Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Vườn đào Nhật Tân thấm đẫm mồ hôi trong ngày giá rét


Hà Nội vừa trải qua đợt rét đậm kèm mưa, nhiều hoạt động ngoài trời giảm hẳn tránh cái lạnh cắt da cắt thịt. Song đối với người trồng đào Nhật Tân, họ gần như không có khái niệm về thời tiết trong việc chăm sóc cho những gốc đào kinh tế của mình.

Trên cánh đồng đào bát ngát ven sông Hồng vẫn lấp ló những bóng người sau gốc đào đang chuẩn bị bung hoa khoe sắc. Càng những lúc tiết trời khắc nghiệt, người trồng đào càng phải bỏ nhiều công sức trên những cánh đồng hoa.

Các chủ vườn đào Nhật Tân đang cưa những gốc đào rừng chuẩn bị ghép mắt đào bích cho năm sau, khi nhiệt độ Hà Nội xuống thấp kèm mưa.

Tết Nguyên đán vẫn còn cách hơn một tháng nữa, nhưng ở Nhật Tân đã bắt đầu rục rịch cho việc chuẩn bị bán đào.

Nắng lên, vườn đào khoe những nụ hoa sớm đầu tiên trên cánh đồng đào Nhật Tân.

Bà Nguyễn Thị Tân người gốc Nhật Tân đang tỉa lá cho mấy gốc đào bích được 6 năm tuổi.

Bà cảm thấy rất tự hào khi kể chuyện nguồn gốc nghề trồng đào lâu đời ở Nhật Tân, bà nói rằng cây đào Nhật Tân xưa đã được các cụ ở làng mang làm quà tặng vua Quang Trung.



Các luống hoa xen lẫn những luống đào rất đẹp.

Cây cầu Nhật Tân nhìn từ cánh đồng đào ven sông Hồng.

Trong khoảng 20 ngày tới, người trồng đào Nhật Tân sẽ đánh gốc đào thế mang bán.

Kĩ thuật trồng đào của người Nhật Tân nay đã phần nào khắc phục được sự thất thường của thời tiết, song mọi người đều cho rằng mùa đào Tết có "ấm" hay không là nhờ sự may mắn đến từ ông trời.

Các luống rau ăn trồng xen kẽ với những luống đào. Các chủ đào thường khuyến mãi rau sạch cho những khách hàng xởi lởi đến mua đào tại vườn.

Một người chơi đào sớm chọn được cành đào ưng ý với giá 200 nghìn đồng.

Buổi chiều về trên cánh đồng đào Nhật Tân.

Cá hô nặng 110kg bán giá 150 triệu đồng


Sáng 13/1, con cá hô nặng 110kg được một ngư dân thả lưới bắt trên sông Hậu vào tối 12/1, đã được bán cho một nhà hàng ở TPHCM với giá 150 triệu đồng.

Con cá hô này dài khoảng 1,3m, nặng 110kg được một ngư dân đánh lưới trên sông Hậu (đoạn qua xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp).
Chú cá hô "khủng" khi vừa được đưa lên bờ.

Sau khi nhận thông tin về con cá hô “khủng”, một nhà hàng ở TPHCM đã cử nhân viên xuống trực tiếp mua và vận chuyển cá hô về TPHCM.
Cá được vận chuyển từ Đồng Tháp về TPHCM.

Thời gian gần đây, ngư dân các tỉnh miền Tây liên tục bắt được loài cá hô có tiếng "khổng lồ" này.
Trước đó, ngày 28/12/2014, một ngư dân tên Nghĩa đi bủa lưới trên sông Nha Mân (một nhánh của sông Tiền) đoạn qua địa bàn xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, bắt được cá hô nặng 90kg.
Ngày 6/12, ngư dân Nguyễn Thanh Lộc (50 tuổi) và con trai Nguyễn Văn Minh (27 tuổi, ngụ huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) đang đánh cá trên sông Cổ Chiên bắt được cá hô nặng gần 130 kg.
Sáng 16/10/2014, ngư dân Trần Minh Dũng (35 tuổi) thả lưới ở nhánh sông Đồng Nai (phía quận 9, TPHCM) bắt được con cá hô 128kg.
Chú cá đã được xẻ thịt để bán cho khách.

Tất cả các chú cá hô trên đều được đưa về TPHCM tiêu thụ với giá khá cao.

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Hà Nội: Xử phạt gần 500 tài xế “ma men”


Chỉ trong 15 ngày của đợt 1 ra quân xử lý về vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông, CSGT Hà Nội đã xử lý 464 trường hợp, phạt thành tiền 754.640.000 đồng.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ tai nạn giao thông do rượu bia gây ra, nhất là vào dịp cuối năm, từ ngày 15/12/2014, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (Công an TP Hà Nội) bắt đầu mở đợt cao điểm xử lý vi phạm qui định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trong dịp cuối năm.
Lần ra quân xử lý này chia làm 3 đợt: Đợt 1 từ ngày 15/12-31/12/2014, đợt 2 từ ngày 15/1/2015-31/1/2015, đợt 3 từ ngày 15/2/2015-28/2/2015.

CSGT Hà Nội đã xử lý 464 "ma men" lái xe ngoài đường trong đợt 1 ra quân
Thông tin từ phòng CSGT Đường sắt – Đường bộ (Công an TP Hà Nội) cho biết, trong đợt 1 ra quân vừa qua. CSGT đã xử lý 464 trường hợp vi phạm qui định về nồng độ cồn, trong đó ô tô là 43 trường hợp, xe mô tô là 421 trường hợp; tạm giữ 464 phương tiện và 40 bộ giấy tờ; tước GPLX 464 trường hợp; phạt thành tiền là 754.640.000 đồng.
“Sắp tới đến ngày 15/1, lực lượng CSGT của Công an TP Hà Nội tiếp tục ra quân đợt 2 cho đến hết ngày 31/1/2015. Càng đến những ngày cận Tết Âm lịch, thì người dân hay sử dụng rượu bia nhiều. Nên tình trạng người điều khiển phương tiện ngoài đường có nồng độ cồn vượt quá qui định chắc chắn sẽ tăng lên. Chúng tôi sẽ làm quyết liệt hơn, vì phần lớn các vụ tai nạn đều có liên quan đến rượu bia. Các đội CSGT trên địa bàn Hà Nội thành lập các tổ xử lý theo chuyên đề và chia làm hai ca từ 12h đến 16h, từ 18h đến 22h hàng ngày” – đại diện lãnh đạo phòng CSGT Đường sắt – Đường bộ (Công an TP Hà Nội) cho biết.
Theo Nghị định 71/2012/NĐ - CP qui định người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng; Hành vi này đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 triệu đồng.
Trường hợp người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng.Còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, hành vi vi phạm này bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 30 đến 60 ngày tùy theo mức độ vi phạm.

Thế giới xuống đường sát cánh cùng nước Pháp


Cùng với cuộc tuần hành lịch sử của gần 4 triệu người tại Paris ngày hôm qua 11/1, người dân nhiều nước trên thế giới cũng xuống đường thể hiện tình đoàn kết với người dân Pháp sau các vụ khủng bố làm 17 người thiệt mạng tại Paris vừa qua.

\
Bắt đầu từ lúc 11 giờ sáng giờ địa phương, tại Canada, hàng nghìn người đã diễu hành tại nhiều thành phố như Montreal, Ottawa, Toronto và Vancouver. Dòng người hô vang khẩu hiệu “Tôi là Charlie". Trong ảnh là cuộc tuần hành tại Montreal có sự tham gia của thị trưởng thành phố, ông Denis Coderre (giữa) (Ảnh: The Canadian Press)

Tại Berlin, khoảng 18.000 người nói tiếng Đức, Anh, Pháp và Nga đã tuần hành, giơ cao khẩu hiệu “Tôi là Charlie” và "Tôi là một người do thái” (I am a Jew) viết bằng tiếng Pháp (Ảnh: Germanforeignoffice)

Người dân đứng bên ngoài Đại sứ quán Pháp tại Berlin giơ cao những cây bút trước khẩu hiệu "Tôi là Charlie" (Ảnh: AFP)


Hơn 20.000 người diễu hành ở thành phố Brussels, Bỉ (Ảnh: DPA)


Tại Israel, hàng trăm người tập hợp tại Jerusalem tưởng niệm các nạn nhân là con tin người Do Thái bị thiệt mạng trong cuộc tấn công tại tiệm tạp hóa ở Paris vừa qua. Họ giơ cao khẩu hiệu “Tôi là Charlie" (Ảnh: AFP)
(Ảnh: AFP)

Nhiều người Hồi giáo cũng diễu hành tại Madrid, Tây Ban Nha, đặt vòng hoa tưởng niệm những nạn nhân của các vụ tấn công tại Paris trước cửa Đại sứ quán Pháp với dòng chữ “Trong tinh thần đoàn kết với nước Pháp” (Ảnh:AFP)

 
(Ảnh: AFP)
Nhiều người Hồi giáo tại thủ đô Beirut của Lebanon cũng xuống đường phản đối những phần tử đạo hồi đứng đằng sau các cuộc tấn công ở Paris (Ảnh:EPA)

Người Úc đã tổ chức cuộc diễu hành tại Cung điện Martin, nơi tháng trước đã diễn ra vụ bắt cóc con tin gây rúng động làm 2 người thiệt mạng (Ảnh: The Australian)

Tại Anh, bên ngoài quảng trường Trafalgar, London, ngập cờ Pháp và dòng người ho tô khẩu hiệu “Tôi là Charlie” (Ảnh: BBC)


Phó thủ tướng Anh Nick Clegg cũng có mặt tại lễ tuần hành ở quảng trườngTrafalgar (Ảnh: AFP)

Hàng nghìn tuần hành tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát Charlie Hebdo tập trung trước văn phòng thủ tướng Áo tại Vienna (Ảnh: EPA)


Người dân tại thành phố bờ tây Ramallah của Palestine tuần hành (Ảnh: AFP)
 

Người Pháp tại Nhật Bản tuần hành trước Viện Nghiên cứu Pháp ở Tokyo thể hiện tình đoàn kết với nước Pháp (Ảnh: AP)
 

Một gia đình người Nhật Bản ghi dòng chữ “Tôi là Charlie” vào cuốn sổ chia buồn với các nạn nhân trong vụ tấn công ở Pháp tại Viện Nghiên cứu Pháp ở Tokyo ngày 11/1 (Ảnh: AP)
 

Lực lượng an ninh Palestine xuống đường diễu hành phản đối hành động khủng bố tại Paris, giơ cao cờ Pháp và cờ Palestine (Ảnh: AP)


Trẻ em Palestine cũng tham gia tuần hành (Ảnh: AP)

"Biển" người tuần hành lịch sử phản đối tấn công khủng bố tại Pháp


Khoảng 40 lãnh đạo thế giới và gần 4 triệu người đã đổ xuống các đường phố khắp nước Pháp để tham gia cuộc tuần hành quy mô lớn nhằm bày tỏ đoàn kết sau khi 17 người thiệt mạng trong loạt tấn công khủng bố trong 3 ngày liên tiếp, vốn làm rúng động thủ đô Paris.



 
 Tổng thống Pháp Francois Hollande và các nguyên thủ thế giới tham gia tuần hành. (Ảnh: BBC)
 
(Ảnh: AP)
 
"Biển" người tập trung tại quảng trường Cộng hòa ở thủ đô Paris. (Ảnh: AFP)
 
Người tuần hành mang một băng-rôn lớn với dòng chữ: "Chúng tôi là Charlie" để bày tỏ sự ủng hộ với tạp chí châm biếm Charlie Hebdo sau vụ tấn công vào tòa báo này hôm 7/1. (Ảnh: AFP)

Dòng người di chuyển qua đại lộ Voltaire. (Ảnh: Getty)
 
Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Bộ nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve cho biết đây là cuộc tuần hành có quy mô "chưa từng có" trong lịch sử nước Pháp. Được biết, với con số ước tính khoảng 2,5 triệu người, số lượng người Pháp tham gia tuần hành ngày 11/1 còn hơn cả lễ mừng độc lập năm 1944.
 
Cuộc tuần hành với sự tham gia của đông đảo người Pháp, không phân biệt tôn giáo, xuất thân, đã xóa tan âm mưu chia rẽ sắc tộc của bọn khủng bố. Đồng thời, cũng thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Pháp và sự ủng hộ của nhân dân thế giới trước hàng loạt những hành động tấn công khủng bố diễn ra gần đây.
 
BBC cho hay đám đông tuần hành đang đổ qua các con phố về quảng trường Nation, điểm đích của lễ tuần hành. Trong một diễn biến khác, hãng AFP cho hay Tổng thống Pháp Hollande đã gặp mặt gia đình anh Ahmed Merabet, viên cảnh sát bị bắn chết bên ngoài văn phòng tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo sau khi rời cuộc tuần hành.
 
Người dân Berlin, Đức trong ngày hôm nay đã tập trung tại Cổng Brandenburg với những tấm biểu ngữ mang hình cây bút chì ghi một câu nói của tiểu thuyết gia Victor Hugo: "Tự do bắt đầu ở nơi sự ngu dốt kết thúc". (Ảnh: AFP)
 
Số lượng người tham gia tuần hành đã cao hơn dự kiến rất nhiều. Hãng tin AFP cho biết khoảng 2,5 triệu người, trong đó có 1,5 triệu người ở Paris và 1 triệu người tại các nơi khác trên khắp nước Pháp đã tham gia vào cuộc diễu hành này.
 
Hãng AFP đưa tin lãnh đạo một số quốc gia tham dự đoàn tuần hành như Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron đã trở về điện Elysee.
 
Khoảnh khắc Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ lời chia buồn với Tổng thống Pháp Hollande về những thảm kịch liên tiếp ập tới với nước Pháp. (Ảnh: AP)
 
Luke Heighton, phóng viên báo Telegraph, tường thuật rằng số lượng người tham gia tuần hành vẫn không hề giảm dù trời đang dần tối.
 
Quảng trường Cộng hòa ở thủ đô Paris nhìn từ trên cao. (Ảnh: AFP)
 
Một phóng viên hãng BBC cho hay các tiểu thương Hồi giáo đang đưa hoa miễn phí cho những người tham gia cuộc tuần hành, để tưởng niệm 17 nạn nhân thiệt mạng trong tuần qua.
 
BBC dẫn lời một người Do Thái tại Paris, cho hay đóa hồng trắng trên tay anh là do một người Hồi giáo tặng. Anh chia sẻ khoảnh khắc ấy thật sự rất ý nghĩa: "Chúng tôi đều là anh chị em, đều thuộc nhân loại. Và chúng tôi đang cùng nhau sát cánh với những người thân của gia đình các nạn nhân trong thời điểm khó khăn này. Chúng tôi đoàn kết với nhau".
 
Trang CNA của Singapore đưa tin tờ báo Bỉ Le Soir đã phải sơ tán tất cả nhân viên sau khi nhận được một lời đe dọa đánh bom sau 14h30 (giờ Pháp), trước khi cuộc tuần hành diễn ra. Đây dường như là lời thách thức với tất cả những cuộc tuần hành chống khủng bố đang diễn ra khắp thế giới. 
 

Dòng chữ Je suis Charlie (Tôi là Charlie) trên cửa kính ở trụ sở tờ Le Soir. (Ảnh: AFP)
 
Được biết, tờ Le Soir cũng tham gia vào làn sóng phản đối các tấn công khủng bố ở Pháp tuần vừa rồi với dòng chữ Je suis Charlie (Tôi là Charlie) trên cửa kính ở trụ sở.
 
Quảng trường Cộng hòa nhìn từ trên cao. (Ảnh: AP)
 
Người dân khắp nơi trên thế giới hôm nay cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với nước Pháp. Hàng trăm người tập hợp ở tòa thị chính Jerusalem, Israel để hưởng ứng buổi tuần hành ở Paris.
 
Những cây bút được đặt trên quảng trường Cộng hòa ở thủ đô Paris để tưởng nhớ các họa sĩ biếm hoạ thiệt mạng trong vụ tấn công tạp chíCharlie Hebdo. (Ảnh: AFP)
 
Người đứng đầu Liên đoàn các nhà thờ Hồi giáo Pháp, Mohammad Moussaoui, đã kêu gọi người Hồi giáo Pháp tham gia vào cuộc tuần hành. Ông Moussaoui cho rằng cuộc tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo, khiến 12 người thiệt mạng hôm 7/1, là cuộc tấn công "vào nước Pháp và người Pháp" và người Hồi giáo là một phần của cộng đồng này.
 
Theo BBC, cuộc tuần hành sẽ diễn ra với 2 tuyến đường chính với điểm đầu là quảng trường Cộng hòa và điểm đích là quảng trường Nation. Trong đó, đi đầu một tuyến đường dọc theo đại lộ Voltaire đến quảng trường Nation là các gia đình có người thân bị giết hại trong những cuộc tấn công ở Paris tuần vừa qua.
 
Thủ tướng Anh David Cameron (thứ hai, từ phải sang) và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt (phải) trong cuộc tuần hành. (Ảnh: BBC)
 
Trang tin Telegraph đăng tải bức ảnh Tổng thống Pháp Francois Hollande cùng các nhà lãnh đạo thế giới như Thủ tướng Ý Matteo Renzi, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, Thủ tướng Đức Angele Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu... đã sẵn sàng tham gia tuần hành.
 
Tham gia cuộc tuần hành tại Paris ngày 11/1 có khoảng 40 vị lãnh đạo đến các nước trên thế giới. (Ảnh: Telegraph)
 
Vào 15 giờ ngày 11/1, khoảng 40 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và các nhà lãnh đạo cấp cao đến từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu cuộc tuần hành trên đường phố Paris để bày tỏ tình đoàn kết và sát cánh với nước Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố. Ước tính 1 triệu người dân Pháp sẽ tham gia trong cuộc tuần hành lịch sử này.
 
Một số lãnh đạo và quan chức cấp cao các nước tham gia tuần hành: 

Tổng thống Pháp Francois Hollande
Thủ tướng Đức Angela Merkel
Thủ tướng Anh David Cameron
Thủ tướng Ý Matteo Renzi
Thủ tướng Tây Ban NhaMariano Rajoy
Tổng thống Romania Klaus Iohannis
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz
Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt
Thủ tướng Bỉ Charles Michel
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte
Thủ tướng Gruzia Irakli Garibachvili
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg
Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras
Thủ tướng Ireland Enda Kenny
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven
Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Bộ trưởng tư pháp Mỹ Eric Holder
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu
Vua Jordan Abdullah II và Hoàng hậu Rania
Thủ tướng Palestine Mahmud Abbas

 
Telegraph đưa tin Pháp đã triển khai khoảng 2.200 nhân viên an ninh, bao gồm các tay súng bắn tỉa trên các tòa nhà và cảnh sát mặc thường phục, để bảo vệ những người diễu hành khỏi nguy cơ bị tấn công khủng bố.
 
Rất đông người tập trung tại Quảng trường Cộng hòa ở thủ đô Paris ngày 11/1 để tham gia cuộc tuần hành. (Ảnh: AFP)
 
Trong một bài phát biểu sau khi 2 vụ bắt cóc con tin trong ngày 9/1 kết thúc, Tổng thống Pháp đã nói rằng: “Tôi kêu gọi tất cả những người dân Pháp sẽ xuống đường trong ngày Chủ nhật, để cùng nhau bảo vệ những giá trị dân chủ, tự do của nước Pháp”.
 

Một cô bé tham gia tuần hành và giương cao tấm biển: "Khi lớn lên con sẽ trở thành nhà báo". (Ảnh: BBC)
 
Các cuộc đột kích của cảnh sát Pháp ngày 9/1 đã khép lại 53 giờ kinh hoàng, với một vụ thảm sát, hai vụ bắt cóc con tin, 17 dân thường và cảnh sát thiệt mạng, trước khi 3 kẻ hung thủ bị tiêu diệt trong chiến dịch có hơn 80.000 cảnh sát tham gia.
 
Ước tính hơn 1 triệu người tham gia cuộc tuần hành hôm nay. (Ảnh: AFP)
Trưa ngày 7/1 theo giờ địa phương, một cuộc thảm sát đã xảy ra tại tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo. Hai tay súng được cho là anh em nhà Kouachi đã nã đạn giết chết 12 người, trong đó có những họa sỹ tranh biếm họa nổi tiếng nhất nước Pháp.
Ngày 8/1, một kẻ tấn công đã nổ súng vào một nữ cảnh sát tại ngoại ô phía Nam Paris, khiến nữ cảnh sát này thiệt mạng và làm bị thương một nhân viên quét đường. Nghi phạm vụ tấn công được xác định là Amedy Coulibaly.
 
2 tuyến đường tuần hành tại Paris. (Đồ họa: BBC)
 
Chiều ngày 9/1, anh em nhà Kouachi, hai kẻ khủng bố được cho là đã tấn công tòa báo Charlie Hebdo đã tiến vào một xưởng in ở đông bắc Paris và cố thủ tại đây với một con tin. Gần như cùng lúc, nghi phạm Amedy Coulibaly trong vụ tấn công ngày 8/1 đã bắt cóc khoảng 20 con tin ở một tiệm tạp hóa Do Thái tại đông Paris.
 
Sơ đồ cho thấy 3 vụ tấn công tại Paris trong 3 ngày liên tiếp từ 7-9/1. (Đồ họa: Ngọc Diệp)
 
Hai vụ bắt cóc con tin ngày 9/1 ở đã kết thúc bằng 2 cuộc đột kích đồng thời, với 3 tên khủng bố bị tiêu diệt, 4 con tin bị thiệt mạng.
 
Các nghi phạm này có quen biết từ trước và đã phối hợp tiến hành các vụ tấn công khiến cả nước Pháp rúng động trong 3 ngày 7-9/1. 

Philippines ra sách kỹ thuật số về tranh chấp trên Biển Đông


Theo mạng tin Inquirer.net ngày 12/1, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) vừa ra mắt cuốn sách kỹ thuật số nhỏ bằng tiếng Philippines nhằm giúp người dân nước này hiểu về sự tranh chấp trên Biển Đông (Manila gọi là Biển Tây Philipines) với Trung Quốc.


Cuốn sách có tựa đề “Ang West Philippine Sea: Isang Sipat” sẽ được phát cho tất cả cán bộ ngoại giao Philippines ở nước ngoài và các cơ quan lãnh sự của bộ ở trong nước.

Bộ trên cũng có kế hoạch đưa cuốn sách này vào chương trình giảng dạy ở nhà trường như một phần nỗ lực của chính quyền Manila nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này.

Trong một tuyên bố tuần trước, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose đã nhấn mạnh sự cần thiết nâng cao ý thức của người dân về biển đảo và cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu truy cập toàn diện về Biển Đông.

Croatia có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử


Ứng cử viên đối lập Kolinda Grabar-Kitarovic đã giành thắng lợi trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Croatia ngày 11/1, trở thành nữ tổng thống đầu tiên của đất nước vùng Balkan này.

Bà Grabar-Kitarovic (Ảnh: AFP)
Theo kết quả kiểm 99,42% số phiếu công bố sáng 12/1, bà Grabar-Kitarovic giành được 50,42%, cao hơn đương kim Tổng thống Ivo Josipovic với 49,58% số phiếu. Như vậy bà Grabar-Kitarovic sẽ trở thành tổng thống thứ 4 của Croatia kể từ khi giành độc lập từ Nam Tư cũ năm 1991.
Với kết quả này, Tổng thống Josipovic đã chấp nhận thất bại và chúc mừng đối thủ.         
"Grabar-Kitarovic đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ và tôi chúc mừng bà ấy", Tổng thống sắp mãn nhiệm 57 tuổi nói với các phóng viên tại dinh Tổng thống.
Phát biểu sau khi giành chiến thắng, bà Grabar-Kitarovic cam kết sẽ xây dựng Croatia thành một trong những nước phồn vinh nhất Liên minh châu Âu (EU).
"Tôi sẽ không để bất kỳ ai nói rằng Croatia không phát triển, không thịnh vượng", bà nêu rõ quyết tâm khi kêu gọi sự đoàn kết dân tộc trong việc đẩy lùi khủng hoảng kinh tế.
Bà cũng cam kết sẽ đấu tranh vì lợi ích quốc gia, củng cố quốc phòng và tuyên chiến với tham nhũng.
Về đối ngoại, Grabar-Kitarovic đặt quyết tâm khôi phục quan hệ với Đức, ủng hộ người Croatia sinh sống tại Bosnia và Herzegovina, cũng như tại các vùng khác trên thế giới.
Bà Grabar-Kitarovic năm nay 46 tuổi, ứng cử viên của đảng Cộng đồng Dân chủ (HDZ) đối lập. Bà từng là nữ Ngoại trưởng đầu tiên của Croatia, cựu Đại sứ Croatia tại Mỹ và là người ủng hộ nhiệt thành đường lối gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO).
Trong cuộc bầu cử vừa qua, bà không chỉ nhận được sự ủng hộ của đảng đối lập lớn nhất là HDZ mà còn có sự "chống lưng" của 8 chính đảng khác. Điều này sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho bà trong việc nắm quyền điều hành đất nước trong 5 năm tới.
Theo kế hoạch, kết quả bầu cử cuối cùng sẽ được công bố vào chiều tối 12/1 theo giờ địa phương, khi tất cả các hòm phiếu ở nước ngoài.

Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố sẵn sàng gặp lãnh đạo Triều Tiên


Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye ngày 12/1 cho biết bà sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào, và hối thúc Bình Nhưỡng phản hồi chủ động hơn đối với đề nghị đối thoại của Seoul.


Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye trong cuộc họp báo ngày 12/1. (Ảnh:AFP)
 
Trong cuộc họp báo được trên truyền hình vào hôm nay, nữ Tổng thống Hàn Quốc cho hay việc chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên nên là một phần quan trọng của các cuộc thảo luận cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, nhưng điều đó không phải là điều kiện tiên quyết để có một cuộc gặp thượng đỉnh.
“Lập trường của tôi là để giảm bớt nỗi đau về sự chia cắt và hoàn thành sự thống nhất một cách hòa bình, tôi sẵn sàn gặp bất kỳ ai. Tôi sẵn sàng cho một cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên nếu điều đó hữu ích. Không có điều kiện tiên quyết nào”, bà Park nói.
Seoul hồi tháng trước đã đề xuất các cuộc đàm phán xuyên biên giới cấp cao hiếm hoi nhằm thảo luận các vấn đề cấp bách, trong đó có một cuộc đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán do cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-53.
Trong một đề xuất hòa bình, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tuần trước cho biết ông để ngỏ các cuộc đàm phán “cấp cao nhất” với Hàn Quốc, nhưng Bình Nhưỡng chưa phản hồi đối với đề xuất cụ thể của Seoul.
Tổng thống Park đã kêu gọi Bình Nhưỡng trả lời đề nghị của Seoul, nói rằng: “Triều Tiên nên tiến tới các cuộc đàm phán một cách chủ động”.
Bà Park cũng đề xuất tổ chức một cuộc đoàn tụ gia đình vào dịp năm mới âm lịch trong tháng 2 tới.
Tổng thống Hàn Quốc cho hay Seoul không đặt điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán được đề xuất nhưng nói thêm rằng Bình Nhưỡng cần chứng tỏ sự “thân thành” về các vấp đề cấp bách nhưng giải trừ kho vũ khí hạt nhân.
Hiện tại, chưa có dấu hiệu nào về một kế hoạch cụ thể cho cuộc gặp chính thức giữa hai nhà lãnh đạo. Các nguyên thủ Hàn Quốc và Triều Tiên mới chỉ gặp nhau 2 lần, vào năm 2000 và 2007, kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt cuối Thế chiến II.

Bộ trưởng Nhật: Trung Quốc liên tục có các hành động nguy hiểm ở Hoa Đông


Trung Quốc hôm nay đã lần đầu tiên lên tiếng chỉ trích tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật Gen Nakatani, nói rằng nước này “phản đối mạnh mẽ” các bình luận của ông rằng Bắc Kinh liên tục gây ra “các hành động nguy hiểm” ở Hoa Đông.

Tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật Gen Nakatani trong vòng vây của báo giới. (Ảnh: AP)
 
Hồi tuần trước, tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã cáo buộc các tàu của Trung Quốc vi phạm lãnh hải Nhật Bản ở Hoa Đông, nói thêm rằng Bắc Kinh chĩa radar ngắm bắn vào các tàu Nhật, thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông và “đưa các máy bay chiến đấu lại gần bất thường” các máy bay Nhật.
Trong một tuyên bố đăng tải trên trang web vào hôm nay, Bộ quốc phòng Trung Quốc đã đáp trả, nói rằng các hành động quân sự của nước này trên biển và trên không “là hoàn toàn hợp pháp”.
“Lãnh đạo Bộ quốc phòng Nhật đã phớt lờ các sự thật và vẫn nhắc lại giọng điệu cũ, thổi phồng mối đe dọa quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc phản đối mạnh mẽ điều này”, tuyên bố viết.
Bộ quốc phòng Trung Quốc còn nhắc lại lập trường rằng Bắc Kinh có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông và rằng nước này đã làm rõ với Tokyo về việc sử dụng radar.
Mặc dù hai nước đã đạt được một thỏa thuận hồi cuối năm ngoái nhằm điều chỉnh quan hệ song phương, nhưng các bình luận của Bộ quốc phòng Trung Quốc hôm nay đã cho thấy trạng thái mong manh trong quan hệ giữa hai láng giềng châu Á.
Quan hệ Trung-Nhật, vốn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề lịch sử, đã suy giảm nghiêm trọng trong 18 tháng qua do cuộc tranh chấp liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Ông Gen Nakatani, một nghị sĩ từng phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Nhật, đã được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bổ nhiệm làm Bộ trưởng quốc phòng hồi cuối năm ngoái.
Ông Nakatani, người cũng đứng đầu cơ quan quốc phòng Nhật trong giai đoạn 2001-2002, tin rằng Nhật Bản nên có khả năng tấn công phủ đầu các căn cứ của đối phương trong trường hợp Nhật sắp bị tấn công.