Thứ Ba, 18 tháng 3, 2025

Lý Hải hé lộ những hình ảnh đầu tiên đầy kịch tính trong 'Lật mặt 8'

 Lý Hải khiến khán giả hào hứng khi tung trailer đầu tiên của "Lật mặt 8: Vòng tay nắng".

Sau thành công với doanh thu 482 tỷ đồng của Lật mặt 7: Một điều ước, Lý Hải trở lại rạp chiếu vào dịp lễ 30/4 với Lật mặt 8: Vòng tay nắng. Đề tài gia đình tiếp tục đươc anh khai khác nhưng trên nền những chất liệu hoàn toàn mới.

Câu chuyện về những bạn trẻ theo đuổi ước mơ trở thành thần tượng, quyết tâm thực hiện hoài bão và niềm tin vào bản thân ngay cả khi không ai tin vào chính mình là chủ đề chính ở phần phim này.

Lật mặt 8 tiếp tục khai thác chủ đề gia đình.

Lật mặt 8 tiếp tục khai thác chủ đề gia đình.

Lật mặt 8: Vòng tay nắng lấy bối cảnh nhóm bạn trẻ sống ở dải đất miền Trung khắc nghiệt có đam mê với âm nhạc và ước mơ trở thành người nổi tiếng. Nhân vật chính Tâm (Đoàn Thế Vinh thủ vai) - chàng trai trẻ 17 tuổi, học giỏi và có năng khiếu âm nhạc.

Tâm cùng nhóm bạn ở quê chung sở thích với mình thành lập nhóm nhạc và đăng ký tham gia cuộc thi tìm kiếm tài năng. Mọi chuyện bắt đầu khi cả nhóm vượt qua “vòng gửi xe” và có cơ hội được biểu diễn ở một sân khấu lớn, một ước mơ gần như không thể với tới của những đứa trẻ ở làng quê nghèo.

Trong khi Tâm và nhóm bạn hân hoan với niềm vui sướng được thể hiện tài năng của bản thân, ông Phước (Long Đẹp Trai thủ vai) - bố của Tâm lại kịch liệt phản đối con theo con đường nghệ thuật. Với ông Phước, tập trung nhảy múa hát hò sẽ khiến Tâm khó có thể đậu đại học và cậu chỉ có thể "nai lưng cắm mặt trên đồi cát cả đời".

Lý Hải hé lộ những hình ảnh đầu tiên đầy kịch tính trong 'Lật mặt 8' - 2
Lý Hải hé lộ những hình ảnh đầu tiên đầy kịch tính trong 'Lật mặt 8' - 3

Bối cảnh trong phim tiếp tục được đầu tư chỉn chu.

Như rất nhiều bậc làm cha mẹ khác, ông Phước thương Tâm và mong cho con một cuộc sống tốt, nhưng những gì ông thể hiện lại chỉ khiến cho hai cha con thêm phần căng thẳng. Mâu thuẫn kéo dài và không thể bày tỏ sẽ dần làm cho những thành viên trong gia đình ngày một cách xa.

Tình yêu thương vô điều kiện, những hy sinh thầm lặng và vun vén cho tương lai từ bậc làm cha mẹ đến một lúc nào đó con cái gần như sẽ không được công nhận.

Thông điệp “Hãy để lời khuyên dừng ở mức lời khuyên” ở cuối đoạn trailer được Lý Hải gửi gắm cũng khiến khán giả tò mò.

Volume 90%
 

Trailer giới thiệu "Lật mặt 8: Vòng tay nắng".

Bên cạnh đó, Lật Mặt 8: Vòng tay nắng của Lý Hải cũng mang đến những màu sắc mới lạ. Âm nhạc được khai thác triệt để với những yếu tố mới và thời thượng như văn hóa idol, đam mê trở thành thần tượng cùng sân khấu biểu diễn hoành tráng tầm cỡ quốc tế. Lý Hải cho biết anh muốn đưa những bộ phim của mình tới gần hơn với những khán giả trẻ.

Lật Mặt 8: Vòng tay nắng do Lý Hải viết kịch bản, đạo diễn, biên kịch, sản xuất và dựng phim. Phim có sự tham gia của các diễn viên gạo cội như NSƯT Kim Phương, NSƯT Hữu Châu, NSƯT Tuyết Thu, NSƯT Chiều Xuân, Ngân Quỳnh..., cùng dàn diễn viên trẻ như Đoàn Thế Vinh, Hồng Thu, Tín Nguyễn, Bảo Ngọc...

Phim sẽ được khởi chiếu dịp lễ 30/4 -1/5 trên toàn quốc.

Theo: VTC NEWS

HLV Campuchia: Thắng tuyển Việt Nam như vô địch châu Á

 Huấn luyện viên Koji Gyotoku thừa nhận việc giành chiến thắng trước đội tuyển Việt Nam là nhiệm vụ rất khó đối với các cầu thủ Campuchia.

"Nếu giành chiến thắng trước đội tuyển Việt Nam, chúng tôi sẽ giống như nhà vô địch châu Á", báo Kampuchea Thmey dẫn lời huấn luyện viên Koji Gyotoku của đội tuyển Campuchia. Trận đấu giao hữu giữa đội tuyển Việt Nam và Campuchia diễn ra tối mai (19/3) trên sân vận động Bình Dương. Đây là trận đấu đầu tiên của 2 đội bóng sau AFF Cup 2024.

Đội tuyển Việt Nam chưa từng thua Campuchia trong quá khứ. Chiến thắng duy nhất của một đại diện bóng đá Campuchia trước Việt Nam là ở cấp độ trẻ (giải U18 Đông Nam Á diễn ra năm 2019).

Huấn luyện viên Koji Gyotoku của đội tuyển Campuchia

Huấn luyện viên Koji Gyotoku của đội tuyển Campuchia

Trong những năm gần đây, đội tuyển Campuchia có nhiều tiến bộ. Ngoài ra, đội bóng này tăng sức mạnh đáng kể nhờ những cầu thủ nhập tịch. Tại AFF Cup 2024, Campuchia không vượt qua vòng bảng nhưng họ gây ra nhiều khó khăn cho các đối thủ mạnh (hòa Malaysia, thua sát nút Singapore, Thái Lan).

"Đội tuyển Campuchia chưa đủ khả năng đảm bảo chiến thắng 100%, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức ở trận này", ông Gyotoku nói thêm. Nhà cầm quân người Nhật Bản vừa được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Campuchia với hợp đồng có thời hạn một năm. Trước đó, ông chỉ làm việc với tư cách tạm quyền ở AFF Cup 2024.

Ở đợt tập trung này, đội tuyển Campuchia vẫn triệu tập đầy đủ những cầu thủ nhập tịch thi đấu tốt tại AFF Cup là Takaki Ose, Yudai Ogawa, Nicolas Taylor, Andres Nieto Rondon và Abdel Koulibaly. Tuy nhiên, đội bóng xứ chùa tháp không có nhiều thời gian tập luyện chuẩn bị cho trận đấu với đội tuyển Việt Nam do một số câu lạc bộ "nhả" quân muộn.

"Sự chuẩn bị của đội chúng tôi không tốt vì các cầu thủ vừa trải qua loạt trận đấu ở câu lạc bộ và không đạt trạng thái tốt. Đội hình của chúng tôi lần này cũng không đầy đủ", huấn luyện viên Koji Gyotoku cho biết.

Theo: VTC NEWS

Gen Z quảng bá nghệ thuật truyền thống

VTV.vn - Tại Đường sách TP Hồ Chí Minh vừa diễn ra workshop “Kết nối, Kết rối” nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về bộ môn nghệ thuật múa rối nước.

Sự kiện là một không gian mở dành cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo và yêu thích nghệ thuật dân gian. Những người tham gia đã được trải nghiệm và khám phá nghệ thuật múa rối nước độc đáo của Việt Nam. Từ khu vực Kết nối với những chia sẻ từ Thạc sĩ Trần Được, Phó Trưởng đoàn rối Rồng Phương Nam, thuộc Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, không gian triển lãm Infographic đến khu Kết rối nơi mọi người thỏa sức sáng tạo và tự tay nhào nặn những con rối dưới sự hướng dẫn tận tình của nghệ nhân.

Gen Z quảng bá nghệ thuật truyền thống - Ảnh 1.
Gen Z quảng bá nghệ thuật truyền thống - Ảnh 2.

Thạc sĩ Trần Được, Phó Trưởng đoàn rối Rồng Phương Nam chia sẻ về nghệ thuật rối nước

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo, sáng tạo mang đậm nét truyền thống của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, ra đời cùng lúc với nền văn hóa Đại Việt. Nghệ thuật múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam.

Hiện trong kho tàng trò rối nước của Việt Nam có khoảng 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục múa rối nước hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân Việt. Để có được một buổi biểu diễn hoàn chỉnh, nghệ thuật múa rối nước phải tập trung trí tuệ tài ba của nhiều nghệ nhân. Rối nước là nét đặc sắc, là niềm tự hào của Việt Nam với bạn bè thế giới.

Gen Z quảng bá nghệ thuật truyền thống - Ảnh 3.
Gen Z quảng bá nghệ thuật truyền thống - Ảnh 4.

Không gian triển lãm Infographic

Workshop Kết nối, kết rối do nhóm Nhà Của Tễu thực hiện. Nhóm gồm các bạn trẻ gen Z có tình yêu đặc biệt và nỗ lực quảng bá nghệ thuật truyền thống trên các nền tảng truyền thông hiện đại.

Gen Z quảng bá nghệ thuật truyền thống - Ảnh 5.
Gen Z quảng bá nghệ thuật truyền thống - Ảnh 6.
Gen Z quảng bá nghệ thuật truyền thống - Ảnh 7.

Sự kiện thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách, đặc biệt là các bạn trẻ

Dự kiến vào ngày 29/3, tại Đường sách Thủ Đức, sẽ diễn ra chương trình Múa rối nước với chủ đề Róc ra róc rách. Đây là sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, nơi những con rối sống động tái hiện những câu chuyện quen thuộc trên nền âm nhạc hiện đại và hiệu ứng ánh sáng tinh tế. Khán giả sẽ được thưởng thức vở rối nước Giấc mơ nàng tiên cá đang gây sốt hiện nay của Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam.

Theo: VTV.vn

"Chúng ta là người Việt Nam" của Hoàng Thùy Linh gặp thách thức trong việc thu hút khán giả

 

VTV.vn - Bộ phim tài liệu điện ảnh "Chúng ta là người Việt Nam" của Hoàng Thùy Linh và ekip đang nhận về doanh thu khá khiêm tốn sau khi khởi chiếu chính thức từ 14/3.

Tính đến cuối ngày 17/3, theo thông tin tham khảo từ Box Office Vietnam, phim Chúng ta là người Việt Nam (Vietnamese Concert Film) mang về hơn 160 triệu đồng. Doanh thu không phải là mục tiêu mà Hoàng Thùy Linh đặt ra khi thực hiện và mang bộ phim tới với khán giả. Số suất chiếu cũng chỉ giới hạn sau 18h, ở các cụm rạp tại 5 thành phố. Bên cạnh đó, phim cũng tạo nên những ý kiến trái chiều. Một mặt, rất nhiều khán giả đánh giá cao nỗ lực của nữ ca sĩ cùng với các thành viên trong ekip trong việc chắt lọc nguồn tài liệu khổng lồ ghi lại từ Vietnamese Concert cách đây gần 2 năm. Mặt khác, bộ phim tài liệu điện ảnh được cho là quá an toàn, thiếu điểm nhấn, thiếu sự bùng nổ về cảm xúc cần thiết để tạo sức hút.

Chúng ta là người Việt Nam của Hoàng Thùy Linh gặp thách thức trong việc thu hút khán giả - Ảnh 1.
Chúng ta là người Việt Nam của Hoàng Thùy Linh gặp thách thức trong việc thu hút khán giả - Ảnh 2.

Nhiều câu chuyện hậu trường thực hiện Vietnamese Concert được kể lại trong bộ phim tài liệu điện ảnh

Trong phim, khán giả có thể thấy rõ cá tính quyết liệt, thái độ làm nghệ thuật nghiêm túc, chỉn chu, đầy tính sáng tạo của Hoàng Thùy Linh. Cô dẫn dắt cả ekip lần lượt hoàn thành những đề bài hóc búa để biến giấc mơ concert trở thành hiện thực hoành tráng, công phu, mãn nhãn, đậm chất Việt Nam cho hàng nghìn khán giả cùng thưởng thức. Tuy nhiên, vì thời lượng dành cho các chia sẻ, tâm tư của Hoàng Thùy Linh quá nhiều, lặp đi lặp lại và không có thêm những chi tiết mới mẻ, ấn tượng nên khoảng nửa cuối, phim trở nên "đuối" dần. Loạt tiết mục tuyển chọn từ concert lại không được dành nhiều thời lượng khi lên phim. Đây là điều khá đáng tiếc vì không phải khán giả nào cũng có dịp thưởng thức concert trên. Chưa hết, các tiết mục đã được xử lý để giọng hát Hoàng Thùy Linh mượt mà, ổn định hơn nhưng như thế lại làm giảm sự chân thực được mong đợi ở phim tài liệu.

Chúng ta là người Việt Nam của Hoàng Thùy Linh gặp thách thức trong việc thu hút khán giả - Ảnh 3.

Kết hợp nhiều lý do và sự vắng bóng khá lâu của Hoàng Thùy Linh thời gian qua, phim Chúng ta là người Việt Nam gặp thách thức trong việc thu hút khán giả. Mặc dù vậy, nữ ca sĩ vẫn nỗ lực thực hiện các chuyến cinetour để có nhiều hơn cơ hội gặp gỡ, chia sẻ, lắng nghe phản hồi dành cho bộ phim.

Cô chia sẻ: "Linh không nghĩ là bộ phim tài liệu này của Linh và đồng đội lại được mọi người yêu thương nhiều đến như vậy, dù suất chiếu giới hạn của phim cũng như các khung giờ chiếu cũng không phải quá thuận tiện cho mọi người ra rạp. Cũng chính vì thế mà khi bước chân vào các rạp chiếu để gặp gỡ mọi người ở những suất chiếu đầu tiên, những sự khích lệ, động viên của mọi người, và cả những giọt nước mắt xúc động khi xem phim của mọi người đã làm Linh thực sự rất hạnh phúc".

Chúng ta là người Việt Nam của Hoàng Thùy Linh gặp thách thức trong việc thu hút khán giả - Ảnh 4.
Chúng ta là người Việt Nam của Hoàng Thùy Linh gặp thách thức trong việc thu hút khán giả - Ảnh 5.

Hoàng Thùy Linh và ekip tích cực giao lưu cùng khán giả

Hoàng Thùy Linh cho biết, cô theo dõi kỹ tình hình của các suất chiếu của phim Chúng ta là người Việt Nam, biết được rằng có những rạp được lấp đầy nhưng cũng có rạp chỉ đón số lượng người xem ở mức rất khiêm tốn. "Cảm giác được ngồi cùng rạp với khán giả, và những cái ôm chân tình mà mọi người trao cho Linh sau mỗi suất chiếu là điều Linh vô cùng trân quý và biết ơn. Trước khi bước vào rạp để chào đón mọi người, sự hồi hộp và nôn nao trong Linh, không khác gì khi chuẩn bị bước ra sân khấu Vietnamese Concert vào năm 2023, và trong 3 ngày vừa qua, Linh lại được dịp sống lại cái cảm giác đó rất nhiều lần. Đây là một món quà vô giá, và chắc chắn Linh sẽ không thể nào quên" - nữ ca sĩ tâm sự.

Khi làm khách mời của chương trình Café sáng (VTV3), Hoàng Thùy Linh cũng đã có thêm những hé lộ mới về mong muốn, về những điều cô tìm kiếm khi thực hiện Chúng ta là người Việt Nam.

Hoàng Thùy Linh làm khách mời của chương trình Café sáng (VTV3)

Nữ ca sĩ nói rằng, quá trình thực hiện bộ phim cũng là dịp cô nhìn lại chính mình, đôi lúc phải bật ra câu hỏi: "đây là mình sao?". Theo Hoàng Thùy Linh, có những điều cô nhận thấy cần phải điều chỉnh để có thể hài hòa, vừa quyết liệt thực hiện những gì mình mong muốn, theo đuổi vừa khiến cho những người cùng đi với mình vui vẻ hơn.

Hoàng Thùy Linh cũng từng lo sợ phim bị cũ, càng không đặt mục tiêu tham gia vào cuộc cạnh tranh doanh thu phòng vé mà chỉ thiết tha được chia sẻ câu chuyện của hơn 1.000 con người đã nỗ lực như thế nào để cùng chung tay làm nên sản phẩm nghệ thuật tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống.

Theo: VTV.vn

Mô hình làm việc "ngồi ở đâu cũng được"

Hybrid working là mô hình làm việc theo thời gian, địa điểm linh hoạt do người lao động tùy chọn, có thể ngồi ở bất kì đâu.

    Trong nhịp sống bận rộn nơi công sở, nhiều người trong chúng ta phải chấp nhận hy sinh khoảng thời gian cho bản thân và cho gia đình, bởi nhiều khi việc cân đối thời gian là bài toán không có lời giải. Đó là lý do mà nhiều người đã chọn lời giải khác - hybrid working - một mô hình làm việc có thể cho phép bạn làm chủ thời gian của mình.

    Chị Trần Hà Minh Châu, nhà sáng tạo nội dung chia sẻ: "Bắt đầu từ ngày xưa mình nghĩ cần tìm một công việc gì đấy cảm thấy hạnh phúc mỗi khi ngủ dậy và muốn làm nó mỗi ngày, mình không cảm thấy mệt mỏi khi làm nó. Thế nhưng đầu việc của mình không biết làm sao miêu tả cho mọi người có những ngày mình chỉ quay cảnh mình ngủ dậy, cắm hoa, đi tập thể dục thể thao, đi lên máy bay, cầm theo máy tính ngồi làm việc trên máy bay vào ngày nào đó bất kì trong tuần, bay đến thành phố khác. Nó rất là ngẫu nhiên mà không cần chờ ngày nghỉ lễ hay chờ được cho phép hay gì cả".

    "Hầu hết thời gian là làm việc một mình và các đầu mục đều do một mình mình xử lí kiểu như công ty TNHH một mình tôi", chị Châu nói.

    Mô hình làm việc ngồi ở đâu cũng được - Ảnh 1.

    Hybrid working là mô hình làm việc theo thời gian, địa điểm linh hoạt do người lao động tùy chọn, có thể ngồi ở bất kì đâu. Từ công việc toàn thời gian tại một công ty cố định, một bạn trẻ lựa chọn công việc tại nhà, với các dự án độc lập. Đầu tư một góc làm việc gần 100 triệu để để "lãi" được một tinh thần thoải mái.

    Anh Lê Sơn Hoàng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội nói: "Mình không ngại ngồi làm văn phòng đâu, nhưng mình ưu tiên thích làm ở nhà hơn thích tự do hơn. Còn thu nhập của mình ít nhất 6 triệu/tháng còn nhiều nhất có thể 15-16 triệu/tháng".

    Mô hình làm việc ngồi ở đâu cũng được - Ảnh 2.

    Khi không gian 4 bức tường là sự bí bách, ngột ngạt, dù đã làm chủ, có văn phòng và một đội ngũ nhân viên, chỉ cần hoàn thiện được công việc thì lựa chọn ngồi cà phê, hay không gian mở, sẵn sàng bỏ ra "chi phí" để mua được không gian làm việc là xứng đáng.

    Chị Đỗ Diệu Linh, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: "Các quán cà phê cũng như không gian ngoài bây giờ khá mở và có đầy đủ tiện nghi như là wifi, điện, nước, chi phí không quá chênh thậm chí chi phí còn rẻ hơn chi phí làm việc cố định. Thứ hai, mình có thể có thêm thời gian riêng cho con như vừa đi chơi vừa ngồi cà phê vừa săn deal giảm giá cho khách hàng nhưng cũng có thể chơi với con".

    Mô hình làm việc ngồi ở đâu cũng được - Ảnh 3.

    Nhưng không có sự tự do nào là miễn phí. Để làm một công việc tự do về nhiều mặt đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro về thu nhập, đổi mới nhanh chóng của thị trường hay cả sức khoẻ. Và trên hết, dù ngồi ở đâu thì luôn cần một chiếc "cọc" chắc chắn thì mới có thể vững.

    Theo: VTV.vn

    Cháy khu tập thể ở Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Hiện trường xảy ra vụ cháy. Ảnh: CACC

    VTV.vn - Trưa 18/3, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại khu tập thể số 11 Vọng Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

    Theo thông tin từ người dân, khoảng 11 giờ cùng ngày, họ phát hiện có cháy tại căn hộ trong khu tập thể số 11 Vọng Đức. Ngay sau đó, mọi người hô hoán nhau tháo chạy ra ngoài và báo cho cơ quan chức năng.

    Tiếp nhận tin báo, lực lượng PCCC&CNCH Hà Nội điều động nhiều xe chữa cháy cùng cán, bộ, chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. 

    Cháy khu tập thể ở Hoàn Kiếm, Hà Nội - Ảnh 1.

    Hiện trường vụ cháy. Ảnh: Hà Nội mới

    Thông tin từ Công an phường Hàng Bài cho biết, các chiến sĩ của đơn vị cùng lực lượng PCCC chuyên nghiệp đã phối hợp xử lý đám cháy.

    Đến 12 giờ 10 phút, lực lượng chức năng đã cơ bản khống chế được đám cháy. 

    Bước đầu vụ cháy không có thương vong. Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân cũng như mức độ thiệt hại.

    Theo:  VTV.vn

    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh

     

    Công viên Cầu Giấy (Hà Nội) đang được đầu tư cải tạo.

    VTV.vn - Công viên Cầu Giấy - một trong những không gian xanh quan trọng của quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) sau thời gian dài xuống cấp trầm trọng đang được tiến hành cải tạo, sửa chữa.

    Công viên Cầu Giấy nằm trên đường Thành Thái (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) được khánh thành vào năm 2014, với diện tích rộng khoảng 6.540 m2, vốn đầu tư ban đầu là 8 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Công viên này từng là một điểm đến hấp dẫn của người dân Thủ đô với ba khu vực chính: khu vui chơi trẻ em, khu thể dục thể thao và khu hồ nước quảng trường.

    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 1.

    Đơn vị thi công căng dây và đặt biển cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người dân khi sinh hoạt phía trong công viên.

    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 2.

    Công viên Cầu Giấy nằm trên đường Thành Thái (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), rộng khoảng 6.540m2.

    Tuy nhiên, sau 10 năm đi vào hoạt động, nhiều hạng mục trong Công viên Cầu Giấy như: Khu vui chơi cho trẻ em, nhà vệ sinh, cổng ra vào, đèn điện, ghế đá, gạch lát đường... đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân, đặc biệt là trẻ em.

    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 3.
    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 4.

    Sau nhiều năm đưa vào hoạt động, Công viên Cầu Giấy hiện đã xuống cấp nhiều hạng mục.

    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 5.

    Những chiếc ghế đá hỏng sẽ được thay thế, cùng với đó, xây dựng thêm nhà chòi nghỉ, tháo dỡ hàng rào cũ, thay mới xung quanh hồ.

    Trong đó, khu vực xuống cấp nghiêm trọng nhất là khu vui chơi dành cho trẻ em. Tại đây, thảm cỏ nhân tạo nhiều vị trí đã bị rách, bong tróc từng mảng lớn làm lộ ra những mảng bê tông cứng, lồi lõm.

    Trước tình trạng xuống cấp, UBND quận Cầu Giấy đã phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công – dự toán) của dự án Cải tạo, sửa chữa công viên Cầu Giấy với mức đầu tư tổng cộng là 66,280 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2025. Liên doanh nhà thầu là Công ty CP Xây dựng và Môi trường Hà Nội và Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành.

    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 6.

    Những cột đèn cũ được tháo dỡ, chờ thay thế.

    Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 17/3, các đơn vị thi công tiến hành cải tạo, sửa chữa những hạng mục như đèn điện, khu vui chơi trẻ em, di dời cây xanh, thảm cỏ và xử lý các thiết bị hư hỏng, xuống cấp để phục vụ quá trình thi công. Nhiều cây xanh trong công viên được cắt tỉa gọn gàng. Bên ngoài khu vực rào chắn thi công, người dân vẫn có thể tập thể dục, đi dạo.

    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 7.
    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 8.

    Một phần cây xanh trong công viên được di chuyển để lấy không gian thực hiện các hạng mục cải tạo theo thiết kế đã được phê duyệt.

    Là người thường xuyên tập thể dục tại Công viên Cầu Giấy, ông Nguyễn Tuấn Anh (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) cho biết: "Trước khi công viên được cải tạo, thảm cỏ, bồn hoa, đường đi đều xuống cấp, đi lại không để ý rất dễ vấp ngã. Lớp cỏ nhân tạo trong khu vui chơi rách, bong tróc, nền bê tông lồi lõm, khiến nhiều cháu bị vấp ngã, trầy xước chân tay".

    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 9.
    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 10.

    Các tốp công nhân gấp rút tiến hành thi công, thực hiện công việc

    Được biết, quy mô dự án gồm cải tạo nâng cấp công viên với diện tích 95.282m2; Diện tích hồ nước 14.808m2; Diện tích xây dựng công trình gồm: chòi nghỉ, nhà vệ sinh… khoảng 899m2.

    Theo đó, cổng Công viên Cầu Giấy sẽ được cải tạo khi xây mới trụ, ốp lại đá và thay thế cánh cổng bằng cầu trượt điểu khiển điện có cảm biến chống kẹt. Khu Quảng trường trung tâm được cải tạo bằng bê tông đá mài, trong đó sân bê tông đá mài dày 25mm mác 100% bề mặt có lớp sơn tăng cứng chống rêu mốc.

    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 11.
    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 12.

    Nhiều hạng mục xuống cấp trong khuôn viên công viên đã được tháo dỡ, thu dọn và tiến hành cải tạo, xây mới.

    Tại khu vui chơi trẻ em, đơn vị thi công sẽ rà soát, kiểm đếm lại thiết bị để có phương án sửa chữa, đồng thời lắp đặt bổ sung các thiết bị vui chơi (cầu liên hoàn, xích đu, lưới nhện, bộ vận động, nhà bóng...) và các thiết bị tập thể dục thể thao ngoài trời. Còn khu vực đồi được cải tạo, xây mới suối nước nhân tạo kiểu thác nước, hai bên suối đặt đá trang trí, cầu vượt kết hợp cây bụi tạo cảnh quan, đường dạo...

    Cải tạo công viên Cầu Giấy (Hà Nội): Khôi phục không gian xanh - Ảnh 13.

    Dự án dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 10/2025

    Dự án dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 10/2025, với sự đầu tư bài bản và quy mô lớn, công viên hứa hẹn mang đến một không gian hiện đại, tiện nghi và gần gũi hơn với cộng đồng. Đây không chỉ là sự thay đổi về diện mạo mà còn là sự nâng cấp về chất lượng cuộc sống cho người dân Thủ đô.