 km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai xây dựng cao tốc 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp tốc độ thiết kế 80 km/h.

Khoảng cách đảm bảo an toàn giữa xe với xe khi đi trên cao tốc này được quy định là 100m
Khoảng cách đảm bảo an toàn giữa xe với xe khi đi trên cao tốc này được quy định là 100m
Khoảng cách đảm bảo an toàn giữa xe với xe khi đi trên cao tốc này được quy định là 100m

Khoảng cách đảm bảo an toàn giữa xe với xe khi đi trên cao tốc này được quy định là 100m
Khi đi trên tuyến cao tốc này, ngoài việc được sử dụng dịch vụ và thời gian chạy xe tối ưu, người tham gia giao thông còn được ngắm cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng miền Bắc nước ta
Tôn hộ lan đã được rào kiên cố trên toàn tuyến nhằm đảm bảo an toàn giao thông
Tôn hộ lan đã được rào kiên cố trên toàn tuyến nhằm đảm bảo an toàn giao thông

Dải phân cách hẹp được trồng cây xanh.
Dải phân cách hẹp được trồng cây xanh.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai được hoàn thành sau 5 năm khởi công xây dựng.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai được hoàn thành sau 5 năm khởi công xây dựng