Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2025

Tuyển Việt Nam: Đình Triệu báo tin vui, Quang Hải ra sân tập

Chấn thương Đình Triệu có dấu hiệu tiến triển tốt, Quang Hải và Đinh Thanh Bình tham gia tập cùng tuyển Việt Nam trong sáng nay (14/3).

Chuẩn bị cho trận đấu 'hâm nóng' với Campuchia và sau đó gặp Lào ở vòng loại cuối Asian Cup 2027, tuyển Việt Nam có buổi tập thứ 3 tại Bình Dương. HLV Kim Sang Sik  do có chút không khỏe trong người nên ông giao cho các trợ lý phụ trách buổi tập của đội trong sáng nay. 

Trong các thành viên của đội, Tiến Linh và Đình Triệu ở lại khách sạn trị liệu, tập phục hồi tại phòng gym. Đáng mừng khi thủ thành số 1 tuyển Việt Nam thông báo, chấn thương có tiến triển khá ổn nên tạm thời vẫn ở lại đội trị liệu và theo dõi thêm. 

vn_15_3_5.jpg
Quang Hải trở lại sau những buổi phải tập riêng. Ảnh: Hữu Hà

Trong sáng nay, tuyển Việt Nam có sự trở lại của Quang Hải và tiền đạo Đinh Thanh Bình. Cả hai đều tham gia tập luyện cùng các đồng đội sau ít ngày theo dõi bên ngoài.

Một số hình ảnh tập luyện của tuyển Việt Nam sáng 14/3:

vn_15_3_1.jpg
Các tân binh như Lý Đức hoà nhập tốt
vn_15_3_3.jpg
Buổi tập sáng 14/3 diễn ra dưới trời nắng khá gắt.
vn_15_3_6jpg.jpg
Trương Tiến Anh, Khuất Văn Khang trong buổi tập sáng 14/3
vn_15_3_4.jpg
Văn Thanh tích cực tập luyện cùng trợ lý Cedric Roger
vn_15_3_8.jpg
Bùi Hoàng Việt Anh vắng mặt, khả năng hàng phòng ngự sẽ tiếp tục trông cậy vào Bùi Tiến Dũng
vn_15_3_2.jpg
BHL tuyển Việt Nam hội ý trước buổi tập
Theo: vietnamnet.vn

FIFA ví von quê tuyển thủ Việt Nam theo phong cách rất Bắc Bling

 

Lấy cảm hứng từ MV Bắc Bling của ca sĩ Hòa Minzy đang gây bão khắp cõi mạng, FIFA đã nhắc đến quê quán của các cầu thủ Việt Nam khiến người hâm mộ thích thú.

Trang fanpage của Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA World Cup vừa đăng tải hình ảnh các cầu thủ Việt Nam kèm theo quê quán của họ.

Đáng chú ý, FIFA đã nhắc đến nơi "chôn rau cắt rốn" của các cầu thủ theo phong cách rất Bắc Bling - MV ca nhạc đang gây bão khắp cõi mạng của nữ ca sỹ Hòa Minzy.

fifa bac bling.jpeg
FIFA khiến fan Việt thích thú (ảnh chụp màn hình)

FIFA đăng dòng trạng thái "Các tuyển thủ Việt Nam đến từ tỉnh thành nào?", kèm theo hình ảnh Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Văn Vĩ, Bùi Hoàng Việt Anh, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Trọng Hoàng. Bên cạnh đó, hai nữ cầu thủ cũng được điểm tên là Huỳnh Như và Trần Thị Thùy Trang.

hoang duc bac blink.jpg
Tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức ở Hải Dương (Hải Yơưng)
van vi bac blink.jpg
Hậu vệ Nguyễn Văn Vĩ quê ở Bắc Ninh (Bắc Bling), nơi mà ca sỹ Hòa Minzy thực hiện MV gây sốt
viet anh bac blink.jpg
Thái Bình (Thái Blìnk) có trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh
thai son bac blink.jpg
Tiền vệ Nguyễn Thái Sơn ở Thanh Hóa (Thanks Hóa)
trong hoang bac blink.jpg
Tiền vệ Nguyễn Trọng Hoàng ở Hà Tĩnh (Hà Teẽn)
thuy trang bac blink.jpg
Quảng Nam (Queẽn Nam), nơi sinh ra của tiền vệ kỳ cựu Trần Thị Thùy Trang
huynh nhu bac blink.jpg
Tiền đạo Huỳnh Như quê Trà Vinh (Trà Win)
Theo: vietnamnet.vn

‘Tuyển Việt Nam cần hoàn thiện lối chơi thay vì nghĩ nhiều tới Lào’

 

Theo tiền vệ Quang Hải, tuyển Việt Nam cần hoàn thiện từ lối chơi, đến kỹ năng… hơn là quan tâm nhiều đến gặp Lào tại vòng loại cuối Asian Cup 2027.

Những ngày qua tôi không ra sân tập vì cần thời gian nghỉ ngơi sau chuỗi trận ở V-League. Và giờ, tôi cảm thấy rất khoẻ, sẵn sàng ra sân cho tuyển Việt Nam trong những trận đấu phía trước” – Quang Hải thông tin về tình hình sức khoẻ của bản thân trong cuộc phỏng vấn trước buổi tập.

Đánh giá về các thủ môn còn khá trẻ trong lần tập trung đang diễn ra, tiền vệ của tuyển Việt Nam cho biết: “Tôi nghĩ các bạn ấy không còn trẻ nữa, tất cả đều ra sân ở V-League nên chẳng có gì phải lo lắng.

viet-nam3.jpg
Quang Hải trả lời phỏng vấn trước buổi tập chiều 14/3. Ảnh: Hữu Hà

Tất cả những người đang có mặt ở đây đều xứng đáng, kể cả các bạn ít tuổi đời hơn. Sự xuất hiện của các bạn ấy là động lực cho những người khác chưa có cơ hội khoác tuyển Việt Nam phấn đấu”.

Tiền vệ này nói thêmTrận giao hữu với Campuchia là một trong những khâu chuẩn bị quan trọng để hướng đến cuộc đối đầu với tuyển Lào. Và muốn chiến thắng, tuyển Việt Nam phải chơi tập trung, thể hiện đúng khả năng của mình.

Việc tìm hiểu, đánh giá tuyển Lào ra sao là chuyện của BHL. Còn các cầu thủ cố gắng hết sức, hoàn thiện lối chơi thay vì tìm điểm mạnh, yếu từ đội bạn… Tôi nghĩ chúng ta vừa gặp Lào ở ASEAN Cup 2024 nên sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất và chiến thắng”.

Liên quan tới tình hình nhân sự của tuyển Việt Nam, chiều 14/3, tân binh Trịnh Xuân Hoàng đã có mặt và ra sân tập luyện cùng các đồng đội sau khi được gọi dự phòng cho Đình Triệu - người vẫn đang cần sự chăm sóc của các bác sỹ.

viet-nam4.jpg
Trịnh Xuân Hoàng (giữa) chính thức góp mặt

Chân sút chủ lực Tiến Linh cũng chính thức ra sân sau ít ngày phải tập riêng, phục hồi trong phòng gym…

Một số hình ảnh buổi tập của đội chiều 14/3:

viet-nam7.jpg
Tiến Linh trở lại giúp HLV Kim Sang Sik bớt đi nhiều âu lo
viet-nam5.jpg
Các tân binh như Lý Đức hoà nhập tốt 
viet-nam6.jpg
Bùi Tiến Dũng, Tiến Linh tươi rói trên sân tập
viet-nam8.jpg
Quang Hải tự tin tuyển Việt Nam sẽ có kết quả tốt nhất trong 2 trận đấu tới
viet-nam2.jpg
Hiện tại tuyển Việt Nam có 3 thủ môn còn khá trẻ gồm Văn Việt, Trịnh Xuân Hoàng và Trung Kiên
viet-nam9.jpg
HLV Kim Sang Sik trên sân tập chiều 14/3
Theo: vietnamnet.vn

Nợ quá nhiều, gen Z khó mua nhà hơn bất cứ thế hệ nào khác

 Gen Z là thế hệ gánh món nợ cá nhân cao hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác khiến việc mua nhà riêng đối với họ trở nên rất khó khăn, theo khảo sát mới nhất ở Mỹ.

Một cuộc thăm dò mới của Newsweek cho thấy, thế hệ Z (ra đời từ năm 1997 đến năm 2012) ở Mỹ phải gánh chịu nhiều nợ cá nhân hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác. Trung bình những người thuộc thế hệ này gánh khoản nợ cá nhân là 94.101 USD (khoảng 2,4 tỷ đồng), trong khi con số này ở thế hệ Millennials là 59.181 USD (khoảng 1,5 tỷ đồng) và thế hệ X là 53.255 USD (khoảng 1,3 tỷ đồng).

Nợ thẻ tín dụng là khoản nợ phổ biến nhất của gen Z; khoảng 56% đang theo hình thức nợ này. Mặc dù có tổng nợ cao, chỉ khoảng 16% số gen Z được hỏi có thế chấp.

Đáng lo ngại hơn cả số tiền nợ khổng lồ là tỷ lệ nợ quá hạn của gen Z rất cao. Tỷ lệ nợ quá hạn thẻ tín dụng cũng họ cũng cao nhất so với những thế hệ khác, theo một nghiên cứu năm 2024 của Cục Dự trữ Liên bang New York (Mỹ). 

Gánh nặng nợ lớn là rào cản đối với việc mua nhà của gen Z. Lịch sử nợ quá hạn nghiêm trọng có thể là một yếu tố phá vỡ hoàn toàn thỏa thuận mua nhà. Việc thanh toán trễ làm giảm điểm tín dụng và điều đó ghi dấu trong báo cáo tín dụng suốt nhiều năm ngay cả sau khi số dư đã được thanh toán, khiến việc phê duyệt thế chấp trở nên khó khăn hơn nhiều.

Gen Z có nợ quá nhiều đến mức không thể sở hữu nhà không? (Ảnh: Stock Adobe)

Gen Z có nợ quá nhiều đến mức không thể sở hữu nhà không? (Ảnh: Stock Adobe)

Không có giới hạn về số tiền nợ quá lớn để được vay mua nhà, nhưng tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI) lại ảnh hưởng đến việc này. Chỉ số DTI đo lường mức thu nhập hàng tháng dành cho việc trả nợ, giúp bên cho vay đánh giá xem người đó có đủ khả năng trả thế chấp hay không. Tỷ lệ này được tính bằng cách chia tổng số tiền trả nợ hàng tháng cho tổng thu nhập hàng tháng và nhân với 100.

Nhìn chung, bên cho vay thích DTI từ 36% trở xuống, trong khoảng từ 28% đến 35% được phân bổ cho chi phí nhà ở. Một số bên cho vay có thể chấp thuận người vay có DTI cao tới 43%, nhưng khá hiếm.

Gen Z có thể phải dành một phần đáng kể thu nhập hàng tháng của mình để trả nợ. Việc đạt DTI có lợi vẫn là thách thức, trong khi giá nhà và lãi suất thế chấp lại cao.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn có cách để gen Z Mỹ mua nhà bằng cách vay nợ. Trong tình huống này, họ nên tập trung vào việc cải thiện sức khỏe tài chính để tăng khả năng được chấp thuận và có lãi suất, điều khoản tốt hơn. 

Có ba cách để giảm tỷ lệ nợ trên thu nhập như tập trung vào việc trả hết các khoản nợ hiện có. Gen Z có thể giảm số dư thẻ tín dụng, các khoản vay sinh viên hoặc các khoản nợ chưa thanh toán khác để giảm nghĩa vụ hàng tháng.

Cách thứ hai là tăng thu nhập để giảm DTI thông qua việc tăng lương, làm thêm hoặc làm việc tự do. Cách thứ ba và vay ít hơn, lựa chọn ngôi nhà giá cả phải chăng hoặc được trả trước nhiều hơn để giảm số tiền cần vay, giảm tỷ lệ nợ hàng tháng phải trả cho khoản thế chấp.

Làm thế nào để mua nhà khi đang mắc nợ. (Ảnh: Stock Adobe)

Làm thế nào để mua nhà khi đang mắc nợ. (Ảnh: Stock Adobe)

Người cho vay không thích mạo hiểm, họ muốn thấy bên vay là người đáng tin cậy với lịch sử thanh toán đúng hạn. Điểm tín dụng cá nhân là một trong những chỉ số tốt nhất thể hiện điều này. Điểm cao không chỉ tăng cơ hội được chấp thuận vay mà còn có thể đảm bảo mức lãi suất thấp hơn, giúp bạn tiết kiệm hàng nghìn USD (1.000 USD tương đương 25 triệu đồng) trong suốt thời hạn vay và giảm tỷ lệ DTI.

Theo: VTC NEWS

Mức phạt cao nhưng tài xế không sợ, bấm còi tra tấn người đi đường

 Mức phạt cho hành vi bấm còi xe máy liên tục là 8 - 10 triệu đồng nhưng thực tế hiếm khi bị xử lý nên tài xế không sợ, tha hồ tra tấn người đi đường bằng tiếng còi.

Giờ tan tầm, tôi nhích từng chút trong đám đông vội vã. Đến ngã tư, đoàn xe xếp thành hàng chục lớp chật cứng. Đèn đỏ báo hiệu còn hơn 60 giây nhưng sau lưng tôi, tiếng còi xe đã vang lên nhức óc.

Có tài xế bóp còi để cố xin đường chen lên gần vạch kẻ thêm một chút. Có người nhấn còi để ép người phía trên dẹp chỗ, nhường lối đi cho mình rẽ phải, dù biển báo không cho phép. Đa số người khác là muốn mượn tiếng còi để nhắc nhở những xe phía trên lát nữa liệu mà đi nhanh khi đèn xanh bật lên. 

Đường chật cứng đến không thể nhúc nhích, tôi cùng hàng trăm người khác đành đứng yên chịu sự tra tấn của loại âm thanh chói lói, gay gắt như muốn xói vào đầu. Sau một ngày rút hết sức làm việc, đang phải hành xác trong cảnh tắc đường, sự ô nhiễm âm thanh kinh khủng này nhiều lúc khiến tôi muốn phát điên. Đôi khi có người không chịu nổi phải quát lên: "Đằng nào cũng đã đi được đâu, còi gì còi lắm thế!"; nhưng tiếng quát lạc lõng ấy cũng chìm trong tiếng còi và chẳng thay đổi được gì.

Giờ tan tầm, nhiều tài xế vẫn có thói quen bấm còi vô tội vạ để luồn lách dù tắc chật cứng. (Ảnh minh họa: Viên Minh)

Giờ tan tầm, nhiều tài xế vẫn có thói quen bấm còi vô tội vạ để luồn lách dù tắc chật cứng. (Ảnh minh họa: Viên Minh)

Ngoài vượt đèn đỏ hay phóng xe lên vỉa hè, bấm còi vô tội vạ cũng là loại "đặc sản tai hại" của giao thông đô thị Việt Nam. Việc áp dụng mức phạt nặng theo Nghị định 168/2024/NĐ–CP khiến nhiều vi phạm giảm rõ rệt, trừ hành vi bấm còi sai quy định dù mức phạt cho lỗi này cũng rất cao.  

Theo khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ–CP, áp dụng từ ngày 1/1/2025, hành vi bấm còi xe máy liên tục bị phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng (tăng 20 lần so với mức 400 - 600 nghìn đồng trước đây), nặng hơn lỗi xe máy vượt đèn đỏ. Vậy mà các tài xế vẫn xem thường. Cứ đến ngã tư là họ bấm còi. Thấy có xe đi chậm phía trước: Bấm còi. Đang di chuyển thấy có xe đi sát mình quá: Bấm còi. Đèn đỏ chỉ còn ít giây mà những xe trước chưa có dấu hiệu nhúc nhích: Bấm còi. 

Nhiều người bấm còi như một thói quen, như một lời ra lệnh: "Tránh ra cho tôi đi". Nhiều người coi  tiếng còi như một hình thức thị uy hay để bày tỏ thái độ khi thấy bực mình hay ngứa mắt với tài xế khác. Nhiều người bấm liên hồi như muốn trút bớt những mệt mỏi, tức giận tích tụ cả ngày mà không quan tâm đến việc hành vi của họ gây stress nặng hơn cho cả đám đông.

Theo quy định, tài xế chỉ được bấm còi trong 2 trường hợp: Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông; báo hiệu chuẩn bị vượt xe. Những người ngụy biện có thể xếp mình vào trường hợp thứ hai, nhưng rõ ràng họ đâu được phép vượt hay di chuyển khi tất cả đang phải chờ đèn đỏ! Và ngay cả lúc đang đèn xanh, đường chật như nêm thì lấy đâu ra chỗ vượt?

Sở dĩ mức phạt tăng cao mà tài xế vẫn không sợ là vì việc xử phạt hành vi bấm còi vô tội vạ không được thực hiện rốt ráo, nghiêm khắc như những vi phạm khác, có lẽ vì lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Lỗi bấm còi liên tục giờ tan tầm rất khó để xử phạt ngay tại trận vì lực lượng chức năng thường ưu tiên xử lý trước những lỗi dễ gây nguy hiểm hơn, hoặc phải tập trung điều tiết giao thông, giảm ùn tắc.

Bên cạnh đó, việc bắt quả tang tài xế bấm còi cũng là vấn đề, vì họ rất dễ dàng chối tội; khi cảnh sát giao thông xuất hiện thì hành vi đã hoàn tất và không có bằng chứng. Các camera phạt nguội cũng không giúp phân biệt tài xế nào bấm còi, tài xế nào không. Đó là chưa kể hàng trăm người bấm còi liên tục, biết bắt ai, bỏ qua ai? Chắc vì biết được cái khó này mà các tài xế tuy đã "chừa" việc vượt đèn đỏ, uống rượu lái xe hay leo lên vỉa hè nhưng không chịu bỏ thói dùng tiếng còi tra tấn người khác.

Thật ra, tiếng còi xe đồng loạt đinh tai nhức óc không phải không nguy hiểm. Một nghiên cứu được thực hiện tại gần 750 thành phố ở 25 quốc gia châu Âu cho thấy, khoảng 60 triệu người đang phải sống chung với tiếng ồn quá mức từ giao thông đường bộ. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, gián tiếp gây ra khoảng 3.600 ca tử vong sớm liên quan đến bệnh tim mỗi năm. 

Do đó, cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp để xử phạt những tài xế bấm còi sai quy định, tránh kéo dài tình trạng mức phạt thì cao nhưng vẫn chẳng ai sợ. Hãy tham khảo kinh nghiệm của các nước để nghiên cứu, tìm cách phù hợp với Việt Nam. Đầu năm 2025 tại Karnataka, Ấn Độ, lực lượng chức năng áp dụng một hình phạt độc đáo, đó là bắt tài xế vi phạm phải đứng nghe tiếng còi inh ỏi của chính xe họ trong khoảng thời gian nhất định. Ngụ ý sâu xa của cách phạt này là để người lái xe nhận thức được sự phiền toái mà tiếng còi không cần thiết gây ra. 

Ngoài việc xử phạt nghiêm và cho tài xế thấy hành vi của họ xấu xí ra sao, tôi đề nghị cơ quan chức năng ban hành quy định về các "khung giờ không còi". 

Theo: VTC NEWS