Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Thuỷ điện Lai Châu "chạy nước rút" cho hạn tích nước, phát điện


Ngày 28/1, dẫn đầu đoàn công tác của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng – Chủ tịch Hội đồng có cuộc làm việc, kiểm tra thực tế công tác thi công trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Lai Châu.

Vết nứt thân đập không đáng ngại
Hoạt động thi công phía hạ lưu, khu vực xả nước, phát điện của nhà máy thuỷ điện Lai Châu.
Hoạt động thi công phía hạ lưu, khu vực xả nước, phát điện của nhà máy thuỷ điện Lai Châu.
Báo cáo với Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, đại diện chủ đầu tư dự án - Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cho biết, công trình đang được tích cực được triển khai thi công. Khối lượng công việc các gói thầu chính đạt tiến độ.
Hiện tại, công trình đã hoàn thành đào hố móng 100%, đổ bê tông thường đạt 88%, đổ bê tông đầm lăn đạt 79%, khoan phụt gia cố và chống thấm đạt 68%; và lắp đặt thiết bị đạt 33%.
Trong năm 2015, công trình dự kiến hoàn thành 2 mốc tiến độ cơ bản là đóng cống tích nước hồ chứa vào tháng 6 và phát điện tổ máy số 1 vào tháng 12 (tiến độ cũ là tháng 3/2016).
Hiện tại, 2 phần việc đang được tập trung triển khai là hoàn thành di dân giải phóng toàn bộ lòng hồ vào tháng 4/2015 để tích nước cho thuỷ điện; hoàn thành lắp đặt đường dây 500 kV đến nhà máy vào tháng 10/2015 để đóng điện, chuẩn bị phát điện lên hệ thống truyền tải điện quốc gia. Hiện EVN đang đôn đốc TCTy truyền tải điện để có thể hoàn thành việc này chậm nhất vào 28/10/2015.
Cam kết sẽ hoàn thành đúng tiến độ những phần việc này, Phó Tổng GĐ EVN cũng khẳng định, đến thời điểm này, qua quan trắc, chất lượng thuỷ điện cũng đảm bảo, dù có một số hạng mục công trình phải thay đổi, điều chỉnh thiết kế. Qua các lần kiểm tra, những yêu cầu, của Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã được chủ đầu tư, các nhà thầu tiếp thu, tuân thủ.
 
Các vết nứt trên thân đập được khẳng định đang khép dần, đảm bảo an toàn, chất lượng.
Các vết nứt trên thân đập được khẳng định đang khép dần, đảm bảo an toàn, chất lượng.
Báo cáo thêm về tình hình 4 vết nứt trên thân đập thuỷ điện, ông Nguyễn Tài Anh cho bết, đến nay, xu hướng các vết nứt này đều đang dần khép lại, đảm bảo chất lượng. Quá trình thi công cũng không xảy ra sự cố, khiếm khuyết chất lượng nào.
Chỉ một phần việc hiện đang chậm tiến độ là hoạt động thi công tuyến đường 127 phục vụ việc di dân, tái định cư. Đáng ra phần việc này phải hoàn thành vào tháng 12/2014 vừa qua nhưng do điều kiện khó khăn về địa hình, thời tiết mưa gió nhiều nên đến nay, EVN đang tập trung để “trả nợ” đầu việc này vào tháng 3 năm nay.
Hiện tại, trên công trường có 6.500 lao động làm việc 3 ca liên tục (trong đó hơn 4.000 công nhân chuyên nghiệp của các nhà thầu lớn). Không khí lao động trên công trường rất khẩn trương.
GS.TS nguyễn Chiến - Tổ trưởng Tổ chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu nhà nước cho biết, đến nay Hội đồng đã có 9 đợt kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng công trình. Hội đồng đã yêu cầu chủ đầu tư khắc phục một số vấn đề còn tồn tại như: Công tác an toàn lao động; thi công bê tông đầm lăn cần đảm bảo chiều dày san, dải lớp bê tông; chú ý thi công khe nhiệt và các tấm cách nước để tăng cường chống thấm; Kịp thời lắp đặt các thiết bị quan trắc, đo đạc, thu thập đầy đủ số liệu để đánh giá trạng thái làm việc của công trình trước khi tích nước; chú ý xử lý đứt gãy địa chất tại nền vai phải và vai trái đập…
Sớm 1 năm lợi 4.000 tỷ đồng
Dự kiến tổ máy số 1 của nhà máy sẽ phát điện vào tháng 12/2015, sớm hơn kế hoạch đề ra.
Dự kiến tổ máy số 1 của nhà máy sẽ phát điện vào tháng 12/2015, sớm hơn kế hoạch đề ra.
Lần kiểm tra thứ 10 do Chủ tịch Hội đồng – Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu, GS.TS Nguyễn Chiến lưu ý, 2 tiến độ lớn đặt ra theo hồ sơ dự án là có tính khả thi nhưng cần lưu ý 2 khâu găng nhất là việc thi công 2 khoang tràn ở phía cống tích nước và lắp thiết bị cả van, cửa đóng mở, phải vạch kế hoạch chi tiết để đảm bảo việc hoàn thành.
“Vấn đề kiểm soát sạt lở bờ hồ chứa và thượng lưu, vì thời hạn tích nước từ nay đến tháng 6 rất gấp nên phải hoàn thành công tác mô tả khảo sát điểm sạt lở để có đủ thời gian xử lý” – Tổ trưởng Tổ chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu nhà nước nhấn mạnh.
Còn về tình hình các vết nứt, ông Chiến nhận xét, nhà thầu đa xử lý theo đúng bài bản thiết kết, quá trình theo dõi Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng ghi nhận diễn biến các vết nứt đã từ từ khép lại, đánh giá thực tế tiến triển là tốt.
Phát biểu chỉ đạo, kết luận cuộc làm việc, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh ý nghĩa của thuỷ điện Lai Châu là một công trình trọng điểm quốc gia mà Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư, là 1 trong 4 công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà (cùng với thuỷ điện Sơn La, Thác Bà, Hoà Bình), nhằm đáp ứng yêu cầu rất lớn về điện năng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần trị thuỷ trên hệ thống sông Đà, sông Hồng, giúp hạn chế sức tàn phá của thiên nhiên, đảm bảo an toàn vùng hạ du.
Đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư, các nhà thầu để đảm đương nhiệm vụ quan trọng được giao cũng như chỉ đạo quyết liệt của các Bộ, ngành, địa phương để công trình triển khai được một cách suôn sẻ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhận xét, thuỷ điện Lai Châu thể hiện nhiều ưu việt, được rút kinh nghiệm từ quá trình thi công thuỷ điện Sơn La.
 
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng kiểm tra hoạt động thi công trên mặt đập thuỷ điện.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng kiểm tra hoạt động thi công trên mặt đập thuỷ điện.
Bộ trưởng ghi nhận, việc hoàn thành, phát điện sớm hơn kế hoạch ban đầu 1 năm giúp tiết kiệm lớn chi phí đầu tư dự án, nhanh chóng mang lại những giá trị quan trọng về khai thác tài nguyên khi mỗi năm phát điện mang lại lợi ích hơn 4.000 tỷ đồng.
Dù vậy, Bộ trưởng yêu cầu chủ đầu tư thường xuyên quan tâm, không được lơ là, chủ quan trong bất cứ thời điểm nào để quản lý chặt chẽ chất lượng công trình trong suốt quá trình triển khai dự án, khai thác sử dụng…  Bột rưởng Xây dựng lưu ý việc xử lý các khe nhiệt, các tấm cách nước, các vết nứt, xử lý chống thấm, công đoạn lắp máy…
Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng nhắc lại chi tiết tại hầm ngang cao độ 265m vai trái có hiện tượng nước thấm chảy khá mạnh và đề nghị chủ đầu tư có biện pháp khoan phụt vữa và khoan tiêu thoát nước ngầm; làm máng đo lưu lượng nước thấm để theo dõi diễn biến và xử lý triệt để.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng nhắc các nhà thầu tập trung đảm bảo an toàn thi công, an toàn cho người lao động vì vấn đề liên quan đến sinh mạng con người, không thể lơ là, chủ quan. Chất vấn cụ thể về tình hình đời sống người lao động, Bộ trưởng lưu ý nhà thầu đảm bảo vấn đề lương thưởng Tết, tổ chức cho công nhân ăn Tết tại công trường vui tươi, lành mạnh, sớm trở lại công việc ngay sau kỳ nghỉ Tết.
Bộ trưởng Xây dựng cũng đề nghị lãnh đạo địa phương phối hợp triển khai công tác tái định cư với nguyên tắc làm sao để người dân tái định cư có cuộc sống ổn định hơn, có việc làm, có đời sống khá hơn trước chứ không chỉ là có ngôi nhà ở đẹp hơn, khang trang hơn.

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ giám sát Táo quân 2015


Ông Lê Minh Tuấn, Trưởng phòng quản lý biểu diễn của Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có cuộc trao đổi với báo chí trước phản ứng của đạo diễn Đỗ Thanh Hải xung quanh việc Cục yêu cầu gửi hồ sơ đề nghị xin cấp phép tổ chức biểu diễn chương trình Táo quân 2015.

Trả lời về ý kiến của đạo diễn Đỗ Thanh Hải khi vị đạo diễn cho rằng giữa Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) và Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) không có mối liên đới nào để Cục yêu cầu VFC gửi đơn xin cấp phép biểu diễn, nội dung kịch bản Táo quân 2015; ông Lê Minh Tuấn, Trưởng phòng quản lý biểu diễn Cục NTBD cho rằng: VFC cũng chỉ là một đơn vị sự nghiệp thực hiện các chương trình sản xuất phim, hoạt động truyền hình cũng như tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, được sự quản lý của Bộ Thông tin-Truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch. Nên những chương trình thực hiện ngoài trụ sở thì cần phải nộp hồ sơ  xin giấy phép của Cục NTBD theo đúng quy định của nghị định 79.
“Về việc VFC cho biết, chương trình được thực hiện trong trụ sở của Đài truyền hình Việt Nam thì tất nhiên đơn vị này không phải gửi kịch bản để xin cấp phép. Cục NTBD sẽ không can thiệp và giám đốc Đài truyền hình Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung chương trình”, ông Lê Minh Tuấn trao đổi với phóng viên Dân trí ngày 26/1.
Cục NTBD sẽ giám sát Táo quân 2015 đúng quy định pháp luật
Táo quân luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của khán giả từ trước khi chương trình lên sóng bởi những vấn đề "nổi cộm" trong đời sống

Theo ông Lê Minh Tuấn, năm nay Cục chủ động gửi văn bản (ngày 13/1) hướng dẫn VFC gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật và kịch bản nội dung chương trình “Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2015” trong trường hợp tổ chức ngoài trụ sở cơ quan truyền hình là để tránh trường hợp xảy ra sự việc rắc rối như chương trình Táo quân 2014.
Trước năm 2013, chương trình “Gặp nhau cuối năm - Táo quân” đều được VFC ghi hình tại Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô, nhưng Cục NTBD không can thiệp vì chưa có nghị định 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu”. Từ năm 2013, khi nghị định 79 có hiệu lực thi hành thì Cục NTBD phải có trách nhiệm quản lý nếu chương trình Táo quân được ghi hình ngoài trụ sở Đài truyền hình Việt Nam.
Ông Lê Minh Tuấn cho biết, trước khi diễn ra chương trình Táo quân 2014, Cục NTBD phải phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch vào cuộc làm việc thì VFC mới gửi hồ sơ xin cấp phép theo quy định của pháp luật. 
Cục NTBD sẽ giám sát Táo quân 2015 đúng quy định pháp luật
Ông Lê Minh Tuấn cũng đưa ra quan điểm về việc Táo quân sử dụng nhiều lời hát chế trong chương trình, nếu chưa được sự đồng ý của tác giả sáng tác bài hát gốc là hành vi vi phạm quyền tác giả và các quyền liên quan đã được quy định trong luật Sở hữu trí tuệ

Ông Tuấn nhấn mạnh, Cục NTBD sẽ vẫn phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát Táo quân 2015 theo đúng quy định của pháp luật. Nếu chương trình có những nội dung chưa hoàn thiện thì Cục sẽ góp ý chương trình hay hơn, hoàn thiện hơn. Và nếu phát hiện điều gì chưa đúng quy định của pháp luật thì Cục sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan chấn chỉnh kịp thời.
“Chúng tôi sẽ giám sát xem việc thực hiện đó có đúng quy định pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống và thuần phong mỹ tục của dân tộc hay không”, ông Lê Minh Tuấn nói.
Trả lời báo chí chiều ngày 26/1, ông Lê Minh Tuấn cũng đưa ra quan điểm về việc Táo quân sử dụng nhiều lời hát chế trong chương trình. Theo ông Tuấn, nếu chưa được sự đồng ý của tác giả sáng tác bài hát gốc là hành vi vi phạm quyền tác giả và các quyền liên quan đã được quy định trong luật Sở hữu trí tuệ… 
Công văn nhắc nhở đơn vị sản xuất Táo quân 2015 của Cục NTBD ngày 13/1
Công văn nhắc nhở đơn vị sản xuất Táo quân 2015 của Cục NTBD ngày 13/1
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho biết Táo quân 2015 vẫn diễn ra. Kịch bản chương trình được giữ bí mật đến phút chót để gây bất ngờ cho khán giả. Ngày 13/1, Cục NTBD đã gửi văn bản tới VFC yêu cầu đơn vị phải có hồ sơ xin cấp phép biểu diễn Táo quân 2015, nội dung kịch bản, bao nhiêu tiểu phẩm, nghệ sĩ nào tham gia.
Trả lời báo chí ngay sau đó, đạo diễn Đỗ Thanh Hải lại cho rằng, việc Cục NTBD gửi văn bản nhắc nhở thể hiện sự “nhiệt tình” quá. Theo vị đạo diễn, Táo quân là sản phẩm truyền hình nên có rất nhiều hình thức thể hiện, từ quay hình, dàn cảnh, quay ở sân khấu, quay ở trường quay, quay ở bối cảnh thật ngoài đường phố, thậm chí quay trong trường quay ảo; vì thế Cục NTBD không thể đòi hỏi VFC cho xem nội dung kịch bản, cách thức sản xuất chương trình trước khi phát sóng…

Truyền hình thực tế: Đừng đùa với nước mắt khán giả!


Một chương trình làm khán giả thích thú, hoặc cười là một chương trình thành công. Một chương trình làm khán giả khóc thì còn trên cả thành công.

Nước mắt của khán giả đã trở thành một loại “thước đo”, một áp lực vô hình đặt lên vai những người làm các chương trình truyền hình thực tế (THTT). 

Lợi nhuận từ THTT đã khiến những nhà sản xuất ra sức tìm đủ mọi cách làm khán giả rơi lệ, họ đã phải vận dụng tới những “chiêu trò” tinh vi nhất. Ngay cả thí sinh, nhân vật tham gia chương trình cũng nhìn thấy lợi ích từ việc này. Chúng tôi tạm sử dụng khái niệm “kích dục thương hại” (tiếng Anh “poverty porn”) theo cách dịch của nhà báo Đinh Đức Hoàng, vì đây là cách dịch thoát ý và nói lên bản chất vấn đề nêu trên.

Theo từ điển trực tuyến Wikipedia, “kích dục thương hại” là sử dụng hình tượng đói nghèo, thiệt thòi qua các bài viết, ảnh chụp và phim để kích thích lòng thương hại, bán báo và kêu gọi quyên góp vật chất. Những “chiêu trò” này đã bắt đầu “nhạt” ở nước ngoài và đang nở rộ ở Việt Nam.

Con đường phúc lợi biến thành sở thú

Năm ngoái, một trong những chương trình truyền hình tai tiếng nhất ở Anh là Benefits Street (Con đường phúc lợi), với ý tưởng nghe rất nhân văn: phản ánh cuộc sống của những con người phải sống nhờ phúc lợi xã hội trên đường James Turner ở thành phố lớn thứ hai nước Anh, Birmingham. Với ý định phản ánh tinh thần cộng đồng, chương trình biến cuộc sống đường phố ở James Turner thành “một sở thú”, theo Vanity Fair, và các nhân vật trong đó như những con thú được trưng bày.

Truyền hình thực tế: Đừng đùa với nước mắt khán giả!
Ca sĩ Thúy Anh đeo mặt nạ giả, lấy tên giả Huyền Minh dự thi X-Factor từng là một “vết nhơ” khó tẩy của chương trình

Chương trình bị quy là một trường hợp “kích dục thương hại” bậc nhất trong năm qua ở Anh, nhưng cũng thành công vượt bậc, mỗi tập có vài triệu lượt người xem. Chương trình không dừng ở “thương vay khóc mướn” người nghèo, nó còn khiến họ không có vẻ không tự trọng. Họ không khổ, mà lười biếng, thiếu trung thực và tiêu hoang. Chương trình Benefits Street cũng làm dấy lên cuộc tranh cãi ở Anh về việc sử dụng các khoản phúc lợi xã hội như thế nào cho hiệu quả. Nhưng sau đó, có sự phản hồi từ chính các nhân vật trong chương trình. Họ lên án chính nhà sản xuất đã nhào nặn khiến hình tượng họ méo mó và bị dư luận ác cảm.

Một khi đã bị xếp là mang tính “kích dục thương hại”, thì Benefits Street cũng đồng thời thất bại thảm hại trong việc khơi dậy lòng thương, thậm chí kích động sự phản đối.

Tại sao lại có phản ứng ngược như vậy? Có lẽ, với truyền hình thực tế phương Tây, việc dùng hình tượng nghèo khổ để tạo hiệu ứng xã hội đã bão hòa. Ở Việt Nam thì chưa, nhưng dư luận bắt đầu có sự “chống cự” nhất định với những câu chuyện như vậy.

Khán giả không còn tin vào nước mắt

Với mật độ sản xuất dồn dập một năm khoảng 30 chương trình như hiện nay, chủ yếu do 4 nhà sản xuất lớn thực hiện thì áp lực có được một chương trình tạo được cảm xúc cho khán giả càng lớn. Sự lặp lại, nhàm chán, thậm chí giả tạo là khó tránh khỏi. Nhiều scandal đã xảy ra khiến khán giả không còn tin vào những giọt nước mắt trên THTT.

Không phải ai đi thi THTT cũng vững vàng được như thí sinh Hoa Đức Công. Dù phải chạy thận nhưng thí sinh này đã nhất quyết không để chương trình công khai tình trạng sức khỏe. Công muốn thi bằng sức của mình, chứ không dùng hoàn cảnh cá nhân để thu thêm phiếu bình chọn của khán giả chương trình Thử thách cùng bước nhảy 2012.

Còn lại đa phần những thí sinh khi tham gia THTT đều chủ động chia sẻ thông tin về bản thân, tùy chương trình “nhào nặn”. Có những thí sinh “láu cá” đã tự nhào nặn cuộc đời mình để cung cấp cho chương trình.

X-Factor 2014 khán giả “bội thực” những câu chuyện đầy thương cảm về các thí sinh. Thực tế có những thí sinh đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn để đến với chương trình này, nhưng cách chương trình dành quá nhiều thời lượng để nhấn mạnh về gia cảnh khó khăn, về mất mát người thân của thí sinh khiến khán giả cũng phải ái ngại. Có những lúc giám khảo “hàng hiệu” từ đầu đến chân, chạy lên sân khấu ôm lấy thí sinh “hoàn cảnh”, đang nước mắt đầm đìa, nhưng cuối cùng tất cả chỉ là một màn kịch. Scandal ca sĩ Anh Thúy đeo mặt nạ, đổi tên là Huyền Minh, tự kể một câu chuyện không có thật về đời mình để tham gia X-Factor là một vết nhơ khó gột rửa của chương trình này. Trường hợp Loki Bảo Long ban đầu đến với chương trình vô cùng rụt rè, tự nhận là “sợ đám đông”, nhưng càng về sau càng lộ rõ sự chuyên nghiệp cũng khiến khán giả rất thất vọng.

Xem những chương trình có các thí sinh nhí sẽ thấy nỗ lực “câu” nước mắt của các chương trình lớn thế nào. Nhiều khán giả xem Giọng hát Việt nhí 2014 đã rơi nước mắt về cảnh đời của một số thí sinh, đặc biệt là cô bé mồ côi hát nhạc Trịnh. Nhưng cùng với đó khán giả cảm thấy ái ngại bởi việc trình bày quá rõ gia cảnh có thể làm tổn thương và ảnh hưởng đến lòng tự trọng của các em.

Trên thực tế đó là cách làm rất phổ biến của các chương trình THTT hiện nay. Tuy nhiên không phải sự thương cảm nào do các chương trình tạo ra cũng được hưởng ứng. Đôi khi chỉ vì một chút thiếu tế nhị có thể dẫn tới những phản ứng gay gắt. Vietnam Idol 2014, sau phần trình diễn của thí sinh Sơn Lâm, giám khảo Siu Black đã nghẹn ngào xúc động, ôm thí sinh này nói: “Nếu trong chương trình của người khuyết tật, em muốn hát cho mọi người nghe, em sẽ thành công”. Sơn Lâm thì không nghĩ như vậy, sau chương trình anh đã viết một lá thư cho rằng hành động của giám khảo Siu Black là coi thường người khuyết tật. Sau đó Siu Black đã phải lên tiếng xin lỗi.

Trong vài năm trở lại đây, với những scandal lớn hơn xảy ra, khán giả đang có xu hướng quay lưng với Truyền hình thực tế. Vì một khi khán giả phát hiện họ đã rơi nước mắt vì những điều giả dối, thì họ sẽ không còn dành niềm tin cho chương trình đó nữa. Nặng hơn là tẩy chay.

Đến xem bảo tàng Tội ác thời Trung Cổ


Được đặt tên là Bảo tàng tội ác thời Trung cổ (Kriminalmuseum), đây là nơi trưng bày hàng loạt dụng cụ tra tấn từ thời xa xưa.

Nếu đi trên những con đường vắng vẻ ở trung tâm Leipzig (Đức), khách du lịch sẽ rất bất ngờ khi tìm thấy một bảo tàng ở góc tối giữa những cửa hàng ăn nhanh và không xa nơi sinh của nhà soạn nhạc Richard Wagner. Được đặt tên là Bảo tàng tội ác thời Trung cổ (Kriminalmuseum), đây là nơi trưng bày hàng loạt dụng cụ tra tấn từ thời xa xưa.
Một hiện vật có tên tiếng Đức là Das Streckbett trưng bày tại bảo tàng Kriminalmuseum
 
Một hiện vật có tên tiếng Đức là Das Streckbett trưng bày tại bảo tàng Kriminalmuseum
Bắt đầu hoạt động ở Leipzig từ năm 2010, hầu hết các hiện vật ở đây được lấy từ các bộ sưu tập cá nhân và có những dụng cụ được chế tạo từ thế kỉ 12. Dù một số phần bằng gỗ đã được sửa chữa hoặc thay thế, toàn bộ các chi tiết kim loại đều được giữ nguyên vẹn. Khách thăm quan sẽ không thể rời mắt khỏi các dụng cụ dã man được thiết kế để gây nên sự đau đớn khủng khiếp cho con người.
Chiếc ghế đầy gai sắc nhọn dùng để tra khảo nạn nhân
 
Chiếc ghế đầy gai sắc nhọn dùng để tra khảo nạn nhân
Bảo tàng này không có quá nhiều chỉ dẫn và chú thích, tuy nhiên người xem cũng không cần đọc các tấm bảng hướng dẫn để cảm nhận mức độ tàn khốc của các hiện vật tại đây. Hầu hết các hiện vật đều được trưng bày kèm theo các bức tranh hoặc hình ảnh minh họa về cách sử dụng của chúng, do nhiều dụng cụ không dễ vận hành với con người thời đó. Chi tiết về các tội phạm phải nhận hình phạt bằng dụng cụ tra tấn cũng được mô tả, ví dụ như những chiếc cưa được sử dụng để trừng phạt người đồng tính.
Chiếc ghế đầy gai sắc nhọn dùng để tra khảo nạn nhân


Chiếc ghế đầy gai sắc nhọn dùng để tra khảo nạn nhân


Chiếc ghế đầy gai sắc nhọn dùng để tra khảo nạn nhân
 
Một số công cụ tra tấn khác với thiết kế đơn giản nhưng có thể gây nên những đau đớn tột cùng cho nạn nhân
Với vai trò là một thị trấn giàu truyền thống từ thời Trung cổ, Leipzig không hề thiếu những bảo tàng với các chủ đề lịch sử và những địa điểm như Kriminalmuseum luôn thu hút rất nhiều khách thăm quan. Bộ sưu tập của bảo tàng này mang đến một cảm giác bức bối, tất cả đều có vẻ rỉ sét và rất nặng nề. Những người quản lý bảo tàng cũng chỉ ra rằng, dù rất dã man và cổ xưa, rất có thể các hình thức tra tấn này vẫn được áp dụng ở khắp nơi trên thế giới hiện nay.

Những bộ trang phục dân tộc kỳ quái ở các cuộc thi sắc đẹp


Đến với những cuộc thi nhan sắc quốc tế, các người đẹp đều muốn trang phục dân tộc của mình thật nổi bật, thật đặc biệt, và vì quá “độc”, quá đặc biệt nên đôi khi lại trở thành… kỳ quái.

Phần thi trang phục dân tộc là một trong những phần thi ấn tượng nhất tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế, những người đẹp lộng lẫy nhất thế giới sải bước trên sân khấu trong những bộ trang phục phản ánh phần nào đặc trưng văn hóa của dân tộc mình.
Đó là những bộ trang phục vừa được thiết kế khéo léo, gợi cảm, vừa ẩn chứa những thông điệp phản ánh nét văn hóa của một quốc gia, dân tộc. Tuy vậy, cũng có những bộ trang phục dân tộc được thiết kế rất… kỳ quái.
Trải qua các kỳ Hoa hậu Hoàn vũ, người ta đã chứng kiến rất nhiều những bộ trang phục dân tộc kỳ lạ. Thực tế, hầu như năm nào báo chí quốc tế cũng có những chùm ảnh về những bộ trang phục dân tộc kỳ quái nhất tại cuộc thi này.
Lý do có thể là vì cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ đề cao phần thi trang phục dân tộc, họ có hẳn giải thưởng cho Trang phục dân tộc đẹp nhất, vì vậy, đến với cuộc thi này, các người đẹp đều muốn trang phục dân tộc của mình thật nổi bật, thật đặc biệt, và vì quá “độc”, quá đặc biệt nên đôi khi lại trở thành… kỳ quái.
Cùng nhìn lại một số bộ trang phục dân tộc kỳ lạ nhất qua các kỳ Hoa hậu Hoàn vũ:
Hoa hậu Hoàn vũ 2015:Hoa hậu Hoàn vũ 2015: Hoa hậu Ireland
Hoa hậu DominicaHoa hậu Dominica
Hoa hậu CanadaHoa hậu Canada
Hoa hậu VenezuelaHoa hậu Venezuela
Hoa hậu El SalvadorHoa hậu El Salvador
Hoa hậu Trinidad &
TobagoHoa hậu Trinidad & Tobago
Hoa hậu HondurasHoa hậu Honduras
Hoa hậu MỹHoa hậu Mỹ
Hoa hậu Hoàn vũ 2013:Hoa hậu Hoàn vũ 2013: Hoa hậu Mỹ
Hoa hậu El SalvadorHoa hậu El Salvador
Hoa hậu CuracaoHoa hậu Curacao
Hoa hậu Hà LanHoa hậu Hà Lan
Hoa hậu PeruHoa hậu Peru
Hoa hậu BrazilHoa hậu Brazil
Hoa hậu CanadaHoa hậu Canada
Hoa hậu ÁoHoa hậu Áo
Hoa hậu Hoàn vũ 2012:Hoa hậu Hoàn vũ 2012: Hoa hậu Venezuela
Hoa hậu IsraelHoa hậu Israel
Hoa hậu NigeriaHoa hậu Nigeria
Hoa hậu GuamHoa hậu Guam
Hoa hậu Đan MạchHoa hậu Đan Mạch
Hoa hậu CanadaHoa hậu Canada
Hoa hậu Trung QuốcHoa hậu Trung Quốc
Hoa hậu MỹHoa hậu Mỹ

Topcare đóng cửa hàng loạt siêu thị làm Alaska khó đòi nợ


Sau khi Topcare đóng cửa hàng loạt siêu thị tại thị trường Hà Nội, đại diện Công ty Hòa Bình - Alaska cho biết, Topcare vẫn còn nợ công ty này một khoản công nợ lên đến gần 700 triệu đồng và đến nay vẫn không chịu trả. 

Liên quan đến vụ việc
 
Liên quan đến vụ việc Topcare đóng cửa hàng loạt siêu thị tại thị trường Hà Nội mới đây, trao đổi với báo chí ngày 26.1, ông Trần Anh Hà, đại diện Công ty Hoà Bình Alaska khu vực miền Bắc cho biết, CTCP Đầu tư và thương mại Topcare đã nhập các sản phẩm như tủ đông, tủ mát, máy sấy quần áo, cây nước nóng lạnh... của Alaska từ lâu và bày bán tại các hệ thống siêu thị. 
Tuy nhiên, kể từ khi Topcare khai trương siêu thị Topcare Hoàng Minh Giám vào khoảng cuối tháng 10.2014 thì không thanh toán hết công nợ cho Alaska.
"Cho đến nay, phía Topcare vẫn không chịu trả tiền mặc dù chúng tôi đã nhiều lần gửi công văn sang, yêu cầu nếu không trả tiền thì phải trả lại hàng để đối trừ công nợ. Nhưng chúng tôi vẫn không nhận được câu trả lời, cũng không gặp được lãnh đạo của Topcare. 
 
Kể cả khi chúng tôi đến làm việc trực tiếp nhiều lần từ đầu tháng 12.2014 thì họ cũng từ chối tiếp xúc. Hiện nay, tổng số công nợ mà Topcare nợ chúng tôi là hơn 698 triệu đồng" - ông Hà cho biết.
 
Cũng theo ông Hà, thời gian gần đây, khi nhân viên của Alaska trực tiếp đến siêu thị của Topcare để làm việc thì một số người được giới thiệu là bảo vệ của các ngân hàng tiến hành kiểm kê, đóng gói hàng hóa trong siêu thị của Topcare.
 
"Tôi không rõ hiện nay là ngân hàng giữ hàng hóa hay là Topcare giữ nhưng có một số người nói họ là bảo vệ ngân hàng, đứng quyền kiểm soát giữ hàng đang bày trong siêu thị và trong kho. Cho nên chúng tôi có muốn thu hồi cũng chưa thu hồi được.
 
Cho đến thời điểm hiện nay, bản thân chúng tôi cũng đang rất muốn liên hệ với phía Topcare để ngồi lại với nhau cùng làm việc, cùng giải quyết mà không thể liên hệ được" - ông Hà cho biết.
 
Cũng theo đại diện của Alaska, điều mà công ty này mong muốn hiện nay chỉ là nếu phía Topcare không thể trả được hết công nợ bằng tiền thì hãy trả lại hàng cho Alaska để giải quyết dứt điểm vụ việc này.
 
Theo khảo sát của PV Một Thế Giới vào sáng ngày 26.1, tại các siêu thị của Topcare ở Cầu Giấy, Hoàng Minh Giám, Hà Đông, Minh Khai (Hà Nội) vẫn đang trong tình trạng đóng cửa, ngừng hoạt động. 
 
Mặt khác, liên quan đến một số nghi vấn gần đây cho rằng, Topcare đóng cửa là do đang nợ OceanBank một khoản tiền lớn và hiện đang bị đơn vị này niêm phong, đóng gói hàng hóa, trao đổi với Một Thế Giới, đại diện truyền thông của Ngân hàng OceanBank (thuộc Ocean Group) chỉ cho biết, hiện phía truyền thông chưa nắm được vụ việc này và sẽ thông tin sớm nhất đến báo chí.

Hàng Trung Quốc giả mác “Made in Vietnam": Tác hại khôn lường


Theo TS Lê Đăng Doanh, hàng lậu Trung Quốc vào Việt Nam đã nguy hiểm nhưng hàng được sản xuất tại Trung Quốc gắn mác “Made in Vietnam” được nhập về Việt Nam để tiêu thụ hoặc xuất đi nước thứ 3 là “cực kỳ nguy hiểm” và có tác hại khôn lường đối với thương hiệu Việt

Vài năm trở lại đây, cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ nhiều vụ vận chuyển hàng lậu từ Trung Quốc sang Việt Nam có gắn mác “Made in Vietnam”. Các mặt hàng bị bắt giữ lần này đa chủng loại từ quần áo, giày dép, túi xách, linh kiện điện tử, vải da, đến thiết bị xây dựng…
Sáng 14/1, tại Hà Nội cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt giữ hơn 600 kiện hàng, 30 tấn vi phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam. Theo ghi nhận tin toàn bộ số hàng trên được vận chuyển từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Hà Nội, chuẩn bị đưa ra thị trường TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội… tiêu thụ. Các hàng được đóng thùng, bao bì có ghi chi chít chữ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi bóc ra, một số mặt hàng có ghi Made in Viet Nam và các thương hiệu nổi tiếng.
Cũng thời gian gần đây, tại Lạng Sơn, các cơ quan chức năng đã dừng 4 xe tải trọng lượng lớn chở hàng hóa từ Trung Quốc về. Khi kiểm tra, rất nhiều sản phẩm như xe đạp, phụ tùng xe đạp điện không chỉ gắn mác Made in Viet Nam.
Cá biệt hơn, ngày 15/1 Công an Hà Nội đã bắt giữ vụ vàng giả Trung Quốc gắn mác Ý, Hàn Quốc số lượng 33,5 kg đang được các đối tượng đưa vào Việt Nam để tiêu thụ.
Một vụ hàng lậu của Trung Quốc bị lực lượng chức năng thu giữ
Một vụ hàng lậu của Trung Quốc bị lực lượng chức năng thu giữ
Theo đại diện của Cục Quản lý Xuất nhập khẩu và Cục Cạnh tranh - Bộ Công Thương, hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm cho người tiêu dùng trong nước, kế đến là xuất khẩu. Người tiêu dùng không thể phân biệt được hàng giả gắn mác thương hiệu lớn so với hàng thật, chỉ trong quá trình sử dụng mới biết được hàng thật hay giả. Cách thức làm hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam nhằm hai mục đích là đánh lừa người tiêu dùng Việt Nam và xâm nhập, trà trộn vào hàng xuất khẩu của Việt Nam để xuất khẩu đi nước ngoài.
Theo Chuyên gia Phạm Chi Lan: “Lâu nay người tiêu dùng Việt Nam đã được cảnh báo khá nhiều về hàng giá rẻ Trung Quốc đối với sức khỏe nên nhiều người đã tẩy chay. Các đầu lậu, một số tư thương của Trung Quốc biết điều này và thay vì ghi nhãn mác Trung Quốc, họ đề là mác thương hiệu Việt Nam, được sản xuất tại Việt Nam”
Theo tìm hiểu, để diễn ra tình trạng  hàng gắn mác giả, có sự tiếp tay của chính “người trong cuộc” là doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ, lẻ dệt may, da giày. Một doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu lớn đã tiến hành đặt hàng từ các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, các chủ xưởng may gia công. Lợi dụng chuỗi sản xuất này nên nhiều doanh nghiệp tư nhân, chủ xưởng không chỉ nhập nguyên phụ liệu mà còn nhập cả hàng nguyên chiếc của Trung Quốc về thay nhãn mác, thậm chí nếu nhập được hàng lậu có mác “made in Vietnam” từ Trung Quốc theo đúng mẫu mã, họ giao ngay cho doanh nghiệp đặt hàng để kịp tiến độ. Đây là một thực tế cần được báo động.
Thực tế trên về lâu dài sẽ có hệ lụy và những “tác hại ghê gớm” đối với thương hiệu cũng như sự phát triển bền vững của ngành hàng tại Việt Nam.
 
TS Lê Đăng Doanh phân tích: “Hiện nay chúng ta đã ký được 8 FTA (Hiệp định thương mại tự do) với các đối tác, thuế quan tiến tới sẽ bằng 0 và các rào cản sẽ được xóa bỏ. Lợi thế giá rẻ của hàng hóa và chi phí sản xuất của Việt Nam là cực lớn mà nhiều nước mơ ước. Trong các FTA, kỳ vọng nhất của chúng ta là Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 đối tác, trong đó Mỹ là thị trường được hứa hẹn nhất, lớn nhất. Đối với TPP, Trung Quốc không được Mỹ chào mời gia nhập nên hàng của Trung Quốc không được vào Mỹ với những lợi thế giá và sức cạnh tranh. Chính vì điều này mà một số nhà sản xuất Trung Quốc đã tính đến chuyện làm giả hàng Việt Nam từ ngay trong nước để xuất vào Việt Nam và xuất đi nước thứ 3”.
 
Theo tìm hiểu, hiện một số doanh nghiệp của Hồng Kông, Đài Loan - Trung Quốc đã đầu tư tại Việt Nam một số nhà máy dệt may lớn tại Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng nhằm đón đầu TPP dự kiến Việt Nam sẽ kết thúc đàm phán với Mỹ năm 2015.
 
Theo nhiều chuyên gia và người trong ngành, các cơ quan chức năng cũng như Vinatex (Hiệp hội Dệt may Việt Nam) cần “lưu ý” đến cơ chế nhập nguyên liệu cũng như kiểm định chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của các nhà máy này nhằm tránh nguy cơ của cuộc đổ bộ hàng gắn mác "Made in Việt Nam" nhưng lại từ Trung Quốc.
Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh đồ gốm mỹ nghệ cho biết: “Trong các điều khoản cam kết của các nước tham dự FTA song phương và đa phương, điều khoản về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm được đặt lên hàng đầu để nhận được ưu đãi. Nếu khi phát hiện hàng hóa đó không được sản xuất tại Việt Nam hoặc nguyên liệu đầu vào không được nhập từ 1 nước thứ 3 (cho phép) thì các nước đối tác có quyền đặt các hàng rào kỹ thuật hoặc cấm nhập. Nếu một doanh nghiệp dính phải, thiệt hại về uy tín cho thương hiệu Việt sẽ là rất lớn nếu không nói bị tẩy chay vì gian lận”.

Quán xôi vỉa hè thu hàng chục triệu đồng mỗi ngày


Từ sáng sớm, dòng người đông đúc liên tục đổ về một quán xôi vỉa hè trên phố Hàng Hòm để mua xôi với giá rẻ. Chỉ trong vài tiếng buổi sáng, chủ quán này thu về hàng chục triệu đồng.

Quán xôi vỉa hè thu hàng chục triệu đồng mỗi ngày
Hàng chục năm nay, cứ độ khoảng 6h sáng hằng ngày là hàng đoàn người lại đổ tới quán xôi bán trên vỉa hè ở Hàng Hòm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để tìm mua xôi giá rẻ chỉ 5000 đồng

Quán xôi vỉa hè thu hàng chục triệu đồng mỗi ngày
Với giá bán không thể rẻ hơn, quán bán xôi sáng của hai người phụ nữ ở Hàng Hòm hôm nào cũng đông nghẹt khách. Chủ cửa hàng xôi kỳ lạ này vốn là dân làng nghề nấu xôi Phú Thượng, từ lâu nức tiếng đất bắc.

Xôi mỗi loại được cho vào các bao tải to đem đi bán vào mỗi sáng sớm
Xôi mỗi loại được cho vào các bao tải to đem đi bán vào mỗi sáng sớm

Xôi mỗi loại được cho vào các bao tải to đem đi bán vào mỗi sáng sớm
Giá cả hợp lý, chất lượng xôi ngon lại đủ loại xôi xéo, xôi vò, xôi đỗ, lạc... nên có ngày, quán "xôi bao tải" tiêu thụ tới gần 2 tạ

Xôi mỗi loại được cho vào các bao tải to đem đi bán vào mỗi sáng sớm
Cảnh tượng khách hàng chen chúc vòng trong, vòng ngoài thường thấy ở quán "xôi bao tải". Dù chỉ 5000 đồng/xuất nhưng đủ cho một người lớn ăn no cả sáng

Khách hàng tới mua tự lấy giấy bóng
Khách hàng tới mua tự lấy giấy bóng

Đem ra để đựng xôi được gói vào lá chuối và báoĐem ra để đựng xôi được gói vào lá chuối và báo

Nhiều người mua tới hàng chục gói xôi mỗi sáng
Nhiều người mua tới hàng chục gói xôi mỗi sáng

Khách hàng mua xôi ở quán phần lớn là người dân lao động sinh sống ở Thủ đô
Khách hàng mua xôi ở quán phần lớn là người dân lao động sinh sống ở Thủ đô

Khách hàng mua xôi ở quán phần lớn là người dân lao động sinh sống ở Thủ đô
Tại quán "xôi bao tải" này còn bán xôi theo cân. Với giá chỉ 30.000 đồng/kg, nhiều vị khách đã mua cả túi to về cho cả nhà hoặc mang đến cơ quan

Tấm biển nhắc nhờ khách hàng khi đến mua xôi giá rẻ
Tấm biển nhắc nhờ khách hàng khi đến mua xôi giá rẻ

Tấm biển nhắc nhờ khách hàng khi đến mua xôi giá rẻ
Quán xôi đắt khách nên dù chỉ mở vài tiếng buổi sáng nhưng doanh thu lên tới hàng chục triệu mỗi ngày

Một quán xôi đặc biệt giữa lòng Hà Nội
Một quán xôi đặc biệt giữa lòng Hà Nội

Đột nhập làng bánh kẹo siêu rẻ giữa Hà Nội


Gói bim bim giá 600 đồng, hạt hướng dương được phơi trên nền gạch... là những gì PV ghi nhận được tại làng nghề La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương khẳng định, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Hạt hướng dương đổ ngay trên nền gạch.
Hạt hướng dương đổ ngay trên nền gạch.
 
Gói bánh giá 600 đồng
Có người gọi xã La Phù là “Kinh đô bánh kẹo miền Bắc”, vì ở đây cái gì cũng có, từ bia Hà Nội, Sài Gòn, Huda, nước ngọt Coca, Sting, Rồng Đỏ đến đủ loại bánh kẹo với bao bì khá bắt mắt. Chị Thủy, đại lý bánh kẹo, nói: “Năm nay, bánh kẹo Trung Quốc không về nhiều, bây giờ 100% bán hàng nội, giá cũng rất rẻ”. Vừa nói, chị Thủy vừa giới thiệu mặt hàng kẹo “Gôm cá, gôm lợn”, kẹo màu với giá 290 ngàn đồng/thùng (10 túi), mỗi túi 1 kg; rẻ hơn nữa là kẹo gôm dừa 260 ngàn đồng/thùng; siêu rẻ là các loại kẹo bán theo cân. Hầu hết các sản phẩm kẹo đều được sản xuất tại các cơ sở trong xã như: Đức Hạnh, Thái Dương, Minh Lộc...
Có mặt tại một cửa hàng thực phẩm trẻ em, PV phát hiện một số loại ô mai, chuối khô, mít sấy... không có bao bì, chỉ được bọc bằng ni lông trong. Khi hỏi giá của các sản phẩm bim bim cho trẻ em, PV không khỏi giật mình khi biết giá cho cả cây (khoảng 500 gói) là 303 ngàn đồng, tương đương 600 đồng/gói. Trên bao bì ghi cơ sở sản xuất loại bim bim này nằm tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức. Một số sản phẩm bim bim giá rẻ khác ở cửa hàng lại có trụ sở nơi sản xuất tại Đồng Tháp, Vũng Tàu... Với giá siêu rẻ như vậy, bao gồm cả chi phí bao bì, nhân công, vật liệu..., không biết loại thực phẩm này có đảm bảo an toàn?
Hàng nhái, kém chất lượng vẫn còn
So với kẹo, bim bim, thị trường bánh ngọt ở đây đa dạng và sôi động hơn, các loại bánh đều được đầu tư hộp giấy, bao bì cẩn thận. Không thiếu những nhãn hiệu “nhái” các sản phẩm quen thuộc như: Choco.Pei, Choco Pai, Perfecf. Theo người bán hàng ở đại lý Phương Dung, nhiều người vốn sính ngoại, sản phẩm cứ chữ Tây là thích. Anh này cho biết, hàng “nhái” ở xã đã ít đi bởi bị quản lý thị trường “sờ gáy”, chưa kể lượng tiêu thụ giảm do dân phát hiện ra các loại bánh “nhái” nên chủ yếu chỉ bán được ở vùng núi. Thay vào đó là hàng loạt sản phẩm có tên quốc tế như: Daning, Goldoes, Delicious... hoặc mẫu mã toàn tiếng Hàn, tiếng Nhật trông không khác gì bánh nhập khẩu. Rất khó để nhìn thấy dòng chữ nhỏ bằng tiếng Việt đề tên cơ sở sản xuất ở phía sau hộp. 
Dò hỏi mặt hàng Tết, PV được chị Thủy giới thiệu đến đại lý hạt hướng dương lớn nhất xã. Đại lý này nằm ở một ngõ nhỏ đầu xã, từ xa có thể nghe thấy tiếng rào rào của máy rang. Đây là một đầu mối giao hạt hướng dương cho chợ Hà Đông, Đồng Xuân... Gọi là đại lý nhưng khung cảnh ở đây khá đơn sơ, một chiếc máy rang hạt tự hành, hướng dương rang xong chất thành đống để phân loại dưới nền gạch. Thành phẩm được chia thành 2 loại: Loại đen dài giá 37 ngàn đồng/kg, loại dọc dưa giá 32 ngàn đồng/kg (rẻ hơn ở các chợ đầu mối từ 3 đến 10 ngàn đồng/kg). Thấy người mua thắc mắc về vệ sinh, chủ cửa hàng phẩy tay: “Làm cả trăm năm nay như thế rồi, có ai bị làm sao đâu. Lo hão”. 

Vẫn đảm bảo vệ sinh thực phẩm?
“Không chỉ có hạt hướng dương, cả bánh, kẹo đôi khi cũng phải để dưới đất để làm, bởi khu vực chế biến nhỏ, không đủ cho lượng hàng sản xuất đợt Tết”, ông Tô Sơn Hồng, Đội Quản lý thị trường số 24, khẳng định. Theo ông Hồng, qua kiểm tra, giám định hàng chục sản phẩm tại đây, tất cả đều đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Tuy nhiên, cũng có một số vi phạm, chủ yếu là chưa đăng ký tập huấn vệ sinh ATTP, chưa khám bệnh định kỳ cho công nhân, vi phạm về nhãn hàng...
Trao đổi với PV Tiền Phong, Phó Chủ tịch UBND xã La Phù, ông Dư Quốc Bảo, cho biết, bánh kẹo ở xã lợi thế về nhân công, mặt bằng..., chủ yếu sản xuất cho người lao động, thu nhập trung bình, nên giá thành rẻ nhất nhì khu vực miền Bắc. Ông Bảo nói: “Nếu không có làng nghề sản xuất bánh kẹo giá rẻ thì với bánh ngoại, kẹo Tây với giá cắt cổ, bao nhiêu người đủ tiền được ăn bánh?”. Tuy nhiên, khi được hỏi về chất lượng của những loại bim bim có giá 600 đồng được sản xuất tại các tỉnh, thành khác, lãnh đạo xã La Phù nói rằng, đó không phải trách nhiệm của địa phương, trách nhiệm quản lý chất lượng những sản phẩm này thuộc về công ty và địa phương nơi sản xuất mặt hàng.
Đoàn liên ngành của xã đã nhiều lần kiểm tra các đại lý bán mặt hàng này, nhưng tất cả đều xuất trình được hợp đồng mua bán.