Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Tổng hợp phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về vấn đề Biển Đông năm 2012

Năm 2012, Bắc Kinh tăng cường ráo riết các hành động phi pháp, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Các việc làm của Bắc Kinh không chỉ gây sự phẫn nộ của người Việt Nam mà bị cả thế giới phê phán.
Hà Nội cũng tỏ thái độ kiên quyết trước chính sách bành trướng của Bắc Kinh, vừa triệu Đại sứ Trung Quốc đến Bộ Ngoại giao phản đối, vừa đưa các vụ việc ra công luận.
Trong năm 2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã 26 lần lên tiếng về các vấn đề liên quan Biển Đông, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, lên án hành động xâm lấn của Bắc Kinh. Biendong.net đã đăng các tuyên bố của Người Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhằm tạo thuận lợi cho bạn đọc nắm bắt đầy đủ lập trường của Việt Nam, Ban Biên tập Biendong.net xin tổng hợp toàn bộ 26 tuyên bố của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trong năm 2012.
1. Ngày 20/1/2012
Ngày 17/01/2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12/01/2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012, theo đó Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16/5/2012 đến 12 giờ ngày 01/8/2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. Ngày 20/1/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định:
 “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc và phản đối việc làm nói trên của Trung Quốc”.
2. Ngày 23/2/2012
Câu hỏi: Báo chí Trung Quốc đưa tin liên quan đến một số hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm đến nay như: Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm, Quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao, Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương “Nam Hải” thực hiện dự án đo đạc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa; Cục trưởng Cục ngư chính khu “Nam Hải” Trung Quốc cho biết Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa. Xin cho biết phản ứng của Việt Nam về những việc làm trên của phía Trung Quốc?
Trả lời:
Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC.
3. Ngày 29/2/2012
Ngày 29/02/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước sự việc ngày 22/02/2012, 11 ngư dân trên tàu cá QNg 90281TS   của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió, đánh đập, lục soát lấy tài sản, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:          
Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Hành động trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc,  yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động sai trái tương tự và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam”.
4. Ngày 15/3/2012
Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục có các hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cụ thể là: Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 01 hải lý; ngày 2/3/2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa; ngày 7/3/2012, tại kỳ họp thứ 5 Chính hiệp khóa XI, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và chính quyền tỉnh Hải Nam đang hợp tác để mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa; ngày 12/3, trên “Diễn đàn cường quốc” của mạng Nhân dân, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy “Nam Hải” (Biển Đông) và trạm công tác “Tây Sa” (Hoàng Sa); chính quyền tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa vào ngày 28/3/2012.v.v…
Trước những hoạt động trên của phía Trung Quốc, ngày 15/3/2012, Người phát ngôn, Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Những hoạt động nêu trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; vi phạm luật pháp quốc tế; trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.”
5. Ngày 21/3/2012
Ngày 21/03/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc phía Trung Quốc đã bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 02 tàu cá của Việt Nam mang số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam”.
6. Ngày 30/3/2012
Trước việc ngày 30/03/2012, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục tổ chức cuộc đua thuyền buồm “Cúp Ty Nam” xuất phát từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Việc Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại chính cam kết của Trung Quốc là không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động nêu trên, tuân thủ DOC, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông”.
7. Ngày 9/4/2012
Tân Hoa Xã ngày 07/4/2012 đưa tin tối ngày 06/4/2012, tàu du lịch Coconut Princess của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam đã bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc quần đảo Hoàng Sa. Về việc này, ngày 09/4/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh:
Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 
Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.
8. Ngày 12/4/2012
1. Câu hỏi: Đề nghị bình luận về vụ va chạm gần đây giữa tàu hải giám Trung Quốc và tàu hải quân Phi-líp-pin trên Biển Đông?
Trả lời:                                                
Chúng tôi quan tâm đến vụ việc này và cho rằng các bên liên quan cần tránh có những hành động làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.
2. Câu hỏi: Xin cho biết thông tin cập nhật về tình hình vụ việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân và 02 tàu cá của Việt Nam?
Trả lời:
Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ lập trường của Việt Nam về vấn đề này với phía Trung Quốc ở nhiều cấp khác nhau. Trung Quốc cần tôn trọng lập trường và đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam, không để vụ việc ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước.  
3. Câu hỏi: Xin khẳng định thông tin về kế hoạch của Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài sẽ cử một đoàn lớn ra thị sát Trường Sa:
Trả lời:
Việc người Việt Nam đi thăm các địa danh của đất nước, trong đó có các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa là việc làm bình thường.
4. Câu hỏi: Xin cho biết bình luận của Việt Nam trước việc Trung Quốc yêu cầu Nga dừng các dự án khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Trả lời
Các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với Gazprom, đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Việt Nam hoan nghênh đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam. Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam.
9. Ngày 24/4/2012
“Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngày 19/4/2012 Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ngày 24/4/2012 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.
10. Ngày 25/4/2012
Ngày 25/4/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về tranh chấp giữa Phi-lip-pin và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói:
“Việt Nam hết sức quan tâm và lo ngại về tình hình tranh chấp bãi cạn Scarborough. Chúng tôi cho rằng các các bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và khu vực”.
11. Ngày 10/5/2012
Câu hỏi: Vừa qua, báo chí đưa tin một số quan chức Đài Loan đã tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa và “tuyên bố chủ quyền” đối với đảo này.  Xin cho biết bình luận về việc này?
Trả lời:
Việt Nam phản đối việc một số quan chức Đài Loan tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này. Đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động sai trái đó.
2. Câu hỏi: Gần đây Trung Quốc tăng cường các hoạt động khai thác dầu khí trong đó có việc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động tại Biển Đông. Đề nghị cho biết bình luận về việc này?
Trả lời:
Chúng tôi rất quan tâm tới những thông tin này. Chúng tôi cho rằng hoạt động của các nước ở Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và không xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác, đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
3. Câu hỏi: Báo chí Việt Nam đưa tin có những thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ trực tuyến Google Maps. Xin bình luận về việc này?
Trả lời:
Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các thông tin không phản ánh đúng điều này là sai trái và vô giá trị. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các nhà xuất bản, các công ty in ấn  những tài liệu, bản đồ và dữ liệu chính xác về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Google nêu quan điểm của phía Việt Nam về việc từ khóa trên bản đồ của Google Maps thể hiện sai về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Google đã sửa chữa những lỗi này.
12. Ngày 15/05/2012
Ngày 15/5/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Cục Ngư chính Trung Quốc công bố việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5/2012 đến ngày 01/8/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20/01/2012.
Việt Nam phản đối quyết định đơn phương này của Trung Quốc và coi quyết định này là không có giá trị”.
13. Ngày 24/5/2012
Câu hỏi: Xin cho biết  phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua TQ bắt giữ 2 tàu cá cùng 14 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đang hoạt động nghề cá tại vùng biển Hoàng Sa?
Trả lời:
Ngày 21/5/2012, phía Trung Quốc thông báo ngày 16/5/2012 cơ quan ngư chính nước này đã bắt giữ 2 tàu cá QNg50003TS và QNg55003TS cùng 14 ngư dân Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Lúc 13h ngày 21/5/2012, phía Trung Quốc đã thả tàu QNg 50003TS và 14 ngư dân, tịch thu tàu QNg 55003TS, toàn bộ hải sản và ngư cụ của hai tàu trên.
Ngay sau khi nhận được thông báo của phía Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp và trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ:
Việc Trung Quốc cản trở và bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam hoạt động nghề cá hợp pháp, bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng trả lại tàu cá QNg55003TS và toàn bộ tài sản mà Trung Quốc đã thu giữ ngày 16/5 và chấm dứt các hành động tương tự. Việt Nam cũng đã yêu cầu Trung Quốc trả lại tàu cá QNg 66101 TS mà Trung Quốc bắt giữ ngày 4/3/2012.
Chúng tôi được biết, sáng ngày 23/5/2012, 14 ngư dân cùng tàu cá QNg 50003 TS đã về đến đất liền an toàn”.
14. Ngày 21/06/2012
Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. 
Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
15. Ngày 26/6/2012
Trước việc ngày 23/06/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngày 26/06/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp.
 Việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
16. Ngày 5/7/2012
Câu hỏi: Xin cho biết trong khuôn khổ Hội nghị ASEAN và Diễn đàn an ninh ASEAN sắp tới, Việt Nam có đề xuất sáng kiến gì trong việc thúc đẩy hòa bình ổn định và giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông?
Trả lời:
Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là quan tâm chung của ASEAN cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới.
Lập trường thống nhất của ASEAN là duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Các hội nghị lần này là diễn đàn quan trọng, liên quan đến nhiều lĩnh vực hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác. Do đó, hội nghị sẽ thảo luận các vấn đề được các bên quan tâm.
Là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng các nước ASEAN đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực”.
17. Ngày 2/8/2012
Trước việc ngày 19/7/2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, và việc ngày 21/7/2012 phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, Ngày 24/07/2012, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động nói trên đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị. Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Ngày 24 tháng 7 năm 2012, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm phản đối gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc”.
18. Ngày 9/8/2012
Câu hỏi: Xin cho biết quan điểm của Việt Nam về thông tin TQ cho phép một số lượng lớn tàu cá ra khơi đánh bắt tại các vùng biển ở Biển Đông?
Trả lời:
 “Mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, phù hợp với tinh thần Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia, đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực, bảo vệ môi trường và tài nguyên biển”.
19. Ngày 23/8/2012
Câu hỏi: Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 20/8/2012, Đài Loan tuyên bố sẽ tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình của Việt Nam vào tháng 9 tới?
Trả lời:
 “Chúng tôi phản đối kế hoạch này của phía Đài Loan. Việc Đài Loan tổ chức tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam; đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Chúng tôi yêu cầu Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch này”.
20. Ngày 31/8/2012
Ngày 31/8/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 28/8/2012, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách  đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:
Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị.
Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này”.
21. Ngày 07/9/2012
Ngày 7/9/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc một số quan chức cấp cao Đài Loan tiến hành cắm cờ và tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Bàn Than, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Phía Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan chấm dứt ngay các hoạt động sai trái này, không tiến hành những hoạt động làm phức tạp tình hình ở khu vực Trường Sa”.
22. Ngày 11/10/2012
Câu hỏi: Thời gian qua, Trung Quốc có nhiều hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp theo một loạt các hoạt động phi pháp nhằm xây dựng và phát triển cái gọi là “thành phố Tam Sa”,  ngày 1/10/2012, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỉ niệm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa; ngày 3/10/2012, Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa; ngày 8/10/2012, Trung Quốc thành lập Phòng khí tượng thành phố Tam Sa; Trước đó, ngày 23/09/2012, báo chí Trung Quốc đưa tin Trung Quốc sẽ sử dụng máy bay không người lái tăng cường giám sát các vùng biển, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những việc làm này của phía Trung Quốc?
Trả lời:
 “Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc,  làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Những việc làm của phía Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị.
 Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có thêm những hoạt động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
23. Ngày 25/10/2012
Câu hỏi: Đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về việc In-đô-nê-xia đưa ra dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử (COC)?
Trả lời:
ASEAN đã và đang tiếp tục thúc đẩy việc tham vấn chính thức giữa ASEAN và Trung Quốc để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử COC. Hiện tại, ASEAN đã hoàn tất tài liệu cở sở về các thành tố COC đã được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thông qua hồi tháng 7/2012. Vừa qua, In-đô--nê-xi-a đã đưa đề nghị với nội dung cụ thể và chi tiết hơn các thành tố nêu trên. Các nước ASEAN sẽ tiếp tục bàn về các nội dung này.
Việt Nam mong muốn ASEAN và Trung Quốc có thể sớm khởi động đàm phán chính thức về COC, góp phần đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
24. Ngày 8/11/2012
Câu hỏi: Đề nghị cho biết kết quả của Đàm phán vòng II về việc hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Trả lời:
Thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam, Trung Quốc và nguyên tắc chỉ đạo được xác định trong “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” được hai nước ký ngày 11 tháng 10 năm 2011, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 2012 tại Hà Nội, hai bên đã tổ chức đàm phán vòng II Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.
Tại cuộc họp, hai bên đã trình bày và trao đổi ý kiến về các dự án ưu tiên hợp tác liên quan 04 lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển và phòng chống thiên tai theo các nguyên tắc đã được xác định trong “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”. Hai bên nhất trí giao cho các Tổ chuyên gia thuộc Nhóm công tác sớm khởi động nghiên cứu, đóng góp ý kiến sơ bộ về các dự án ưu tiên hợp tác để tiếp tục trao đổi tại vòng đàm phán tiếp theo dự kiến tổ chức vào nửa đầu năm 2013.
25. Ngày 22/11/2012
1. Câu hỏi: Đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này, trong đó có in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn?
Trả lời:
“Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên.”
2. Câu hỏi: Đề nghị cho biết quan điểm Việt Nam trước việc I-xra-en và Pa-le-xtin mới đây đã thông qua thỏa thuận ngừng bắn chính thức có hiệu lực vào lúc 19.00 GMT ngày 21/11/2012?
Trả lời:
“Việt Nam quan ngại sâu sắc trước tình trạng bạo lực nghiêm trọng giữa I-xra-en và Pa-le-xtin làm hàng trăm người, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em bị thiệt mạng. Chúng tôi lên án mọi hành động tấn công quân sự gây tổn thất về tính mạng và tài sản của thường dân.
Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực nhằm sớm đem lại hòa bình, ổn định cho khu vực, và kêu gọi các bên liên quan tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được.”
3. Câu hỏi: Đề nghị khẳng định thông tin cho rằng sau khi Hội nghị ASEAN 21 kết thúc, các nước tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông thuộc khối ASEAN sẽ có cuộc họp vào ngày 12/12/2012 tại Manila để thảo luận về vấn đề này?
Trả lời:
“Chúng tôi đã được phía Phi-líp-pin thông báo về vấn đề này và hiện đang chờ thư mời chính thức trong đó sẽ thống nhất về cách thức tổ chức, nội dung và thời gian của cuộc gặp gỡ.
Việc tham vấn giữa các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông là việc làm bình thường và thường xuyên để thúc đẩy việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông cũng như để thúc đẩy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận và cam kết đã có như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố về Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN và mới đây là Tuyên bố chung Cấp cao Kỷ niệm 10 năm DOC”.
26. Ngày 4/12/2012
Ngày 27/11/2012, tỉnh Hải Nam thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đã đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng. Trước đó, ngày 23/11/2012, Trung Quốc cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Gần đây nhất, sáng sớm ngày 30/11/2012, trong khi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam (tại tọa độ 17026,2’ vĩ tuyến Bắc, 1080 02’ kinh tuyến Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) khoảng 43 hải lý) thì bị 02 tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những hành động trên của phía Trung Quốc, ngày 4/12/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Ngày 3/12/2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm kiên quyết phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự.

Phong tục Hà Nội : Tiếp nhận, cải biến và lan toả



Cuộc chuyển động qua những năm tháng dài lâu của hệ phong tục tập quán Thăng Long - Hà Nội - được tinh thần dân tộc tạo cho sự định hướng cơ bản, và theo thời mà có thêm những tác động của những ý thức tư tưởng như Phật giáo, Đạo giáo, hoặc Nho giáo - thực chất là một cuộc vận hành theo trục dọc của thời gian. Còn trên bình diện và theo chiều ngang của không gian xa gần thì phong tục tập quán ấy còn có những chuyển động, chuyển hoá đặc sắc, mà sự tiếp nhận và cải biến chính là động thái cũng rất đặc trưng.
Cuộc chuyển động qua những năm tháng dài lâu của hệ phong tục tập quán Thăng Long - Hà Nội - được tinh thần dân tộc tạo cho sự định hướng cơ bản, và theo thời mà có thêm những tác động của những ý thức tư tưởng như Phật giáo, Đạo giáo, hoặc Nho giáo - thực chất là một cuộc vận hành theo trục dọc của thời gian. Còn trên bình diện và theo chiều ngang của không gian xa gần thì phong tục tập quán ấy còn có những chuyển động, chuyển hoá đặc sắc, mà sự tiếp nhận và cải biến chính là động thái cũng rất đặc trưng.
Theo sách Việt sử lược, thì vào thời Lý, năm 1048, ở Thăng Long, có một phong tục cung đình đã được chiếu chỉ của vua Lý Thái Tông ghi nhận: “Định phép đánh Xuân ngưu”. Sang đến thời Trần, tục “đánh Xuân ngưu” ở Thăng Long ấy lại được sách An Nam chí lược chép rõ: “Tiết lập xuân, vua sai vị trưởng họ dùng roi đánh con trâu bằng đất”, xong rồi thì các quan liêu đều cài hoa lên mũ, vào cung hội yến. Đến thời Hậu Lê, trong hai thế kỷ XVII, XVIII, qua sách vở đương thời và theo sự mô tả trong các tài liệu của những người phương Tây khi ấy có mặt ở Kẻ Chợ - Thăng Long, thì một phong tục và lễ tiết có tên là “Tiến xuân ngưu” cũng đã được tổ chức rất trọng thể và cầu kỳ vào dịp Lập xuân hằng năm ở kinh thành. Từ chiều tối và đêm hôm trước, đến tận sáng và trưa hôm sau, lễ Tiến Xuân ngưu diễn ra trên một diễn trường liên hoàn rộng lớn - từ phường Đông Hà (ở bờ sông) vào đến tận điện Kính Thiên (trong Cấm thành) qua Cửa Nam, ra Cửa Đông rồi sang đến tận khu Phủ Chúa Trịnh - có sự tham gia, chứng kiến, lễ lạy, chia phần, rước xách… của đủ mọi tầng lớp, từ vua chúa, quan quân đến chúng dân rất đông đảo, xung quanh một lễ vật - cũng là “đạo cụ” chính - là một con trâu làm bằng đất. ý nghĩa của phong tục đặc biệt Thăng Long - Kẻ Chợ này đã được kinh điển Nho giáo Trung Quốc xác định là theo thiên “Nguyệt lệnh” trong sách “Kinh Lễ”: “Làm con trâu bằng đất để tống hết khí lạnh… để tống hết hung tà kẻo sang năm (mới) làm hại cho người”. Vậy theo Kinh Lễ, tiến Xuân ngưu là một nghi thức đón xuân. Nhưng với người Thăng Long, đây còn là một hình thức “khuyến nông” được nâng lên tới mức trở thành sùng kính.
Như thế, tục lệ Trung Hoa cổ đại “Đả (đánh) Xuân ngưu” đã du nhập vào Thăng Long ngay từ những năm đầu định đô, trở thành một nghi thức mừng xuân trong hệ thống phong tục tập quán cung đình trùm phủ lên cho đô thị kinh thành. Nhưng đến khi chuyển hoá thành tục lệ “Tiến (dâng) Xuân ngưu”, được thực hiện trên cả hai vùng “trong thành, ngoài thị” cho đến tận cuối thời trung cổ - trên một địa bàn toàn là phố phường, cung điện -, thì những con trâu đất ở đây đã mang một ý nghĩa mới là biểu hiện sự trọng thị nghề nông ở khắp nơi. Như thế, phải coi đây là một trường hợp tiêu biểu cho động thái vừa tiếp nhận vừa lan toả của hệ thống phong tục tập quán Thăng Long - Hà Nội cổ truyền.
Động thái “tiếp nhận - cải biến - lan toả” theo chiều ngang của không gian ấy còn được thấy qua nhiều biểu hiện khác nữa, mà tiêu biểu là tục phong thờ thần thành hoàng và tổ nghề ở đô thị kinh thành.
Thành phố Hà Nội tính đến năm 2000 vẫn đang còn di tích của 551 ngôi đình trên toàn địa bàn 14 quận huyện của mình, chiếm một tỷ lệ rất cao là gần một phần ba trong tổng số 1774 di tích lịch sử - văn hoá của Thủ đô (551/1774), rải đều trên toàn địa bàn nội ngoại thành. Ngay ở năm quận nội thành - đất đô thị gốc - các ngôi đình cũng có tỷ lệ đáng kể trong số các di tích như đình, đền, chùa, miếu, lăng, điện, nhà thờ họ, di tích cách mạng đã được xếp hạng, như ở quận Ba Đình 8/22, quận Hoàn Kiếm 6/23, quận Đống Đa 9/36, quận Hai Bà Trưng 5/23, quận Tây Hồ 5/21 ((1) Vẫn Theo thống kê của sách Di tích lịch sử - văn hóa Hà Nội. (Sđd)1).
Có hai loại đình. Một là đình của dân bản địa thờ thành hoàng bản địa. Và hai là đình của dân từ các địa phương khác về lập nghiệp dựng lên để thờ thành hoàng ở quê gốc hoặc thờ tổ nghề được tôn vinh ngang với thành hoàng.
Đình, với ba chức năng chủ yếu là: nơi thờ thành hoàng làng, trụ sở hành chính (nơi bàn việc làng) và là nơi tổ chức các sinh hoạt cộng đồng (hội hè đình đám), là hình ảnh, đồng thời cũng là di sản vật thể tiêu biểu của văn hoá nông thôn, gắn bó chặt chẽ với làng. Đình cũng là nơi thường diễn ra hội làng - một hoạt động, mà cũng là di sản phi vật thể điển hình của văn hoá nông thôn đó. Vì thế nên hội làng còn có tên gọi là hội đình (như các hội đình Yên Thái ở Tạm Thương, Vũ Thạch ở Bà Triệu, Yên Hoa ở Yên Phụ…). Việc xuất hiện và tồn tại đại trà những ngôi đình cổ và những hội đình xưa ở Thăng Long - Hà Nội đã nói lên sự bảo lưu gốc rễ nông thôn và văn hoá nông thôn đối với đô thị này là sâu đậm về nhiều phương diện. Mặt khác, nhìn từ khía cạnh vận hành phong tục cổ truyền ở Thăng Long, ta còn thấy phong tục thờ thành hoàng và tổ nghề, đã có sự thay đổi khi thời đại đổi thay.
Ví như dưới thời Pháp thuộc, đình ở Hà Nội có hai dạng thay đổi rất đáng chú ý. Đó là việc thay đổi bố cục kiến trúc, để ngôi đình có thể được sử dụng vào mục đích kinh doanh và việc cải cách sự cúng tế.
Hẳn là xưa kia tất cả các ngôi đình ở Hà Nội đều được dựng theo kiểu kiến trúc cổ truyền như ngày nay ta còn thấy ở đình Vũ Thạch, đình Hồ Khẩu, đình Yên Phụ, đình Ngọc Hà, đình Đồng Nhân, đình Kim Mã...
Nhưng tới thời Pháp thuộc, do đô thị hoá, do tấc đất ở khu trung tâm (nay ta gọi là khu phố cổ) trở thành những tấc vàng, nên có hiện tượng là dân một số phường thôn đã cho xây tôn đình lên thành hai hoặc ba tầng. Tầng cao nhất còn giữ chức năng đình, với ngai thờ, hương án, câu đối, hoành phi... Nhưng các tầng dưới thì đã được biến thành nhà ở cho ông từ, bà đồng. Đặc biệt là tầng trệt thì đã thành nơi cho thuê làm cửa hàng, với mục đích lấy tiền làm công quỹ, sử dụng trong việc đèn nhang cúng tế, đỡ cho sự đóng góp của dân. Mục đích ấy nhìn chung là trong sáng. Song cũng không loại trừ những uẩn khúc có thể còn có ở đôi nơi.
Nếu muốn hình dung cho thật rõ diện mạo các ngôi đình Hà Nội đã được thay đổi về công năng kiến trúc, có thể tới xem đình Yên Nội, nay là số nhà 42 Hàng Nón, đình Phúc Hậu ở số 2 Hàng Bông, đình Vĩnh Hanh ở 19b Hàng Đường... nay đã được nâng lên thành 2 tầng. Còn tiêu biểu cho các ngôi đình được nâng thành 3 tầng là đình Diên Hưng ở 7 Hàng Ngang, đình Đại Lợi ở 50 Gia Ngư, đình Hoa Lộc ở 90 Hàng Đào...
Có nơi không xây cao tầng thì thu đồ thờ gọn vào trong hậu cung, còn nhà ngoài (đại bái cũ) thì cho thuê như đình Phương Trung ở 18 phố Đồng Xuân. Lại có nơi cổng đình được xây dựng thành gian nhà cho thuê như đình Yên Ninh ở 150 Phó Đức Chính. Cổng đình Đông Thành ở số 7 Hàng Vải thời tạm chiếm (1947 - 1954) cũng được thuê, và nơi đó trở thành hiệu nem chả Cát Tần.
Vậy là ngay thời thuộc Pháp, các vị thành hoàng tôn kính cũng đã phải phần nào lùi bước, nhân nhượng trước kinh tế thị trường (chúng tôi chỉ nói tới thời Pháp thuộc, còn sau năm 1954, với tư duy vô thần, đình đền miếu mạo thành cửa hàng, nhà kho, vườn trẻ lại là chuyện khác, không thuộc chủ đề của chương này).
Sự cải biến phong tục còn biểu hiện mạnh hơn trong việc cử hành cúng tế. ở nhiều nơi trong Hà Nội, việc tiến hành tế lễ đã không còn theo đúng như ngày lễ cổ truyền, mà lại tổ chức vào một chủ nhật gần ngày lễ ấy. Đấy là hiện tượng đã diễn ra ở các đình Trúc Lâm - Hài Tượng (còn gọi là Tam Lâm) và Lương Ngọc.
Đình Trúc Lâm ở phố Hàng Hành và đình Hài Tượng ở ngõ Hài Tượng do dân ba làng Trúc Lâm, Văn Lâm, Phong Lâm (nên mới gọi là Tam Lâm) lập ra để thờ tổ nghề giày da. Dân các làng này lên Hà Nội làm công cho các hiệu giày da khắp thành phố và cả trong Intendance (Hậu cần) của quân đội Pháp. Hoàn cảnh làm việc khiến họ khó có thể nghỉ vào ngày trong tuần. Vì thế nên dân mới phải chọn chủ nhật áp ngày lễ cổ truyền làm ngày cúng tế. Đình Lương Ngọc ở 68 Hàng Bông do dân làng Lương Ngọc (Hải Dương) dời lên Hà Nội lập nghiệp lập ra cũng vậy. Dân Lương Ngọc, cả thời phong kiến lẫn thời Pháp thuộc, lên Hà Nội chủ yếu là để làm quan, quan chức hành chính và quan coi nghề dạy học (quan đốc, quan huấn). Mà đã làm quan thì chỉ có chủ nhật là rảnh rỗi. Cho nên ở đình Lương Ngọc cũng tổ chức cúng tế thành hoàng vào ngày chủ nhật áp ngày lễ cổ truyền.
Trở lên là nói về sự thu nhận, cải biến của hệ phong tục tập quán Thăng Long - Hà Nội trên cơ sở mặt bằng không gian trong nước. Nhưng sự thu nhận đó còn thể hiện ở chỗ, miền đất Kinh kỳ này đã “nhập cảng” được không ít những phong tục tập quán bên ngoài nước, mà rõ nhất là những phong tục tập quán của Bắc phương. Các phong tục tập quán ấy truyền đến Thăng Long - Hà Nội qua nhiều loại người (những nhà du lịch, truyền giáo, những kẻ di dân, tị nạn, những hàng binh, tù binh và đặc biệt là những khách thương, những người di thực…) và qua tất cả các thời, nhất là vào những thời mà lịch sử có nhiều biến động.
Ngay từ những thế kỷ đầu trong lịch sử đô thành, ở các triều Lý Trần, nhiều nhà sư Trung Hoa đã mang ảnh hưởng các dòng thiền, các môn phái Phật giáo phương Bắc tới Thăng Long để tu đạo và truyền giáo, chẳng hạn như sư Biện Tài, từ Quảng Châu đến tu ở chùa Vạn Tuế và được vua Lý Thánh Tông mời giảng đạo. Rồi lại có Hứa Tông Đạo, đạo sĩ cuối đời Tống, đã theo thuyền buôn đến Yên Hoa (Yên Phụ) và ở lại nơi này…
Sử cũ còn ghi: Năm 1274, có 30 chiếc thuyền đi biển của người nhà Tống đào vong, đem cả vợ con, của cải đến Thăng Long và được vua Trần cho định cư ở phường Nhai Tuân, mở phố chợ, bán vóc đoạn và thuốc bắc. Những tục lệ liên quan đến nghề y - kể cả những điều quái dị - còn theo những tù binh trong các trận chiến chống Nguyên Mông là cha con nhà Trâu Tôn, Trâu Canh nhập cung đình Thăng Long đời Trần. “Nghề chơi” - sân khấu cung đình Thăng Long - cũng ở thời Trần, còn có thêm vở diễn “Tây Vương Mẫu hiến bàn đào” do tù binh chiến tranh Lý Nguyên Cát, được thu dụng vào nội cung, truyền bá và dàn dựng. Trò “Leo dây múa rối” nhập vào “thú chơi” Thăng Long, cũng là do nghệ nhân Đinh Bàng Đức đưa lại từ phương Bắc…
Sang thế kỷ thứ XV và các thế kỷ tiếp theo, nếu sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1435 đã nói đến một phường Đường Nhân (phường của người nhà Đường, tức người Hoa, ở chỗ phố Hàng Ngang bây giờ), nơi buôn bán nhiều mặt hàng Trung Quốc, trong đó có “áo diệp y“,thì năm 1650, Chúa Trịnh cũng đã qui định cụ thể cho các khách thương đến từ Phúc Kiến, được ngụ tại các làng Thanh Trì và Khuyến Lương để giao dịch. Đến thế kỷ XIX thì làn sóng những người phương Bắc di thực và buôn bán từ Quảng Đông, Phúc Kiến đến cư ngụ, sinh sống ở Thăng Long - Hà Nội đã lên tới con số hàng vạn (chiếm tỷ lệ từ 1/5 đến 1/12 thị dân kinh thành). Họ lập ra các phố, mở các hội quán mang tên quê gốc của họ ở Trung Hoa và trong sinh hoạt, vẫn giữ nguyên rất nhiều phong tục Bắc phương ở ngay giữa kinh thành Thăng Long - Hà Nội, từ cách thờ cúng tổ tiên, tang ma, cưới xin, thờ thành hoàng đến cách ăn cách mặc, cách giải trí vui chơi.
Bằng nhiều con đường dẫn truyền như thế mà Thăng Long - Hà Nội đã thu nhận khá sâu đậm nhiều phong tục tập quán đến từ phương Bắc. Thậm chí, nhiều phong tục tập quán nguồn gốc Tây phương cũng thông qua kênh dẫn Bắc phương này mà vào ngự giữa đô thị Kinh kỳ. Trường hợp người Thăng Long - Hà Nội xưa, đi chụp ảnh ở hiệu “Cảm Hiếu Đường” là một ví dụ tiêu biểu. Đấy là hiệu chụp ảnh đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, khai trương ngày 14-3-1869 ở phố Thanh Hà (cạnh Ô Quan Chưởng) do Đặng Huy Trứ - một quan chức ngành ngoại thương của triều Nguyễn - chủ trương. Những tưởng đây là bằng chứng rất sớm của một hình thức phong tục văn minh từ phương Tây được nhập vào Thăng Long - Hà Nội. Nhưng kênh dẫn trực tiếp của “phong tục đi chụp ảnh”, từ hồi giữa thế kỷ thứ XIX, lại vẫn chính là từ phương Bắc: Đặng Huy Trứ đã mua các thiết bị chụp ảnh từ Quảng Châu (và thuê luôn “chuyên gia” là người phương Bắc) đem về Hà Nội! Đến cả tên “Cảm Hiếu Đường” của hiệu ảnh Thăng Long - Hà Nội đầu tiên này cũng nói lên tính chất Bắc phương trong phong tục chụp ảnh ở Hà Nội vào thời gian rất sớm ấy: Chụp ảnh chỉ là để làm việc hiếu, theo hệ ý thức tư tưởng Nho giáo (tức là chỉ chụp ảnh chân dung cho cha mẹ để thờ cúng mà thôi).
Tuy nhiên, cũng vẫn có không ít trường hợp những ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, không cần phải qua kênh truyền dẫn Bắc phương, vẫn tự tìm lấy đường vào Thăng Long - Hà Nội, để được hệ phong tục tập quán ở nơi đây dung hợp. Ngay từ các thế kỷ thứ XVII, XVIII, việc buôn bán và truyền đạo vào Kẻ Chợ của những lái buôn và thầy tu Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… đã làm nên những đường dây trực tiếp đưa phong tục tín ngưỡng phương Tây vào Thăng Long, mà quan trọng hơn cả là Thiên chúa giáo. Giáo dân chối bỏ những phong tục cổ truyền, không thờ tổ tiên nữa, bỏ bát nhang hương án, cưới xin ở nhà thờ dưới chân tượng Chúa trời. Họ thôi không lai vãng đến chùa đền, quên Phật, quên Mẫu, chỉ biết sáng sáng tới nhà nguyện, nhà thờ, nghe cha giảng Tân ước, Cựu ước và kể chuyện đức Chúa Giê-su cùng các thánh tông đồ.
Ngoài ra, sự tiếp xúc với phương Tây đặc biệt là từ đầu thế kỷ XX đã nhập vào Hà Nội nhiều tập tục mới: về ăn uống có thêm “cơm tây” với súp, thỏ xi-vê, ngỗng ra-gu, xúc-xích, giăm-bông, pa-tê, bí-tết ăn với bánh tây, và rau xà-lách trộn dầu ô-liu, rồi cà-phê, bia, rượu vang, hay là “tối rượu sâm-banh, sáng sữa bò”, nói theo cách của Tú Xương… Về trang phục thì áo tây quần tây, com-plê, cà-vạt, mũ phớt, giày đơ-cu-lơ, nữ thì áo tân thời, áo măng tô, áo lơ-muya, vấn tóc trần rồi phi-dê, giày mang cá, giày muyn và phấn đắp, son tô… Rồi ở miền Bắc, phụ nữ không nhuộm răng nữa mà để răng trắng. Các bà các cô tân tiến vứt bỏ các thứ trang phục cũ: áo tứ thân, yếm cổ xẻ, váy lĩnh bốn, năm bức, bỏ cả tóc đuôi gà và khăn vấn để mặc quần trắng áo dài, uốn tóc. Và đi xe đạp, phong trào này khởi đầu từ Hà Nội để rồi sau đó lan ra các tỉnh. Nam giới cũng vậy, các quý ông sẽ không ngần ngại cắt phăng búi tó, sẽ để răng trắng, mặc Âu phục, đi giày “tây”, cầm ba toong, hút píp, đánh ten nít… Một lần nữa, đây lại là những tập tục mới, xuất phát từ Hà Nội, rồi lan ra các thành thị khác (sẽ trở lại vấn đề này ở cuối chương).
Cơ chế tiếp nhận - cải biến - lan toả trong sự vận hành của hệ thống phong tục tập quán thủ đô, có thể nói, còn tiếp tục tồn tại cho đến thời điểm hiện nay. Có thể thấy rõ điều đó, chẳng hạn, trong tục đón Nô-en mà trên kia chúng ta đã từng nói tới. Đấy là một tập quán mà người Việt Nam, người Hà Nội đã tiếp nhận được từ các nền văn minh Cơ đốc giáo ở phương Tây. Nhưng vào Việt Nam, và trước hết là vào Hà Nội, nó - phong tục đón Nô-en đó - đã dần dần được cải biến, để từ một truyền thống tôn giáo chuyển sang một hình thức sinh hoạt có ý nghĩa văn hoá - tinh thần, rồi từ trong nội bộ hàng ngũ giáo dân, lan toả sang những giai tầng dân cư đông đảo khác ngoài xã hội, nhất là lớp người trẻ sống giữa môi trường của thị thành.

“Hốt” với chậu mai giá 1,5 tỷ đồng

Chậu mai cảnh này có lẽ được xem là có giá "khủng" nhất năm nay khi được chủ nhân "ra giá" đến 1,5 tỷ đồng.
 >> Cây hoa giấy hình "thác đổ" giá gần 100 triệu đồng
 >> Ngắm cặp đào phai có giá hàng trăm triệu ở đất Cảng
 >> 65 triệu một chậu lan, 70 triệu một gốc đào

Ngày 3/2, các chợ hoa Tết ở TPHCM đã chính thức khai mạc. Nhiều loại hoa, cây cảnh được bày bán khá bắt mắt, giá bán phổ biến từ vài chục ngàn đồng đến 500.000 đồng/chậu. Tuy nhiên, có loại giá bán từ bạc triệu cho đến 1,5 tỉ đồng.

Chậu mai có giá bán 1,5 tỉ đồng
Chậu mai có giá bán 1,5 tỉ đồng
 
Cây đào giá 30 triệu đồng
Cây đào giá 30 triệu đồng

Cây đào thế hình con rắn có giá 3 triệu đồng
Cây đào thế hình con rắn có giá 3 triệu đồng
 
Cây Cần Thăng: 6 triệu đồng
Cây Cần Thăng: 6 triệu đồng

Lan Hồ điệp: Chậu 10 cành có giá 2,5 triệu đồng
Lan Hồ điệp: Chậu 10 cành có giá 2,5 triệu đồng

MU có 62 điểm/25 trận: Chưa từng thấy một MU như thế

Sau trận thắng trước Fulham cuối tuần qua, MU đã có trong tay 62 điểm qua 25 vòng đấu. Trong suốt gần 30 năm được dẫn dắt bởi HLV Alex Ferguson, “Quỷ đỏ” chưa từng giành nhiều điểm đến thế sau 25 vòng đấu tại Premier League hay giải hạng Nhất cũ…

Trong 25 trận đấu đã qua của Premier League mùa giải năm nay, các học trò của Alex Ferguson có 20 chiến thắng, 2 trận hòa, thua 3 trận, giành được 62 điểm. MU đang thể hiện một sức mạnh vượt trội tại Premier League, họ đang bỏ xa đội nhì bảng Man City đến 9 điểm trên bảng xếp hạng, rõ ràng cơ hội để phòng truyền thống của Old Trafford có thêm một chiếc cúp đang rất rộng mở.
 
MU chưa từng có 62 điểm sau vòng 25 dưới thời Ferguson
MU chưa từng có 62 điểm sau vòng 25 dưới thời Ferguson

Nhìn lại gần 30 năm trời Alex Ferguson dẫn dắt MU (từ 10/1986), chưa khi nào đội bóng của ông giành được nhiều điểm như hiện nay, tính cả ở Premier League lẫn giải hạng Nhất trước đây. Số điểm hiện có của MU thậm chí còn gần gấp đôi số điểm ở mùa giải đầu tiên mà Ferguson dẫn dắt đội chủ sân Old Trafford, năm đầu tiên (1986/87) MU chỉ có được 32 điểm sau 25 vòng đấu (8 thắng, 8 hòa, 9 thua), đứng vị trí thứ 13.

Kỷ nguyên Premier League mở ra đem đến sự thành công lớn của MU với 12 lần lên ngôi vô địch, tuy nhiên cũng chưa bao giờ MU lại trải qua khoảng  gần 5 tháng đầu mùa thăng hoa như mùa đang diễn ra. Mùa giải 1992/93, năm đầu tiên MU dành danh hiệu vô địch Premier League, “Quỷ đỏ” chỉ có được 45 điểm sau 25 vòng đấu, bằng điểm với đội nhì bảng Aston Villa. Kết thúc mùa giải năm đó, thày trò Ferguson vô địch với 10 điểm nhiều hơn chính đối thủ này (84 điểm - 74 điểm).

Mùa bóng 1993/94, chiếc cúp vô địch tiếp tục gọi tên “Quỷ đỏ”, 23 trận đầu tiên thày trò Alex Ferguson thi đấu rất ấn tượng, với 17 chiến thắng 5 hòa, 1 thua, nhưng MU lại bị cầm chân liên tiếp tại các vòng 24, 25 nên chỉ đạt 58 điểm. Tuy nhiên vào cuối mùa năm đó, MU vẫn có được 92 điểm (42 trận), hơn đội nhì bảng Blackburn tới 8 điểm để giành chiếc cúp thứ 2 của Premier League.

Năm MU giành cú ăn 3 lịch sử ở mùa 1998/99, đội bóng này cũng chỉ giành được 50 điểm qua 25 vòng đấu đầu tiên. Hay như mùa giải 2007/08, năm “Quỷ đỏ” giành cú đúp cúp bạc của Champions League và Premier League, họ cũng chỉ có được 59 điểm sau 18 trận thắng, 5 trận hòa, 2 thua, hơn đội nhì bảng Liverpool năm điểm. Mùa giải năm đó, MU kết thúc mùa giải với 90 điểm.
 
Đoàn quân của Alex Ferugon đang thi đấu với phong độ vô cùng ấn tượng
Đoàn quân của Alex Ferugon đang thi đấu với phong độ vô cùng ấn tượng

Để có được kỷ lục số điểm mới sau 25 trận đấu, thày trò Alex Ferguson đã thi đấu ổn định trong giai đoạn vừa qua. Nguyên nhân chính giúp cho “Quỷ đỏ” có số điểm cao là bởi họ rất ít hòa ở mùa giải năm nay. Đến thời điểm hiện tại, MU mới chỉ hòa có 2 trận, ít nhất trong các đội tham dự Premier League mùa giải năm nay, đội cũng có thành tích hòa ít thứ nhì là West Brom, nhưng cũng hòa tới 4 trận (thua 11, thắng 10).   

Đây chính là sự khác biệt để tạo nên khoảng cách lớn giữa MU với các đội bóng đang cạnh tranh với họ trên con đường tiến tới ngôi vô địch. Những đội bóng như Man City hay Chelsea để hòa quá nhiều, Man City để hòa tới 8 trận, nên dù mới thua có 2 lần, nhưng nhà ĐKVĐ đang kém đội bóng cùng thành phố tới 9 điểm. Chelsea cũng hòa tới 7 trận từ đầu mùa (thua 5, thắng 13).

Do không bị những trận hòa níu chân nên MU đang băng băng tiến bước. Để MU ít khi kết thúc trận đấu với tỷ số hòa, MU đang chơi thăng hoa trên mặt trận tấn công, công đầu trong việc có được 60 bàn thắng qua 25 trận đấu phải kể đến các cầu thủ ở hàng tiền đạo, nơi đang có tên của  Rooney, Van Persie, Chicharito và Welbeck. 3 người đầu tiên đang có được phong độ thi đấu tuyệt vời.

Van Persie có 18 bàn thắng tại Premier League, anh đang dẫn đầu danh sách ghi bàn tại Premier League. Rooney từ đầu mùa nghỉ thi đấu tới 2 lần do chấn thương, song cũng có 10 lần lập công. Chicharito đã 8 lần xé toang mành lưới đối phương. Chỉ có Welbeck mới ghi được 1 bàn, nhưng thành tích yếu kèm như vậy phần nào bởi anh không được chơi ở vị trí tiền đạo cắm. Mùa giải năm nay, Ferguson rất hay sử dụng Welbeck như một tiền vệ tấn công ở cả 2 cánh.
 
Evra năm nay đột nhiên thăng hoa trong khâu ghi bàn
Evra năm nay đột nhiên thăng hoa trong khâu ghi bàn

Hàng công của MU làm tốt công việc của họ, tuy nhiên để có được điểm số cao thì không thể quên được các hậu vệ, nhưng không phải trong nhiệm vụ phòng thủ, thực tế thì hàng thủ của “Quỷ đỏ” chơi rất kém cỏi từ đầu mùa, song bù lại họ hỗ trợ ghi bàn rất tốt. Như Patrice Evra, trong 6.5 mùa bóng tính đến trước mùa 2012/13, hậu vệ người Pháp mới 3 lần lập công cho MU (2 ở Premier League), vậy mà chỉ trong phần đã qua của mùa giải năm nay, anh có tới 4 lần xé toang mành lưới đối phương.

Jonny Evans cũng như vậy, 4 mùa giải gần đây thường xuyên được ra sân trong đội hình của “Quỷ đỏ”, song hậu vệ người Bắc Ai Len mới 1 lần ghi bàn tại Premier League. Còn trong mùa giải năm nay anh đã có 3 bàn và không ai dám khẳng định ở giai đoạn còn lại trung vệ này sẽ không có thêm bàn thắng. Ngoài Evans, Evra thì còn có Rafael, Vidic đều đã lập công cho ở mùa giải năm nay.

Người hâm mộ “Quỷ đỏ” chưa từng chứng kiến đội bóng của họ thăng hoa như mùa giải năm nay, từ số bàn thắng đến điểm số. Đó là cơ sở để họ tin vào chiếc cúp vô địch Premier League mùa thứ 21 sẽ về với Old Trafford.

Đà Nẵng "khoác áo mới" đón Xuân

Gần một tuần trước Tết, TP Đà Nẵng rộn ràng, hối hả đón xuân. Cả thành phố như được khoác thêm áo mới.

 
 
Hình rắn khổng lồ trên con đường hoa Bạch Đằng đang được hoàn thiện
Hình rắn khổng lồ trên con đường hoa Bạch Đằng đang được hoàn thiện
 
Con đường hoa Bạch Đằng đang được hoàn thiện để phục vụ người dân năm mới
Con đường hoa Bạch Đằng đang được hoàn thiện để phục vụ người dân năm mới
 
 
Đường phố được trang hoàng ấn tượng
Đường phố được trang hoàng ấn tượng
 
Lần đầu tiên, Đà Nẵng làm con đường hoa để phục vụ người dân
Lần đầu tiên, Đà Nẵng làm con đường hoa để phục vụ người dân
 
Công nhân đang trồng hoa trên con đường hoa Bạch Đăng
Công nhân đang trồng hoa trên con đường hoa Bạch Đăng
 
Những ngày này, cờ đỏ sao vàng tràn ngập đường phố Đà Nẵng
Những ngày này, cờ đỏ sao vàng tràn ngập đường phố Đà Nẵng
Rực rỡ đèn hoa
Rực rỡ đèn hoa
 
 Công Bính 
 

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Dân khiếp hàng Tàu, hoa quả nội thắng vụ tết

Sau bánh kẹo thì giờ đây trái cây nội đang tỏ rõ được sức mạnh của mình trên thị trường nội địa so với hàng nhập ngoại.

Hàng Tàu giá rẻ vẫn khó bán

Các tiểu thương chuyên kinh doanh mặt hàng trái cây tại các chợ cho biết: Năm ngoái, việc nhập và bày bán trái cây Trung Quốc mang lại lợi nhuận lớn, vì trái cây Trung Quốc có ưu điểm là nhìn rất tươi ngon, giá cả lại rẻ và có quanh năm.

Thế nhưng hiện nay, các loại trái cây nhập ngoại cũng dần ít được chuộng vì người dân e ngại sự nhập nhằng vì không biết đâu là sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan, Mỹ, Úc hay Trung Quốc.

Thay vào đó, các loại trái cây nội như: Nhãn, mãng cầu, cam, thanh long, quýt, chôm chôm, xoài, táo xanh, ổi, măng cụt… đang được người mua ưa chuộng. Trên các quầy hàng trái cây, lượng trái cây có nguồn gốc Trung Quốc như: Táo, lê, nho… đã giảm đáng kể, thậm chí có nhiều quầy không nhập hàng Trung Quốc. Hầu hết các sạp hàng đều trưng bày trái cây trong nước với nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được công nhận thương hiệu như: Bưởi Năm Roi, Cam Vinh...
Dân khiếp hàng Tàu, hoa quả nội thắng vụ tết

Chị Nguyễn Thị Quỳnh, tiểu thương chợ Gò Vấp, cho biết: Mặc dù hiện nay trái cây Trung Quốc có giá "mềm" nhất nhưng người dân rất "ngại" mua nên nhập về cũng khó bán. Các loại trái cây nhập ngoại khác, đặc biệt là táo và nho thì sức mua cũng thấp vì giá khá cao. Hiện các loại trái cây nội chiếm 80% lượng trái cây tại các sạp chợ.

Các vựa trái cây tại chợ đầu mối Thủ Đức cho biết, ngoài dưa hấu, thì hàng loạt các loại trái cây: bưởi, xoài, mãng cầu, vú sữa, chuối… đang được tiêu thụ tốt. Giá trái cây vì vậy cũng cao hơn hẳn cùng thời điểm năm ngoái. Theo một tiểu thương ở chợ đầu mối Thủ Đức, từ giữa năm 2012 đến nay, các loại trái cây trong nước bắt đầu tiêu thụ tốt hơn hẳn những loại trái cây nhập khẩu, đặc biệt là so với các loại trái cây từ Trung Quốc.

Không chỉ các điểm bán lẻ tại TP.HCM tăng lượng hàng mà các mối phía Bắc cũng bắt đầu tiêu thụ mạnh các loại trái cây như bưởi, chuối… tại chợ đầu mối Thủ Đức. Nguồn trái cây từ Trung Quốc dịp Tết này chủ yếu là bom (táo), lê. Các loại khác như quýt, nho lượng hàng nhập về không còn nhiều như mọi năm. Nhiều tiểu thương tại chợ lý giải, do thời điểm này nguồn cung quýt đường, cam sành, mãng cầu, thanh long… từ các nhà vườn miền Tây rất dồi dào.

Giá cũng đã nhích lên

Khảo sát ở chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, giá nhiều loại trái cây tăng từ 20 - 30% so với thời điểm cận Tết năm trước. Tương tự, các loại trái cây như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, thanh long, mãng cầu… cũng tăng giá 10 - 20%. Bưởi da xanh lên tăng từ 30.000 đồng/kg (loại nhỏ) lên mức 40.000 đồng/kg; từ 45.000 đồng/kg (loại 1) lên mức 50.000 – 55.000 đồng/kg. Xoài cát Hòa Lộc đã lên mức 60.000 - 80.000 đồng (tùy loại).

Dân khiếp hàng Tàu, hoa quả nội thắng vụ tết 

Ông Phan Thành Vinh, nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, càng gần Tết Nguyên Đán nhu cầu tiêu thụ xoài càng tăng trong khi các vườn trồng xoài chưa đến thời điểm thu hoạch rộ nên giá loại trái cây này đang trên đà tăng mạnh. Mấy ngày nay, thương lái lùng sục vào tận các vườn chuyên canh trồng xoài cát Hòa Lộc thu mua với giá 60.000-65.000 đồng/kg đối với xoài loại 1, xoài loại 2 có giá 42.000-45.000 đồng/kg; các loại xoài khác cũng có giá dao động từ 30.000-40.000 đồng/kg

Giá bưởi da xanh cân tại vườn ở Bến Tre đang tiếp tục đà tăng giá từ khoảng một tháng nay và hiện đang ở mức 35.000 đến 40.000 đồng/kg, cao hơn gần 10.000 đồng/kg so với cùng thời điểm này năm ngoái. Giá bưởi tăng cao là do nhu cầu tăng mạnh trong dịp Tết.

Ông Trương Văn Hoa, một nông dân trồng bưởi tại xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm cho biết vườn bưởi hơn 10 công của ông (tương đương 10.000m2) có thể cho thu hoạch khoảng 2-3 tấn trái trong dịp Tết. Nhiều thương lái chấp nhận đặt cọc để “chắc ăn” mua được hàng.

Tại chợ đầu mối Vĩnh Kim vào thời điểm này, giá vú sữa Lò Rèn đang ở mức ổn định từ 200.000 - 250.000đ/chục (14 trái loại một). Hiện vú sữa Lò Rèn đang được trồng tại vùng chuyên canh thuộc 13 xã phía Nam huyện Châu Thành, với hàng chục hecta vú sữa được chứng nhận sản xuất nông nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP. Chỉ tính riêng ở huyện Châu Thành, Tiền Giang, dự kiến sẽ có khoảng 30 - 50 tấn trái vú sữa được thu hoạch phục vụ thị trường Tết.

Các nhà vườn ở Lai Vung dự kiến dịp Tết năm nay bán ra thị trường trên 40.000 tấn quýt hồng. Dù còn gần nửa tháng nữa mới đến Tết nhưng hơn 50% vườn quýt hồng đã được thương lái đặt cọc. Hiện quýt đẹp được nâng giá lên 28.000đ/kg. Quýt đường cũng được thương lái ở Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang… đặt cọc mua để bán Tết với giá từ 32.000 - 35.000đ/kg.

Bán hàng dịp Tết: Hàng hiệu cũng… đứng đường!


 

Dường như nắm bắt được tâm lý người mua khi kinh tế khó khăn ngại vào những trung tâm thương mại lớn, các nhãn hàng từ cao cấp tới bình dân đều xuống vỉa hè để tìm khách…

Trên vỉa hè các tuyến phố ở Hà Nội những ngày này tràn ngập những gian hàng bán dịp Tết. Từ rượu nhập khẩu đến bánh kẹo đều xuống đường để kéo khách. Tuy vậy, theo khảo sát của PV những gian hàng dù được trưng bày bắt mắt vẫn không thấy tấp nập người đến mua…
 
PV Dân trí ghi lại một vài hình ảnh những gian hàng được thiết kế rực rỡ tại các tuyến phố nhưng ít người hỏi mua.
 
Hàng nhập khẩu treo ở vỉa hè, cả gian hàng phía trong xếp đầy hàng hóa nhưng ít khách hỏi mua
Hàng nhập khẩu treo ở vỉa hè, cả gian hàng phía trong xếp đầy hàng hóa nhưng ít khách hỏi mua
 
Hàng nhập khẩu treo ở vỉa hè, cả gian hàng phía trong xếp đầy hàng hóa nhưng ít khách hỏi mua
Như mọi năm rượu ngoại chỉ xuất hiện trong các trung tâm thương mại thì năm nay các vỉa hè cũng bày bán các sản phẩm này
 
Một gian hàng được trưng bày bắt mắt trên phố
Một gian hàng được trưng bày bắt mắt trên phố
 
Tận dụng khoảng không vỉa hè rộng rãi, gian hàng này núp bóng dưới cao ốc nhưng vẫn nổi bật
Tận dụng khoảng không vỉa hè rộng rãi, gian hàng này núp bóng dưới cao ốc nhưng vẫn nổi bật
 
Thỉnh thoảng có vài khách vào hỏi mua
Thỉnh thoảng có vài khách vào hỏi mua
 
Vỉa hè của con phố Lê Văn Lương được trưng dụng trong những ngày này
Vỉa hè của con phố Lê Văn Lương được trưng dụng trong những ngày này
 
Một biển hiệu rực rỡ
Một biển hiệu rực rỡ
 
Ở gian hàng này đồ nhu yếu phẩm được bày bán đa dạng về các chủng loại mặt hàng
Ở gian hàng này đồ nhu yếu phẩm được bày bán đa dạng về các chủng loại mặt hàng
 
Tuy nhiên tại nhiều gian hàng, người bán hàng đang tìm cách giết thời gian chờ khách đến
Tuy nhiên tại nhiều gian hàng, người bán hàng đang tìm cách giết thời gian chờ khách đến

Ya Suy: "Hoàng Quyên xứng đáng hơn"

Ya Suy và Á quân Hoàng Quyên đã có một buổi gặp gỡ thân mật với báo chí vào trưa 2/2. Trả lời báo giới, Ya Suy thừa nhận Hoàng Quyên xứng đáng với ngôi vị Quán quân cuộc thi Vietnam Idol hơn nhưng anh hạnh phúc với sự yêu mến của khán giả.
 >>  Những hình ảnh đáng nhớ trong đêm chung kết Vietnam Idol 2012
 >>  Nghe Ya Suy song ca cùng giám khảo Mỹ Tâm
 >>  Ya Suy trở thành Quán quân Vietnam Idol

Sau khi đêm chung kết Vietnam Idol kết thúc, kết quả của nó đã gây nên một cuộc tranh cãi rất lớn về việc ai xứng đáng hơn với ngôi vị thần tượng. Nói về vấn đề này, Ya Suy cho rằng Hoàng Quyên xứng đáng hơn anh, nhưng chàng trai này cũng tỏ ra rất thật thà và dễ thương khi cho rằng khán giả đã bình chọn và họ... có quyền làm điều đó. 
“Tôi quá bất ngờ với kết quả, sự thực là tôi không ngờ. Sau đêm chung kết, tôi thấy rằng điều lớn nhất tôi học được sau 6 tháng của cuộc thi là đã bản lĩnh hơn và vượt qua được chính mình. Còn nếu nói về sự xứng đáng thì Hoàng Quyên xứng đáng hơn. Nhưng khán giả là những người được bình chọn nên quyền quyết định thuộc về họ”, Ya Suy nói.
Ya Suy trong buổi giao lưu với báo giới ngày 2/2.
Ya Suy trong buổi giao lưu với báo giới ngày 2/2.
Không chỉ thẳng thắn thừa nhận khả năng của Hoàng Quyên, anh cũng chân thành nói “khi chưa bước vào cuộc thi, tôi không biết showbiz là cái gì hết. Sau khi tham gia cuộc thi, tôi nghe mọi người nói showbiz phức tạp lắm. Tôi cũng thấy là mình không phù hợp lắm”.
Là một cuộc họp báo nhưng với những chia sẻ rất chân thành, thực thà và có phần ngây ngô của Ya Suy nên không khí buổi họp rất vui vẻ. Chàng trai người Chu Ru cũng không ít lần khiến cánh báo giới bị “sốc” vì những chia sẻ của mình. Khi được hỏi đã yêu bao nhiêu người, Ya Suy rụt rè đưa một ngón tay lên, rồi lại... xoè cả bàn tay ra khiến cánh báo chí cười ầm lên vì không biết cuối cùng anh yêu 1 người, 5 người hay... 15 người.
Đầu tiên chỉ 1 ngón
Đầu tiên chỉ 1 ngón

Sau đó là cả bàn tay
Sau đó là cả bàn tay
Khi được hỏi có thích... Hoàng Quyên không, Ya Suy cúi gầm mặt xuống, lí nhí thừa nhận là... có. Nhưng khi chia sẻ ấn tượng ban đầu của mình về Hoàng Quyên, Ya Suy cho biết ban đầu anh không ấn tượng gì, bởi Hoàng Quyên là “một cô gái có giọng nói rất đanh đá” và “không có ấn tượng tốt đẹp gì nhưng sau đó cải thiện dần dần”.
Ngoài ra, Ya Suy cũng nói về Uyên Linh và Quốc Thiên, những quán quân mùa trước của Vietnam Idol, anh chàng này thú nhận trước đây mình không biết hai người đó là ai bởi vì “ở nhà không có ti vi để xem”.
Buổi giao lưu diễn ra trong không khí rất vui vẻ
Buổi giao lưu diễn ra trong không khí rất vui vẻ
Trả lời câu hỏi “khán giả yêu mến và bình chọn cho Ya Suy là bởi anh mộc mạc và bản năng, nhưng không ít người sau khi được đào tạo sẽ đánh mất đi điều đó. Ya Suy có sợ không?”, chàng trai người Chu Ru thừa nhận mình đã từng nghe nói tới điều đó rồi: “Có nhiều anh chị nói sau khi học tại trường sẽ được mài giũa và sẽ hát rập khuôn đi, bản thân tôi cũng rất sợ điều này”.
“Trong những ngày học tại trường, tôi cũng sẽ lựa chọn cái nào nên học, cái nào nên tiếp thu để không làm mất đi bản tính con người của mình. Tôi vẫn mong khán giả luôn nhìn thấy bản chất của con người Tây Nguyên của tôi. Dù được đào tạo như thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn sẽ không đánh mất nó”, chàng quán quân của Vietnam Idol chia sẻ thật chân thành.
Á quân Hoàng Quyên luôn rất thông minh và thoải mái
Á quân Hoàng Quyên luôn rất thông minh và thoải mái
Á quân Hoàng Quyên luôn rất thông minh và thoải mái

Ya Suy thừa nhận có... thích Hoàng Quyên
Ya Suy thừa nhận có... thích Hoàng Quyên

Ya Suy và các anh chị em trong gia đình