Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Bưởi chậu cảnh, quả trĩu cành giá chục triệu hút khách

Mặc dù có giá khá đắt từ 15-20 triệu đồng/chậu, song những cây bưởi cảnh xum xuê trái ở khu chợ bưởi cảnh cạnh hồ Tây vẫn luôn đông khách đến hỏi mua về chơi Tết.

Bưởi chậu cảnh, quả trĩu cành giá chục triệu hút khách
Nhiều ngày nay, tại khu vực hồ Tây các nhà vườn đã mang bưởi cảnh tài lộc rao bán cho khách chơi tết với giá từ chục triệu đến vài chục triệu

Bưởi chậu cảnh, quả trĩu cành giá chục triệu hút khách
Loại bưởi cảnh tài lộc này được các chủ vườn chăm sóc kỹ lưỡng nên số quả trên cây rất lớn lên tới khoảng 40 quả

Bưởi chậu cảnh, quả trĩu cành giá chục triệu hút khách
Mang ý nghĩa về sự sum suê, sung túc và may mắn, phát triển trong năm mớinên giá bưởi cảnh Hà Nội khá đắt đỏ, giá mỗi chậu 15 - 20 triệu đồng. Riêng giá thuê "mềm" hơn, dao động 9- 10 triệu đồng.

Một cây bưởi cảnh tài lộc có khoảng 40 quả trên cây
Một cây bưởi cảnh tài lộc có khoảng 40 quả trên cây

Nhiều quả được chủ vườn bọc lưới để tránh bị rụng
Nhiều quả được chủ vườn bọc lưới để tránh bị rụng

Nhiều quả được chủ vườn bọc lưới để tránh bị rụng
Ngoài việc cầu kỳ chăm sóc, kỹ thuật cắt tỉa cho cây của người làm vườn phải thật khéo léo bởi gốc bưởi rất khó tạo dáng. Những chậu bưởi cảnh gốc to, xù xì có thế uốn lượn đắt hơn những gốc dáng đứng từ 1- 3 triệu đồng.

Loại bưởi cảnh còn hút khách vì có gốc to trông giống dáng cổ thụ
Loại bưởi cảnh còn hút khách vì có gốc to trông giống dáng cổ thụ

Loại bưởi cảnh còn hút khách vì có gốc to trông giống dáng cổ thụ
Mặc dù không phải mức giá dễ chịu, song bưởi cảnh vẫn có sức hút nhất định với người chơi cây cảnh Tết bởi sự mới lạ, thanh cảnh mà loại cây này mang lại. Mỗi chậu cây cao khoảng 2- 3m, cây càng trĩu quả, biểu thị cho năm mới gặt hái nhiều thành công.

Một số cây bưởi cảnh tài lộc được ghép thêm quả phật thủ
Một số cây bưởi cảnh tài lộc được ghép thêm quả phật thủ

Một số cây bưởi cảnh tài lộc được ghép thêm quả phật thủ
Anh Khang, một chủ vườn bưởi cảnh tài lộc cho biết, do giá "mua đứt" hơi cao nên nhiều khách hàng đến đặt thuê để về chơi tết, giá thuê thấp nhất là 8 triệu/chậu

Hà Nội: Bà bầu kêu cứu trong đám cháy ở khu tập thể

Ngọn lửa bùng phát tại khu tập thể khiến nhiều người hoảng sợ chạy tán loạn xuống đất. Một người phụ nữ mang bầu cố gắng thoát ra ngoài, vừa đi vừa kêu cứu và được nhiều người giải thoát.

Sự việc xảy ra vào khoảng 9h30 ngày 4/2 tại tập thể A3 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội.
Theo lời kể của một nhân chứng là chị Ngọc, vào thời gian trên, chị thấy lửa bốc lên từ cầu thang tầng 1 khu tập thể.
Hiện trường vụ hỏa hoạn
Hiện trường vụ hỏa hoạn
Hiện trường vụ hỏa hoạn
Ban đầu thấy khói nghi ngút, mọi người nghĩ ai đó đã đốt vàng mã. Sau đó, chị nghe thấy tiếng la hét, hô cháy và kêu cứu. Tiếp đến là cảnh tượng hàng chục người chạy từ các tầng trên xuống dưới nhà.
Lúc này, ngọn lửa bao trùm toàn bộ khu vực cầu thang tầng 1.
“Khói bốc lên ngùn ngụt, lửa nhanh chóng bùng phát dữ dội khiến mọi người bồng bế trẻ nhỏ chạy tán loạn xuống đất. Trong lúc đó, mọi người nghe thấy tiếng kêu cứu của một phụ nữ. Thấy vậy, nhiều người đã vội vàng lao vào đưa người này ra ngoài. Người này đang mang bầu nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn” - một người dân cho biết.
Sau đó, người dân đã điện báo cho lực lượng PCCC và 2 xe cứu hỏa được huy động đến hiện trường. Khoảng 10h đám cháy được dập tắt.
Theo ghi nhận tại hiện trường, vụ hỏa hoạn thiêu rụi toàn bộ tầng hầm, trong đó có 2 chiếc xe máy, tủ và một số đồ dùng của 1 gia đình trên tầng 4.
Nguyên nhân vụ hỏa hoạn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Hà Nội: 30 ngày xử phạt gần 700 tài xế “ma men”

Trong 15 ngày ra quân xử phạt về nồng độ cồn đợt 2 (từ 15/1- 31/1/2015), CSGT Hà Nội đã xử phạt 212 trường hợp vi phạm. Cộng dồn cả 15 ngày ra quân đợt 1, chỉ trong 30 ngày Hà Nội đã xử phạt 676 tài xế “ma men” , phạt tiền hơn 1 tỷ đồng.

Thông tin từ Phòng CSGT Đường sắt – Đường bộ (Công an TP Hà Nội) cho biết, trong đợt 2 ra quân xử lý vi phạm qui định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ (từ ngày 15/1-31/1/2015). CSGT đã xử phạt 212 trường hợp vi phạm, trong đó mô tô là 203 trường hợp, ô tô 9 trường hợp, phạt thành tiền là 320.540.000 đồng; tất cả các trường hợp trên đều đều bị tạm giữ phương tiện, tùy theo mức độ vi phạm và có số ngày tương ứng.
Trước đó, trong 15 ngày ra quân của đợt 1 (từ 15/12/2014 – 31/12/2014). CSGT Hà Nội đã xử phạt 464 trường hợp vi phạm và phạt thành tiền 754.640.000 đồng.
Gần 700 tài xế ma men đã bị CSGT Hà Nội xử phạt trong vòng 30 ngày
Gần 700 tài xế "ma men" đã bị CSGT Hà Nội xử phạt trong vòng 30 ngày
Như vậy, trong vòng 30 ngày của 2 đợt ra quân về xử lý vi phạm nồng độ cồn, Công an Hà Nội đã xử phạt 676 trường hợp vi phạm, phạt tiền tổng cộng hơn 1 tỷ đồng.
Được biết, đây là kế hoạch ra quân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ tai nạn giao thông do rượu bia gây ra, nhất là vào dịp cuối năm, từ ngày 15/12/2014, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (Công an TP Hà Nội) bắt đầu mở đợt cao điểm xử lý vi phạm qui định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trong dịp cuối năm. Được chia làm 3 đợt: Đợt 1 từ ngày 15/12-31/12/2014, đợt 2 từ ngày 15/1/2015-31/1/2015, đợt 3 từ ngày 15/2/2015-28/2/2015.
“Càng đến những ngày cận Tết âm lịch, người dân càng hay sử dụng rượu bia nên tình trạng người điều khiển phương tiện ngoài đường có nồng độ cồn vượt quá qui định chắc chắn sẽ tăng lên. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm quyết liệt trong đợt ra quân lần 3 này, vì phần lớn các vụ tai nạn đều có liên quan đến rượu bia. Các đội CSGT trên địa bàn Hà Nội thành lập các tổ xử lý theo chuyên đề và chia làm hai ca từ 12h đến 16h, từ 18h đến 22h hàng ngày” - đại diện lãnh đạo phòng CSGT Đường sắt – Đường bộ (Công an TP Hà Nội) cho biết.
Theo Nghị định 71/2012/NĐ - CP qui định người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng; Hành vi này đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 triệu đồng.
Trường hợp người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng.Còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, hành vi vi phạm này bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 30 đến 60 ngày tùy theo mức độ vi phạm.

Chậu địa lan Trầm Mộng 103 nhánh bán giá 70 triệu đồng

Chậu hoa địa lan Trầm Mộng thuộc dạng “khủng” nhất Sa Pa trên thị trường Tết năm nay là của gia đình anh Dương Toàn Thắng ở thị trấn Sa Pa, Lào Cai, được bán với giá 70 triệu đồng.
Vụ hoa Tết năm nay, gia đình anh Dương Toàn Thắng có hơn 500 chậu địa lan Trầm Mộng đạt tiêu chuẩn thương phẩm, trong đó có 300 chậu đã được tiêu thụ, thu về hàng trăm triệu đồng.
Chậu hoa địa lan Trầm Mộng có 103 cành hoa cùng nở vào dịp Tết

Ất Mùi 2015
Chậu hoa địa lan Trầm Mộng có 103 cành hoa cùng nở vào dịp Tết Ất Mùi 2015
Trả lời phóng viên, anh Dương Toàn Thắng cho biết, chậu hoa địa lan Trầm Mộng này có 103 nhành hoa sẽ nở hoa cùng một chậu. Đây không chỉ là chậu hoa địa lan Trầm Mộng có nhiều nhành hoa nhất Sa Pa mà còn mang ý nghĩa khi số nhành hoa tương đương với tuổi thọ của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người sinh thời đã 3 lần lên thăm, động viên quân dân huyện vùng cao Sa Pa. Được biết anh Thắng đã bán chậu hoa “khủng” trên cho một khách sạn ở thành phố Lào Cai với giá 70 triệu đồng.
Hoa địa lan Trầm Mộng là loài hoa Tết quý nhất của Sa Pa vì hương thơm quyến rũ, màu hoa quý phái và hoa thường nở 2 - 3 tháng mới tàn.

"Giá như đào Nhật Tân nở muộn dăm hôm nữa..."

Vùng đào Nhật Tân đỏ thắm đang được xem là "điểm phải đến trước Tết" của người yêu hoa Hà Nội. Vườn đào đang độ nở sung mãn là phong cảnh tuyệt vời cho khách tham quan nhưng lại làm phiền lòng người chăm trồng khi Tết Nguyên đán vẫn còn cách hơn 10 ngày.

Rất nhiều luống đào đã nở đến "kiệt quệ", chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua cũng đủ tuốt rơi đầy gốc những cánh hoa tàn. Ngay bây giờ, người yêu hoa đã có thể chọn được những cành đào đỏ rực ưng ý để chơi Tết sớm.
Dân gốc Nhật Tân nói với nhau rằng, giá như đào nở muộn hơn dăm hôm nữa thì năm nay coi như mãn nguyện.
Cho dù chưa đến độ mất mùa điêu đứng hay nước mắt chảy ròng dưới cánh đào rụng rơi, người trồng đào vẫn cứ canh cánh âu lo phấp phỏng mỗi độ xuân về.
Một lần nữa, ám ảnh nghịch lý được mùa mất giá, mất mùa được giá của người nông dân lại đúng với người trồng đào Nhật Tân.
Giá như đào Nhật Tân nở muộn dăm hôm nữa...
Vườn đào Nhật Tân bị nhuộm đỏ bởi màu hoa đào nở, người dân bắt đầu đến vườn chọn về những cành đào nở sớm.
Rất nhiều cây đào đã nở hết, nhìn thì đẹp nhưng không ai mua.
Rất nhiều cây đào đã nở hết, nhìn thì đẹp nhưng không ai mua.
Rất nhiều cây đào đã nở hết, nhìn thì đẹp nhưng không ai mua.
Những người trồng đào liên tục bẻ những cành đào dăm đang nở đẹp mang bán, vừa là một cách "dọn" đào, vừa tận dụng để tăng thu.
Những cây đào tàn xen lẫn trong vườn đào đang nở rộ.
Những cây đào tàn xen lẫn trong vườn đào đang nở rộ.
Những cây đào tàn xen lẫn trong vườn đào đang nở rộ.

Những cây đào tàn xen lẫn trong vườn đào đang nở rộ.
Vặt hết những bông hoa đào nở là công việc thường ngày của người trồng đào Nhật Tân, điều này giúp cho cây đào nhìn thấy nhiều nụ và hợp với sở thích của người mua đào hơn.
Những cây đào tàn xen lẫn trong vườn đào đang nở rộ.
Một gia đình trồng đào ở Nhật Tân đang đóng gói những cây đào lớn để vận chuyển cho khách hàng miền Nam.
Các vườn đào đang nở rất đẹp, hiếm gặp những luống đào không hoa.
Các vườn đào đang nở rất đẹp, hiếm gặp những luống đào không hoa.
Các vườn đào đang nở rất đẹp, hiếm gặp những luống đào không hoa.

Các vườn đào đang nở rất đẹp, hiếm gặp những luống đào không hoa.
Người Nhật Tân cho rằng, vụ đào Tết của họ có "ăn to" hay không đều phụ thuộc vào thời tiết, vào "ông trời" rất nhiều.

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Ẩm thực Tết: Nét đẹp văn hóa 3 miề

Khi đất trời chuyển giao từ những ngày đông giá rét sang những ngày xuân ấm áp, khi lòng người rộng mở, xóa đi những tị hiềm của năm cũ và rộn ràng đón năm mới, cũng là lúc Tết đến, Xuân về.

Xuân bắt đầu từ cánh hoa đào nở bung khoe sắc, từ những chậu mai vàng rực rỡ. Xuân bắt đầu từ bước chân sáo vui tươi của em bé đã kịp khoác lên mình màu áo mới. Xuân đến từ nồi bánh chưng xanh của mẹ, từ dưa hành, câu đối đỏ… và không thể thiếu những bữa cơm ngày Tết ấm áp gia đình.

Ẩm thực Tết: Nét đẹp văn hóa 3 miền

Nói đến Tết là nhắc đến những bữa cơm tất niên ngày cuối năm, là mâm cơm thành kính dâng lên ban thờ ông bà, tổ tiên, là bữa tiệc đoàn viên của gia đình hay những món ngon mời mọc láng giềng, bạn bè. Chính vì lẽ đó, những món ăn ngày Tết đã trở thành nét văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc. Và bên cạnh những nét chung như bánh chưng xanh hay mâm ngũ quả, thì mỗi miền lại có những dấu ấn riêng, độc đáo và không thể trộn lẫn.

Nếu như Xuân xứ Bắc da diết với chút rét ngọt và mưa phùn nhè nhẹ thì Xuân miền Nam ấm áp với nắng vàng. Nếu như Tết miền Bắc chắc chắn phải có bánh chưng, giò lụa, dưa hành, nem rán, canh măng chân giò, thịt đông... Thì Tết ở miền Trung không thể thiếu những món ăn dân dã như dưa món, nem chua, tré, thịt dầm... Nếu như người miền Nam giản dị, mộc mạc trong ẩm thực ngày đầu năm với những món ăn như thịt kho tàu, khổ qua dồn thịt, bánh tét, tôm khô củ kiệu… Thì mâm cỗ Tết miền Bắc lại rất tinh tế với sự kết hợp hài hòa giữa các món ăn, giữa thịt và rau, giữa món nước và món khô.

Mà đã nói đến món đặc trưng của Tết Bắc không thể không nhắc tới thịt đông ăn kèm với dưa cải chua. Trong cái lạnh nhè nhẹ, món thịt đông trở nên ngon hơn, bắt mắt hơn. Thịt đông được nấu từ thịt lợn, thường là thịt chân giò, mộc nhĩ, bì lợn, nêm một chút hạt tiêu và bột canh Vifon để làm tăng hương vị đậm đà cho món ăn. Các nguyên liệu sau khi nêm nếm gia vị thì được ninh nhừ. Nồi thịt sau khi chín thì được nhắc ra đặt chỗ thoáng gió, qua một đêm, đã trở thành nồi thịt đông thơm ngon, hấp dẫn. Khi ăn, thịt đông được xắt ra thành từng miếng, phần thạch trong nhìn rõ bên trong, miếng thịt mềm, hồng nhạt, có mùi thơm lạ. Thịt đông ăn với cơm tẻ, bánh chưng, cùng một chút dưa cải, hành muối chua thì ai cũng đều cảm nhận là đất trời đã chuyển sang xuân.

Ẩm thực Tết: Nét đẹp văn hóa 3 miền

Một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết nữa là đĩa nem rán với vỏ nem vàng rụm, nhân nem thơm ngon, hấp dẫn với vị bùi bùi của thịt, của trứng, hương vị đặc trưng của mộc nhĩ (nấm mèo), nấm hương, vị ngọt của các loại rau củ… Nem chín khi ăn chấm cùng nước chấm tỏi ớt chua ngọt, ăn kèm với rau sống. Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu giàu đạm với các loại rau củ tạo cho món ăn này vị ngon đặc biệt và thực sự khó quên. Và để cho mâm cơm ngày Tết đậm đà hương vị và có thêm nhiều lựa chọn cho các thực khách, đừng quên bày thêm một bát tương ớt Vifon. Với sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu ớt tươi chín mọng và cà chua cùng các nguyên liệu tỏi tươi, đường, muối…, màu đỏ của tương ớt Vifon còn giúp cho mâm cơm ngày Tết trở nên đẹp mắt hơn.

Ẩm thực Tết: Nét đẹp văn hóa 3 miền

Để chia sẻ các bí quyết nấu ăn ngon, nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa cơm gia đình và chuẩn bị phục vụ cho mùa Tết Nguyên Đán tới gần thì từ tháng 6 tới tháng 12 năm 2014 , Vifon đã tổ chức Hội thi nấu ăn “Bếp VIFON – Thêm vị, trọn vui’ tại khắp các khu vực Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. Chương trình đã thu hút rất đông chị em phụ nữ tới tham gia, học hỏi và nâng cao tay nghề bếp núc. Tại mỗi điểm đến, Vifon còn đem đến cơ hội dùng thử sản phẩm, tham gia các hoạt động thú vị dành cho người nội trợ trong dịp cuối tuần.

Bộ trưởng Vinh: Tôi “choáng váng” với nhu cầu vốn từ các Bộ, địa phương



Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cảnh báo: các lãnh đạo địa phương hoàn toàn có thể bị khởi tố nếu duyệt chi ứng vốn ngân sách tràn lan cũng như giấu giếm nợ. Đồng thời cho biết, trần nợ công có thể bị phá vỡ năm 2016 và phải sửa Luật để nới trần.

Ảnh: MPI
Tại Hội nghị hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 tổ chức ngày 2/2, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Bùi Quang Vinh hầu như không giấu được sự sửng sốt và “choáng váng” khi thông báo về nhu cầu vốn khổng lồ mà các bộ ngành và địa phương trình lên để ông ký duyệt.

Bộ trưởng Vinh cho biết, chỉ đơn cử Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), trong năm 2014 đã đề nghị Bộ KHĐT dành riêng phần hỗ trợ đối ứng vốn cho các dự án ODA lên tới 20.000 tỷ đồng tối thiểu từ ngân sách Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên, vì vốn ngân sách giới hạn nên Bộ KHĐT chỉ bố trí được 2.000 tỷ đồng, còn lại đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội phát hành Trái phiếu Chính phủ để bù đắp. 

Trong thời gian 5 năm, Bộ GTVT có nhu cầu đối ứng vốn 71.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể các Bộ ngành khác, có những bộ có nhu cầu lớn như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục, Y tế… “Qua đó mới thấy được áp lực lên ngân sách là vô cùng lớn!” – người đứng đầu Bộ KHĐT nói.

Ông cho biết, thông qua Luật đầu tư công, lần này Quốc hội muốn “chặn đứng” tình trạng “dựa dẫm” hoàn toàn vào vốn NSNN và thay đổi quan điểm trong huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên, điều này là một bước chuyển đổi rất “đau”, rất khó và cần quyết tâm rất lớn – Bộ trưởng Vinh đánh giá.

Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ ngành địa phương phải dùng vốn nhà nước làm “mồi” đối ứng cho PPP (đầu tư theo hình thức hợp tác công-tư). Bộ trưởng Vinh cho biết thêm, Nghị định về PPP sẽ ra đời trước Tết này. Theo đó, nếu một dự án cần 9-10 đồng thì nhà nước chỉ cần bỏ ra 1 đồng!

“Choáng váng với nhu cầu vốn đầu tư!”

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng lưu ý đến việc sử dụng vốn ODA. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Vinh lưu ý, các Bộ ngành địa phương nếu muốn triển khai dự án sử dụng vốn ODA từ 2016 trở đi thì phải làm kế hoạch, danh mục từ địa phương đến Trung ương, chuyển cho Bộ KHĐT và trình Chính phủ phê duyệt.

“Nếu không làm trung hạn thì tôi có ký duyệt cũng không thể nào biết được năm sau mình có bao nhiêu tiền! Không nắm được mình có bao nhiêu thế thì làm sao mà làm kế hoạch đầu tư, làm sao có hiệu quả được! Công trình kéo dài hàng 5-7 năm mà cứ làm năm nào ăn năm đó thì chỉ có Việt Nam mình mới làm như vậy!” – Bộ trưởng Vinh trăn trở.

Ngân sách đã cạn tiền cho đầu tư mới
Ngân sách đã "cạn" tiền cho đầu tư mới

Ngoài ra, trong quy hoạch vốn của các địa phương phải ưu tiên cho việc trả nợ vay. Nói với đại diện các bộ ngành, địa phương có mặt tại hội nghị, Bộ trưởng Vinh cảnh báo: “Lần này các địa phương cần phải báo cáo số đúng, số nợ thật lên Chính phủ và Quốc hội, không được giấu! Nếu đến thời hạn trả nợ mới mà vẫn còn đưa nợ cũ vào, báo lên Quốc hội là vi phạm pháp luật, công an có quyền gọi các đồng chí”.

Bộ trưởng Vinh cũng cho biết, Chỉ thị mới của Thủ tướng sẽ dành vốn ngân sách ưu tiên cho các công trình dở dang. Và như vậy ngân sách sẽ không đủ cho bố trí nhưng công trình mời? “Thế nên đừng lo đầu tư với không đầu tư, vì tiền còn đâu mà đầu tư!”.

Bộ trưởng Vinh cũng cảnh báo các tỉnh về việc duyệt ứng tiền cho doanh nghiệp làm công trình một cách tràn lan. Nếu như Sở KHĐT mà cứ tham mưu làm như cách cũ thì sẽ bị khởi tố! “Đừng đưa dự án lên trình duyệt quá nhiều. Vừa rồi tôi tiếp nhận sơ bộ mà cảm thấy choáng váng!”. Theo Bộ trưởng, có những Bộ trình duyệt dự án với nhu cầu vốn gấp 20-30 lần so với khả năng, các địa phương ít nhất cũng 10 lần, mà đó mới chỉ là số kế hoạch chứ chưa phải số thực hiện (con số thực hiện còn lớn hơn số kế hoạch nhiều lần).

Do vậy, theo lãnh đạo Bộ KHĐT, khi khi Chính phủ và Bộ KHĐT đã thông báo về khả năng tài chính và nguồn ngân sách về với từng địa phương thì các địa phương phải căn cứ vào tiềm lực tài chính đó để đề ra những chương trình mục tiêu sát sườn, chọn lọc dự án tốt mới trình lên phê duyệt. Có như vậy mới hoàn thành được mục tiêu năm và mục tiêu từng giai đoạn cụ thể.

Tính đến nới trần nợ công

Liên quan đến trái phiếu Chính phủ (TTCP), Bộ trưởng cho hay, về nguyên tắc Quốc hội không cho phép phát hành TPCP của giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, một thực tế là NSNN hiện còn rất khiên tốn, trong khi nguồn vốn cho đầu tư phát triển lại chủ yếu từ nguồn TPCP và ODA. Vì vậy, Quốc hội đã đồng ý bổ sung 170.000 tỉ đồng vốn TPCP cho giai đoạn 2014-2016. Nếu các công trình đến hết giai đoạn 2016 vẫn chưa hoàn thành thì các ngành và địa phương phải báo cáo Chính phủ ngay trong đợt này (có bao nhiêu dự án chuyển tiếp) để tính tiếp. 

Theo lãnh đạo Bộ KHĐT, để có vốn cho giai đoạn 2016-2020, có thể Chính phủ sẽ phải tính đến phương án xem xét lại Luật Nợ công. Luật quy định trần nợ công của Việt Nam không quá 65% GDP, nhưng theo tính toán của Bộ Tài chính thì đến 2015 nợ công đã chiếm 64% GDP và đến 2016 sẽ đạt ngưỡng trần là 64,9% GDP. Còn số 64,9% GDP theo Bộ trưởng Vinh nhìn nhận “có thể là con số đã cắt gọt đi chứ thực tế là có thể đã 67% GDP rồi!”.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ KHĐT thì quy mô GDP đang ngày càng tăng, tăng trưởng đang phục hồi trở lại. Thêm vào đó, quan trọng không phải là con số 65% GDP hay 70% GDP. Có những quốc gia như Nhật Bản đang nợ hơn 100% GDP; lại có nước tới 200% GDP. Vấn đề đặt ra ở đây là khả năng trả nợ chứ không phải là vấn đề vay bao nhiêu. 

Nhiều sở ngành bị phê bình vì Bảo tàng Hà Nội chậm trưng bày hiện vật


Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa phê bình hàng loạt sở ngành thiếu chủ động và phối hợp trong việc tháo gỡ khó khăn khiến tiến độ thực hiện dự án phần trưng bày của Bảo tàng Hà Nội bị chậm so với kế hoạch.

Cụ thể, những sở bị Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phê bình là Sở Xây dựng, Ban quản lý Dự án xây dựng Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các đơn vị liên quan, do thiếu chủ động và phối hợp trong việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc, để tiến độ thực hiện dự án phần trưng bày hiện vật tại Bảo tàng Hà Nội bị chậm so với kế hoạch.
Bảo tàng Hà Nội hoàn thành từ năm 2010
Bảo tàng Hà Nội hoàn thành từ năm 2010
Ông Thảo yêu cầu Sở Xây dựng kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các đơn vị và cá nhân, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới, sớm đưa vào khai thác sử dụng. Các đơn vị chức năng khẩn trương tổ chức lựa chọn nhà thầu, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành toàn bộ phần nội thất Bảo tàng Hà Nội trong tháng 12/2015.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng chỉ đạo Ban Quản lý dự án xây dựng Bảo tàng Hà Nội, đơn vị tư vấn cùng các ngành liên quan rà soát điều chỉnh bổ sung sửa đổi thiết kế bảo mỹ thuật trưng bày minh họa để làm nổi bật những dấu ấn lịch sử, hình ảnh đất nước và con người theo các thời kỳ Thăng Long – Hà Nội.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức quyên góp, thu thập và mua sắm các hiện vật trưng bày theo các chủ đề và thiết kế đảm bảo yêu cầu tiến độ và đúng quy định. Sở Tài chính có trách nhiệm đảm bảo bố trí nguồn vố thực hiện dự án, hướng dẫn quyết toán dự án theo đúng quy định.
Bảo tàng Hà Nội được xây dựng trên khu đất rộng 53.963 m2 nằm trong khuôn viên Trung tâm hội nghị Quốc gia với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng được khánh thành đúng dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (tháng 10/2010). Tổng diện tích sàn công trình khoảng trên 30.000 m2.
Bảo tàng được thiết kế theo hình kim tự tháp ngược, giật cấp với bốn tầng nổi và hai tầng hầm, mỗi tầng trên vươn ra ngoài so với tầng kề dưới 5 m. Hình khối kiến trúc đó khiến công trình có kết cấu rất phức tạp, đòi hỏi nhiều yêu cầu kỹ thuật cao lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

Hà Nội: Thiếu nữ 16 tuổi mất tích bí ẩn


Sau khi Ngọc Anh đến trường đón cháu, gia đình bà Ngọc không thấy con về. Cả gia đình tá hỏa đi tìm, đồng thời trình báo cơ quan công an song nhiều ngày qua, thiếu nữ này vẫn biệt tăm.

Ngày 3/2, Công an an phường Thạch Bàn (quận Long Biên) cho biết đang tập trung xác minh, tìm tung tích em Đỗ Ngọc Anh (16 tuổi, ở tổ 14 phường Thạch Bàn). Trước đó, cơ quan công an nhận được trình báo của ông Đỗ Ngọc Điển (58 tuổi) và bà Trương Thị Ngọc (54 tuổi), bố mẹ em Ngọc Anh, về việc em mất tích.
Đỗ Ngọc Anh. (Ảnh gia đình Ngọc Anh cung cấp)
Đỗ Ngọc Anh. (Ảnh gia đình Ngọc Anh cung cấp)
Theo trình báo của gia đình Ngọc Anh, khoảng 15h chiều ngày 29/1, Ngọc Anh nói với gia đình là đi sửa quần áo rồi tiện đón cháu gọi Ngọc Anh là dì đang học lớp 3 tại trường tiểu học Thạch Bàn, cách nhà gần 1km. Tuy nhiên, sau đó cháu bé trên tự đi bộ về nhà mà không có Ngọc Anh.
Lúc này, cả gia đình mới tá hỏa chia nhau đi tìm Ngọc Anh. Chiều tối cùng ngày, gia đình Ngọc Anh đã đến Công an phường Thạch Bàn trình báo. Theo gia đình, khi đi, Ngọc Anh mặc chiếc quần bò tím than và chiếc áo phông nỉ màu ghi.
Gia đình Ngọc Anh cho biết, một số người hàng xóm kể lại với gia đình rằng, họ nhìn thấy Ngọc Anh chở phía một người đàn ông mặt to, béo trên chiếc xe đạp đoạn ngã 3 chợ cóc gần nhà rồi sau đó biến mất.
Theo thông tin từ gia đình Ngọc Anh, thiếu nữ này khá xinh xắn. Học hết lớp 6, Ngọc Anh bỏ học, ở nhà trông nhà, làm phụ việc giúp gia đình và đưa đón cháu nhỏ của chị gái đi học.
Mẹ Ngọc Anh chia sẻ, Ngọc Anh chưa bao giờ đi ra khỏi nhà quá 20 phút, không đi chơi tối, bởi vậy, việc Ngọc Anh mất tích là điều vô cùng sốc với gia đình.
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tập trung xác minh.

Đột kích lò sản xuất mỡ bẩn ở Thủ đô

Cơ quan chức năng vừa bắt giữ gần 5 tấn mỡ bẩn không rõ nguồn gốc tại một cơ sở ở Phú Xuyên (Hà Nội).

Ngày 3/2, công an huyện Phú Xuyên cho biết, khoảng 15h chiều 2/2, lực lượng công an huyện đã bất ngờ ập vào cơ sở chế biến dầu bẩn làm từ mỡ lợn tại thôn Nội Hợp, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Chủ cơ sở là Nguyễn Văn Chính, SN 1986, trú tại địa phương.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở này có gần 5 tấn mỡ lợn bị bốc mùi, hôi thối đang được chế biến thành dầu ăn, trong đó mỡ chưa chế biến khoảng 3 tấn, mỡ đã chế biến thành dầu khoảng 1,1 tấn, và xáp mỡ sau khi đã nấu khoảng 500kg. Chủ cơ sở không có giấy phép sản xuất, kinh doanh.

Mỡ bẩn mất vệ sinh được phát hiện
Mỡ bẩn mất vệ sinh được phát hiện

Tại cơ sở này, điều kiện vệ sinh rất dơ bẩn, các bao tải mỡ bẩn thỉu, đen sì bị vứt bừa bãi trên nền đất, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Dụng cụ chế biến mỡ cũng như nguyên vật liệu nằm ngổn ngang, lăn lóc. Được biết cơ sở chế biến mỡ bẩn của Chính hoạt động được khoảng một tháng nay. Số mỡ bẩn chủ yếu được thu gom tại các cơ sở giết mô gia súc trên địa bàn Hà Nội về để chế biến.

Mỡ bẩn chưa chế biến vứt la liệt trên sàn đất
Mỡ bẩn chưa chế biến vứt la liệt trên sàn đất
Hiện số mỡ bẩn chưa qua chế biến, và số mỡ thành phẩm đã bị công an huyện Phú Xuyên thu giữ, và chờ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Hành trình "85 năm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng"

thích

Hơn 100 bức ảnh đẹp đánh dấu mốc son lịch sử chói lọi dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được trưng bày trong buổi triển lãm ảnh tại Hà Nội với chủ đề “85 năm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng”

Đó là những hình ảnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi mới chỉ là Chi bộ Cộng sản Việt Nam đầu tiên được thành lập tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) đến những hình ảnh về quá trình xây dựng, phát triển thành Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo quân dân Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập, bảo vệ toàn vẹn non sông đất nước.
Hành trình 85 năm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng
Ngôi nhà số 5D phố Hàm Long (Hà Nội) - nơi chứng kiến sự ra đời của Chi bộ Cộng sản Việt Nam đầu tiên

Hành trình 85 năm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng
Ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (Hà Nội) - nơi Tổng Bí thư Trần Phú viết Luận cương Chính trị của Đảng năm 1930

Hành trình 85 năm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ủng hộ Luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên (12/1920).

Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh

Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Tháng 9/1939, Chiến tranh Thế giới thứ 2 bùng nổ tác động đến đời sống chính trị nhiều nước. Nắm thời cơ, Đảng ta đã tích cực chỉ đạo chuẩn bị lực lượng các tổ chức vũ trang như: Đội Du kích Bắc Sơn; Du kích Nam Kỳ; Đội Cứu quốc quân...được thành lập. Phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật được phát triển mạnh trong toàn quốc. (Trong ảnh là Đội Du kích Bắc Sơn).

Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.

Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2 Đảng lao động Việt Nam họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (tháng 2/1951).

Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng Pháp Đờ Cát Tơ Ri (7/5/1954).
Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng Pháp Đờ Cát Tơ Ri (7/5/1954).

Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng Pháp Đờ Cát Tơ Ri (7/5/1954).
Ngày 5/9/1960, Đảng Lao động Việt Nam họp Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 3. Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Đại hội lần này là Đại hội xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Các chiến sĩ Tiểu đoàn 77, Bộ đội tên lửa sẵn sàng chiến đấu (1968)
Các chiến sĩ Tiểu đoàn 77, Bộ đội tên lửa sẵn sàng chiến đấu (1968)

Xác máy bay Mỹ bị quân và dân Hà Nội bắn rơi ngày 4/5/1968
Xác máy bay Mỹ bị quân và dân Hà Nội bắn rơi ngày 4/5/1968

Xe tăng của Quân giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc lập 30/4/1975
Xe tăng của Quân giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc lập 30/4/1975

Xe tăng của Quân giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc lập 30/4/1975
Nhân dân Sài Gòn tưng bừng đón chào đoàn quân chiến thắng (30/4/1975), chấm dứt chiến tranh, Việt Nam thống nhất hoàn toàng độc lập

Xe tăng của Quân giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc lập 30/4/1975
Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 4 họp tại Thủ đô Hà Nội năm 1976 là Đại hội Thống nhất tổ quốc

Xe tăng của Quân giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc lập 30/4/1975
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 5 của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ngày 27 đến 3/3/1982 tại Hà Nội

Việt Nam là một nước yêu chuộng hòa bình. Trong ảnh là lễ hội thả chim hòa bình truyển thống
Việt Nam là một nước yêu chuộng hòa bình. Trong ảnh là lễ hội thả chim hòa bình truyển thống

Việt Nam là một nước yêu chuộng hòa bình. Trong ảnh là lễ hội thả chim hòa bình truyển thống
Một cụ ông tham quan triển lãm, chiêm ngưỡng những thành tựu phát triển của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Việt Nam là một nước yêu chuộng hòa bình. Trong ảnh là lễ hội thả chim hòa bình truyển thống
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 được khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội ngày 12/1/2011) với 1.376 Đại biểu chính thức

Việt Nam là một nước yêu chuộng hòa bình. Trong ảnh là lễ hội thả chim hòa bình truyển thống
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật, phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục... Trong ảnh là cây cầu Nhật Tân thể hiện tình hữu nghị Việt - Nhật.

Triển lãm 85 dưới lá cờ vẻ vang của Đảng thu hút đông đảo sự quan tâm của các vị khách quốc tế.
Triển lãm "85 dưới lá cờ vẻ vang của Đảng" thu hút đông đảo sự quan tâm của các vị khách quốc tế.