Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Những lỗi điều hành bay suýt gây tai nạn hàng không!


 Máy bay suýt hạ cánh xuống đầu ô tô, máy bay gặp xung đột vì nhận hướng dẫn bay cùng độ cao trên trời, máy bay đáp nhầm đường băng đang sửa chữa… Đó là những tình huống khẩn nguy hàng không từng xảy ra vì lỗi của kiểm soát viên không lưu.

Phát “nhầm” lệnh ở cả trên trời, dưới đất
Việc cho thực tập viên nắm quyền điều hành bay trực tiếp rồi phát nhầm huấn lệnh đối với máy bay Vietnam Airlines và Jetstar Pacific đã suýt gây tai họa tại sân bay quốc tế Đà Nẵng hôm 27/6 vừa qua là hành vi không thể chấp nhận được của Công ty Quản lý Bay miền Trung.
 
Sự việc tuy đã được Cục Hàng không Việt Nam “ghi tên, định tội”. Nhưng ngoài sự việc vừa xảy ra thì hoạt động điều hành bay của kiểm soát viên không lưu (KSVKL) thuộc Tổng Công ty Quản lý Bay Việt Nam còn rất nhiều bất cập, thậm chí có cả chuyện cố tình bưng bít thông tin.
Những lỗi điều hành bay suýt gây tai nạn hàng không!
Sự cố điều hành bay gần đây nhất xảy ra tại Đà Nẵng, KSVKL đã phát đi huấn lệnh sai khiến máy bay của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific suýt va chạm trên đường băng
Tháng 12/2011, chuyến bay VN1184 của Vietnam Airlines và BL511 của Jetstar Pacific đang bay ngược chiều đã suýt đụng độ trên vùng trời Buôn Ma Thuột. Nguyên nhân là do KSVKL không đánh giá đầy đủ xu hướng hội tụ của máy bay nên hướng dẫn cho 2 máy bay cùng bay một độ cao.
Khi đó, máy bay của Vietnam Airlines từ Tân Sơn Nhất đang trên hành trình đi Hải Phòng được kíp trực không lưu cấp huấn lệnh lấy độ cao cắt qua mực bay của máy bay Jetstar Pacific đang trên đường về Tân Sơn Nhất. Phát hiện chướng ngại vật, hệ thống tự động TCAS của máy bay Vietnam Airlines phát đi tín hiệu khẩn cấp, cơ trưởng chuyến bay VN1184 lập tức ngắt chế độ lái tự động và giảm độ cao. Cùng lúc, phi công của Jetstar Pacific cũng phát hiện tình huống nguy hiểm nên đã nâng độ cao để tránh va chạm.
Nhà chức trách hàng không Việt Nam cho biết, trong tình huống khẩn nguy nói trên, máy bay của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific đang bay với vận tốc 800km/h và chỉ còn cách nhau 20 dặm (tương đương 32 km), vì vậy nguy cơ xung đột có thể diễn ra chỉ được tính bằng giây.
Một nguy cơ máy bay đối đầu trên không cũng xảy ra vào tháng 4/2012, chuyến bay SIA176 của Singapore Airlines và CHH485 của hãng hàng không Hải Nam (Trung Quốc) cùng bay thẳng về ngã sáu trên không (BITOD), cách mũi Cà Mau khoảng 170km về phía Tây Nam. Tuy nhiên, KSVKL trực chính đã không phát hiện được, người nhận thấy có nguy cơ xung đột là nhân viên trực hiệp đồng, vì thế kíp trực không lưu đã cấp huấn lệnh cho một máy bay đổi hướng kịp thời.
Vào tháng 10/2012, Đài kiểm soát sân bay quốc tế Đà Nẵng do thiếu quan sát đã cho 3 máy bay ngược chiều bay cùng một độ cao, khi máy bay chỉ còn cách nhau 10 km thì phi công phát hiện ra nguy cơ xung đột và yêu cầu KSVKL xác nhận độ cao để chuyển hướng.
Không chỉ phát “nhầm” huấn lệnh, KSVKL còn đánh nhau trong khi đang điều hành bay. Sự việc xảy ra đầu năm 2012, một số KSVKL tại sân bay quốc tế Nội Bài do có mâu thuẫn cá nhân nên đã đánh nhau trong khi đang thực hiện nhiệm vụ điều hành bay. Sự cố rất "ngớ ngẩn" này đã khiến nhiều máy bay (có cả chuyên cơ) lúc đó buộc phải bay trong trạng thái không có chỉ dẫn, theo dõi và giám sát của hệ thống kiểm soát không lưu.
“Ẻm” sự cố?
Năm 2010, máy bay chở hàng của Fedex đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài theo huấn lệnh của KSVKL thì phi công phát hiện dưới đường băng có chướng ngại vật là một xe ô tô. Ngay lập tức, phi công của Fedex cho máy bay ngóc đầu bay ngược lên và thông báo về Đài chỉ huy không lưu Nội Bài với câu hỏi “Vì sao phát huấn lệnh cho máy bay hạ cánh khi có chướng ngại vật trên đường băng?”. KSVKL lúc đó mới tá hỏa khi nhớ ra rằng là đường băng đang có xe công vụ ra tẩy vệt cao su.
Theo quy định, sự cố phải được báo cáo để có biện pháp ngăn ngừa nhưng KSVKL điều hành bay đã thỏa hiệp với tài xế ô tô trên đường băng để bưng bít thông tin và không báo cáo cấp trên nhằm thoát “án” phạt và nguy cơ bị đuổi việc. Tuy nhiên, vài ngày sau, phi công của Fedex đã gửi đơn phản ánh sự việc đến Cục Hàng không Việt Nam. Cục này đã thành lập Đoàn điều tra và tiến hành gỡ băng ghi âm của Đài chỉ huy không lưu, xác nhận sự việc là đúng và phát hiện sự thỏa hiệp của KSVKL với tài xế ô tô.
Những lỗi điều hành bay suýt gây tai nạn hàng không!
Điều hành không lưu là một mắt xích trọng yếu trong hoạt động hàng không, đáng tiếc là đã có nhiều lỗi xảy ra từ chính khâu này.
Sự cố tương tự ở Nội Bài đã xảy ra một năm sau đó tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM. Rạng sáng ngày 1/10/2011, KSVKL của Công ty Quản lý Bay miền Nam điều hành bay tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát đi huấn lệnh hạ cánh trong khi đường băng bên trái của sân bay đã được đóng cửa để tẩy vệt cao su. Lúc này, dưới đường băng là nhóm công nhân và xe ô tô công vụ đang trong giờ nghỉ giải lao. Họ đã tận mắt chứng kiến một chiếc máy bay là là gầm rú ngay trên đầu mình và nhìn rõ cả tên hãng hàng không, ký hiệu trên thân máy bay. Quá hoảng sợ nên một số đã bỏ chạy mong thoát nạn.
Lỗi sự cố được xác định là do KSVKL trực chính đã cấp sai huấn lệnh cho máy bay hạ cánh. Khi huấn lệnh được phát đi thì một nhân viên cùng ca trực đã yêu cầu đồng nghiệp nhắc lại, điều này đã khiến phi công cảnh giác và tăng cường quan sát rồi phát hiện có người cùng ô tô dưới đường băng chuẩn bị hạ cánh, phi công đã kịp thời chuyển hướng bay và báo với KSVKL. Lúc này, KSVKL mới biết mình sai và phát huấn lệnh mới cho máy bay hạ cánh lần 2 xuống đường băng bên phải.
Sự cố này một lần nữa đã bị kíp trực điều hành bay đã giấu giếm không báo cáo. Tuy nhiên, không chấp nhận gian dối về sự cố nguy hiểm chết người nói trên, các công nhân tỏ rõ sự bất bình và làm đơn tố cáo gửi thẳng lên Bộ Giao thông Vận tải thì mọi việc mới được làm rõ.
Trên thực tế, với nhiệm vụ dẫn đường cho khoảng 1.400 chuyến bay mỗi ngày là rất căng thẳng đối với KSVKL. KSVKL phải phản ứng nhanh nhạy, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình làm việc. Song đáng tiếc là vẫn để xảy ra nhiều sự cố nghiêm trọng do cả hạn chế về năng lực, trình độ và không tuân thủ quy trình làm việc. Nhiều sự cố xảy ra chủ yếu do KSVKL tắc trách, chủ quan đưa ra những khẩu lệnh "ngớ ngẩn", trong khi bộ phận giám sát còn lơ là.
Cục Hàng không Việt Nam nhận định, kiểm soát không lưu là mắt xích trọng yếu của hoạt động hàng không, vì vậy các sự cố trong công tác điều hành không lưu đều mang tính chất nghiêm trọng, trực tiếp uy hiếm an toàn bay. Sau sự cố ngày 27/6 giữa máy bay Vietnam Airlines và Jetstar Pacific, Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ thị siết lại công tác điều hành không lưu nhằm tránh xảy ra những tình huống tương tự và đảm bảo an toàn cho công tác dẫn đường máy bay bay.

Xe Lexus tông 3 mẹ con rồi bỏ chạy


Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 19h30, ngày 13/7, trên đường Lê Lai, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, khiến ba mẹ con bị thương phải đi cấp cứu, còn chiếc xe gây tai nạn đã bỏ trốn khỏi hiện trường...

Thông tin ban đầu từ phía người dân quanh hiện trường vụ tai nạn cho biết, vào thời gian trên, chị Nguyễn Thị Hạnh điều khiển chiếc xe máy mang BKS 36M - 8615, chở hai đứa con gái của chị là cháu Lê Thị Hằng (học lớp 4) và cháu Lê Ngọc Hân (học lớp 1), lưu thông theo hướng Sầm Sơn - TP Thanh Hóa.
Hiện trường vụ tai nạn đang được lực lượng chức năng khám nghiệm
Hiện trường vụ tai nạn đang được lực lượng chức năng khám nghiệm
Khi chị Hạnh đi đến đoạn trước khu vực số nhà 173, đường Lê Lai thì một chiếc xe Lexus màu trắng chưa lắp BKS chạy theo hướng ngược chiều đã vượt qua chiếc xe buýt đi cùng chiều và bất ngờ tông vào xe máy do chị Hạnh điều khiển.
Cú va chạm khiến chị Hạnh bị ngã xuống đường, ngất lịm ngay tại chỗ, còn hai đứa con bị thương nặng. Cả ba mẹ con chị Hạnh đã được người dân đưa đi cấp cứu ở bệnh viện.
Lực lượng chức năng khám chiếc xe máy của chị Hạnh để tìm nguyên nhân của vụ tai nạn
Lực lượng chức năng khám chiếc xe máy của chị Hạnh để tìm nguyên nhân của vụ tai nạn
Còn chiếc xe ô tô gây ra vụ tai nạn đã nhanh chóng chạy khỏi hiện trường. Công an phường Đông Sơn và lực lượng CSGT, Công an thành phố Thanh Hóa đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân và truy tìm chiếc xe gây ra tai nạn và bỏ trốn.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.

Nhiều tiếng nói phê phán bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc


Không chỉ các chuyên gia quốc tế coi tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông là “điều hư cấu”, “truyện cổ tích”... mà ngay cả các nhà khoa học, chuyên gia của Trung Quốc cũng lên tiếng phê phán bản đồ phi lý này.

Theo trang tin Philstar.com (Philippines), cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines, Rafael Alunan nói: “Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là sai lầm và vô căn cứ. Luật pháp và lịch sử cho thấy Trung Quốc thì chẳng có gì ngoại trừ điều hư cấu cho rằng họ sở hữu Biển Đông và không ai tin họ”.

Ông Alunan còn khuyến khích người Philippines dùng mạng xã hội như Facebook là một công cụ để trao đổi thông tin, tuyên truyền những thông tin đúng và chính xác về Biển Đông để phản ứng lại những thông tin sai sự thật mà Trung Quốc đưa lên mạng.

* Nhà nghiên cứu người Pháp, tướng Daniel Schaeffer, phân tích về đường lưỡi bò 10 đoạn mới đây của Trung Quốc là bức màn hoang đường che giấu sự thật bên trong.

Theo tướng Daniel Schaeffer, các cuộc gặp gỡ trao đổi với các nhà nghiên cứu và chính khách Trung Quốc cho thấy, trước năm 2009 chính quyền Bắc Kinh chưa bao giờ đề cập một cách chính thức đến đường lưỡi bò như một ranh giới bất khả xâm phạm tới chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Họ luôn duy trì biểu tượng của đường này từ 11 đoạn tới 9 đoạn và 10 đoạn gây ra tình trạng mập mờ về thực chất yêu sách của Trung Quốc, khiến cho các quốc gia trong vùng rất khó đối phó.

Ngay năm 2009, trong công hàm gửi Tổng Thư ký LHQ, Trung Quốc đính kèm bản đồ có đường lưỡi bò 9 đoạn, nhưng cũng không hề có gì cụ thể hơn, nghĩa là vẫn rất mơ hồ, mập mờ.

Tướng Daniel Schaeffer chỉ ra ý đồ của Trung Quốc: "Trong điều kiện như vậy, có thể hiểu rằng, đó là đường xác định phạm vi lãnh hải mà toàn bộ phía trong là của Trung Quốc".

Sâu xa hơn, vị tướng người Pháp có thời gian dài ở Trung Quốc và gặp gỡ nhiều giới trên đất nước này, phát hiện ra rằng, không phải Trung Quốc thực sự tin rằng đường lưỡi bò là của họ.

Ông viết trên tạp chí Diplomat (Nhật Bản): "Tôi đã nghe nhiều phát biểu rất lạ rằng, đường lưỡi bò không phải do thể chế nhà nước CHND Trung Hoa tạo ra, mà là sự kế thừa của thể chế dân tộc chủ nghĩa trước đây. Nên dù muốn hay không cũng không thể buông ra. Bởi không một thể chế nào muốn mang tiếng là "không yêu nước" nếu không đoạt được trên 2 triệu km2 đường lưỡi bò trên Biển Đông".

Tướng Daniel Schaeffer cho biết, có thể tạm chia thành 2 "trường phái" về đường lưỡi bò ở Trung Quốc. Trường phái thứ nhất là "tôn trọng pháp lý" mà đại diện là giáo sư Lihai, người được bổ nhiệm làm Thẩm phán tòa án quốc tế về luật biển tháng 8/1996. Trường phái thứ hai được gọi là "truyền thống" được Chính phủ Trung Quốc ủng hộ.

Trường phái "tôn trọng pháp lý" là khuynh hướng tiến bộ ở Trung Quốc đã nhận được những sự ủng hộ từ giới nghiên cứu và giới trí thức trẻ nước này. Điều này thể hiện rõ nhất trên các diễn đàn xã hội như Sina.com và các blog khá phổ biến khác.

Theo chuyên gia Daniel Schaeffer, giáo sư Lihai sau khi trở thành Thẩm phán tòa án quốc tế về Luật Biển đã đóng góp rất lớn cho khuynh hướng phủ định chủ quyền của Trung Quốc về đường lưỡi bò.

Năm 2000, ông đã đột tử khi chưa kết thúc nhiệm kỳ. Song không vì thế mà khuynh hướng "tôn trọng pháp lý" bị giảm đi. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tỏ thái độ không bằng lòng và gây khó khăn như đóng cửa nhiều blog nhưng vẫn không dập tắt được "những tiếng nói của lý trí".

* Giáo sư Tiến Lực, Phó Chủ nhiệm phòng chiến lược quốc tế thuộc Sở Kinh tế chính trị thế giới của Viện khoa học xã hội Trung Quốc cũng có quan điểm khác xa với quan điểm của Chính phủ Trung Quốc về Biển Đông. Ông đã gửi tài liệu nghiên cứu đăng trên tờ Đại Công báo ở Hồng Kông.

Trong bài viết trên, giáo sư Tiến Lực cho rằng, tranh chấp trên Biển Đông đã phát triển lên tới mức độ làm tổn hại đến lợi ích các bên, nên rất cần sự tham gia và nỗ lực của các bên để thay đổi xu thế này. Quan điểm của ông chính là quan điểm của các nước ASEAN liên quan đến Biển Đông và được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới.

* Trên báo South China Morning ngày 26/6/2014, Giáo sư Lý Vĩnh Long, Trường Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) lại mạnh mẽ và thẳng thắn hơn: "Việc từ bỏ hoàn toàn đường lưỡi bò sẽ khắc phục hoàn toàn tình trạng mập mờ cản trở thực tiễn, làm cho các cuộc đàm phán khách quan và tin cậy hơn và xây dựng lại hình ảnh Trung Quốc đáng tin cậy hơn với láng giềng và quốc tế".

Ông tiên đoán rằng, dù Chính phủ Trung Quốc cứ mải lao theo đường lưỡi bò, nhưng cuối cùng thì cái hoang đường không thể tồn tại lâu hơn để bắt đất nước Trung Quốc làm tù binh cho các hoang đường huyễn hoặc ấy mãi!

* Ngày 27/6, học giả Lưu Tiểu Tinh cho đăng trên trang cá nhân của ông bài viết mang tên “Trò trẻ con: Đường 9 đoạn đột nhiên biến thành đường 10 đoạn”, phê phán việc Nhà xuất bản Địa đồ tỉnh Hồ Nam cho xuất bản 2 tấm bản đồ hành chính và địa hình Trung Quốc khổ dọc, lần đầu tiên thể hiện các đảo ở Biển Đông cùng tỷ lệ thay vì một bản phóng to ở góc dưới như các bản đồ khổ ngang trước đây.

Lưu Tiểu Tinh viết: “Trong bản đồ Trung Quốc khổ dọc mới xuất bản, “Đường 9 đoạn” truyền thống ở Nam Hải (Biển Đông) bỗng biến thành “Đường 10 đoạn”. Đó là trò gì vậy? Hiện nay đường 9 đoạn còn đang bị cộng đồng quốc tế tranh cãi, bác bỏ, còn chưa đứng vững được, nay lại vẽ thêm chi tiết thành cái “đường 10 đoạn” chả ra ngô, chả ra khoai, như thế chỉ tổ cho “đường 9 đoạn” càng bị quốc tế dè bỉu thêm!”.

Học giả Lưu Tiểu Tinh viết: “Tôi không biết những người làm cái bản đồ có đường 10 đoạn ấy nghĩ gì? Hay não họ toàn nước chắc? “Đường 9 đoạn” để tranh giành quyền lợi biển ở Nam Hải, thì phải nói rõ cho cả thế giới biết nó rốt cuộc là thứ gì? Căn cứ pháp luật ở đâu? Thế giới yêu cầu, đòi hỏi thế nào cũng không chịu nói, chỉ biết vẽ vời này nọ trên bản đồ thì có tác dụng gì? Thật là một trò cười cho quốc tế!”.

Ngày 30/6, Lưu Tiểu Tinh viết bài “Tuổi thọ của “Đường 9 đoạn” liệu còn được mấy ngày” phê phán thái độ lẩn tránh sự thật và ngoan cố của chính phủ Trung Quốc. 

Ông viết: Ngày 5/6/2014, Tòa trọng tài quốc tế La Hay ra thông báo yêu cầu Trung Quốc trong vòng 6 tháng phải “kháng biện” đơn kiện của Philippines về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa hai nước. Nếu Trung Quốc không trả lời trước ngày 5/12, Tòa sẽ xét xử cho dù Trung Quốc vắng mặt.

Một số chuyên gia và báo chí trong nước tỏ ra coi thường việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế. Những người này cho rằng cho dù Tòa phán quyết Philippines thắng kiện chăng nữa thì cũng chả có hiệu lực pháp luật đối với Trung Quốc. Trung Quốc cứ việc làm theo ý mình, còn người Philippines phải gánh chịu án phí cao ngất, thật là gánh nước bằng sọt, phí công vô ích.

Nhưng, chớ có coi thường vụ này. Hồ sơ kiện Trung Quốc của Philippines dày tới gần 4.000 trang, kết luận yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là vô hiệu lực.

Người Philippines biết rõ dùng quân sự với Trung Quốc không ăn thua, nên họ đã không tiếc tiền mời bằng được luật sư giỏi của Mỹ giúp vụ kiện này.

Đó là Luật sư Paul Rachel, một luật sư luật quốc tế thành tích lẫy lừng, người chuyên giúp các nước nhỏ kiện nước lớn, như giúp Nicaragua kiện Mỹ, giúp Gruzia kiện Nga, Maurice kiện Anh, Bangladesh kiện Ấn Độ. Nổi nhất là vụ ông giúp Nicaragua thắng kiện Mỹ giúp phiến quân Contra chống lại Chính phủ cánh tả Sandinist.

Trong 3 vấn đề mà vị cố vấn này giúp Philippines kiện Trung Quốc, trọng tâm là tính hợp pháp của cái gọi là đường 9 đoạn. 

Học giả Lưu Tiểu Tinh cho rằng, một khi Tòa ra phán quyết Đường 9 đoạn vô hiệu lực, Trung Quốc không chấp nhận, nhưng cộng đồng quốc tế thừa nhận, các nước láng giềng ven Biển Đông thừa nhận.

Khi đó Trung Quốc thật khó xử, sao có thể đưa một thứ bị cả thế giới cho là vô hiệu ra (Đường 9 đoạn) để tranh giành quyền lợi với nước khác? Rõ ràng, hiệu lực pháp luật của Đường 9 đoạn đã bị vô hiệu bởi phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế La Hay.

Lưu Tiểu Tinh cho rằng, để khỏi lâm vào tình cảnh khốn đốn, việc Trung Quốc cần làm ngay là nói rõ hàm nghĩa pháp luật của Đường 9 đoạn, nói rõ cho cả thế giới biết nó có quyền lợi lịch sử gì và quyền lợi của Trung Quốc với vùng biển này là gì. Đợi đến khi Tòa đã phán quyết thì muốn làm gì cũng đã muộn.

Bài viết của Lưu Tiểu Tinh đã được giới luật sư Trung Quốc đặc biệt quan tâm, nhiều người đã đăng lại trên các trang blog cá nhân.

Lưu Tiểu Tinh là một học giả có nhiều bài viết có quan điểm ngược chiều với chính quyền về vấn đề biển. Các bài viết của ông đăng trên trang mạng http://kejilfkejilf.blog.163.com/ thường được nhiều trang mạng khác đăng lại.

* Uất Chí Vinh, nguyên Tổng đội phó Hải giám Đông Hải, hiện là nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu phát triển hải dương Trung Quốc. Là người có quan điểm khá tương đồng với chính quyền, nhưng ông cũng phải thừa nhận một thực tế là chủ trương của chính phủ Trung Quốc về cái gọi là “đường 9 đoạn” không có cơ sở chắc chắn, không được giới học thuật đồng tình, ủng hộ và là nguyên nhân gây nên tranh chấp trên biển với các nước láng giềng.

Trong bài viết đăng trên tạp chí quốc tế Glocal Reporter ngày 1/7/2014 và được đăng tải khá rộng rãi trên các trang mạng Trung Quốc, Uất Chí Vinh viết: “Ngay giới học thuật Trung Quốc cũng tranh cãi liên miên, không nhất trí được với nhau về cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng vẽ đường 9 đoạn đến tận ngõ nhà người ta, không phù hợp tình hình thực tế, cần vứt bỏ đòi hỏi này. Loại thứ hai cho rằng, nếu chủ trương phân giới theo Đường 9 đoạn thì Trung Quốc cần rút khỏi Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Loại ý kiến thứ ba, cho rằng Đường 9 đoạn chỉ là thể hiện vấn đề quy thuộc các đảo, còn vùng biển thì phải phân định theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982.

Giáo sư Carl Thayer cảnh báo phim tài liệu về Biển Đông của Trung Quốc


Trước phản ứng có phần trầm lắng của cộng đồng quốc tế về bộ phim tài liệu “Hành trình trên Nam Hải” Trung Quốc công bố từ 6 tháng trước, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông, đã lên tiếng cảnh báo.

Giáo sư Carl Thayer cảnh báo phim tài liệu về Biển Đông của Trung Quốc

Bộ phim tài liệu gồm 8 phần với thời lượng 3 tiếng có tựa đề “Hành trình trên Nam Hải” (Tức Biển Đông) đã được đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV 4 phát sóng từ 24-31/12 năm ngoái. Với giọng đọc bằng tiếng Trung, phụ đề tiếng Anh, bộ phim cũng được đăng tải trên trang web của đài truyền hình này để quảng bá ra khắp thế giới.
Theo tờ tin tức mạng GMA của Philippines, bộ phim tài liệu hé lộ hoạt động trong bóng tối của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của mình trong các vùng biển chiến lược, do thám các nước cũng tuyên bố chủ quyền khác và dần dần duy trì được sự hiện diện vũ trang nhằm uy hiếp các nước thách thức tuyên bố chủ quyền và tham vọng bành chướng trên biển của họ.
Toàn bộ câu chuyện được kể qua con mắt của các phóng viên CCTV theo chân những nhân viên do thám của Trung Quốc, hay theo các cuộc tuần tra, các lực lượng chấp pháp, ngư dân và chuyên gia biển trong các hành trình ở Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer, học viện quốc phòng Úc, một chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, cho rằng bộ phim nhằm hướng tới nhiều độc giả, không những nhắm tới độc giả trong nước của Trung Quốc mà còn là công cụ để cảnh báo chính phủ các nước đối đấu với Trung Quốc.
Trong bộ phim có đoạn một phóng viên đã hô “Chúng ta ở đây rồi! Bãi Hoàng Nham! Quốc kỳ đã được cắm lên”, sau khi cắm cờ Trung Quốc lên một bãi san hô Scarborough ngay ngoài khơi tây bắc Philippines mà Trung Quốc đã chiếm được kiểm soát từ Manila vào năm 2012.
Trong khi đó, ngay ngoài khơi Malaysia, lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc đã làm lễ chào cờ trên boong tàu nhằm chứng tỏ sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với bãi cạn James, cách bờ biển gần nhất của Malaysia khoảng 80km.
Trong diễn biến nguy hiểm hơn khác, bộ phim còn chiếu rõ cảnh tàu hải giám Trung Quốc đâm vào một tàu của Việt Nam.
Những hình ảnh trên là “một dạng tái khẳng định chính phủ Trung Quốc đang ở tiền tuyến nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền của nước này ở B iển Đông”, giáo sư Thayer cho biết với tờ tin tức mạng GMA
Ông cũng cho rằng bộ phim là “thông điệp ớn lạnh tới các nước tuyên bố chủ quyền khác, rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực, như đâm tàu, nhằm thực hiện cái gọi là “quyền chủ quyền” của họ”.
Theo ông, từ những hình ảnh trên, có thể thấy lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã đưa việc đâm tàu trực tiếp vào tàu đối phương vào danh sách chiến thuật của mình.
Theo giáo sư Thayer, 6 tháng sau khi bộ phim tài liệu của Trung Quốc được công bố, phản ứng của cộng đồng quốc tế “đã rất mờ nhạt”, cho thấy sự lưỡng lự của nhiều nước trong việc đối đầu với Trung Quốc.
Ông cho rằng cả khu vực, chứ không chỉ riêng các nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Việt Nam hay Philippines, phải chú ý tới những lá cờ “gây rối” của Trung Quốc trong bộ phim – ông cảnh báo.

Trung Quốc đem Biển Đông đi đăng ký “di sản văn hóa UNESCO”


Trung Quốc đang tìm cách đăng ký “Con đường tơ lụa biển” lên UNESCO, với mục đích đưa ra là bảo vệ các địa điểm khảo cổ ở Biển Đông.


Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đăng tải ảnh về hoạt động khảo cổ ở Biển Đông.
Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đăng tải ảnh về hoạt động khảo cổ ở Biển Đông.

Thông tin được tờ Want China Times của Đài Loan đăng tải. Theo ông Wang Yiping, người đứng đầu cơ quan di sản văn hóa của Hải Nam, xác của các tàu đắm ở hai đảo mà Trung Quốc gọi là Shanhu và Jinyin (Hoàng Sa và đảo Quang Ản thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) sẽ được khai quật trong vòng hai năm tới. Ông này cho rằng vật liệu đá xây dựng và các đồ chạm khắc có từ thời nhà Thanh (1644-1911) đã được phát hiện ở các địa điểm này.
Ông Wang còn cho biết thêm, Tam Sa, đơn vị hành chính Trung Quốc lập trái phép nhằm quản lý Hoàng Sa của Việt Nam trước đó đã có chương trình bảo tồn ở đảo Hữu Nhật và đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ lâu.
Ông cũng cho rằng Trung Quốc đã tiến hành các cuộc khảo sát khảo cổ thường xuyên ở Hoàng Sa và các cuộc khảo sát hiện đang được mở rộng xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Một căn cứ khảo cổ quốc gia dưới nước, một trạm làm việc và một bảo tàng liên quan đến Biển Đông đều đang được lên kế hoạch nhằm bảo vệ “Con đường tơ lụa biển” và thêm vào danh sách Di sản Thế giới UNESCO”, ông này cho hay.
Tờ báo Đài Loan còn cho biết giới chức di sản văn hóa Trung Quốc đã xác định 136 địa điểm dưới lòng Biển Đông kể từ khi họ triển khai sáng kiến bảo vệ vào năm 1990 và nhiều địa điểm nằm trong danh sách bảo vệ quốc gia của Trung Quốc.
Đây được xem là động thái tiếp theo trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối kịch liệt của các nước láng giềng cùng cộng đồng quốc tế, gần đây Trung Quốc ngày càng có hành động hiếu chiến, nhằm thực hiện tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông, như hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, phát hành bản đồ “đường lưỡi bò” 10 đoạn mới, gia tăng các hoạt động cải tạo các bãi ngầm thành đảo nhân tạo, nhằm thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông…

Nhìn lại 120 phút kịch chiến giữa Đức và Argentina



Đức và Argentina, những kỳ phùng địch thủ trong lịch sử đã cống hiến cho người xem trận chung kết mãn nhãn với 120 phút thi đấu đầy kịch tính. Chiến thắng cuối cùng thuộc về thầy trò Joachim Loew, đội bóng sở hữu đội hình chất lượng hơn và được tổ chức tốt hơn.

Đội hình ra
sân trong trận chung kết của tuyển Đức.
Đội hình ra sân trong trận chung kết của tuyển Đức.
Đội hình ra
sân trong trận chung kết của tuyển Argentina.
Đội hình ra sân trong trận chung kết của tuyển Argentina.
Lão tướng Klose
tiếp tục được sử dụng ở vị trí trung phong.
Lão tướng Klose tiếp tục được sử dụng ở vị trí trung phong.
Argentina gây
bất ngờ cho Đức ở những phút đầu trận.
Argentina gây bất ngờ cho Đức ở những phút đầu trận.
Argentina gây
bất ngờ cho Đức ở những phút đầu trận.
Tuyển Đức sớm gặp tổn thất về mặt lực lượng khi Christoph Kramer dính chấn thương và phải rời sân.
Mascherano
và Zabaleta thi đấu quả cảm như những chiến binh thực thụ ở hàng thủ Argentina.
Mascherano và Zabaleta thi đấu quả cảm như những chiến binh thực thụ ở hàng thủ Argentina.
Mascherano
và Zabaleta thi đấu quả cảm như những chiến binh thực thụ ở hàng thủ Argentina.
Higuain đã một lần đưa được bóng vào lưới tuyển Đức nhưng trọng tài không công nhận do lỗi việt vị.
Cựu cầu thủ
Real Madrid tỏ ra khá vô duyên trong trận chung kết.
Cựu cầu thủ Real Madrid tỏ ra khá vô duyên trong trận chung kết.
Pha cứu
thua xuất sắc của Romero.
Pha cứu thua xuất sắc của Romero.
Benedikt
Hoewedes đánh đầu dội cột dọc.
Benedikt Hoewedes đánh đầu dội cột dọc.
Pha dứt điểm
đi chệch cột dọc trong gang tấc của Lionel Messi.
Pha dứt điểm đi chệch cột dọc trong gang tấc của Lionel Messi.
Trận chung
kết bị gián đoạn bởi CĐV quá khích chạy vào sân.
Trận chung kết bị gián đoạn bởi CĐV quá khích chạy vào sân.
Thánh địa
Maracana rực rỡ trong trận chung kết World Cup.
Thánh địa Maracana rực rỡ trong trận chung kết World Cup.
Thánh địa
Maracana rực rỡ trong trận chung kết World Cup.
Những màn tả xung hữu đột ở khu trung tuyến khiến Schweinsteiger liên tục nằm sân, thậm chí còn đổ máu.
Những phút
cuối thời gian thi đấu hiệp phụ, Goetze đem về bàn thắng quý hơn vàng cho tuyển
Đức.
Những phút cuối thời gian thi đấu hiệp phụ, Goetze đem về bàn thắng quý hơn vàng cho tuyển Đức.
Những phút
cuối thời gian thi đấu hiệp phụ, Goetze đem về bàn thắng quý hơn vàng cho tuyển
Đức.
Bắt nguồn từ nỗ lực đi bóng và tạt bóng bên cánh trái của Schuerrle, Goetze không chế bóng gọn ghẽ bằng ngực rồi tung ra cú volley hạ gục thủ thành Romero.
Tuy góc sút
khá hẹp nhưng thần đồng bóng đá Đức đã có pha xử lý quá hoàn hảo.
Tuy góc sút khá hẹp nhưng thần đồng bóng đá Đức đã có pha xử lý quá hoàn hảo.

Khoảnh khắc
đi vào lịch sử bóng đá Đức.
Khoảnh khắc đi vào lịch sử bóng đá Đức.
Khoảnh khắc
đi vào lịch sử bóng đá Đức.
Pha làm bàn của Goetze khiến không ít người nhớ đến cú volley của Iniesta 4 năm về trước tại Nam Phi.
Khoảnh khắc
vỡ òa trong hạnh phúc của người Đức
Khoảnh khắc vỡ òa trong hạnh phúc của người Đức.

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Đập kính cứu 15 người mắc kẹt trong thang máy ở trung tâm TPHCM


15 người đã được phen khiếp vía khi bị mắc kẹt trong thang máy của nhà hàng và được lực lượng cứu hộ giải cứu an toàn vào tối 12/7.

Đến trưa 13/7, sự cố thang máy tại nhà hàng Phúc An Khang, số 1, đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TPHCM vẫn đang được khắc phục.
Thang máy nơi xảy ra vụ việc
Thang máy nơi xảy ra vụ việc
19h tối 12/7, Đội cứu hộ cứu nạn thuộc Phòng cảnh sát PCCC quận 1 nhận được thông tin 15 người bị mắc kẹt trong thang máy của nhà hàng Phúc An Khang.  
Ngay lập tức, Đội cứu hộ đã điều xe thang và lực lượng đến hiện trường. Tại hiện trường, tấm kính của giếng thang máy ở khu vực tầng 3 được đập bể, 15 người bị mắc kẹt được đội cứu hộ đưa ra ngoài theo đường nóc thang máy để sang mái nhà kế bên. Khi được giải cứu ra ngoài an toàn, nhiều người vẫn chưa hết hoảng loạn.
Thang máy nơi xảy ra sự cố vẫn đang được khắc phục
Thang máy nơi xảy ra sự cố vẫn đang được khắc phục
Nguyên nhân dẫn đến sự cố trên được xác định do khách hàng không tuân thủ an toàn khu sử dụng thang máy. Được biết tải trọng cho phép của thang là 13 người tương đương với 900 kg, tuy nhiên đã có 15 người vào khoang thang máy dẫn đến sự cố.
Lực lượng cứu hộ đã lập biên bản vụ việc và bàn giao cho chính quyền địa phương xử lý vụ việc.

Nữ tài xế lao thẳng ô tô lên lan can cầu Trường Tiền


 Khoảng 14h chiều nay (13/7), một vụ tai nạn khá bất ngờ xảy ra khi một nữ tài xế điều khiển xe ô tô 7 chỗ lao thẳng lên lan can cầu Trường Tiền, TP Huế khiến mọi người hú vía.

Vào thời điểm trên, nữ tài xế tên Châu Thị Lê Na (46 tuổi, trú tại số 5/56 đường Phùng Hưng, TP Huế) điều khiển xe ôtô 7 chỗ hiệu Fortuner BKS 75K3-3345 đi theo chiều bờ Bắc sang bờ Nam sông Hương. Khi đến địa điểm trên đã lao xe lên thẳng vào lề phải cầu Trường Tiền.

Chiếc xe ô tô lao thẳng lên cầu Trường Tiền
Chiếc xe ô tô lao thẳng lên lan can cầu Trường Tiền
Cú tông khá mạnh khiến một phần hành lang cầu Trường Tiền bị hư hỏng. Riêng phần đầu xe ôtô của chị Na bị hỏng nặng. May mắn, chị Na và một số người đang đi bộ trên lề cầu cũng không bị thương.
Đầu chiếc ô tô mắc kẹt trên cầu
Đầu chiếc ô tô mắc kẹt trên cầu
Lực lượng CSGT TP Huế đã có mặt tại hiện trường và cứu hộ chiếc xe bị nạn. Đến khoảng 16h chiều cùng ngày, hiện trường được giải tỏa. 
Hiện nguyên nhân của vụ tai nạn xe ô tô trên đang được làm rõ.

Cuộc đời của một giang hồ khét tiếng sau những ngày giông bão


Từng ra tù vào tội nhưng giờ đây người đàn ông ấy lại là ‘khắc tinh’ của tội phạm tại Đà Nẵng. Ông là người tích cực giúp công an phá nhiều vụ án trên địa bàn. Có được ngày hôm nay chính là nhờ tình yêu của người vợ tảo tần.

Ông trùm sa ngã 

Ông trùm sa ngã 

Nhiều năm trước, Mai Xuân Mỹ (còn gọi là Mỹ “đen”, 52 tuổi, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) được xem là nỗi khiếp sợ của những người dân trong vùng.

Với thân hình cao to, vẻ mặt hung dữ cùng những chiến tích bất hảo đã làm cho cái tên Mỹ “đen” được biết đến như một tay anh chị khét tiếng trong giới giang hồ ở Đà Nẵng. Tiếng tăm của Mỹ “đen” không chỉ cộm cán ở TP. Đà Nẵng mà còn lan rộng ra đến các tỉnh thành khác từ Bắc đến Nam. Trong những cuộc chém giết, thanh toán lẫn nhau thì Mỹ “đen” luôn “tham gia rất nhiệt tình”. Nhưng rồi cũng đến lúc Mỹ “đen” phải trả giá cho những sai lầm đó. 

Mỹ bị TAND TP Đà Nẵng phạt 4 năm 6 tháng tù giam ở trại giam Bình Điền (Thừa Thiên Huế). Sau khi ra tù, bản tính của Mỹ vẫn không hề thay đổi, suốt ngày chìm ngập trong men rượu. Cuộc đời Mỹ chỉ thực sự thay đổi khi nhận được tình cảm và sự sẻ chia của người vợ hiện tại mà anh đang sống. Chính tình yêu chân thành đó đã giúp Mỹ “đen” quyết tâm làm lại cuộc đời.

Niềm tin của tình yêu
Chị Nguyễn Thị Hường (50 tuổi, quê ở Quảng Trạch, Quảng Bình), người vợ của ông Mỹ hiện nay trước đây cũng từng đã trải qua một lần đò. Sống với nhau đã lâu mà anh chị vẫn không có con, sau bao lần cố gắng níu giữ hạnh phúc không thành, chị quyết định ly dị để cho chồng mình có thể danh chính ngôn thuận qua lại với người phụ nữ khác. 

“Tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi đi đến quyết định này. Dù đây là điều tôi không hề mong muốn nhưng trong thời gian sống với nhau anh ấy cũng đã yêu thương tôi lắm rồi. Tôi cũng không trách anh nhiều vì có lẽ cái số của tôi không được may mắn như người ta, không làm tròn bổ phận của người vợ!”. Chị Hường chia sẻ.

Sau khi ly dị chồng, chị kiếm một chút vốn rồi mua hàng lặt vặt buôn bán ở chợ. Lúc đó chị cũng không nghĩ đến chuyện yêu đương hay chồng con gì nữa. Hạnh phúc đến rồi đi không hề mong muốn khiến chị dường như buông xuôi tất cả. Nhiều người cũng làm mối cho chị chỗ này chỗ kia nhưng chị không quan tâm vì nghĩ rằng bản thân mình dù có lấy ai đi nữa cũng sẽ không có hạnh phúc.

Trong thời gian này, Mỹ “đen” hoàn thành hơn 4 năm cải tạo ở trại giam về lại địa phương. Không có việc làm, người vợ trước đó khi biết chồng vào tù cũng bỏ nhà  ra đi không quay lại. Buồn đời, Mỹ tụ tập bạn bè chìm ngập trong những cuộc nhậu. Hầu như lúc đó không có ngày nào mà Mỹ không có mặt ở các quán nhậu. 

“Anh thường tới các quán nhậu trong chợ gần chỗ tôi bán ngồi suốt ngày. Lúc đó tôi thấy anh bê tha lắm. Mọi người ở chợ thấy thế ai cũng bàn tán về quá khứ của anh. Cũng có nhiều người ái ngại hay sợ sệt khi phải giáp mặt anh ấy. Mà cũng đúng thôi nhìn mặt anh ấy hung dữ thế ai mà không sợ cho được. Nhưng bản thân tôi lúc đó không hiểu sao lại nghĩ khác với họ. Tôi thấy tội nghiệp anh ấy nhiều hơn là sợ. Con người mà, ai cũng có lúc này lúc khác, có ai mà hoàn hảo được. Vấn đề là đã biết quay đầu thì chẳng ai lại hắt hủi!”, chị Hường tâm sự. 

Thế rồi chị Hường cũng bắt đầu để ý tới Mỹ. Ban đầu chỉ là sự đồng cảm với nỗi buồn mà Mỹ đang chịu đựng. Mạnh dạn bắt chuyện làm quen, rồi sau vài lần nói chuyện với nhau, chị hiểu được trong con người tưởng chừng như đã không còn thiết tha gì với đời đó còn âm ỉ một niềm khát khao cháy bỏng về một cuộc sống hạnh phúc. Từ đó chị cố gắng động viên anh và giúp Mỹ vượt qua những mặc cảm để bắt đầu một cuộc sống mới.

Chị Hường chia sẻ: “Càng nói chuyện, tôi càng hiểu anh ấy nhiều hơn. Thực ra lúc đó anh ấy không hề muốn như thế nhưng không ai chịu hiểu cho anh ấy cả. Tâm sự với tôi, anh không hề giấu giếm quá khứ tội lỗi của mình, anh kể cho tôi nghe về cuộc đời cũng như những sai lầm mà anh mắc phải trước đó. Anh cũng muốn có một mái ấm gia đình nhưng lại sợ rằng sẽ không đem lại cho vợ con một cuộc sống sung túc khi bây giờ chỉ có 2 bàn tay trắng!”.

Lúc này con tim của chị bắt đầu cảm thấy rung động trước những chia sẻ chân thành của Mỹ. Thời gian khiến cho cả hai người càng xích lại gần nhau. Tình cảm mỗi lúc lớn dần lên, chị nhận ra rằng mình đã yêu anh từ lúc nào. 

Hạnh phúc giản đơn 
Ngày anh chị chính thức công khai quan hệ tình cảm với gia đình, tất cả mọi người đều cảm thấy ngạc nhiên. Ai cũng không tin rằng sau bao nhiều lần mai mối cho chị mà không đồng ý bây giờ chị lại chọn Mỹ là người để gửi gắm đời mình. “Lúc đó có nhiều hỏi tôi tại sao lại quyết định như thế. Khi đem anh về giới thiệu với gia đình thì mọi người trong nhà ai cũng cấm cản. Họ không thể tin rằng con gái mình lại muốn lấy một người có quá khứ không mấy tốt đẹp và không có công ăn việc làm như anh. Ngay cả bên gia đình anh Mỹ cũng có bảo với tôi rằng nếu lấy anh thì cuộc đời tôi sẽ khổ và khuyên tôi suy nghĩ lại. Nhưng tôi vẫn quyết làm theo những gì mình cảm thấy đúng, nếu bây giờ tôi nghe theo họ mà bỏ mặc anh nữa thì không biết anh sẽ buồn đến thế nào. Cho đến bây giờ tôi vẫn không hề hối hận về quyết định của mình”- chị nói.

Đến năm 2000, một đám cưới nhỏ và giản dị được tổ chức để 2 người chính thức trở thành vợ chồng. Không có vốn trong tay, anh thuê xe máy rồi lên các bến xe để chở khách còn chị tiếp tục buôn bán ở chợ. Tuy cuộc sống khó khăn nhưng anh chị vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên nhau. Hạnh phúc nhân đôi khi đến năm 2002 đứa con gái đầu lòng của anh chị ra đời. 

Được sự động viên của vợ, Mỹ “đen” trả nợ đời bằng việc tham gia lực lượng dân phòng và giúp công an phá nhiều vụ án. Những “tỳ vết” trước đó của anh giờ đã không còn ai nhắc lại nữa. Bây giờ mỗi khi nhắc đến anh, ai ai cũng thấy cảm mến.

Đến bây giờ, anh chị cũng đã có với nhau 2 người con gái xinh xắn và học giỏi (con gái út SN 2006). Tuy cuộc sống còn vất vả khi cả gia đình đang phải sống trong căn phòng trọ rộng chưa đầy 20m2, nhưng mái ấm nhỏ này luôn tràn ngập niềm vui. Đó là tài sản quý giá nhất mà anh có được sau những năm tháng khắc khoải làm lại cuộc đời. Chính tình yêu chân thành của chị là niềm khích lệ tinh thần lớn nhất để anh tìm về với nẻo thiện, về với con đường mà trước đây anh chưa một lần nghĩ là sẽ đi đến.

7 ngư dân Quảng Bình bị phía Trung Quốc bắt giữ


Chiều 13/7, Đại tá Nguyễn Văn Phúc, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình xác nhận với PV Dân trí, một tàu cá cùng 7 ngư dân ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ và hiện đang trên đảo Hải Nam.

Theo Đại tá Phúc, vào khoảng 10 giờ ngày 23/6, tàu cá mang số hiệu QB 93256 TS, do anh Nguyễn Văn Thành làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng chở các ngư dân Nguyễn Anh Hùng, Lê Chí Thanh, Nguyễn Văn Hoàng, Trần Văn Thủy ở xã Quảng Phú, Nguyễn Văn Hiểu và Trần Minh Tuấn (xã Quảng Xuân) cùng nhiều tàu cá khác đang theo lạch cá cách đảo Hải Nam chừng 15-20 hải lý thì bị 4 tàu quân sự, 2 tàu hải giám và 4 máy bay của Trung Quốc đẩy đuổi. Tuy nhiên, chỉ có tàu của anh Thành bị bắt giữ.

Tàu cá của các ngư dân Quảng Bình trong một lần ra khơi
Tàu cá của các ngư dân Quảng Bình trong một lần ra khơi
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết: “Sau khi nắm được thông tin một tàu cá cùng 7 ngư dân địa phương bị phía Trung Quốc bắt giữ, chúng tôi đã nhanh chóng nhờ Cục lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam có các hoạt động tích cực để sớm đưa các ngư dân về nước an toàn”.

Ông Ngọc cũng cho biết thêm, trước thông tin trên, UBND huyện cùng đại diện các cơ quan ban ngành đã đến thăm hỏi, động viên gia đình chủ tàu Nguyễn Văn Thành cùng các ngư dân bị bắt giữ.

Tàu cá của các ngư dân Quảng Bình trong một lần ra khơi
Mẹ và vợ của anh Nguyễn Văn Thành đang mong ngóng các thành viên trên tàu QB 93256 TS sớm trở về quê hương an toàn

Bà Nguyễn Thị Nghĩa (mẹ của thuyền trưởng Nguyễn Văn Thành) cho hay, hôm 11/7, một nhân viên ngoại giao Việt Nam ở Trung Quốc đã gọi điện thoại cho gia đình thông báo tình hình sức khỏe các thuyền viên vẫn bình thường, lương thực và nước uống được đảm bảo, không bị đánh đập hay hành hung về tinh thần, tuy nhiên các thuyền viên bị cấm rời tàu.

Được biết, hiện tại tỉnh Quảng Bình và Bộ Ngoại giao Việt Nam đang tích cực xác minh và tìm các biện pháp bảo hộ cho các ngư dân này sớm về nước một cách an toàn.

Trung Quốc ngang ngược “cấm” khai thác dầu ở Biển Đông


Tờ Inquirer của Philippines hôm nay 13/7 cho biết quan chức ngoại giao Bắc Kinh đã ngang ngược tuyên bố rằng, các hoạt động khai thác dầu khí của công ty nước ngoài ở vùng biển Trung Quốc tranh giành với các nước trên Biển Đông mà không có sự cho phép của Trung Quốc là “bất hợp pháp”.


Đường lưỡi bò phi lý Trung Quốc dựa vào để tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Đường lưỡi bò phi lý Trung Quốc dựa vào để tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Tờ Inquirer, tờ nhật báo hàng đầu của Philippines, cho biết, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã chỉ trích thông tin cho biết một công ty năng lượng ở London đã được chính phủ Philippines cho phép gia hạn thêm một năm kế hoạch khoan trong một dự án khí đốt tự nhiên ở Reed Bank (Bãi Cỏ Rong) trên Biển Đông.
“Không có sự cho phép của Trung Quốc, việc khai thác dầu khí của bất kỳ công ty nước ngoài nào trong vùng biển dưới quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc là phi pháp và không có giá trị”, ông Hồng Lỗi cho biết trong cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh.
Ông Hồng Lỗi nhắc lại biện minh của Trung Quốc rằng “có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa (tức Trường Sa) và các vùng biển lân cận” và bất kỳ hoạt động khai thác dầu nào cũng là phi pháp.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Philippines sẽ có tuyên bố chính thức về bình luận của ông Hồng Lỗi vào ngày mai, thứ hai.
Trong khi đó, một nghị sỹ Philippines cho rằng Trung Quốc thường đưa ra tuyên bố chủ quyền vô lý đối với một phần thềm lục địa không thể tranh cãi của Philippines. “Bắc Kinh hoàn toàn sai lầm nếu họ nghĩ rằng có thể hăm dọa được Philippines với chiến thuật bặt nạt của mình”, nghị sỹ cho biết.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, viện dẫn vào “đường lưỡi bò” phi lý của mình.