Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Yasuy “vút bay” cùng Đinh Hương, Bảo Trâm, Đinh Mạnh Ninh


Bốn ca sỹ trẻ sẽ cùng hội tụ trong chương trình “Vút bay” diễn ra ngày 27/6 tại Hà Nội. Đêm nhạc hứa hẹn sẽ bùng nổ bởi 4 cá tính âm nhạc khác nhau cùng với sự tham gia của nhạc sỹ Huy Tuấn và ban nhạc Anh Em.

Sau thành công của Tài năng trẻ số 1 với chủ đề Chuyện tình gồm 3 ca sỹ Hương Tràm – Hoàng Quyên – Nguyễn Đình Thanh Tâm, vào ngày 27/6 tới đây, chương trình Tài năng trẻ số 2 sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của 4 ca sỹ Đinh Hương (The Voice), Đinh Mạnh Ninh (SMĐH), Yasuy và Bảo Trâm (Vietnam Idol).
 
Đinh Mạnh Ninh
Đinh Mạnh Ninh
Với giọng hát và phong cách R&B rất đặc trưng, Đinh Mạnh Ninh đã ghi dấu khá đậm nét trong long khán giả suốt 4 năm qua. Ngoài giọng hát, phong cách âm nhạc văn minh và cách biểu diễn cũng như giao lưu khán giả khá tốt, Đinh Mạnh Ninh còn được biết đến với khả năng sáng tác và anh đã là người chiến thắng với giải thưởng Bài hát của năm trong chương trình Bài hát Việt 2012 với ca khúc Mùa yêu đầu.
 
Đinh Hương là một trong những cái tên “nóng” nhất mùa The Voice đầu tiên tại Việt Nam. Trước đêm chung kết xếp hạng, thậm chí Đinh Hương còn được đánh giá là ứng cử viên nặng ký nhất, và báo giới cũng dành nhiều ưu ái cho giọng hát này. Dừng lại trước ngưỡng cửa vô địch, Đinh Hương rời cuộc thi The Voice trong sự nuối tiếc của khán giả, nhưng cũng ngay lập tức, cô lọt vào “mắt xanh” của nhiều bầu sô và Đinh Hương là cái tên liên tục xuất hiện trong các show ca nhạc lớn nhỏ ở Sài Gòn cũng như các tỉnh lân cận.
 
Đinh Hương
Đinh Hương
Yasuy có thể nói là một trong những thí sinh “gây bão” năm 2012 so với các thí sinh trong các cuộc thi hát khác cùng thời điểm. Giọng hát trầm ấm và đặc biệt là sự chân thành đáng yêu, anh đã giành được nhiều thiện cảm của công chúng và chiến thắng vô cùng thuyết phục trong đêm chung kết Vietnam Idol trước một đối thủ hơn anh cả thanh lẫn sắc – Hoàng Quyên.
Sự trong sáng, hồn nhiên trong cả giọng hát lẫn tính cách là điều vô cùng quan trọng để anh chinh phục khán giả. Nhiều người tỏ ra hoài nghi về tài năng của Yasuy nhưng rõ ràng, anh vẫn là một quán quân do khán giả lựa chọn, đó là điều không phải bất cứ ca sỹ nào cũng có được, bởi khán giả chính là những giám khảo công tâm và khách quan nhất.
 
Bảo Trâm và Yasuy
Bảo Trâm và Yasuy
 
Sở hữu gương mặt xinh xắn, dễ thương và giọng hát pop ballad nồng nàn, Bảo Trâm là một trong những thí sinh nổi bật nhất Vietnam Idol 2012. Đang là sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân, cô nữ sinh Hà Nội chinh phục khán giả bằng giọng hát đầy cảm xúc, bay bổng và nhẹ nhàng như chính tính cách của cô. Lọt vào top 3 cùng Hoàng Quyên và Yasuy, Bải Trâm chứng tỏ khả năng ca hát và sự duyên dáng, đáng yêu của mình.
 
Khán giả sẽ được thưởng thức những bài “tủ” của Đinh Mạnh Ninh, Đinh Hương, Yasuy, Bảo Trâm. Ngoài ra sẽ là những màn kết hợp vô cùng thú vị mà trong số đó, sẽ là màn “đọ giọng” giữa Đinh Mạnh Ninh – Yasuy, hai người có nhiều “duyên nợ” với nhau sau khi Yasuy đăng quang Thần tượng âm nhạc Việt Nam. Bốn gương mặt cá tính này sẽ cùng đứng trên sân khấu Âm nhạc trên tầng cao – Tài năng trẻ diễn ra tối ngày 27/6 tại Hà Nội.

Mỹ Tâm “đốt cháy cây đàn”


Mỹ Tâm biểu diễn với một cây đàn cháy rực là điểm nhấn trong MV mới nhất của cô có tên Như một giấc mơ. Đây là một MV rất “đắt giá” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng khi cô phải hi sinh một cây đàn Piano để thực hiện cảnh quay.
Như một giấc mơ của Mỹ Tâm phác họa tổng thể bằng những gam màu trầm buồn trắng đen, u ám với mong muốn thể hiện được nội tâm dằn vặt, đau đớn của người con gái đã đánh mất đi tình yêu lớn của cuộc đời mình và sự đợi chờ mòn mỏi mong tình yêu quay trở lại. Ê-kip cùng Mỹ Tâm đã cân nhắc rất nhiều trước hàng trăm địa điểm. Cuối cùng, một công trình biệt thự dở dang đã đáp ứng được những yêu cầu mà kịch bản đề ra.
Vì là một công trình dang dở, nên điều kiện rất thiếu thốn, từ điện, nước, di chuyển, bảo hộ an toàn và nhất là khâu dọn dẹp, dựng trường quay mất khá nhiều thời gian. Khi xem MV Như một giấc mơ, có thể những người yêu thích Mỹ Tâm dịu dàng sẽ sẽ khá sốc vì những phân đoạn quyết liệt trong diễn xuất. Khi thì dằn vặt nhớ nhung về những hình ảnh xưa cũ, khi thì đau khổ như muốn trốn chạy khỏi mọi thứ, đỉnh điểm cao trào của cảm xúc cô gái trong MV mới đã cắt phăng mái tóc bạc trắng trong nước mắt  để quyết định bước qua.
Trong những phân đoạn cao trào của Như một giấc mơ, có cảnh Mỹ Tâm ngồi bên cây đàn piano đang cháy. Đây là cảnh quay mà theo Mỹ Tâm là đỉnh nhất trong các MV mình từng thực hiện từ trước đến giờ bởi rất nhiều cái nhất: Khó nhất, Cực nhất và nguy hiểm nhất. Cực nhất vì toàn bộ ê-kip mất hơn 5 tiếng đồng hồ để di chuyển đàn piano, dàn dựng đúng lúc trời tối thiếu thốn ánh sáng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Mỹ Tâm chia sẻ, thực hiện cảnh này rất khó khăn là vì đàn chỉ có 1 nên phân đoạn này chỉ được thành công, không được thất bại, Mỹ Tâm phải sẵn sàng tâm lý để khi hiệu ứng lửa cháy bốc lên là ngay lập tức diễn xuất thật ăn ý. Nguy hiểm nhất là sau khi phát cháy, Mỹ Tâm vẫn phải ngồi đàn bên cạnh lửa ở cự ly rất gần và hát như chưa có chuyện gì xảy ra. Rất may, cảnh quay đã thành công mà không xảy ra điều gì đáng tiếc.
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm
Một số hình ảnh trong MV mới của Mỹ Tâm

Xuất hiện Hương Tràm “nhí”


Nối tiếp những thú vị của 2 tập phát sóng đầu tiên, chương trình Giọng hát Việt nhí đã mang đến nhiều bất ngờ cho khán giả trong tập thứ 3, không chỉ bởi tài năng của các thí sinh nhỏ tuổi mà còn là những cuộc khẩu chiến “nảy lửa” từ các huấn luyện viên.
Nếu như tuần trước khán giả đã được xem các tiết mục mang nhiều cảm xúc sâu lắng thì tuần này, không khí lại sôi động hẳn lên với những phần trình diễn vui tươi và hồn nhiên của các thí sinh. Trong đó, đa phần các bài dự thi chủ yếu tập trung vào dòng nhạc mang hơi hướng của Rock. Không chỉ vậy, tập thứ 3 cũng đánh dấu sự lên ngôi của đội Lưu Hương Giang – Hồ Hoài Anh khi cặp đôi này đã vươn lên dẫn đầu với 4 thí sinh sỡ hữu được.

Thí sinh Hồ Văn Phong đến từ Thanh Hóa đã mang đến sự sôi động đầu tiên khi trình bày ca khúc Cánh diều bằng một chất giọng khỏe và đầy nội lực. Không bỏ qua thời cơ để giành lấy thí sinh này về đội mình, vợ chồng huấn luyện viên Lưu Hương Giang và Hồ Hoài Anh cũng đã nhanh tay bấm chọn cùng với huấn luyện viên Thanh Bùi, cuối cùng chiến thắng đã thuộc về cặp đôi nhà họ Hồ trong sự tiếc rẻ của chàng huấn luận viên người Úc gốc Việt.

Tiếp tục đòi lại những gì đã mất trong 2 tập đầu, cặp đôi Lưu Hương Giang và Hồ Hoài Anh đã liên tiếp chiêu dụ được các thí sinh khác về đội của mình trong cái nhìn ghen tị của hai huấn luyện viên còn lại. Cũng là một thí sinh thích hát Rock, cô bé mang tên Nguyễn Miccah có mẹ là người Philippines đã cho khán giả thấy được sự tự tin bên cạnh một chất giọng có pha chút Rihanna cùng ca khúc Monster. Lần này thì Lưu Hương Giang và Hồ Hoài Anh không quá khó khăn để có được thành viên này bởi chỉ duy nhất họ bấm nút quay lại với Miccah.

Cô bé “lém lỉnh” Hồng Khanh say sưa với Mama
Cô bé “lém lỉnh” Hồng Khanh say sưa với Mama

Cao trào của tập thứ 3 cũng đã được đẩy lên khi thí sinh 9 tuổi Đỗ Thị Hồng Khanh xuất hiện. Ngay từ những nốt nhạc đầu tiên của ca khúc cổ điển Mama vang lên, các huấn luyện viên đã không ngần ngại xoay ghế lại để được nhìn ngắm cô bé bụ bẫm và lém lỉnh này. Càng thú vị hơn khi cô bé giới thiệu mình là con gái của diễn viên Chiều Xuân và có những cử chỉ, lời nói rất đáng yêu trên sân khấu. Chính vì điều đó đã khiến cho cả 4 huấn luyện viên ra sức tranh giành quyết liệt để có bằng được “của quý” này về đội của mình. Thậm chí, Thanh Bùi và Lưu Hương Giang đã trổ tài khoe giọng hát cổ điển của mình để được Hồng Khanh lựa chọn. Hiền Thục cũng không ngại bước lên sân khấu và thơm cô bé dễ thương như thiên thần này. Tuy nhiên, chiến thắng hả hê cuối cùng lại thuộc về cặp đôi Hồ Hoài Anh và Lưu Hương Giang.

Bên cạnh đó, tuần này khán giả cũng đã được thấy sự mâu thuẫn trong cách chọn lựa thí sinh của gia đình Hồ Hoài Anh và Lưu Hương Giang, khi họ đã liên tục có những tranh cãi nội bộ trong việc bấm nút xoay lại. Trong khi đó, cuộc tranh chấp tay đôi lại diễn ra giữa ca sĩ Hiền Thục và Thanh Bùi. Liên tiếp các tiết mục chỉ có 2 huấn luyện viên này xoay ghế lại, Hiền Thục thậm chí hy sinh cả việc đánh mất hình ảnh dịu dàng bấy lâu nay để có thể tranh giành với Thanh Bùi những thí sinh tài năng. Không chỉ khẩu chiến dưới ghế nóng mà cả hai huấn luyện viên còn chạy cả lên sân khấu để giành lấy thí sinh. Vợ chồng Lưu Hương Giang – Hồ Hoài Anh vô tình trở thành trọng tài trong cuộc tranh chấp tay đôi gay cấn giữa Hiền Thục và Thanh Bùi.


Bảo Trọng - Chàng trai 15 tuổi mê hát nhạc Trịnh Công Sơn
Bảo Trọng - Chàng trai 15 tuổi mê hát nhạc Trịnh Công Sơn

Tuy vậy, Hiền Thục cũng đã chứng tỏ được sức mạnh của mình khi chiến thắng Thanh Bùi và chiêu dụ được 3 thí sinh trong tuần này là Đoàn Nguyễn Bảo Trọng – “người đàn ông 15 tuổi” mê nhạc Trịnh Công Sơn, cô bé Nguyễn Ngọc Phương Nhi bay bổng, hồn nhiên với Lời mẹ hát và giọng ca đẹp của Phạm Nguyễn Linh Lan với ca khúc nổi tiếng thường xuyên có mặt trong các cuộc thi của thế giới The Climb.

Trước tình thế này thì huấn luyện viên Thanh Bùi đành chấp nhận về sau với chỉ 2 thí sinh có được. Đó là nam thí sinh Trịnh Đức Nam cùng ca khúc hit Diamonds được cậu bé thể hiện với chất giọng trong và cao mà các huấn luyện viên ngỡ rằng là nữ khi chưa nhìn mặt. Thí sinh thứ 2 về đội Thanh Bùi là cậu bé hát Rock mạnh mẽ nhưng lại khá rụt rè trên sân khấu Nguyễn Trần Hoàng Anh cùng bài hát Lý kéo chài.

“Bản sao” nhí của Hương Tràm đã được các huấn luyện viên ra sức chiêu dụ
“Bản sao” nhí của Hương Tràm đã được các huấn luyện viên ra sức chiêu dụ

Cuối cùng, nếu như khán giả vẫn còn chưa quên cô bé kính cận Phương Mỹ Chi, người đã khép lại tập phát sóng thứ 2 của tuần trước với ca khúc mang âm hưởng dân ca Quê em mùa nước lũ thì tuần này, tập 3 của chương trình cũng đã được khép lại với một tài năng không đợi tuổi Võ Thị Thu Hà. Cô bé xuất hiện như một “bản sao” nhí của quán quân Giọng hát Việt mùa đầu tiên Hương Tràm. Cũng đến từ quê hương Nghệ An, cũng chọn ca khúc lừng danh I will always love you để thể hiện mình, cô bé đã được cả 4 huấn luyện viên xoay ghế lại từ khi cất lên những câu hát đầu tiên. Sau một lúc tranh cãi quyết liệt giữa các huấn luyện viên, “bản sao” nhí Hương Tràm đã chọn Hồ Hoài Anh và Lưu Hương Giang, khép lại tập 3 với một cái kết không thể đẹp hơn dành cho cặp đôi này.

Đền Bạch Mã



Bạch Mã là một trong những di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng của Hà Nội. Người Hà Nội xưa và nay, cũng như khách thập phương trong, ngoài nước vẫn coi đây là một trong những chốn hành hương không thể không đến trong cuộc đời.
Đền Bạch Mã tọa trên phố Hàng Buồm, là nơi thờ một trong bốn vị thần trấn giữ bốn phương của kinh thành Thăng Long xưa. Thần đền Bạch Mã thuộc một trong (tứ thần tứ trấn ấy là: bắc Trấn Võ, nam Cao Sơn, tây Linh Lang, đông Bạch Mã). Sự giao thoa văn hóa Hán - Việt trong thời kỳ Bắc thuộc đã để lại những dấu ấn phong phú. Từ thực tế lịch sử đó, trong thư tịch cổ vẫn còn một vài ghi chép chưa thật nhất quán về thần Bạch Mã. Khi đọc tấm văn bia nói về việc trùng tu đền, dựng năm Đinh Mão, niên hiệu Chính Hòa 8 (1687) và sách thờ cúng ở đền, thì đền thờ Mã Phục Ba đời Hán, tức Mã Viện từng giữ chức Phục Ba tướng quân. Nhưng theo các sách Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh thì đền thờ thần Long Đỗ (hay Long Độ) của đất Đại La, tức Thăng Long, nay là Hà Nội.
Đến đời Lý Thái Tổ (1010), khi vua dời đô về đây, muốn mở rộng phủ thành, nhưng đắp thành nhiều lần không được. Vua cho người đi hỏi dân chúng, mới biết ở đất này có hiển linh từ trước, vua bèn sai biện lễ cầu đảo. Đêm ấy vua nằm mộng gặp thần tới chúc mừng và dặn nhà vua rằng cứ theo dấu vó ngựa mà đắp, tất sẽ thành công. Bấy giờ vua thấy có con ngựa trắng phi thẳng vào đền rồi biến mất. Hôm sau, nhà vua thấy có dấu chân ngựa in trên mặt đất thành đường vòng tròn, bèn sai người cứ theo đó mà xây thành đắp lũy, xây tới đâu được chắc tới đấy. Nhà vua sai tạc một con ngựa trắng để thờ và ban sắc phong cho thần làm “Thăng Long Thành hoàng Đại vương”. Vì thế gọi đây là đền Bạch Mã (đền ngựa trắng).
Suốt từ đời Lý Thái Tông sang tới đời Trần, Thăng Long phát triển trở thành nơi đô hội, song cũng không biết bao phen hỏa hoạn loạn tặc, nhưng không biết vì lẽ gì đó riêng đền thờ thần Bạch Mã vẫn nguyên vẹn. Vì thế, triều đình gia phong cho thần được hưởng lộc: Các kỳ nghinh xuân đều cử hành tại đây.
Các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào các sách Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Trấn Vũ quán lục, Bạch Mã thần từ khảo chính và truyện Quảng Lợi thánh hựu uy tế phu ứng đại vương phân tích và chỉ ra rằng, do nhân việc trùng tu đền Bạch Mã vào năm Đinh Mão (1687), bấy giờ bức tường đằng Đông bị đổ nát, các thương nhân Bắc quốc như Chiêm Trọng Liên đứng ra quyên góp tiền bạc để tu bổ lại đền
Trịnh Tuấn Am trong Bạch Mã thần từ khảo chính từng phân tích, nhân dịp trùng tu đền, các thương nhân Bắc Quốc đã vô tình hay hữu ý đưa tên hiệu của Mã Viện, một nhân vật lịch sử của Trung Quốc vào sách thờ ở đây, từ chữ “Bạch Mã” họ đã chữa ra Mã Viện, điều này không khó. Tác giả kết luận: “Cái cảm ngư lỗ truyền ngoa chi ngộ” tức cảm thấy đây là một sự lầm lẫn, chữ “ngư” đánh thành chữ “lỗ”, nhất thiết phải đính chính, để khỏi truyền mãi cái sai về sau. Cho nên cần phải hiểu đó là nơi thờ thần đất Hà Nội.
Theo một cách lý giải khác, Bạch Mã chính là nơi hội tụ tính linh thiêng thời gian trong quá trình hình thành và phát triển của đất Thăng Long xưa, và cũng là nơi ít nhiều để lại dấu ấn của những kiều dân Trung Hoa trong thời kỳ di dân phát nghiệp xuống phía Nam từ thế kỷ 17. Đó chính là sự tất nhiên của một nền văn hóa mà không ai có thể phủ nhận.
Bạch Mã - Huyền thoại và hiện thực đan xen nhau, tạo ra một bức tranh lịch sử sinh động, rất đáng để cho mỗi chúng ta, những người con của Hà Nội nay, suy ngẫm và cống hiến cho ngày mai của Hà Nội.

Thành cổ Sơn Tây


Là tòa thành quân sự kiến trúc bằng gạch đá ong (là loại vật liệu xây dựng đặc thù của vùng Sơn Tây), được Bộ VHTT (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994.
Thành Sơn Tây nằm giữa thành phố Sơn Tây cách Hà Nội hơn 40 km là một công trình kiến trúc quân sự cổ. Thành được xây dựng vào năm 1822 triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn, tại thủ phủ của trấn Sơn Tây (sau là tỉnh Sơn Tây). Khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn (với những nhân vật lãnh đạo như: Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc,...) giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất và lần thứ hai của Pháp. Thành bị quân Pháp chiếm năm 1884. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định để xếp hạng di tích thành cổ này. Tháng 12 năm 1946, một cuộc họp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra ở đây. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thành phố Sơn Tây tỉnh Hà Tây và trở một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự.
Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp), tường thành chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, mỗi cạch dài khoảng 400 m, diện tích khoảng 16 ha, chiều cao tường thành khoảng 5 m. Ngoài thành là hào nước sâu 3 m, rộng tới 20 m và dài khoảng 1.795 m, được nối ra sông Tích Giang tại góc thành phía Tây Nam, bốn mặt thành có các cổng vòm bằng đá ong. Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả.
Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, vọng cung, điện Kính Thiên, hai ao sen phía trước khu nghi lễ (điện Kính Thiên), gần với cửa Tiền. Cửa Hữu quay ra hướng Tây Tây Bắc là hiện còn nguyên vẹn nhất. Cửa Tả cũng còn tương đối nguyên vẹn, nhưng hai cửa Tiền, Hậu thì bị đổ nát mất (riêng cửa Hậu thì được xây lại mới bằng đá ong nhưng với kỹ thuật xây hiện đại nên đã bị mất tính cổ kính của một di tích). Ngoài ra còn có giếng nước, cột cờ và trại lính. Cùng với chiến lũy Phù Sa, năm 1883, thành cổ Sơn Tây là một căn cứ chống thực dân Pháp xâm chiếm Bắc kỳ.
Ngày 16/2/2009, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định cải tạo, chỉnh trang di tích lịch sử văn hóa Thành cổ Sơn Tây phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Trải qua gần 200 năm, bị nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, thành Sơn Tây đã bị phá huỷ phần lớn chỉ còn lại tường thành, cửa tiền, cửa hậu, hai khẩu thần công và một số phế tích như vọng lâu, nền điện Kính Thiên, giếng nước....
Hiện nay, thành Sơn Tây đang được đầu tư tôn tạo trở thành một điểm di tích lịch sử văn hoá hấp dẫn khách tham quan.

Sai phạm nghiêm trọng, tác giả sách vẫn không thực thi luật sở hữu trí tuệ


Sử dụng tác phẩm ảnh không xin phép tác giả, không trả tiền thù lao, cũng như các quyền lợi vật chất khác theo quy định, Chủ nhiệm CLB nhiếp ảnh Thành Sen (Hà Tĩnh) Ngô Sỹ Ngọ đã bị nhiều đồng nghiệp trong CLB kịch liệt phản đối.
Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh (VHNT), Thanh tra Sở VHTT-DL tỉnh này đã vào cuộc, xác minh, nhanh chóng có yêu cầu vị nhiếp ảnh gia này xin lỗi công khai, chi trả nhuận bút và các quyền lợi vật chất khác cho các tác giả vì đã vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đến nay vị chủ nhiệm CLB nhiếp ảnh gia này vẫn không thực thi các yêu cầu nêu trên.
Công trình công sức của tập thể, đứng tên một cá nhân
Trong hai năm 2012 – 2013, nhiếp ảnh gia Ngô Sỹ Ngọ, Chủ nhiệm CLB nhiếp ảnh Thành Sen (Hà Tĩnh) đã cho ra đời 2 cuốn sách cùng chung một tiêu đề, “Hà Tĩnh quê hương tôi”. Với chủ đề đặc tả về con người, thiên nhiên, văn hóa, lễ hội Hà Tĩnh, cả hai cuốn sách sau khi được xuất bản đã gây ấn tượng mạnh đối với người xem, đặc biệt là đối với những người con quê hương Hà Tĩnh. Cũng nhờ sức hút, đón nhận của bạn đọc, nên 500 cuốn 1 (giá bán 3120.000/cuốn) và 500 cuốn 2 (450.000/cuốn) đã được tiêu thụ hết ngay sau khi xuất bản.
 
Gây ấn tượng mạnh với bạn đọc, nhưng với nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên ở Hà Tĩnh, cả hai cuốn sách đã thực sự khiến họ hết sức bức xúc, đi đến khiếu kiện tập thể, trong đó nhiều người đã có yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp để tác giả thu hồi toàn bộ số sách đã xuất bản này.
 
Bìa cuốn sách thứ 2 cùng tên Hà Tĩnh quê hương tôi. 
Bìa cuốn sách thứ 2 cùng tên "Hà Tĩnh quê hương tôi".  Bìa sách ghi tác giả là Ngô Sỹ Ngọ, tuy nhiên, ruột sách lại giới thiệu hơn 205 bức ảnh của nhiều tác giả khác nhau, khiến nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh bức xúc  
Lí do khiến nhiều nhiếp ảnh gia trong CLB Thành Sen bức xúc là tác giả Sỹ Ngọ đã thản nhiên sử dụng vô số bức ảnh của nhiều tác giả trong sách mà không hề xin phép, không công khai xin lỗi, không thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm liên quan theo quy định tại khoản 8, điều 28, luật sở hữu trí tuệ.
Cụ thể, cuốn 1 của sách “Hà Tĩnh quê hương tôi” tác giả Sỹ Ngọ đã sử dụng nhiều trong số 180 ảnh trong sách không phải là của 21 tác giả như lời giới thiệu. Rất nhiều bức ảnh trong cuốn sách có chú thích, nhưng không ghi rõ tên tác giả là ai.
Bị phản đối nhiều nhất là cuốn sách thứ 2, được in bằng song ngữ Việt - Anh. Trong văn bản gửi Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam cùng nhiều cơ quan chức năng khác ngày 10/6, Ban nhiếp ảnh Hội liên hiệp VHNT Hà Tĩnh đã chỉ rõ nhiều sai phạm của tác giả cuốn sách này.
Trong khi ngoài bìa sách ghi tác giả là Sỹ Ngọ, tuy nhiên, ruột sách lại giới thiệu hơn 205 bức ảnh của nhiều tác giả khác nhau, trong đó ảnh của ông Ngọ chỉ chiếm phân nửa, 120 bức ảnh. Chưa hết, vô số ảnh trong sách, trong đó có chùm ảnh “Vua Hàm Nghi những ngày lãnh đạo đất nước chống Pháp ở Hà Tĩnh” và “Những người con quê hương Hà Tĩnh” vốn đã tạo nên thương hiệu cho nhiếp ảnh gia Minh Chiến lại không đề tên tác giả. Thậm chí nghệ sỹ nhiếp ảnh Văn Bảy còn lên tiếng, bức ảnh ở trang 97 chụp anh em Hội Cựu chiến binh văn công tỉnh với các đồng chí lãnh đảo tỉnh Hà Tĩnh là của ông, chứ không phải là của tác giả Việt Hà, con gái ông Ngọ.
Bìa cuốn sách thứ 2 cùng tên Hà Tĩnh quê hương tôi. 
Chùm ảnh “Vua Hàm Nghi những ngày lãnh đạo đất nước chống Pháp ở Hà Tĩnh" của tác giả Minh Chiến được tác giả Sỹ Ngọ đưa vào sách mà không ghi rõ tác giả. Với cuốn sách này ai đó đã dùng bút mực đề lại tên cho chính tác giả. 
 
Sai phạm trong việc vi phạm luật sở hữu trí tuệ của của tác giả Ngô Sỹ Ngọ ở 2 cuốn sách “Hà Tĩnh quê hương tôi” là quá rõ. Thanh tra sở VHTT-DL Hà Tĩnh kết luận “Hành vi của ông Ngô Sỹ Ngọ đã vi phạm bản quyền tác giả được quy định tại khoản 8, điều 28 Luật sở hữu trí tuệ”. Ban nhiếp ảnh Hội liên hiệp VHN Hà Tĩnh cũng khẳng định “Hà Tĩnh quê hương tôi là công trình mang nhiều công sức, trí tuệ của một tập thể chứ không thể coi đó là một tác phẩm cá nhân”.
Bìa cuốn sách thứ 2 cùng tên Hà Tĩnh quê hương tôi. 
Bức ảnh nghệ sẽ nhiếp Ảnh Văn Bảy khẳng định, tác giả Sỹ Ngọ nhờ chụp, nhưng lại điền tên tác giả Việt Hà - con gái ông Ngọ
 
 Chút tình” ở đâu?
Đầu tháng 6/2103, kết luận những khiếu kiện của tập thể CLB nhiếp ảnh Thành Sen về cuốn sách “Hà Tĩnh quê hương tôi” Hội Hội liên hiệp VHN Hà Tĩnh và Thanh tra sở VHTT-DL tỉnh này đã có văn bản đề nghị nghệ sỹ nhiếp ảnh Ngô Sỹ Ngọ phải tự nhận thấy khuyết điểm và sai phạm của mình, đồng thời nhanh chóng có văn bản công khai xin lỗi, thực hiện trách nhiệm giải quyết quyền lợi vật chất cho các tác giả theo quy định tại luật sở hữu trí tuệ.
Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này khi thời gian hiệu lực các văn bản trên đã hết nhưng nghệ sỹ nhiếp ảnh Ngô Sỹ Ngọ vẫn chưa thực thi bất kỳ trách nhiệm nào.
 “Ông ấy là người nghệ sỹ nhiếp ảnh đầu tiên ở Hà Tĩnh đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ các bức ảnh của mình tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN), và cũng là người đầu tiên kiện một nhà báo trên địa bàn Hà Tĩnh ra Bộ TTTT chỉ vì sử dụng một bức ảnh của ông ấy trong bài viết. Vì thế không có lí do gì ông ấy có quyền sử dụng cả một công trình tập thể làm lợi cho cá nhân mình. Việc làm của ông ấy khiến nhiều anh em trong giới nghệ sỹ nhiếp ảnh chúng tôi rất bất bìnhnhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Thông, người có 2 bức ảnh trong sách bức xúc.
Nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Thông:
Nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Thông: "Việc làm của ông ấy khiến nhiều anh em trong giới nghệ sỹ nhiếp ảnh chúng tôi rất bất bình".
 
Chưa nói tới nhuận bút, công thù lao, mà điều tối thiểu nhất là một cuốn sách biếu cho tác giả có ảnh đăng trong sách ông ấy (tác giả Ngô Sỹ Ngọ- NV) cũng không có. Ông ấy xử sự như thế có được không. Chúng tôi cần một lời xin lỗi, nhiều nghệ sỹ cần được trả công thù lao một cách xứng đáng cho hoạt động nghệ thuật của mình” - nhiếp ảnh gia Minh Chiến, tác giả bộ ảnh Hàm Nghi những ngày lãnh đạo đất nước chống Pháp ở Hà Tĩnh” và “Những người con quê hương Hà Tĩnh” trong cuốn sách bày tỏ bức xúc, nói thêm.
 
Nhà văn Phan Trung Hiếu, Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Tĩnh trong buổi làm việc với PV Dân trí chiều ngày 13/6 cũng bức xúc không kém, khi nói thẳng: “Hà Tĩnh quê hương tôi đã được phát hành, bán hết ngay sau khi xuất bản, thế mà đến thời điểm này các tác giả ảnh vẫn chưa được nhận tiền nhuận bút, nhiều tác giả không có cả sách biếu. Đây là việc làm không công bằng, thiếu sự tôn trọng công sức lao động của đồng nghiệp, là hành vi vi phạm quyền tác giả về nhiếp ảnh”.
 
Nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Thông:
Nhà Văn Phan Trung Hiếu cho rằng, việc làm của tác giả Sỹ Ngọ là không công bằng, thiếu sự tôn trọng công sức lao động của đồng nghiệp.
 
Trước việc, nghệ sỹ nhiếp ảnh Ngô Sỹ Ngọ, tác giả cuốn sách “Hà Tĩnh quê hương tôi” không chấp hành đề xuất đưa ra lời xin lỗi, không thực hiện trả nhuận bút, thù lao quyền lợi vật chất khác đối với các đồng nghiệp theo quy định tại khoản 8, điều 28 Luật sở hữu trí tuệ, Chánh thanh tra Sở VHTT-DL Hà Tĩnh Thái Đăng Nghiêm cho biết, thời gian tới nếu trong trường hợp 2 bên không thể thỏa thuận dân sự Thanh tra Sở VHTT-DL Hà Tĩnh sẽ tiến hành xử phạt hành chính đối với tác giả để xẩy ra sai phạm, đồng thời làm thủ tục chuyển hồ sơ sang tòa án dân sự tỉnh Hà Tĩnh thụ lý, giải quyết.

Hơn 22 tỷ đồng trùng tu Lăng vua Thiệu Trị


Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa phối hợp với Viện Khoa học Xây dựng miền Trung khởi công trùng tu, bảo tồn di tích Tả Tùng Viện, Hữu Tùng Viện tại lăng vua Thiệu Trị với kinh phí hơn 22 tỷ đồng
Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, Lăng vua Thiệu Trị là một công trình quan trọng trong hệ thống kiến trúc cung đình, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, được hoàn thành vào năm 1848 do vua Tự Đức đích thân chọn địa điểm và xây dựng.
Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Cùng với quần thể di tích Cố đô Huế, Lăng vua Thiệu Trị với những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc đã được UNESCO (Tổ chức Văn hóa- Giáo dục Liên hợp quốc) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1993.
Tuy nhiên, do thời gian cùng với sự tàn phá của chiến tranh, Lăng vua Thiệu Trị ngày một xuống cấp nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến khách tham quan và cảnh quan chung của khu vực. Cụ thể, mặt nền bị mất hết gạch lát, chỉ còn trơ nền đất và sụt lún; hệ kết cấu gỗ bị mục nát, không còn khả năng chịu lực, phải dùng các thanh đà gỗ để chống đỡ; mái ngoái âm dương bị hư hỏng nên tạm thời thay bởi mái tôn; hệ thống tường rào bị xiêu vẹo, bong tróc lớp vữa trát bên ngoài…
Lễ cúng tại lăng vua Thiệu Trị trước giờ khởi công
Lễ cúng tại lăng vua Thiệu Trị trước giờ khởi công
Đối với công trình Tả Tùng Viện có kiến trúc 3 gian 2 mái chái, diện tích 140,14m2, đơn vị thi công tiến hành phục hồi các cấu kiện bị hư hỏng thuộc các hệ khung, hệ mái bằng gỗ kiền; mái lợp ngói liệt thanh lưu ly; phục hồi bờ nóc, bờ quyết bằng gạch vồ; con giống, hoa văn họa tiết gắn mảnh sành; phục hồi nền lát gạch bát tràng; cùng với việc chống mối, chống ẩm cho toàn bộ công trình.

Đối với Hữu Tùng Viện do công trình nằm đối xứng với Tả Tùng Viện qua điện Biểu Đức, có kiến trúc và quy mô giống với Tả Tùng Viện, do đó phương án tu bổ Hữu Tùng Viện sẽ tương tự như phương án Tả Tùng Viện sau khi công trình này được thi công xong.

Công trình có tổng vốn đầu tư 22,6 tỷ đồng và tiến độ thi công là 720 ngày kể từ ngày khởi công 13/6/2013.
Dưới đây là những hình ảnh hư hại nặng nề của Tả-Hữu Tùng Viện tại lăng vua Thiệu Trị sẽ được trùng tu trong 2 năm tới:
Tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự hư hại nghiêm trọng
Tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự hư hại nghiêm trọng
Tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự hư hại nghiêm trọng
Phần nội thất
Phần nội thất
Cột kèo bị hư hỏng nhiều
Cột kèo bị hư hỏng nhiều
Cột kèo bị hư hỏng nhiều
Cột kèo bị hư hỏng nhiều
Những hình ảnh hư hại cuối cùng sẽ được thay thế bởi công trình trùng tu khang trang, theo đúng nguyên gốc trong 2 năm tới

Phim Việt giờ vàng: 10 năm tuột dốc


Đã có được hàng ngàn tập phim lên sóng nhưng sau gần 10 năm lên sóng giờ vàng, phim Việt vẫn trong tình trạng yếu kém.

Đã gần một thập kỷ kể từ ngày khởi đầu "giờ vàng phim Việt", hàng ngàn tập phim đã lên sóng, khai thác không biết bao nhiêu đề tài, thể loại trong nỗ lực của nhà sản xuất và đội ngũ làm phim cả với mục đích nghệ thuật lẫn kinh doanh nhưng nhìn lại, phim Việt vẫn còn loay hoay làm ra những bộ phim "khán giả xem được đã là mừng". Kỳ vọng phim Việt có thể thay thế được vị trí của làn sóng phim Hàn - Trung đến giờ vẫn chưa thể thực hiện được.

Chạy đua để… chết!

Phát sóng trên kênh VTV3, nhận được nhiều khen ngợi của báo chí và đông đảo khán giả, bộ phim Bí mật Tam giác vàng đã đạt chỉ số người xem (rating) trên 11.0 - một con số đáng mừng (hiện nay rating chỉ cần trên dưới 5.0 là đã thành công). Nhưng nếu so với chỉ số người xem ở thời kỳ đầu của phim Việt lên sóng giờ vàng thì con số 11.0, theo ông Trần Minh Tiến - Giám đốc Hãng phim Lasta - chỉ bằng 1/5. Nói như thế để thấy rằng phim Việt trong những năm qua đã tuột dốc không phanh, vô cùng hiếm hoi mới có được một phim "ngoi lên" tìm lại khán giả nhưng vẫn chẳng thể sánh được với thời vàng son đã mất.

Phim Việt đã từng có khởi đầu rực rỡ, các đài sau đó đã có chủ trương dành giờ vàng cho phim Việt. Không phải quá xuất sắc nhưng gần như phim nào cũng được dư luận đón nhận, khen chê, phân tích, từ Vòng xoáy tình yêu, Dốc tình đến Gọi giấc mơ về, 39 độ yêu, Tuyết nhiệt đới, Hương phù sa…, sau này là Cô gái xấu xí, Bỗng dưng muốn khóc, Cá rô em yêu anh…, đến khi các đài chạy theo số lượng bảo đảm 30% phim Việt phát sóng thì chất lượng phim Việt bắt đầu tuột dốc thảm hại.

Một cảnh trong phim Bí mật Tam giác vàng. (Ảnh do Lasta cung cấp)
Một cảnh trong phim Bí mật Tam giác vàng. (Ảnh do Lasta cung cấp)


Khi phim truyền hình trở thành món hàng kinh doanh dễ kiếm lời, hàng loạt "nhà làm phim" vô danh xuất hiện, các công ty truyền thông - quảng cáo ồ ạt chuyển sang làm phim. Phim làm ra dù có chất lượng kém cũng được các đài mua và phát sóng "ào ào" cho đủ thời lượng, bất chấp dư luận chê bai. Một thời gian dài màn ảnh nhỏ "tra tấn" khán giả bằng nhiều bộ phim đạt "đỉnh thảm họa", đến mức khán giả không còn niềm tin, quay lưng với phim Việt.

Diễn viên Nguyễn Hậu - người đã gắn với phim Việt hàng thập kỷ - ưu tư: "Nhìn lại phim truyền hình Việt, có thể nhận ra chúng ta đã mất nhiều hơn được. Chúng ta có số lượng lớn phim phát sóng ồ ạt trên các kênh truyền hình nhưng rất ít phim hay. Chúng ta có lực lượng diễn viên trẻ đông đảo nhưng không thể có được những tên tuổi diễn viên ngôi sao, chuyên nghiệp như đã từng có. Chúng ta có thể đem phim truyền hình ra kinh doanh nhưng mất hết giá trị nghệ thuật".

"Chúng ta từ chỗ không có phim đến đổ xô đi làm phim nhưng không tránh khỏi việc làm phim bằng mọi giá và chúng ta đã phải trả giá" - ông Trần Minh Tiến nói.

Nỗ lực vực dậy

Cũng có những bộ phim truyền hình đã được trao các giải thưởng của hội nghề nghiệp hoặc được báo giới khen ngợi nhưng không còn nữa những bộ phim có thể tạo được sức lan tỏa thu hút khán giả như một thời của Người đẹp Tây Đô, Sương gió biên thùy, Đồng tiền xương máu, Đất phương Nam, Người đàn bà yếu đuối…

"Lý do chất lượng phim Việt kém ai cũng có thể nhìn thấy nhưng hiện không thể thay đổi một sớm một chiều. Chất lượng của một bộ phim được tạo nên gồm rất nhiều yếu tố, chúng ta không thể chỉ đổ lỗi cho việc thiếu kịch bản hay, thời gian sản xuất, kinh phí hay đạo diễn, diễn viên... Đó là kết quả của cả một guồng máy sản xuất nhanh, nhiều và ngày càng bị dễ dãi dần" - nghệ sĩ Kim Xuân nhìn nhận.

Theo ông Trần Minh Tiến: "Trước đây, chúng ta chưa có công nghiệp sản xuất phim, nguồn đầu tư của nhà nước nhỏ giọt, mỗi năm khoảng 100 tập, không đáng kể và người Việt Nam chỉ biết đến phim nước ngoài, đến mức trẻ em Việt Nam thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt. Phim Việt không có chỗ đứng trên sóng truyền hình... Ngày nay, số lượng đã tăng lên khoảng 3.000 tập/năm. Huy động đầu tư của toàn xã hội khoảng 500 tỉ đồng/năm. Trong 3.000 tập phim, chỉ cần 1.500 tập có chất lượng khá trở lên là đạt yêu cầu rồi.

Nước ngoài cũng vậy thôi, họ cũng có phim tốt và phim không tốt. Trong số hàng ngàn phim Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông…, chúng ta cũng chỉ chọn được một số ít về chiếu tại Việt Nam. Cái được lớn nhất là phim Việt đã không thể thiếu được trên sóng truyền hình. Các nhà đài đều ý thức được trách nhiệm phải nâng cấp chất lượng đáp ứng yêu cầu của khán giả".

Hiện nay, giờ vàng cho phim Việt trên các kênh truyền hình gần như đã mang tính "khu biệt": Khung giờ 22 giờ trên kênh HTV9 đã chỉ dành riêng cho 3 đơn vị: Senafilm, Sóng vàng và Vietcom; vệt giờ 17 giờ 30 phút của HTV7 chủ yếu là phim của TFS; VTV1, VTV3, phần lớn là phim của các đơn vị sản xuất phía Bắc, truyền hình Vĩnh Long, giờ phim trưa thường thấy Vietcom, M&T Pictures; còn lại giờ vàng lúc 20 giờ của HTV7 là đất cạnh tranh cho nhiều đơn vị. Xem như những đơn vị sản xuất mới, làm mất niềm tin khán giả và nhà đài bằng những bộ phim chất lượng kém trước đó khó tìm được giờ phát sóng cho phim của mình.

Bà Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban Khai thác phim truyện Đài Truyền hình TP HCM, cho biết đài này "quy hoạch" khung giờ 20 giờ HTV9 cho 3 nhà sản xuất phim kể trên là để bảo toàn chất lượng phim cho khán giả. "Các phim được phát sóng trong khung giờ này có thể không quá hay nhưng sẽ là phim tử tế" - bà Trường Sơn khẳng định.

Nhiều ý kiến cho rằng phim Việt chẳng những không đẩy lùi được làn sóng phim Trung - Hàn mà hiện nay còn phải đối mặt với sức cạnh tranh không nhỏ của các bộ phim truyền hình tâm lý xã hội của Thái Lan, Philippines, Ấn Độ đang ngày càng có sức hút trên màn ảnh Việt Nam. Nếu không hiệp lực vực dậy công nghệ sản xuất thì có được lên sóng giờ vàng 10 năm hay hơn nữa, phim Việt vẫn thất bại ngay trên sân nhà.

Xuất khẩu, còn mơ!

Ông Trần Minh Tiến lạc quan cho rằng năm 2013-2014, phim Việt sẽ được bán ra nước ngoài. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Bảo Trâm, Giám đốc Hãng phim Vietcom, bi quan: "Tôi đã từng tham dự nhiều hội chợ phim quốc tế nhưng chưa từng nghĩ sẽ mang phim Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Muốn mang một sản phẩm nào ra thị trường nước ngoài thì sản phẩm đó phải được chấp nhận trong nước trước đã". Đạo diễn Phan Hoàng, Giám đốc Hãng phim Cửu Long, cũng lắc đầu: "Xuất khẩu phim Việt hiện tại là điều không thể".

Đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng, Phó Giám đốc Hãng phim TFS, nhìn nhận: "Với tình hình làm phim thiếu thốn, không chuyên nghiệp như hiện nay, để được khán giả chấp nhận đã mừng rồi".

Cảnh báo về một thời kỳ rạp chiếu chỉ toàn phim “bom tấn”


 Đạo diễn Steven Spielberg và George Lucas mới đây đã lên tiếng cảnh báo việc ngành điện ảnh đang có nguy cơ “tan chảy” và dần mất đi những đạo diễn tài năng. Lý do là bởi các phim bom tấn sẽ “đè bẹp” những phim kinh phí thấp khác khi ra rạp.
Cảnh báo về một thời kỳ rạp chiếu chỉ toàn phim “bom tấn”
Theo đó, các nhà sản xuất đang ngày càng khó đưa những phim kinh phí thấp ra rạp bởi Hollywood hiện giờ hầu như chỉ dựa vào những phim bom tấn, kinh phí lớn. Từ nhà sản xuất cho tới nhà phân phối đều chuộng các phim bom tấn hứa hẹn doanh thu khủng.
Theo Spielberg, bộ phim “Lincoln” với kinh phí “mini” (65 triệu đô la) của ông làm ra gần như chỉ dành để kênh truyền hình HBO chiếu trên TV bởi cuộc chiến ra rạp quá khốc liệt và phim bom tấn bao giờ cũng nhận được ưu tiên lớn.
Spielberg chia sẻ: “Con đường để các phim kim phí thấp ra rạp đang ngày càng thu hẹp lại, không còn được thênh thang như trước. Nếu như bạn muốn xem phim “Iron Man”, giá vé sẽ là 25 đô la nhưng nếu đi xem phim “Lincoln”, bạn sẽ chỉ phải trả 7 đô la. Như vậy các rạp chiếu sẽ ưu tiên phim nào hơn?”.
George Lucas cũng ủng hộ quan điểm của Steven Spielberg và cho rằng hình mẫu hoạt động của rạp chiếu phim cũng dần dần giống như cách hoạt động của nhà hát: ngày càng có ít phim mới ra rạp, các phim bom tấn được ưu tiên chiếu ngoài rạp lâu hơn (có thể chiếu ròng rã suốt một năm) và giá vé cũng bị đẩy lên cao để giúp phim bom tấn nhanh chóng thu hồi vốn và sinh lời.
Cảnh báo về một thời kỳ rạp chiếu chỉ toàn phim “bom tấn”
Chủ tịch Hiệp hội các nhà phân phối phim Mỹ tại Anh - ông Lord David Puttnam cũng từng lên tiếng cho rằng sự thay đổi đang ngày càng trở thành đòi hỏi cấp thiết: “Mỗi bộ phim đều có khó khăn trong việc quảng bá tới công chúng, một phim không bao giờ có thể đáp ứng thị hiếu của tất cả các đối tượng khán giả. Các nhà phân phối không nên đặt thêm rào cản nhân tạo giữa phim và khán giả thêm nữa”.
“Cách làm như vậy sẽ không phát triển bền vững và lành mạnh được. Các bộ phim cần phải được chào đón ra rạp như nhau. Các nhà phân phối hãy ứng xử một cách tích cực và lạc quan về doanh số mà phim có thể đạt được bởi mỗi dòng phim đều có nhóm khán giả của riêng mình. Nhiệm vụ của chúng ta là làm thỏa mãn người xem. Đòi hỏi chính đáng của khán giả là phải được xem dòng phim mà họ yêu thích ngoài rạp. Không thể để phim bom tấn hành động hoặc viễn tưởng ở thế độc tôn vĩnh viễn”.

"Bóng ma" tội phạm tài chính - ngân hàng (Kỳ 2)


“Sức khỏe” của nền kinh tế đang có vấn đề và một phần nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng này là do hoạt động tội phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng gây ra. 
 >>  “Bóng ma” tội phạm tài chính - ngân hàng (Kỳ 1)

Đến "nội thương"
Với khoảng 100 tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước đang hoạt động, thị trường tài chính - ngân hàng của nước ta được xem là một trong những thị trường lớn, hấp dẫn và sôi động bậc nhất trong khu vực. Nhưng cũng chính vì vậy, thị trường tài chính - ngân hàng của nước ta vốn đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế, pháp luật… đã trở thành mục tiêu tấn công của bọn tội phạm ngân hàng cả trong và ngoài nước.
Theo nhận định của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, diễn biến của loại tội phạm này hiện đang rất phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới tinh vi, xảo quyệt hơn.
Đặc biệt, trong nhiều vụ việc, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng còn mang tính quốc tế, hoạt động xuyên quốc gia như: Tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo qua mạng Internet, lắp đặt thiết bị máy ATM để sao chép, trộm cắp dữ liệu, thông tin thẻ tín dụng sau đó làm giả thẻ rồi rút tiền hoặc làm giả các lệnh chuyển tiền, buộc các ngân hàng trong nước phải thanh toán. Các đối tượng nước ngoài vào Việt Nam sử dụng thẻ tín dụng giả rút tiền, chiếm đoạt tài sản của các ngân hàng; hay các đối tượng người nước ngoài hoặc Việt kiều nhập cảnh vào Việt Nam tự xưng là giám đốc, lãnh đạo, nhân viên của các tập đoàn, các công ty tài chính lớn vào Việt Nam tìm kiếm đối tác, đầu tư hoặc hỗ trợ tài chính, cho các doanh nghiệp của Việt Nam vay vốn kinh doanh rồi lừa đảo, chiếm tiền đặt cọc...
Qua những vụ án đã được phát hiện, điều tra trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng thời gian gần đây có thể thấy, loại tội phạm này không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế lên đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng mà còn làm gia tăng mức độ rủi ro và nguy cơ mất an toàn hệ thống của các ngân hàng. Điều này đã gián tiếp đẩy các ngân hàng vào tình trạng mất khả năng chi trả, đóng băng tín dụng, hoạt động gặp nhiều khó khăn.
Nghiêm trọng hơn khi những thông tin liên quan đến hoạt động phạm tội bị rò rỉ, các tổ chức cá nhân ồ ạt rút tiền gửi sẽ đẩy các ngân hàng vào tình trạng mất thanh khoản và nếu không có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước thì rất có thể sẽ xảy ra đổ vỡ dây truyền toàn hệ thống ngân hàng và tác động trực tiếp tới an ninh tiền tệ quốc gia.
Ví dụ cụ thể có thể kể đến vụ Nguyễn Đức Kiên khi chỉ trong vòng ít ngày sau khi thông tin đối tượng này bị bắt, hàng ngàn tỉ đồng đã bị rút khỏi Ngân hàng ACB khiến ngân hàng này đối diện với nguy cơ mất thanh khoản nghiêm trọng; Hay như vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gây thiệt hại 1.600 tỉ đồng.
Nguyễn Đức Kiên đã tạo ra cú sốc tài chính lớn nhất năm 2012
Nguyễn Đức Kiên đã tạo ra cú "sốc" tài chính lớn nhất năm 2012
Ngay sau khi những thông tin liên quan bị rò rỉ, các tổ chức kinh tế lớn đã đồng loạt rút khoảng 30.000 tỉ đồng khiến các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam lâm vào tình trạng yếu thanh khoản nghiêm trọng, gây nguy cơ thiếu hụt thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng.
Không chỉ vậy, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng còn trực tiếp phá hoại, tổ chức và làm tha hóa, biến chất một bộ phận cán bộ, đảng viên. Con số 70% bị can là cán bộ nhân viên ngân hàng trong các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng đã cho thấy điều đó. Thậm chí trong nhiều vụ án, các đối tượng phạm tội đã thao túng, chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Điển hình như vụ án tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu có tới 23 cán bộ phạm tội, gây thiệt hại 5 tỉ đồng. Hay như vụ tham ô 9 tỉ đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Chợ Mai...
Đáng chú ý, đây đều là những vụ án tham ô có tổ chức, từ lãnh đạo đến kế toán, thủ quỹ ngân hàng tham gia tạo thành đường dây khép kín, hoạt động và che giấu tội phạm rất tinh vi.
Các đối tượng trên đã mở tài khoản cá nhân, rút tiền của ngân hàng bằng cách làm giả chứng từ chuyển tiền rồi thao tác trên máy tính để chuyển các khoản tiền gửi của khách hàng có tài khoản tại ngân hàng này sang tài khoản của bọn chúng, sau đó lập giấy lĩnh tiền mặt để rút tiền, chiếm đoạt. Hoặc tạo dựng các chứng từ khống thể hiện có người gửi tiết kiệm vào Chi nhánh Chợ Mai để lập các sổ tiết kiệm giả có ký tên, đóng dấu mang tên một số khách hàng do chúng sắp đặt. Sau đó dùng các sổ tiết kiệm này để lập hồ sơ cầm có vay vốn ngân hàng này rồi làm thủ tục giải ngân, lĩnh tiền mặt để chiếm đoạt.
Thị trường tài chính đang bị bóp méo như thế. Thậm chí, hoạt động của loại tội phạm này còn đã khiến hệ thống ngân hàng hoạt động không đúng định hướng, làm cho khâu điều hành, quản lý của Ngân hàng Nhà nước không có tác dụng, kém hiệu quả, gây mất lòng tin của nhân dân, dẫn tới những bất ổn về kinh tế.
Đáng lưu ý, nó cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng trong những năm gần đây của nước ta. Thông qua những thủ đoạn kiểu như trên và đặc biệt là những “ma trận” được hình thành bởi sự móc nối từ nhóm đối tượng này, một lượng lớn tài sản, vốn của ngân hàng đã “chảy” vào túi của các “nhóm lợi ích”.
Để rồi, bằng chính dòng tiền này, chúng mang đi đầu cơ thao túng thị trường khác như chứng khoán, bất động sản, vàng... gây lũng đoạn nền kinh tế mà biểu hiện của nó chính là hiện tượng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng, sự chi phối của các “đại gia” trên thị trường tài chính - ngân hàng.
“Cái chết” của thị trường bất động sản hơn 2 năm qua đã thể hiện rất rõ điều này khi đây chính là “mồ chôn” tới 70% dư nợ tín dụng của toàn hệ thống. Không ít ngân hàng đang “chết” chìm cùng bất động sản như thế! Nguy hại hơn, nợ xấu và đặc biệt là nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản cũng đang được nhắc tới là một trong những thủ phạm chính cản trở quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Giới chuyên gia khi phân tích nguồn cơn của nợ xấu ở nước ta cũng đã nhiều lần lên tiếng khẳng định, phần lớn nợ xấu của nền kinh tế nói chung và nợ xấu ngân hàng nói riêng là do sự chi phối của “nhóm lợi ích”, mà bản chất là hoạt động của tội phạm ngân hàng gây ra.
Chúng đang sinh xôi, phát triển và phá hủy những thành quả mà nền kinh tế đã nỗ lực nhiều năm mới gây dựng lên, làm tổn thương “nguyên khí” của quốc gia. Nguy hại hơn, để khắc phục, trị tận gốc những hậu quả mà loại tội phạm này gây ra là vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị mà ở đó, lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân bị suy giảm nghiêm trọng.
Chủ trương, chính sách, pháp luật về hoạt động ngân hàng là sự thể hiện vai trò chỉ đạo, quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng và là yếu tố đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, tạo nền tảng ổn đinh cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong nhiều vụ án, những chủ trương, chính sách, pháp luật trên đã không được đội ngũ cán bộ ngân hàng thực hiện nghiêm, thậm chí là tiếp tay cho hành vi phạm tội.
Điều này đã gián tiếp phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, thậm chí, làm méo mó, sai lệch, dẫn tới hoài nghi, mất niềm tin của các cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng.
“Sức khỏe” của nền kinh tế đang có vấn đề và một phần nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng này là do hoạt động tội phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng gây ra.

 Báo cáo tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Tội phạm ngân hàng gây tác động, ảnh hưởng lớn tới an ninh, an toàn của lĩnh vực ngân hàng, cũng như của cả nền kinh tế. Trong khi đó, việc điều tra các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng hay các vụ án tham nhũng lớn gặp rất nhiều khó khăn, do quy định giám định về tài sản, tài chính của Việt Nam còn yếu, ảnh hưởng tới việc xác định bằng chứng vi phạm”.

“Bóng ma” tội phạm tài chính - ngân hàng (Kỳ 1)


Tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - nguồn cơn gây lên những bất ổn trong hoạt động ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung đang trở thành nỗi ám ảnh với nền kinh tế toàn cầu cũng như mỗi quốc gia nói riêng.

Tội phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang diễn biến rất phức tạp và nguy hiểm!

PetroTimes xin đăng tải loạt bài: “Bóng ma” tội phạm tài chính - ngân hàng” với hy vọng sẽ cung cấp cho độc giải cái nhìn tổng quan về loại hình tội phạm này.

Kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, thị trường tài chính - ngân hàng chính là công cụ điều hành nền kinh tế quan trọng bậc nhất của Chính phủ, là kênh huy động vốn cho các dự án, cho các chương trình, mục tiêu kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, hoạt động tài chính - ngân hàng cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém mà biểu hiện rõ nét nhất chính là diễn biến phức tạp và hậu quả khôn lường mà hoạt động tội phạm trong lĩnh vực này gây ra những năm gần đây.

Từ "ngoại thương"

Mấy năm qua, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trường chứng khoán bấp bênh, thị trường vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro... đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều yếu tố được xem là nguyên nhân và điều kiện phát sinh, phát triển các loại tội phạm và vi phạm pháp luật mới, đặc biệt là hoạt động tội phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng bởi hệ thống tài chính - ngân hàng có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Diễn biến trên thị trường tài chính - ngân hàng những năm gần đây đã cho thấy rõ hậu quả khôn lường của loại tội phạm này đối với nền kinh tế, với số tiền thiệt hại lên tới hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng.

Hoạt động tín dụng đen gây bất ổn tại nhiều địa phương
Hoạt động tín dụng đen gây bất ổn tại nhiều địa phương

Có thể kể đến một loạt những vụ án được phát hiện, xử lý thời gian gần đây như vụ Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả con dấu, chữ ký của lãnh đạo, móc nối với cán bộ ngân hàng, các doanh nghiệp và đối tượng ngoài xã hội để huy động vốn, lừa đảo chiếm đoạt hơn 4.300 tỉ đồng của 5 ngân hàng và 30 tổ chức, cá nhân.

Hay vụ 23 cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lập khống 125 giấy xác nhận huy động vốn và chứng từ chi tiền môi giới khống, sử dụng giấy chứng minh thư nhân dân của nhiều người để huy động vốn ảo với số tiền lên tới 150 tỉ đồng; vụ Trịnh Thị Lan - Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Nguyễn Thị Thúy Lan - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư, tư vấn, dịch vụ tài chính Sài Gòn - Hà Nội móc nói với cán bộ ngân hàng lập khống hợp đồng ủy thác mua trái phiếu Chính phủ, làm giả bản cam kết đảm bảo cho hợp đồng này, lừa đảo, chiếm đoạt của Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Hà Nội 600 tỉ đồng...

Và gần đây nhất, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) về tội cố ý làm trái và ông Nguyễn Đức Kiên - Chủ tịch Hội đồng quản trị 3 công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại B&B, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu (Hà Nội) về tội kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước.

Hậu quả mà các đối tượng này gây ra cho Ngân hàng ACB nói riêng thì đã rõ, nhưng với thị trường tài chính, chứng khoán hay với một số tổ chức, cá nhân bị “sa bẫy” thì khó có thể tính nổi. Chỉ biết rằng, theo ghi nhận trên thị trường chứng khoán, sau 2 ngày thông tin Nguyễn Đức Kiên bị bắt, vốn hóa của thị trường chứng khoán đã bốc hơi hàng trăm tỉ đồng, còn tính riêng những người giàu nhất sàn chứng khoán thì tài sản của họ cũng bốc hơi hơn 700 tỉ đồng.

Đáng báo động hơn, khi chính sách tiền tệ thắt chặt, khung pháp lý trong hoạt động tài chính - ngân hàng ngày càng được hoàn thiện, hoạt động tội phạm trong tài chính - ngân hàng lại đang có xu hướng len lỏi về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng sa để “lộng hành”. Thống kê sơ bộ của cơ quan cảnh sát kinh tế cho thấy, từ năm 2010 đến tháng 6/2012, đã phát hiện, điều tra hơn 60 vụ “vỡ nợ tín dụng đen” - một loại tội phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng (chúng tôi sẽ đi phân tích thủ đoạn của bọn tội phạm này ở bài viết tiếp theo).

Điển hình như vụ vỡ nợ 400 tỉ đồng tại doanh nghiệp tư nhân Quang Quyên ở Đan Phượng (Hà Nội); vụ Nguyễn Thị Minh Tâm và Nguyễn Chí Việt ở khu 1, Suối Hoa (Bắc Ninh) vỡ nợ 500 tỉ đồng; vụ Vũ Thị Hoàng Hoa ở quận 10 (thành phố Hồ Chí Minh) vỡ nợ 500 tỉ đồng...

Cũng theo cơ quan điều tra thì hoạt động của loại tội phạm này đang có dấu hiệu gia tăng về cả số lượng lẫn tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Cụ thể, trong 3 năm (2009, 2010, 2011), hơn 100 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tham ô, vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng đã được các lực lượng chức năng điều tra phát hiện. Còn nếu tính từ năm 2010 đến tháng 6/2012, lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra 104 vụ, gây thiệt hại trên 9.100 tỉ đồng nhưng chỉ thu hồi được 2.000 tỉ đồng; cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố 40 vụ, gần 70 cán bộ ngân hàng...

Đáng lưu ý, hầu hết những vụ việc trên đều có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng, chiếm tới 70% số đối tượng đã khởi tố, thậm chí, nhóm đối tượng này còn câu kết với các đối tượng bên ngoài hình thành tổ chức, đường dây phạm tội để rút ruột ngân hàng. Tính chất, mức độ nghiêm trọng của các vụ án cũng ngày một gia tăng còn thể hiện ở số đối tượng tham gia ngày một đông, có vụ lên tới 15-20 đối tượng, thậm chí là 30-40 đối tượng.

Đặc biệt, nếu như các vụ án trước kia đối tượng phạm tội thường chỉ là nhân viên giao dịch hoặc cùng lắm là giám đốc chi nhánh, hội sở thì nay đối tượng phạm tội có cả tổng, phó tổng giám đốc ngân hàng cổ phần thương mại lớn và cán bộ cao cấp (như vụ ở Ngân hàng ACB xảy ra năm 2012). Cùng với sự gia tăng về tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc thì thiệt hại mà những vụ án này gây ra cũng ngày một lớn, không dừng lại ở con số tiền tỉ mà đã lên tới hàng ngàn tỉ đồng, thậm chí còn lớn hơn nữa.

Qua đó để thấy rằng, hậu quả của các vụ án liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng là hết sức nặng nề và việc khắc phục hậu quả mà nó gây ra là hết sức khó khăn. Thậm chí, nó còn đe dọa đến vấn đề an ninh kinh tế của đất nước, là mầm mống gây bất ổn chính trị, cản trở quá trình phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế và điều dễ nhận thấy nhất, vì mục đích cá nhân hay “nhóm lợi ích”, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tìm mọi cách “bóp méo”, làm sai lệch nhiều chính sách, pháp luật của Nhà nước để trục lợi.

Nếu ví nền kinh tế là một “cơ thể sống” thì “cơ thể sống” đấy đang bị tổn thương nghiêm trọng mà để chữa khỏi nó sẽ là vô cùng “tốn kém”. Những con số lên tới hàng chục, hàng trăm ngàn tỉ đồng đưa ra để giải quyết nợ xấu - một trong những hậu quả mà tội phạm này gây ra đã nói lên điều đó.

Đổi mới Tiếng Anh Tiểu học: Hay nhưng cần nhiều tâm huyết


Để thực hiện được phương pháp Đổi mới Tiếng Anh Tiểu học lấy học sinh là trọng tâm thay vì việc học theo phương pháp “Đọc - chép” truyền thống đòi hỏi giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề và đầu tư nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị cho buổi học.
Ông Trần Văn Long - giáo viên (GV) Tiếng Anh Trường Tiểu học Bạch Đằng (Hải Phòng) cho biết phương pháp mới rất cuốn hút với học sinh (HS) vì lấy HS làm trung tâm thay vì lấy GV làm trung tâm, và giúp tìm hiểu cái HS cần vì có sự lồng ghép các trò chơi vào khiến HS không bị gò bó với việc học mà các em cảm thấy mình đang chơi rất vui vẻ.
“Với kinh nghiệm 10 năm làm GV, tôi không thấy có khó khăn gì khi thực hiện phương pháo này vì nó hoàn toàn tự nhiên, GV có thể tận dụng các tố chất mình có sẵn như ngôn ngữ cơ thể, cách nói, giọng nói… chứ không nhất thiết phải có thiết bị công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại chỉ là hỗ trợ. Chỉ khó khăn ở chỗ GV có muốn đưa nó vào hay không vì phương pháp này đòi hỏi họ phải rất tâm huyết và dành nhiều thời gian chuẩn bị giáo án và đồ dùng cho buổi học,” thầy Long cho biết.
Theo thầy Long, khó khăn khi dạy tiếng Anh tiểu học là phải hiểu tâm lý của trẻ em. Trước đây mình lấy GV làm trung tâm thì mình thích dạy cái gì thì dạy. Mình nghĩ là mình hiểu nên làm như thế HS có thể hiểu được. Nhưng với phương pháp mới, cần tìm hiểu tâm lý của trẻ em ở các độ tuổi khác nhau. Thời gian tập trung của 1 đứa trẻ rất ngắn nên GV cần có các hoạt động ngắn gọn và chuyển hoạt động liên tục để cuốn hút trẻ và làm cho trẻ không chán.
Dạy tiếng Anh tiểu học theo phương pháp mới sẽ lấy học sinh làm trung tâm.
Dạy tiếng Anh tiểu học theo phương pháp mới sẽ lấy học sinh làm trung tâm.
Để có một bài học theo phương pháp mới đòi hỏi thời gian dài trong khi thời lượng tiết học lại rất ngắn nên GV chỉ có thể áp dụng được phần nào, áp dụng với tùy nhóm đối tượng HS.
Thầy cũng cho biết phương pháp học thay đổi đi đôi với sự thay đổi trong cách kiểm tra và đánh giá HS. Theo phương pháp mới, kiểm tra đánh giá nghe nói với HS sẽ chiếm 70%, còn lại đọc viết chỉ chiếm 30%. Tức là HS sau khi học xong tiểu học sẽ có trình độ nghe nói đạt mức nhất định dựa theo tiêu chuẩn của quốc tế.
Bà Hoàng Quý - giảng viên khoa Tiếng Anh Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Phương phạp dạy tiếng Anh mới cho phép HS được tương tác và thực hành kỹ năng nói nhiều hơn. Theo phương pháp truyền thống thì GV phải dùng sách nhiều và dạy từ mới bằng cách dạy các em nói và cho các em nhắc lại. Trong phương pháp mới rất chú trọng tạo ngữ cảnh cho việc sử dụng ngôn ngữ”.
Theo cô Quý, GV gặp một số khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học mới vì họ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị tài liệu và nội dung cho buổi học trong khi lượng thời gian thì eo hẹp. Các cô phải thực sự tâm huyết mới có thể thực hiện được. Nhiều cô thì chưa có kỹ năng và điều kiện để sử dụng các phương tiện Công nghệ thông tin để giảng dạy.
“Vì lớp học đông, các cháu có trình độ khác nhau nên các cháu sẽ rất khó tập trung và sẽ rất khó cho GV để soạn bài sao cho phù hợp với tất cả các cháu trong lớp. Nhiều trường chưa có lớp học riêng cho việc học Tiếng Anh, trong khi các cháu học, giao tiếp, chơi trò chơi sẽ tạo tiếng ồn và có thể ảnh hưởng tới lớp bên cạnh. Điều này cần sự thông cảm của các đồng nghiệp xung quanh. Nếu nhà trường có hệ thống Internet thì sẽ rất thuận lợi cho việc dạy và học, tuy nhiên rất nhiều trường chưa có điều kiện này, cô Quý cho biết.
Một cô giáo ở Văn Lâm, Hưng Yên cho biết, cô đã áp dụng phương pháp dạy Tiếng Anh mới cho HS tiểu học ngay từ những tuần đầu tiên cô tham gia khóa đào tạo này.
“Để thực hiện được ý tưởng của buổi dạy, các thầy cô cần sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, phụ huynh và HS. Thay vì HS ngồi nghe cô giảng, bây giờ HS cần không gian để cho các em tham gia các hoạt động và vui chơi. Để thực hiện phương pháp mới, giáo viên cần linh hoạt để thay đổi một số yếu tố để có buổi học thành công. Ví dụ nếu họ không có các thiết bị như đầu quay, đĩa DVD, TV, picture book (sách tranh), thì có thể tự chế các poster, bức tranh, sưu tầm các câu chuyện trên mạng, hay tự vẽ để dạy HS”, giáo viên này nói.