Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Xe cộ “kín đặc” đường, người Hà Nội đi lại khốn đốn

Những ngày giáp Tết, hàng vạn người đổ ra đường đi mua sắm khiến nhiều tuyến đường ở Thủ đô gần như tê liệt hoàn toàn. Vào giờ cao điểm, những nút giao thông được xây dựng cầu vượt lắp ghép cũng không tránh được... ùn tắc.

Những ngày giáp Tết nhiều tuyến phố ở Hà Nội ùn tắc kéo dài
Những ngày giáp Tết, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ùn tắc kéo dài

Đường đông, giao thông ùn tắc, người Hà Nội chật vật chở Tết về nhà
Đường đông, giao thông ùn tắc, người Hà Nội chật vật chở Tết về nhà

Hàng Tết góp phần làm cho đường phố thêm ùn tắc

Hàng Tết góp phần làm cho đường phố thêm ùn tắc
Hàng Tết góp phần làm cho đường phố thêm ùn tắc

Những ngày này đường hầm Kim Liên luôn trong tình trạng ùn tắc
Những ngày này đường hầm Kim Liên luôn trong tình trạng ùn tắc

Mặc dù có cầu vượt nhưng đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn ùn tắc

Mặc dù có cầu vượt nhưng đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn ùn tắc

Mặc dù có cầu vượt nhưng đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn ùn tắc

Mặc dù có cầu vượt nhưng đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn ùn tắc

Mặc dù có cầu vượt nhưng đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn ùn tắc

Mặc dù có cầu vượt nhưng đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn ùn tắc

Mặc dù có cầu vượt nhưng đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn ùn tắc

Mặc dù có cầu vượt nhưng đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn ùn tắc
Mặc dù có cầu vượt nhưng đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn... ùn tắc

Dòng người luồn lách tìm đường về nhà

Dòng người luồn lách tìm đường về nhà

Dòng người luồn lách tìm đường về nhà

Dòng người luồn lách tìm đường về nhà

Dòng người luồn lách tìm đường về nhà
Dòng người luồn lách tìm đường về nhà

Tổng Bí thư công bố 5 Phó Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng

  Tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng sáng nay (4/2), Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã chính thức công bố nhân sự Ban Chỉ đạo, gồm 5 Phó Trưởng Ban, 10 ủy viên.

Sáng 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp phiên thứ nhất. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chính thức công bố nhân sự Ban Chỉ đạo, gồm 5 Phó Trưởng Ban, 10 ủy viên.

Tại phiên họp, đồng chí Tô Huy Rứa đã công bố Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. 
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, gồm 16 thành viên. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. 5 Phó Trưởng ban gồm các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Các ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gồm các đồng chí: Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chính thức ra mắt.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Bộ Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có 9 nhiệm vụ: Tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Thảo luận, quyết định các nội dung công tác trọng tâm, chương trình làm việc hàng năm và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.

Chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa phối hợp các cấp ủy, tổ chức đảng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai các nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.

Chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền đưa ra biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.

Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và xử lý các thông tin về vụ, việc tham nhũng do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp.

Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ.

Chỉ đạo Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương và các cơ quan có liên quan báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; việc xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.

Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trình bày dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; dự kiến Chương trình công tác năm 2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đốc đốc giải quyết.

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo; dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên; Chương trình công tác năm 2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đốc đốc giải quyết; báo cáo tình hình công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua, định hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa XI) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng (có hiệu lực ngày 1/2/2013), với tinh thần tích cực, khẩn trương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chính thức ra mắt và họp phiên đầu tiên, bàn một số công việc cụ thể. Tổng Bí thư nhấn mạnh: Việc Trung ương quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị là xuất phát từ yêu cầu khách quan, với mong muốn, quyết tâm cao hơn, tạo bước chuyển mới, rõ rệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng là công việc vô cùng hệ trọng, liên quan đến sự bền vững của chế độ, nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp vì liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, động chạm đến những người có chức, có quyền. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta đã làm nhiều lần, làm quyết liệt nhiều việc, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm lâu dài, làm quyết liệt hơn nữa, kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội. Việc thành lập Ban chỉ đạo lần này với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng , vừa kế thừa những cái đã có trước, vừa có những điểm mới bổ sung, phát triển.

Tổng Bí thư đã phân tích những điều kiện thuận lợi như: Toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm rất cao; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, có nghĩa là Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực, các cấp, các ngành, trong cả hệ thống chính trị. Thành phần Ban Chỉ đạo lần này gồm đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, trong số này nhiều đồng chí đã tham gia Ban Chỉ đạo trước đây, có kinh nghiệm công tác; đồng thời bổ sung thêm một số đồng chí mới. Cơ quan Thường trực là Ban Nội chính Trung ương, do Bộ Chính trị thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có vị thế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng, không chỉ có chống mà cả phòng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đứng trước khó khăn, sức ép rất lớn, phải tạo chuyển biến rõ nét, phải làm tốt hơn trước đây, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.

Tổng Bí thư yêu cầu trước hết phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo cần phải kế thừa và phát huy kết quả, kinh nghiệm Ban Chỉ đạo trước đây đã làm được; rút kinh nghiệm những gì chưa làm được, nhận rõ yêu cầu mới đặt ra.

Ban Chỉ đạo cần tổ chức công việc chặt chẽ, làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm, xây dựng tập thể đoàn kết, phối hợp công tác với nhau nhịp nhàng, phải có chương trình, kế hoạch, quy chế công tác cụ thể, không thể làm tùy tiện; phải nắm vững luật pháp, chính sách, cơ chế hiện hành, tham khảo kinh nghiệm các nước, làm đúng nguyên tắc, quy chế, quy định, phối hợp giữa các thành viên trong Ban Chỉ đạo và giữa Ban Chỉ đạo với các ban, ngành.

Mỗi thành viên, mỗi cán bộ làm việc trong lĩnh vực này phải hết sức gương mẫu, liêm, dũng, chính, trực, tức là phải trong sạch, dũng cảm, ngay thẳng, công tâm, trung thực. Bản thân mỗi đồng chí và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được. Tất cả 16 đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào. Chúng ta phải cam kết với nhau, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo phải là một tấm gương về liêm sáng, trung thực, công tâm, khách quan, nếu không dân không tin, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư yêu cầu Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cần gương mẫu, đi đầu, sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng chất lượng, hiệu quả; xây dựng nội quy, quy chế làm việc rõ ràng.

Trước mắt, Ban Chỉ đạo cần phải thực hiện ngay một số công việc: Xây dựng quy chế làm việc, hoàn thiện việc phân công các thành viên Ban Chỉ đạo; xây dựng chương trình công tác toàn khóa, chương trình công tác và xác định những nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.

Đối với những vụ án lớn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng không sa vào xử lý từng vụ án cụ thể, không làm thay chức năng của cơ quan nhà nước; chỉ giám sát việc xử lý các vụ việc; phối hợp với các ngành, các cấp, đôn đốc làm đúng chức năng nhiệm vụ, theo quy định của pháp luật; cho định hướng chỉ đạo đối với một số vụ trọng điểm, phức tạp, để kéo dài, hoặc có ý kiến khác nhau...

7 dấu hiệu cảnh báo thiếu ngủ nghiêm trọng

Quá bận rộn với các hoạt động hàng ngày, những nghĩa vụ và trách nhiệm phải hoàn thành… khiến nhiều người không có thời gian để ngủ một cách đúng nghĩa. Tuy nhiên, thiếu ngủ chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề đối với sức khỏe của mỗi người.

 Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy bạn cần được ngủ nhiều hơn:

 
Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy bạn cần được ngủ nhiều hơn:

Ủy mị

Theo một nghiên cứu do các chuyên gia đến từ ĐH UC-Berkely (Mỹ) tiến hành thì thiếu ngủ thực sự có liên quan đến tình trạng cơ thể không thể chấp nhận các tin xấu.

Nếu bị thiếu ngủ thì bạn sẽ khó khăn hơn trong việc chấp nhận các tin xấu hoặc tin buồn so với những người được ngủ đủ giấc. Hoặc ví dụ như khi xem một bộ phim buồn thì những người thiếu ngủ thường khó kìm nén được cảm xúc và dễ khóc hơn.

Không thể tập trung

Tình trạng buồn ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động của não khiến chúng ta khó có thể tập trung và tỉnh táo. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong việc xử lý các thông tin mới.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Thiếu ngủ chính là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của chúng ta bị suy yếu, gây ra cảm giác mình không khỏe.

Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài thì chắc chắn chúng ta sẽ bị ốm. Vì thế, để bảo vệ hệ miễn dịch thì điều cần làm là ngủ đủ mỗi ngày.

Thèm ăn thất thường

Hoặc là không có cảm giác thèm ăn hoặc là luôn cảm thấy đói là những biểu hiện cho thấy cơ thể
đang “khát” ngủ. Nguyên nhân là do thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hóc môn gây đói, làm mất cân
bằng cảm giác thèm ăn.

Khô da

Thời gian ngủ chính là lúc cơ thể tự “hồi phục”, bao gồm cả việc sản sinh các tế bào da mới. Vì
thế, nếu bạn cảm thấy làn da của mình bắt đầu khô ráp thì hãy chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ.

Bất cẩn

Gần đây bạn có thường xuyên làm đổ vỡ hoặc làm rơi mọi vật? Buồn ngủ chính là nguyên nhân
tác động đến các tế bào thần kinh và khiến chúng ta trở nên bất cẩn hơn.

Hay quên

Cuối cùng, một dấu hiệu khác cho thấy bạn thiếu ngủ đó là tình trạng hay quên, ví dụ như các
cuộc hẹn hoặc những thông tin quan trọng. Nguyên nhân là do thiếu ngủ làm suy giảm khả năng
ghi nhớ ngắn hạn của chúng ta. Trên thực tế, chỉ cần 2 giờ thiếu ngủ cũng đủ làm giảm khả năng
ghi nhớ của não bộ.

Trên đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu ngủ. Nếu bạn thấy mình có những dấu
hiệu trên thì hãy nhanh chóng khắc phục bằng cách dành nhiều thời gian hơn để ngủ.

Mỹ Linh, Mỹ Tâm và Phương Linh “đọ sắc”

Ba nữ ca sỹ xinh đẹp thu hút nhiều sự chú ý khi xuất hiện tển sân khấu của đêm trao giải Bài hát Việt tối 3/2 vừa qua.
 >>  Mùa yêu đầu đoạt giải Bài hát của năm

 

VN
Nhạc sĩ Quốc Trung và ca sĩ Mỹ Tâm lên công bố Giải thưởng sáng tạo dành cho bài hát: Ca khúc Lạc - do Phạm Toàn Thắng sáng tác, Quốc Thiên trình bày

VN
Mỹ Tâm duyên dáng trong chiếc đầm dạ hội trẻ trung
 
VN
Nữ giám khảo Idol thật gợi cảm và trẻ trung

VN

VN
Mỹ Tâm trẻ hơn nhiều so với tuổi thật của cô

VN
Họa mi tóc nâu gửi tới khán giả một ca khúc mới

VN

VN

VN

VN
Giáo sư Cù Trọng Xoay – ca sĩ Phương Linh giới thiệu giải thưởng triển vọng dành cho tác giả: Huyền Sambi với ca khúc Trôi, do Trần Nguyễn Trung Quân

VN
"Cơn gió lạ" Phương Linh mặc váy quây gợi cảm

VN

VN

VN
Phương Linh duyên dáng và nền nã

VN
Diva Mỹ Linh da diết trong màn trình diễn đầy cảm xúc

VN

VN
Nhạc sĩ Đức Trí và Ca sĩ Mỹ Linh giới thiệu giải thưởng do hội đồng các nhà sản xuất bình chọn: Ca khúc Cuối đường của tác giả Đinh Kai, do ca sĩ Trung Quân Idol thể hiện

VN

VN
 
Mỹ Linh, Mỹ Tâm và Phương Linh “đọ sắc”
NTK Đức Hùng và Kiện tướng khiêu vũ thể thao Khánh Thi trao giải nhạc sĩ tham gia hòa âm-phối khí hiệu quả

Khánh Thi kiêu sa bên NTK nổi tiếng của Hà Nội
Khánh Thi kiêu sa bên NTK nổi tiếng của Hà Nội

Cặp đôi phối hợp ăn ý trong màn giới thiệu
Cặp đôi phối hợp ăn ý trong màn giới thiệu

Khánh Thi đẹp trẻ trung và lôi cuốn.
Khánh Thi đẹp trẻ trung và lôi cuốn
 
Ngọc Anh đẹp mặn mà và gợi cảm trong bộ đồ xanh
Ngọc Anh đẹp mặn mà và gợi cảm trong bộ đồ xanh

VN

VN

Những nét riêng của Tết Việt trong mắt thế giới

Tết Nguyên đán chính là dịp tuyệt vời để được nhìn thấy một Việt Nam lung linh màu sắc với những nét văn hóa cổ truyền độc đáo. Thế giới cảm nhận như thế nào về Tết Việt?

Tết âm lịch của người Việt Nam bắt đầu từ đêm giao thừa, ba ngày đầu tiên trong năm mới được coi là ba ngày quan trọng nhất với câu thành ngữ quen thuộc: “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”.
Tuy vậy, Tết của người Việt Nam thực chất kéo dài tới tận ngày Rằm tháng Giêng với quan niệm “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Tết là dịp lễ quan trọng nhất, dài ngày nhất đối với người Việt, vì vậy, nó có nhiều nét đặc trưng làm nên phong vị riêng cho ngày Tết:
Hoa Tết ngày xuân
Những nét riêng của Tết Việt trong mắt thế giới
Vì Tết trùng với mùa xuân nên các loại hoa quả dịp Tết vô cùng phong phú. Tết Việt tùy theo từng vùng miền mà đặc trưng với sắc mai, đào, hay quất, hoa cắm bình thì có các loại hồng, hướng dương, cúc…
Trong đêm giao thừa, nếu trong nhà có người xuất hành đi đón giao thừa thì khi về, người đó đều rước về nhà những cành lộc xanh hoặc mua cặp mía còn đủ cành lá về nhà như một cách để mang may mắn theo về.
Tết không thể thiếu mứt quả
Những nét riêng của Tết Việt trong mắt thế giới
Một trong những mặt hàng thực phẩm ấn tượng nhất đối với du khách nước ngoài được bày bán trong dịp Tết đó là những món mứt khô làm từ các loại quả. Mứt quất, mứt khoai lang, mứt bí, me xào, mận xào, mứt dừa, mứt gừng, mứt dâu tây khô, mứt dứa, mứt chuối khô, hạt sen sấy, sen bọc đường, mứt hồng khô… Khi đến Việt Nam vào dịp Tết, du khách thường vô cùng ấn tượng với những sạp hàng Tết bày bán mứt quả và không ai có thể bỏ qua những món ăn tinh túy này.
Lì xì mừng tuổi
Những nét riêng của Tết Việt trong mắt thế giới
Pháo hoa lúc giao thừa đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Kể từ lúc này, Tết chính thức bắt đầu, người ta gặp nhau và “mừng tuổi” nhau. Trẻ em lớn thêm một tuổi, người già sống thọ hơn.
Bánh chưng, bánh tét
Những nét riêng của Tết Việt trong mắt thế giới
Món bánh đặc trưng trong dịp Tết ở miền Bắc là bánh chưng, miền Nam là bánh tét. Bánh chưng hình vuông, bánh tét hình trụ dài, cả hai đều được làm bằng gạo nếp, đậu xanh giã nhuyễn và những xúc thịt lợn được cuốn trong lá rong. Bánh luộc xong dẻo dính, có màu xanh nhạt ở mặt ngoài, món bánh này có thể ăn nguội với củ hành muối hoặc rán lên ăn với xì dầu đều rất thơm ngon.
Tết và ông Táo
Những nét riêng của Tết Việt trong mắt thế giới
Trước khi Tết đến, các gia đình người Việt đều miệt mài đuổi vận đen năm cũ ra khỏi nhà bằng cách lau dọn nhà cửa, trang hoàng, sơn sửa lại, mua thêm quần áo mới, trả hết công nợ, quên đi những chuyện bất hòa, không vui… để tĩnh tâm đón một năm mới sắp sang.
Người Việt Nam có một vị thần rất đặc biệt, được gọi là Táo Quân (vị thần cai quản việc bếp núc, củi lửa trong mỗi gia đình). Mỗi năm, ông Táo lên thiên đình báo cáo tình hình sinh sống của gia đình trong suốt một năm cho Ngọc Hoàng.
Một tuần trước khi Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình người Việt sẽ làm lễ tiễn ông Táo lên chầu Trời. Họ đốt vàng mã, trong đó đặc biệt phải có hình cá chép bằng giấy hoặc cầu kỳ hơn sẽ mua cá chép sống đặt trong thau nước để gần bàn thờ gia tiên mời Táo Quân cưỡi chép lên thiên đình.
Ngày nay, người Việt Nam thường mua đào, quất hay mai để “chơi Tết” nhưng trước đây, trồng cây nêu trước sân nhà mới là “chơi Tết” đúng kiểu. Cây nêu thực chất là một ngọn tre được dựng trước sân, trang trí với cờ đuôi nheo màu đỏ để gọi may mắn tới và ngăn không cho tà khí vào nhà trong suốt một tuần ông Táo “đi vắng”, bận lên chầu Trời báo cáo với Ngọc Hoàng.
Những nét riêng của Tết Việt trong mắt thế giới
Ngày Tết, người Việt Nam luôn hướng tới tổ tiên, không chỉ dâng cơm cúng gia tiên trong ngày đầu năm mà hoa quả cũng được bày biện trên bàn thờ rất đẹp mắt, được giữ nguyên cho tới tận ngày hóa vàng. Trong suốt khoảng một tuần đầu năm mới, nhang và hương trầm được thắp liên tục tạo nên một mùi hương rất đặc trưng cho ngày Tết.
Người Việt Nam cũng rất quan trọng người xông nhà cho mình trong ngày đầu năm bởi người đầu tiên bước qua bậu cửa trong năm mới được tin là người giúp mang lại vận may cho cả gia đình gia chủ. Vì vậy, những người đã có gia đình đề huề và cuộc sống ổn định, vững vàng thường được mời làm người xông đất đầu năm.
Du lịch Việt Nam hãy quảng cáo cho Tết nhiều hơn nữa
Những nét riêng của Tết Việt trong mắt thế giới
Dường như du lịch Việt Nam chưa thực sự quan tâm quảng bá cho dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Mỗi khi Tết đến, cả đất nước Việt Nam hòa vào không khí lễ hội, cả dân tộc quên đi những nhọc nhằn trong cuộc sống để tận hưởng những ngày tháng vui vẻ đầu năm. Đó là một thời điểm tuyệt vời để làm du lịch.
Tuy vậy, du lịch Việt Nam trong dịp Tết dường như đóng băng, hầu như không có những tour du lịch hấp dẫn trong dịp Tết để quảng bá cho một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Trong dịp Tết, khung cảnh Việt Nam nói chung và tại các thành phố lớn nói riêng trở nên đẹp đẽ khác thường. Những sự đầu tư đó đã bị lãng phí khi du lịch Tết chưa được quan tâm thích đáng.
Những nét riêng của Tết Việt trong mắt thế giới
Những tinh túy ngày Tết được thể hiện qua những phiên chợ xuân, các lễ hội, những con đường hoa, đình chùa tấp nập… chắc chắn khiến một tour du lịch văn hóa Tết trở nên ấn tượng và thu hút.
Thời điểm náo nhiệt trước Tết, thời gian hội hè trong và sau Tết đều rất thích hợp để phát triển du lịch với phong vị cổ truyền độc đáo, những tục lệ văn hóa, những trang trí ngày xuân… Tất cả đều vô cùng hấp dẫn. Tết chính là dịp tuyệt vời để được nhìn thấy một Việt Nam lung linh màu sắc với những nét văn hóa cổ truyền độc đáo.