Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Chủ tịch nước: Nếu “cãi nhau” hoài không có kết quả thì phải ra tòa!


Về ý kiến kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, Chủ tịch nước cho biết, chúng ta không loại trừ khả năng dùng biện pháp pháp lý, nhưng phải xem xét thời điểm. “Nếu tôi và anh cứ cãi nhau hoài mà không có kết quả thì đành phải dẫn nhau ra tòa”.


Sáng 16/5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 1, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM đã có buổi tiếp xúc với bà con cử tri Quận 1 trước kỳ họp Quốc hội lần thứ 7. Tại buổi tiếp xúc cử tri, rất nhiều câu hỏi của bà con bày tỏ sự quan tâm, lo lắng cũng như những bức xúc trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM, ông Trần Du Lịch, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TPHCM đã thông báo đến bà con cử tri về chương trình sẽ diễn ra tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 7 dự kiến khai mạc vào ngày 20/5 tới và bế mạc ngày 24/6. Kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng của đất nước về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội… Quốc hội sẽ thông qua 10 dự án luật, 3 nghị quyết và 1 nội dung mang tính chất luật; đồng thời sẽ cho ý kiến lần đầu 17 dự thảo luật.
Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri quận 1, TPHCM
Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri quận 1, TPHCM

Sau phần báo cáo của ông Trần Du Lịch, đông đảo bà con cử tri bày tỏ sự bức xúc trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên biển Đông. Cử tri đề nghị Quốc hội lên tiếng về việc Trung Quốc hạ giàn khoan Hải Dương 981.
Cử tri Nguyễn Văn Bông (Hội viên Hội Luật gia TPHCM) cho rằng Việt Nam có đủ pháp lý, chứng cứ và chính nghĩa để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển Đông thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cử tri Bông đề nghị các đại biểu Quốc hội đưa việc này ra diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.
Cử tri Vương Liêm (Hội Người cao tuổi quận 1) không giấu được sự bất bình trước việc Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan trái phép, coi thường luật pháp quốc tế và những thỏa thuận cấp cao của 2 nhà nước Việt Nam, Trung Quốc cũng như thỏa thuận với cộng đồng ASEAN. “Rõ ràng đây là một việc xâm lấn nghiêm trọng biên cương và vùng hải đảo Việt Nam. Đề nghị Quốc hội phải lên tiếng về hành động này của Trung Quốc”, ông Liêm nói. Cử tri này cũng bày tỏ sự băn khoăn không hiểu vì sao chưa thấy Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc lên tiếng về vụ việc này. 
Chủ tịch nước ân cần hỏi thăm bà con cử tri
Chủ tịch nước ân cần hỏi thăm bà con cử tri

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành nhiều thời gian để lắng nghe và trao đổi với bà con cử tri những bức xúc về tình hình đang diễn ra trên biển Đông thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam. Chủ tịch nước khẳng định, Đảng và Nhà nước ta hành xử một cách minh bạch, trước sau như một. Việt Nam đảm bảo nguyên tắc tự do lưu thông hàng hải nhưng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong phạm vi 200 hảy lý là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và Việt Nam phải đấu tranh. “Nhà của tôi chứ không phải của anh. Anh phải rút trước”, Chủ tịch nước khẳng định khi nói về giàn khoan Hải Dương 981.
Cũng trong buổi tiếp xúc, một cử tri thắc mắc bởi “không thấy lãnh đạo chúng ta lên tiếng”. Chủ tịch nước cho biết, về hành xử của Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta đã tuân thủ đúng các nguyên tắc cơ bản, tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế, luôn thể hiện tinh thần hòa bình, hữu nghị. “Thông thường trong quan hệ đối ngoại, theo thông lệ quốc tế, người nói đầu tiên là Bộ Ngoại giao. Vừa rồi Tổng Bí thư có thay mặt Trung ương cũng đã lên tiếng. Từ khi xảy ra đến giờ đã giao thiệp hơn 10 lần, kể cả cử người gặp nhau, điện thoại nhau liên tục”, Chủ tịch nước nói.
Cử tri TPHCM bức xúc trước việc Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép
Cử tri TPHCM bức xúc trước việc Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép

Về ý kiến kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, Chủ tịch nước cho biết, chúng ta không loại trừ khả năng dùng biện pháp pháp lý, tuy nhiên phải xem xét lúc nào là cần thiết. “Nếu tôi và anh cứ cãi nhau hoài mà không có kết quả thì đành phải dẫn nhau ra tòa”, Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước cũng cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép là chuyện không chỉ gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam mà còn gây bức xúc dư luận và cộng đồng quốc tế. Chúng ta đấu tranh phải hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn và sáng suốt, dứt khoát mục tiêu đấu tranh không thay đổi.
 “Người Việt ai cũng có lòng yêu nước nhưng bà con phải hết sức bình tĩnh trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, không để cho kẻ xấu lợi dụng. Càng khó khăn thì chúng ta càng phải đoàn kết, từ Trung ương Đảng cho đến toàn dân. Chúng ta đấu tranh trong hòa bình nhưng luôn luôn kiên định mục tiêu chủ quyền là tối thượng. Chúng ta sẽ làm mọi cách để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”, Chủ tịch nước nói. 

Phó tổng thống Mỹ lên án Trung Quốc


Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đã bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng" về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nói rằng các hành động đó là "nguy hiểm và khiêu khích".


Phó tổng thống Mỹ Joe Biden.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden.
Ông Biden hôm qua 15/5 đã có cuộc gặp với Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Tướng Phòng Phong Huy, tại Nhà Trắng khi ông Phòng có chuyến thăm Mỹ.
Trong một tuyên bố, văn phòng của ông Biden cho hay: "Phó tổng thống đã nhấn mạnh lo ngại nghiêm trọng của Mỹ về các hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông".
"Phó tổng thống tái khẳng định rằng mặc dù Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ nhưng các quốc gia không nên có các hành động khiêu khích để đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp theo cách có thể tổn hại tới hòa bình và sự ổn định trong khu vực".
Washington ngày càng lo ngại về sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, nơi các quốc gia và vùng lãnh thổ có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Các bình luận mạnh mẽ khác thường của Phó tổng thống Biden diễn ra cùng ngày với việc Bộ ngoại giao tái khẳng định sự phản đối của Washington đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bộ ngoại giao Mỹ ngày 15/5 đã chỉ trích hành động khiêu khích của Bắc Kinh khi hạ đặt một giàn khoan dầu ở Biển Đông.
"Chúng tôi rất lo ngại về cách hành xử nguy hiểm và hăm họa kiểu này", phó phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf nói.
Trung Quốc mới đây đã trái phép hạ đặt giàn khoan trong Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đã điều khoảng 80 tàu cùng nhiều máy bay hộ tống việc lắp đặt giàn khoan này.
Các tàu và máy bay của Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi bị ngăn cản hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Tuy nhiên, trước làn sóng chỉ trích, lên án mạnh mẽ của Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế, Tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy hôm qua đã bao biện cho hành động trái phép của Bắc Kinh, đồng thời lớn tiếng tuyên bố sẽ không rút giàn khoan dầu khỏi vùng biển Việt Nam.

Mỹ: Hành động trên biển Đông của Trung Quốc gây căng thẳng Mỹ-Trung


Những hành động này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc.


Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ ngày 15/5 tuyên bố: “Điều này đang khiến Mỹ đặt ra một câu hỏi rất lớn về chiến lược lâu dài của Trung Quốc”.
Quan chức này cũng nói thêm rằng hành động của Bắc Kinh dường như hoàn toàn phù hợp với việc nước này muốn mở rộng lãnh thổ thông qua việc ép buộc và dọa dẫm.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc luôn bám sát, cản trở tàu Cảnh sát biển Việt Nam 4033 thực hiện nhiệm vụ
Tàu Hải cảnh Trung Quốc luôn bám sát, cản trở tàu Cảnh sát biển Việt Nam 4033 thực hiện nhiệm vụ
“Hành động của Trung Quốc làm căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung bởi nó gây ra hoài nghi về khả năng hợp tác cùng nhau tại châu Á”, quan chức này tuyên bố.
Washington vẫn liên tục liên lạc với Chính phủ Việt Nam về việc làm thế nào để giải quyết một cách hiệu quả nhất tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc, quan chức này cho biết.
Trước đó, Philippines ngày 15/5 đã công bố những hình ảnh mà quân đội nước này thu thập được về hoạt động cải tạo đất trên bãi Gạc Ma (của Việt Nam) để chứng minh việc Bắc Kinh đã vi phạm một thỏa thuận khu vực về việc không làm leo thang tranh chấp lãnh thổ.
Ngoài ra, Philippines cũng đề nghị Mỹ sử dụng một căn cứ hải quân của nước này tại một đảo gần đó để đảm bảo rằng tàu chiến của Mỹ có thể tiếp cận khu vực này.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều quan chức Mỹ trong cuộc gặp với Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Fang Fenghui cho biết hành động của Bắc Kinh trên biển Đông là một “hành động nguy hiểm và gây khiêu khích” và cần phải dừng lại ngay lập tức, quan chức này nói thêm.
Trước đó, cùng ngày, TướngFang ngang nhiên cáo buộc chính sách hướng về châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã làm tổn hại mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Tướng Fang nói rằng chính sách này đã khuyến khích các nước như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam chống lại Trung Quốc.
Quan chức Mỹ nói trên cho rằng, luận điểm sai trái này của ông Fang là “một sự diễn giải rất sai lầm” chiến lược của Mỹ và rằng hành động khiêu khích của Trung Quốc chỉ càng khiến các nước châu Á mong muốn Mỹ tham gia nhiều hơn vào các vấn đề ngoại giao, chính trị và quân sự trong khu vực.
Washington khẳng định việc hướng về châu Á của Mỹ không nhằm ngăn cản sợ trỗi dậy của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh phải tuân thủ luật pháp quốc tế, quan chức này cho biết.

Bộ trưởng Thăng "truy" Cục trưởng về thông tin đòi "phần trăm" dự án


“Người được giao làm tư lệnh về chất lượng công trình có nghĩa như cảnh sát trưởng, có toàn quyền rút súng ra bắn. Vậy anh đã bắn ai chưa, có sát thương được tội phạm không hay súng rút ra rồi lại đút vào!” - Bộ trưởng GTVT nói về chống tham nhũng.


Ngày 16/5, Bộ GTVT tổ chức Hội nghị thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng. Tại đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trực tiếp truy vấn Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông Trần Xuân Sanh về những thông tin phản ánh liên quan đến trường hợp đòi “phần trăm, phần nghìn” ở một dự án.
Có giảm được thất thoát, tham nhũng hay không?
Bài phát biểu của ông Sanh về vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng tại hội nghị bị Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá là tràng giang đại hải khiến đại biểu ngồi dưới... ngủ hết. Điều Bộ trưởng Thăng muốn thấy trong báo cáo của ông Sanh là thông tin cụ thể đã xử lý được đơn vị nào sai phạm hay chưa.
 
“Những giải pháp anh đưa ra liệu có giảm được tiêu cực, thất thoát, tham nhũng hay không?”, Bộ trưởng Thăng rốt ráo yêu cầu.
Bộ trưởng Thăng truy Cục trưởng về thông tin đòi phần trăm dự án
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ đạo tại Hội nghị thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.

Trả lời câu hỏi của Bộ trưởng Thăng, ông Sanh cho biết, về chế tài từ các văn bản quy phạm của nhà nước đến cấp bộ cũng có đủ cả nhưng các đơn vị thực hiện với tinh thần chưa được cao. Dẫu vậy, ông Sanh vẫn cho rằng, những chính sách đó một mặt nào đó cũng đã tác động lớn đến ý thức nhà thầu và tư vấn thiết kế.
Không hài lòng với cách giải thích lòng vòng của ông Sanh, Bộ trưởng Thăng tiếp tục cật vấn: “Lãnh đạo bộ đã giao cho anh là tư lệnh về chất lượng - điều đó có nghĩa anh là cảnh sát trưởng, có toàn quyền rút súng ra bắn. Vậy anh đã bắn được ai chưa, có sát thương được tội phạm không hay rút súng ra rồi lại đút vào”.
Ông Sanh giải thích: "Cơ chế của chúng ta là cơ chế bắn tập thể". Biện giải này bị người đứng đầu ngành GTVT gạt đi: “Làm gì có chuyện bắn tập thể! Anh được toàn quyền dừng dự án, lập biên bản xử phạt - đủ mọi thứ giao cho anh rồi, cứ thế gọi từng ấy người lên để "bắn" chứ”.
Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông Trần Xuân Sanh tiếp tục trình bày, khi sự cố xảy ra phải có đơn vị tham mưu cho Bộ trưởng xử lý đơn vị liên quan nhưng nếu như xử lý đơn vị tư vấn ở hiện trường thì cũng phải nghĩ đến ông tư vấn ở nhà. Tuy nhiên, ông Thăng "lắc đầu" cho rằng, khi bắt quả tang tội phạm là phải bắn đã chứ không cần đợi đầy đủ thủ tục, còn những người liên quan sẽ xử lý tiếp.
Xử nghiêm cán bộ "phần trăm" dự án
Ngay sau đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng hỏi thẳng ông Sanh những vấn đề cụ thể đã được lãnh đạo ngành giao thông giao nhiệm vụ. Cụ thể, ông Sanh được giao đi rà soát hệ thống cầu yếu để quyết định đập đi làm lại hay không. Sau đó ông Sanh báo cáo có 56 cây cầu trước đây đề nghị phá bỏ nhưng thẩm định sau đó đã đi đến kết luận "không đập". Theo Bộ trưởng Thăng việc đó đã tiết kiệm được hơn 1.500 tỷ đồng.
Ông Trần Xuân Sanh nhận được nhiều câu hỏi từ Bộ trưởng Đinh La Thăng
Ông Trần Xuân Sanh nhận được nhiều câu hỏi từ Bộ trưởng Đinh La Thăng

“Vậy anh đã đề xuất xử lý ai chưa, chẳng lẽ thế là thôi sao. Nếu như lãnh đạo bộ gật đầu cho đập để làm cầu mới thì lãng phí đến đâu. Phải đề xuất xử lý mới nghiêm!”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Bộ trưởng GTVT cũng không quên hỏi nhiệm vụ đã từng giao ông Sanh xử lý phản ánh về việc "có đơn vị làm khó nhau để đòi phần trăm, phần nghìn". “Trường hợp đòi tỷ lệ phần trăm, phần nghìn tôi đã giao cho anh rồi, đến giờ đã xử lý hay chưa?”, Bộ trưởng Thăng hỏi.
Vấn đề này, ông Sanh đáp, ngay sau khi được Bộ trưởng giao việc, Cục đã triệu tập các cá nhân, đơn vị liên quan để xử lý. Theo ông Sanh đơn vị phản ánh tư vấn làm khó để “ăn tiền” và bên bị tố đã gặp nhau đối chất. Nhưng chính nhà thầu lại cho là không có sự việc như vậy. Ông Sanh cũng khẳng định đã mời đúng nhà thầu và đơn vị tư vấn mà Bộ trưởng nhắc tới để họp bàn về sự việc.
Sau khi nghe ông Sanh giải thích, Bộ trưởng Thăng cho rằng, phải xử lý đơn vị phản ánh về "tội vu khống", nếu không sẽ... hòa cả làng hết.
 
Trước truy vấn liên tiếp của Bộ trưởng, ông Sanh xin tiếp thu ý kiến và thời gian tới sẽ kiên quyết xử lý những trường hợp đã được chỉ đạo.
Chốt lại vấn đề, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông phải thực hiện nghiêm vai trò “cảnh sát trưởng”. Theo đó, ông Thăng đòi hỏi, những trường hợp liên quan đến sai phạm phải được xử lý ngay. “Cả nước chống tham nhũng mà vẫn có người trong ngành đi đặt phần trăm, phần nghìn trong dự án như vậy thì phải xử lý nghiêm”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.

Hoạt động sản xuất ở KKT Vũng Áng dần trở lại bình thường


Đây là khẳng định của ông Trần Đắc Hòa, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Hà Tĩnh.


Hôm nay (16/5), các công nhân ở Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã trở lại công ty làm việc, hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra bình thường.
Sau khi xảy ra sự việc xô xát ở khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh  Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyên truyền, vận động công nhân chấp hành pháp luật. Đồng thời xử lý nghiêm những đối tượng có hành vi kích động gây rối, đưa những công nhân bị thương đi cấp cứu kịp thời.
Lãnh đạo tỉnh cũng đã làm việc với công ty Fomusa, đảm bảo tình hình an ninh trật tự và bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của người lao động.
Ông Trần Đắc Hòa, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Hiện nay tình hình khu công nghiệp Vũng Áng đã trở lại bình thường. Do tình hình phức tạp nên những người Đài Loan, Trung Quốc được đưa hết vào bên trong hàng rào cho an toàn. Đối với công nhân Việt Nam, một số nơi bức xúc đã được thanh toán tiền công, tiền lương từ ngày 15/5, những chỗ nào vướng mắc tiếp tục xử lý. Một số công nhân đã về quê, còn những người ở lại đã trở lại đi làm”.
Trong hai ngày vừa qua, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng Liên đoàn lao động tỉnh phối hợp với công đoàn cơ sở và chính quyền địa phương trực tiếp xuống chỗ ở của các công nhân trong Khu kinh tế Vũng Áng để tuyên truyền, vận động, giải thích cho công nhân hiểu đúng tình hình Biển Đông, thể hiện lòng yêu nước nhưng phải tuân thủ pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, ổn định sản xuất.
Ông Trần Đắc Hòa cho biết thêm: Liên đoàn lao động từ tỉnh đến huyện và xã đều ra quân. Đồng thời, Liên đoàn lao động tỉnh cũng hỗ trợ những trường hợp đột xuất như thăm hỏi lao động bị tai nạn đang nằm trong bệnh viện, tăng cường thêm giáo viên Trung Quốc vào viện phiên dịch hỗ trợ công tác điều trị cho công nhân Trung Quốc. Nhìn chung đại bộ phận người dân cũng như công nhân cũng đã hiểu và thông suốt. Hiện tình hình đã trở lại bình thường. Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và khu kinh tế Vũng Áng nói riêng đã kiểm soát được tình hình, một số nơi đã ổn định, trở lại làm việc, không có vấn đề gì”. 

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Việt Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc lên LHQ



Tại cuộc họp báo chiều nay 15/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, VN đã cho lưu hành trong Liên hợp quốc công hàm phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. Ông cũng cho biết tân đại sứ Trung Quốc đã có mặt ở VN.
Ông Lê Hải Bình
Ông Lê Hải Bình
Việt Nam kiên trì dùng biện pháp ngoại giao
Chiều nay (15/5), Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ. Một trong những nội dung đang là tâm điểm chính là về tình hình Biển Đông. Đông đảo phóng viên trong và ngoài nước tham dự.
Theo người phát ngôn, từ 1/5 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương- 981 được hộ tống bởi nhiều phương tiện, hạ giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Liên tiếp trong những ngày qua, Việt Nam đã liên tục đối thoại, giao thiệp với Trung Quốc ở nhiều cấp độ khác nhau nhằm phản đối Trung Quốc.
Đáp lại sự giao thiệp và thiện chí của VN, phía Trung Quốc tiếp tục hành vi sai trái của mình, điều thêm nhiều tàu và máy bay đến khu vực giàn khoan.
Đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì sự hoạt động của nhiều tàu các loại với sự hỗ trợ của máy bay quân sự trong khu vực của giàn khoan 981. Trong khi các tàu công vụ của Việt Nam vẫn hạn chế thì Trung Quốc lại cho nhiều tàu ra biển, dùng vòi rồng phun vào tàu Việt Nam, đâm vào tàu gây hư hại. 
Ông Lê Hải Bình cũng cho biết Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng toàn bộ tàu, máy bay ra khỏi vùng biển của Việt Nam và không để tái diễn hành động tương tự. Việt Nam trân trọng cảm ơn các nước, các tổ chức, cá nhân đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Cảm ơn báo chí trong nước, quốc tế đã đưa tin trung thực, khách quan về tình hình trên biển Đông. 
Tại cuộc họp báo, người phát ngôn Lê Hải Bình đã thẳng thắn trả lời một loạt các câu hỏi của phóng viên trong và ngoài nước về những diễn biến hiện nay liên quan đến căng thẳng trên Biển Đông.
Trả lời phóng viên Dân Trí về thông tin Bộ Ngoại giao Philippines đã có công hàm phản đối Trung Quốc đang thực hiện các hoạt động bồi đắp đất trên đảo Gạc Ma, Trường Sa, người phát ngôn Lê Hải Bình cho hay: “Chúng tôi sẽ yêu cầu cơ quan chức năng của Việt Nam xác minh thông tin này. Song chúng tôi tái khẳng định, mọi hành vi làm thay đổi hiện trạng tại vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa là vi phạm tuyên bố về ứng xử của các bên về Biển Đông”
Đang tiến hành điều tra vụ xô xát ở Hà Tĩnh
Về vụ xô xát ở khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh, người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, theo cơ quan chức năng thì đây là ẩu đả do hai nhóm công nhân. Có một người bị chết và một người bị thương. Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, bắt kẻ gây rối và cấp cứu cho người bị thương.Ông cũng khẳng định thông tin 21 người thiệt mạng trong vụ việc là không có cơ sở.
Việc công nhân Việt Nam phản đối Trung Quốc song đã gây ảnh hưởng tới Đài Loan, tại sao? Phương hướng xử lý tổn thất và Chính phủ có nghĩ tới việc bồi thường cho DN Đài Loan hay không?
Ông Lê Hải Bình:Tôi xin khẳng định, một số đối tượng đã lợi dụng việc biểu tình ôn hoà để phá hoại các doanh nghiệp , trong đó có doanh nghiệp Đài Loan, gây mất an ninh trật tự tại Bình Dương.
Ngay khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng đã nhanh chóng trấn áp, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi kích động. Chúng tôi khẳng định sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết, làm hết sức mình để bảo vệ tính mạng, lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, trong đó có doanh Đài Loan trên lãnh thổ Việt Nam.
Những vụ bạo động vừa qua ở Việt Nam có liên quan đến giàn khoan hay không?
Chúng tôi không có thông tin, song xin khẳng định, ở các địa bàn đã được ổn định. Chúng tôi sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo tính mạng, tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chúng tôi xin khẳng định, một số hành động phá hoại ảnh hưởng tới con người của doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp là hành động của một số đối tượng kích động. Và hành động này bị Nhà nước Việt Nam lên án. Việt Nam vẫn đang duy trì các hoạt động đối thoại với để giải quyết tình hình về giàn khoan Hải Dương-981. 
Duy trì hoạt động hợp tác bình thường với Trung Quốc
Chúng ta có đặt cấp độ nào cho sự kìm chế này không và Việt Nam đang ở cấp độ nào? Chính phủ Việt Nam có gửi đến thông điệp nào tới người dân để tránh ảnh hưởng do kích động?
Việt Nam sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết phù hợp với luật pháp quốc tế để phù hợp với tình hình, tùy vào các diễn biến thực tế, Việt Nam sẽ có những phản ứng tương tự, phù hợp.
Chúng tôi cho rằng, việc thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ là quyền hết sức chính đáng và tự nhiên. Tuy nhiên việc thể hiện này phải theo đúng pháp luật và theo đúng tinh thần hữu nghị trên thế giới.
Có ý kiến cho rằng Việt Nam và Philippine đã lôi kéo các nước về tình hình Biển Đông. Ông nghĩ sao về điều này?
Đó là những phát biểu không có cơ sở. Tại hội nghị Bộ trưởng ASEAN, các Bộ trưởng đã ra tuyên bố riêng về biển Đông. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm cũng như những quan ngại của các nước về tình hình biển Đông.
Cho đến lúc này Việt Nam vẫn kiên trì các biện pháp ngoại giao, hoà bình giải quyết vấn đề. Việc thông tin kịp thời của Thủ tướng đã khiến dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam trong vấn đề này. Trong thời gian tới, tuỳ vào thời điểm, lãnh đạo Việt Nam sẽ có những lên tiếng về vấn đề này. 
Kể từ sau cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì thì đã có thêm cuộc điện đàm nào không? Các hoạt động hợp tác hai bên có bị gián đoạn hay không? Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan có hoạt động nào đối thoại với Trung Quốc không? Cuối tháng này có hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Việt Nam có định tiếp tục đưa vấn đề này ra hay không?
Việt Nam đã và đang kiên trì đối thoại với Trung Quốc với nhiều cấp độ, nhiều phương tiện khác nhau về hành vi sai trái của Trung Quốc.
Việt Nam luôn coi trọng đối tác, hợp tác hữu nghị toàn diện với Trung Quốc. Nhưng chúng tôi cũng cho rằng, quan hệ giữa hai bên chỉ có thể phát triển tốt đẹp trên cơ sở tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau cũng như cùng nhau giải quyết các bất đồng. Rõ ràng, các hoạt động sai trái của Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động chính trị cũng như lòng tin của người dân Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cố gắng duy trì hoạt động hợp tác bình thường vì lợi ích của nhân dân hai nước. 
Đưa công hàm phản đối Trung Quốc lên LHQ

Cho đến nay Việt Nam đã thông báo ra LHQ chưa? Nếu Trung Quốc vẫn không rút giàn khoan thì Việt Nam có dự định đưa các vấn đề này ra Đại hội đồng LHQ không?
Ngày 7/5, Việt Nam đã cho lưu hành trong Liên hiệp quốc công hàm phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. Các giải pháp mà phóng viên nêu sẽ được tính đến. 
Về việc Việt Nam luôn tuyên bố sử dụng mọi biện pháp cần thiết. Vậy nếu Trung Quốc vẫn không rút giàn khoan, liệu Việt Nam có sử dụng biện pháp quân sự hay không? Việt Nam có kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế hay không?
Việt Nam khẳng định mọi biện pháp cần thiết. Tôi chỉ khẳng định, việc sử dụng giải pháp pháp lý là một trong những quy định trong hiến chương LHQ về Luật biển. Việt Nam sẽ sử dụng biện pháp này nếu cần thiết. 
Xin ông có thể cho biết kết quả đối thoại nhân quyền lần thứ 18 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ?
Đối thoại Việt Nam, Hoa Kỳ: đối thoại nhân quyền lần thứ 18 đã diễn ra tại Thủ đô Hoa Kỳ. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có tự do tôn giáo, nhà nước pháp quyền cũng như các vấn đề đa phương về nhân quyền.
Đối thoại nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ giúp cho hai nước tăng cường hiểu biết và thu hẹp khác biệt, qua đó thắt chặt quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam- Hoa Kỳ).
Qua báo chí chúng tôi vẫn thấy sự va chạm như bắn vòi rồng, húc tàu. Vậy chiến thuật của Việt Nam ở vùng đó là như thế nào? Liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài. Ở khắp nơi phản ứng rất nhiều, người Việt Nam biểu tình ngay trước Đại sứ quán Trung Quốc khắp nơi. Bộ Ngoại giao đánh giá như thế nào đối với vấn đề này.
Cho dù sử dụng chiến thuật gì thì Việt Nam sẽ dựa trên nguyên tắc là kiên trì và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, để Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi biển Đông. Đồng thời cũng hết sức hạn chế vì Việt Nam phản đối việc đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực.
Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, dù ở trong hay ngoài nước đều trăn trở về chủ quyền đất nước. Đảng, Nhà nước và đồng bào trong nước trân trọng và hết sức xúc động với chia ngọt sẻ bùi của đồng bào ta ở nước ngoài.
Đại sứ mới của Trung Quốc đã có mặt ở VN
Có thông tin Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã sang Bắc Kinh. Nếu đúng thì kết quả làm việc thế nào? Đại sứ Trung Quốc đã về nước hơn 1 tháng trước, vậy nước này đã bổ nhiệm đại sứ mới hay chưa?
Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã thăm Trung Quốc từ 13 đến 15/5, trong chuyến đi này, tôi hiểu rằng hai bên trao đổi thẳng thắn các vấn đề hai nước. Hiện Thứ trưởng chưa về đến Việt Nam. Khi nào có thông tin, chúng tôi sẽ thông báo sớm.
Đại sứ mới của Trung đã có mặt tại Hà Nội ngày 11/5. Hiện Bộ Ngoại giao, các cơ quan chức năng đang xúc tiến để đại sứ trình quốc thư sớm nhất để có thể chính thức làm việc.
Nam Hằng

Mỹ cảnh báo Trung Quốc bị cô lập vì tranh chấp Biển Đông



Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về sự cô lập, trong bối cảnh các quốc gia châu Á ngày càng lo ngại về các diễn biến căng thẳng gần đây trên Biển Đông.


Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice.
 
Phát biểu tại một sự kiện ở Washington hôm 13/5, bà Rice cho hay “Trung Quốc ngày càng bị cô lập và trở thành một đối tượng gây lo ngại”.
Bà Rice cũng cho biết, các quốc gia mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt và mang tính xây dựng với Trung Quốc “đang ngày càng khó chịu với hành động mà họ xem là hung hăng và khiêu khích của Bắc Kinh”.
Các cuộc họp gần đây của khối ASEAN cũng đã bày tỏ sự lo ngại nghiêm trọng về các vụ việc xảy ra trên Biển Đông gần đây, bà Rice nói.
“Chúng tôi đã nói rất rõ rằng những hành động khiêu khích, hăm dọa và các bước đi nhằm tạo ra các diễn biến vốn có thể làm phức tạp viễn cảnh giải pháp ngoại giao là hoàn toàn không có lợi”, bà Rice nhấn mạnh.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cũng hối thúc Trung Quốc giải quyết các tranh chấp hiện thời thông qua các cơ chế của luật pháp quốc tế. Bà Rice cho rằng Trung Quốc “muốn được hoan nghênh và thừa nhận như một cường quốc trên trường quốc tế, chứ không chỉ bó hẹp trong khu vực”.
Các bình luận của bà Rice diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc mới đây đã trái phép hạ đặt giàn khoan trong Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đã khoảng 80 tàu cùng nhiều máy bay hộ tống việc lắp đặt giàn khoan này.
Các tàu và máy bay của Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi bị ngăn cản hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Trước đó, hôm 13/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với Việt Nam trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm những người có hành vi kích động



Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thực hiện đồng bộ các biện pháp, chủ động và kiên quyết ngăn chặn, không để xảy ra và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật.


Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện gửi Bộ Công an; các bộ, các cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo an ninh trật tự.

Công điện nêu rõ: Những ngày qua Nhân dân cả nước đã biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam là việc làm chính đáng.
Nhưng tại một số địa phương đã có một số người có hành vi vi phạm pháp luật, manh động, phá hoại cơ sở sản xuất, có cả cơ sở sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài và chống người thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bình thường của người dân, môi trường đầu tư và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tình hình này là nghiêm trọng.
 
Người dân Tp HCM tuần hành ôn hòa cuối tuần qua
Người dân Tp HCM tuần hành ôn hòa cuối tuần qua
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, các bộ, các cơ quan của Trung ương và Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước, theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ sau đây:
1. Khẩn trương thực hiện đồng bộ các biện pháp, chủ động và kiên quyết ngăn chặn, không để xảy ra và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật. Bảo đảm an ninh trật tự và an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của mọi người, mọi doanh nghiệp. Bảo đảm sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Tuyên truyền vận động nhân dân không có những hành động vi phạm pháp luật, không nghe theo kẻ xấu, cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống và góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp của nước ta và luật pháp quốc tế.
3. Thực hiện ngay các biện pháp phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp sớm  ổn định và trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.
4. Thông báo rõ đến các cơ quan ngoại giao, các nhà đầu tư nước ngoài về chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Việt Nam luôn làm hết sức mình tạo mọi thuận lợi và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, doanh nghiệp và cơ quan nước ngoài tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, các bộ, các cơ quan Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả  các nhiệm vụ nêu trên. Thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5 học sinh cùng chết đuối thương tâm



Năm em nhỏ rủ nhau ra sông tắm, không may bị sụt xuống hố sâu, cùng tử nạn.
Trưa 15/5, ông Nguyễn Hồng Kỳ, Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm cướp đi tính mạng của 5 em học sinh.
Đoạn sông nơi xảy ra vụ đuối nước khiến 5 em nhỏ tử nạn
Đoạn sông nơi xảy ra vụ đuối nước khiến 5 em nhỏ tử nạn
Trước đó, vào khoảng 18h ngày 14/5, 5 học sinh gồm Lê Thị Khánh Linh (8 tuổi), Lê Văn Kiệt (6 tuổi, em trai cháu Linh); Lê Thị Tuyết Trinh (8 tuổi); Lê Văn Đạt (9 tuổi) và Lê Văn Sơn (7 tuổi) - cùng trú tại khu phố 4, thị trấn Cửa Việt, rủ nhau ra sông Hiếu đoạn gần dưới chân cầu Cửa Việt để tắm.
Không may cả 5 học sinh cùng bị sảy chây xuống một hố sâu và bị đuối nước. Khi người lớn đi tìm, vớt được các em lên đưa đi cấp cứu thì đã muộn.
Vùng quê tang thương với 5 đám tang cùng lúc
Vùng quê tang thương với 5 đám tang cùng lúc
Được biết, các gia đình có trẻ tử vong đều có hoàn cảnh rất khó khăn. Hầu hết bố mẹ của các em đều đi biển hoặc vào Nam làm thuê. Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức đi thăm hỏi, chia sẻ nỗi đau cùng các gia đình. UBND huyện Gio Linh và UBND thị trấn Cửa Việt cũng hỗ trợ ban đầu cho mỗi nạn nhân 2 triệu đồng.

Ca sĩ “thất học”



Thích nổi tiếng nhanh, nền tảng cơ bản về âm nhạc không có, điều kiện đào tạo thiếu và chệch hướng, ca sĩ Việt Nam ngày nay khó tìm được vị trí cao

Thời nay, làm ca sĩ chỉ với giọng ca không thôi chưa đủ. Muốn trở thành ngôi sao trên sân khấu mang tầm quốc gia và khu vực đòi hỏi ca sĩ phải có nhiều kỹ năng qua đào tạo rèn luyện bài bản, đúng chuẩn mực quốc tế mới mong đạt đến. Thế nhưng, không phải ca sĩ nào cũng nhận thức được điều đó.

Thích “ăn xổi ở thì”

Đạt được thứ hạng cao ở các cuộc thi hát trên sóng truyền hình nhưng hầu như các giọng ca triển vọng này không muốn bước chân vào các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp mà chỉ muốn làm ca sĩ ngay. Thậm chí, các suất học bổng của một số trường dạy nhạc chuyên nghiệp trong và ngoài nước ưu ái dành cho cũng bị họ từ chối. Đi học trường lớp bài bản là điều mà các giọng ca trẻ rất e ngại, trong khi các ca sĩ trên thế giới và trong khu vực đều lấy việc học làm nền tảng phát triển sự nghiệp lâu dài.

Ca sĩ “thất học”
Dù đã là ca sĩ tên tuổi hàng đầu nhưng ca sĩ Hồng Nhung luôn coi trọng việc học để nâng cao năng lực sáng tạo Ảnh: Khôi Nguyên

Không muốn mất thời gian cho những khóa học bài bản dài hạn, một số ca sĩ trẻ muốn mình có được sự khác biệt, nổi trội nên nghĩ ra nhiều cách thức tạo phong cách trình diễn gây ấn tượng so với đồng nghiệp bằng cách đi học một vài ngón nghề đủ để làm màu trên sân khấu. Ca sĩ K. là một ví dụ. Cô tìm đến một nghệ sĩ violon tiếng tăm của Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP HCM để học nghề. Với quyết tâm cao, cô không ngại dành thời gian cho việc học nhưng chỉ yêu cầu người dạy là “luyện cho em có thể kéo thuần thục một đoạn nhạc để tạo không khí hứng khởi cho người xem khi trình diễn trên sân khấu là đủ”. Nghệ sĩ violon này cho biết anh thật sự kinh ngạc đến mức không thốt nên lời khi nghe yêu cầu của cô ca sĩ này.

Thực tế, trường hợp của ca sĩ K. không hiếm. Trong tư duy của hầu hết ca sĩ hiện nay, học nhạc chỉ là thứ phụ trợ cho nghề hát, nắm bắt cơ hội làm cho mình nổi tiếng mới là quan trọng. Vì vậy, thay vì phải xây dựng nền tảng bằng kiến thức âm nhạc cho bản thân, nhiều người đã chọn việc xây dựng một ê-kíp hỗ trợ, trong đó có giới truyền thông, ngồi bày mưu tính kế làm sao có được sự nổi tiếng nhanh nhất. Ca sĩ Ngọc Tuyền kể một “hot boy” có giọng hát tốt đã học luyện thanh để thi vào Nhạc viện TP HCM. Cậu ta có đủ khả năng trở thành sinh viên khoa thanh nhạc Nhạc viện TP HCM nếu chịu thi vào nhưng đáng tiếc là chỉ luyện thanh được 2 tuần, cậu ta bỏ học. Một thời gian ngắn sau đó, ca sĩ Ngọc Tuyền mới vỡ lẽ khi thấy chàng trai này cặp kè với một người mẫu tham gia đóng phim, đi hát và giỏi nhất là tạo xì-căng-đan để được xuất hiện sớm trên mặt báo.

Những trung tâm đào tạo ca sĩ do các ca sĩ có tên tuổi thành lập mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu muốn trở thành ca sĩ của nhiều người trong những năm gần đây. Đó là những khóa đào tạo ngắn hạn, đôi ba tháng với bài tập vỡ giọng, kinh nghiệm biểu diễn cùng đôi ba bài vũ đạo… Sau khi bỏ tiền đầu tư một sản phẩm CD, những học viên này nghiễm nhiên trở thành ca sĩ. Vài năm gần đây, khi các chương trình truyền hình tìm kiếm tài năng ca hát nở rộ, nhiều thí sinh sau khi rời cuộc thi bước ngay vào nghề ca hát trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.

Ca sĩ chỉ hát được buổi tối

Chỉ có ở Việt Nam mới có chuyện ca sĩ không thể hát trong khoảng thời gian từ sáng đến chiều, vì lúc ấy, thanh quản chưa “mở”. Đó là lý do họ “chỉ có thể hát vào buổi tối”, như nhiều ca sĩ vẫn nói. Nghe có vẻ hợp lý nhưng những người trong giới khẳng định đã là ca sĩ chuyên nghiệp thì phải hát được bất cứ lúc nào. Đâu có ca sĩ chuyên nghiệp nào trên thế giới từ chối hát buổi sáng hay chỉ có thể hát được vào buổi tối như ở Việt Nam! Thực tế cho thấy Thu Minh, Hồng Nhung, Thanh Thúy, Thanh Bùi, Đức Tuấn, Quang Dũng... vẫn xuất hiện trong những chương trình ghi hình lúc sáng sớm. “Ca hát cũng chỉ là một công việc nên cũng sẽ phải phục vụ bất cứ thời gian nào khi có yêu cầu” - ca sĩ Hồng Nhung cho biết. Nhìn khắp thị trường nhạc Việt, số ca sĩ “hát được mọi thời điểm trong ngày” rõ ràng không nhiều. Có ca sĩ khá nổi tiếng trong ngày ra mắt album của mình mà không thể hát được vì lý do “chưa mở giọng”.

Điều thường gặp nhất ở giới ca sĩ là họ luôn cho rằng mình không thể hát hay, thậm chí hát live (hát giọng thật) khi tiết mục biểu diễn có thêm phần vũ đạo. Nhiều ca sĩ phân trần “vũ đạo quá mệt nên khó để hát thật” nhưng theo ca sĩ Đức Tuấn “đã là ca sĩ chuyên nghiệp thì phải hát hay; còn những thứ khác, công chúng không quan tâm”.

Với phần lớn ca sĩ hiện nay, việc “hát lúc nào cũng được, hát hay kể cả khi hát live lẫn khi kết hợp với vũ đạo là điều khó thực hiện. Bởi đến 90% giọng ca hiện nay đều không được đào tạo bài bản. Ý thức học tập chỉ dừng lại ở mức “học thì tốt mà chẳng học cũng không ảnh hưởng gì”. Vì vậy, số ca sĩ vừa làm nghề vừa chịu khó học luyện thanh chỉ đếm trên đầu ngón tay, đặc biệt là ca sĩ trẻ.

Bắt chước rập khuôn
Trong giới ca sĩ trẻ hiện nay, công chúng không thể phân biệt được từng giọng ca nếu không nhìn. Họ giống nhau không chỉ chất giọng, cách xây dựng hình ảnh và phong cách âm nhạc... Đây là hệ quả của nhận thức bắt chước rập khuôn một hình mẫu đang thành công trên thị trường nhạc Việt, bất chấp có phù hợp với mình hay không.
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá: “Trình độ cảm thụ âm nhạc là giúp ca sĩ hiểu thông điệp của một ca khúc nhưng phải xử lý ca khúc ấy bằng cảm xúc của người hát đó mới là ca sĩ chuyên nghiệp. Trong khi đó, nhiều ca sĩ Việt chỉ biết hát như thợ hát, hát như trả bài. Không phải họ không có cảm xúc nhưng họ không biết chuyển hóa thông điệp ca khúc thành cảm xúc qua trải nghiệm của cá nhân. Có thể gọi đó là cảm xúc ngẫu hứng của mỗi người nhưng chỉ có người được đào tạo mới biết áp dụng như thế nào”.

Hàng trăm công nhân nhập viện sau khi uống nước



Hàng trăm công nhân bỗng nhiên có hiện tượng buồn nôn, co giật sau khi uống nước tại công ty. Số lượng người có biểu hiện trên ngày càng tăng, trong đó có nhiều người nguy kịch.
Sự việc xảy ra vào sáng ngày 15/5, tại Công ty TNHH giày Hong Fu (nằm trong Khu công nghiệp Hoằng Long, TP Thanh Hóa).  
 Ngay sau đó, hàng trăm công nhân đã nhanh chóng được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực cấp cứu. Tại đây, công nhân nằm khắp các sảnh của bệnh viện. Số bệnh nhân được đưa đến ngày càng nhiều hơn. Rất nhiều các y bác sĩ trong bệnh viện đã được huy động đến để cấp cứu cho bệnh nhân.
Hàng trăm bệnh nhân nằm la liệt sảnh của BV Đa khoa Hợp Lực
Hàng trăm bệnh nhân nằm la liệt sảnh của BV Đa khoa Hợp Lực
Hàng trăm bệnh nhân nằm la liệt sảnh của BV Đa khoa Hợp Lực
Chị Nguyễn Thị Thúy, công nhân làm việc trong công ty cho biết “Sáng nay, sau khi uống nước lọc được đặt ở công ty mà mọi khi vẫn uống được một lúc thì bắt đầu có nhiều người biểu hiện ngất, co giật...”.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, hàng trăm người thân có nạn nhân bị ngộ độc đã tập trung theo dõi tình hình sức khỏe con em họ khiến không khí ở đây khá căng thẳng . Công an tỉnh Thanh Hóa đã phải điều động hàng trăm chiến sỹ đến để ổn định đám đông.
Xe cấp cứu liên tục mang bệnh nhân đến, nhiều người thân bệnh nhân tập trung phía ngoài 
Xe cấp cứu liên tục mang bệnh nhân đến, nhiều người thân bệnh nhân tập trung phía ngoài 
Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Hợp Lực cho biết: “Hiện đã có gần 400 bệnh nhân nhập viện, chúng tôi đã báo cáo với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, nếu bệnh nhân đông quá sẽ chuyển sang một số bệnh viện khác để tránh quá tải cho bệnh viện”.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hữu Uyển, Trưởng phòng nghiệp vụ Y, kiêm người phát ngôn báo chí Sở Y tế Thanh Hóa cho biết đã cho người xuống hiện trường và đang cho niêm phong bình nước để làm rõ nguyên nhân.
Hàng trăm chiến sỹ công an phải tập trung để ổn định đám đông
Hàng trăm chiến sỹ công an phải tập trung để ổn định đám đông
Được biết, Công ty TNHH giày Hong Fu Việt Nam là công ty chuyên sản xuất giầy da do chủ đầu tư là doanh nghiệp Đài Loan làm chủ. Công ty hiện nay có gần 15 nghìn công nhân làm việc.

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Đôi lời gửi đến Bình Dương

>>> Đôi dòng tâm sự về HD981
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!!!!
Mấy hôm nay, trong khi mà cả nước đang tập trung tinh thần để hướng về biển Đông, nơi mà hiện tại đang trở thành một bãi chiến trường thực sự giữa một bên là nước đi lấn chiếm - Trung Quốc và một bên là nước đang cố gắng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình là Việt Nam
Ảnh tại hiện trường khu công nghiệp
Tôi công nhận một điều rằng ai ai cũng phẫn nộ khi hay tin dàn khoan HD981 được đặt vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cả nước đoàn kết một lòng thực sự là quá tốt đi chứ, nhưng mà hỡi những công nhân ở khu công nghiệp Bình Dương ơi, hãy yêu nước bằng một trái tim nóng và một cái đầu lạnh đi chứ. Chính vì bọn phản động đã đánh vào tâm lý yêu nước nhưng không nắm rõ thông tin và sự tình của quý vị, chúng đã kích động các vị biểu tình, phản đối và đập phá các công ty của các nước khác trong khu công nghiệp. Nhưng mà giờ các vị nhìn xem hậu quả mà các vị đã gây ra là gì đây ???? Đó là vi phạm phát luật, gây rối trật tự trị an nơi công cộng và phá hoại tài sản. Chính quyền nước ta thì phải bồi thường, các nước bạn có thể sẽ có cái nhìn tiêu cực hơn về Việt Nam chúng ta, mà các công ty bị đập phá họ có làm gì nên tội nên tình đâu cơ chứ. Họ đến Việt Nam cũng chỉ là để làm ăn, kiếm tiến như các vị, họ làm đúng pháp luật, trao cho hàng ngàn người có công ăn việc làm tử tế, mà sao các vị vì một phút bốc đồng lên lại đập phá, phóng hoả như thế được cơ chứ.
Cảnh sát Nhật giúp người Việt sửa băng rôn tuần hành phản đối Trung Quốc
Tôi tự hỏi rằng sau khi đập phá các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan - nơi mà người dân chưa bao giờ nhận mình là người Trung Quốc, Nhật mà các vị nhìn thấy bức ảnh này sẽ nghĩ gì đây ?????
Phản đối Trung Quốc là đúng nhưng biểu tình gây rối, hơn nữa lại đập phá là một hành động hết sức là sai lầm. Hành động ấy không những không thể giúp cho nước nhà có thêm sức lực, của cải để tiếp tục bảo vệ lãnh thổ mà còn làm tổn hại đi kinh tế khi phải bồi thường cho các công ty nước bạn, tổn hại đi hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, và quan trọng hơn là làm tổn thương đến chính những người đang ngày ngày cố gắng để bảo vệ tổ quốc.

Bây giờ, khi sự việc đã lỡ xảy ra rồi, những người cố tình kích động, gây rối cũng đã và đang dần bị bắt hết thì hỡi đồng bào ơi, hãy cùng chung tay bảo vệ đất nước một cách thật bình tĩnh, thật văn minh và có đầu óc. Chỉ cần trong chúng ta, mỗi cá nhân đều hoàn thành tốt công việc của mình thì cũng là góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước rồi đấy

Đừng biểu tình quá khích nữa !!!!!!

40 tàu ngư dân tiến sát vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép


Ông Nguyễn Văn Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư - cho biết, đến chiều ngày 13/5 có khoảng 30-40 tàu cá của ngư dân tiến sát vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép. Ngư dân kiên trì bám ngư trường Hoàng Sa, khoảng cách tới giàn khoan là 20 hải lý.



Theo ông Trung, diễn biến trên khu vực Trung Quốc lắp đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng lãnh hải Việt Nam vẫn rất căng thẳng. Hiện lực lượng của Việt Nam trên biển vẫn duy trì 31 tàu, trong đó lực lượng kiểm ngư có 14 tàu với 300 kiểm ngư viên và 17 tàu của lực lượng Cảnh sát biển làm nhiệm vụ xua đuổi tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc tấn công tàu của Cảnh sát biển sáng 13/5 (ảnh: Quang Phong)
Tàu Trung Quốc tấn công tàu của Cảnh sát biển sáng 13/5

“Các tàu Trung Quốc rất hung hãn, có 8/14 tàu của Kiểm ngư đã bị tàu Trung Quốc tấn công làm hư hỏng như sạt lan can, hỏng radar, loa, camera, máy ảnh gắn trên tàu, thiết bị kế nối với vệ tinh vinasat... 9 kiểm ngư viên bị thương đã được điều trị y tế, sức khỏe bình phục, chúng tôi có kế hoạch luân chuyển cán bộ để các kiểm ngư viên bị thương về bờ dưỡng thương, nhưng các đồng chí ấy không đồng ý và xung phong được tiếp tục bám biển, làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc” - ông Trung cho biết.

Theo ông Trung, trên tàu của Trung Quốc đều trang bị loa công suất rất lớn, do vậy, tới đây, sẽ trang bị cho tàu Việt Nam loa công suất lớn để tuyên truyền, xua đuổi tàu Trung Quốc. Đặc biệt, sẽ tăng cường thêm cán bộ ngoại ngữ để phát tuyên truyền bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung. Băng rôn cũng đã có sáng kiến làm bằng thép để tránh hư hỏng.

“Hàng ngày, ngư dân các tỉnh ven biển như Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi vẫn tham gia sản xuất ở ngư trường Tây Nam Hoàng Sa, vì đây là ngư trường truyền thống. Đến nay, có khoảng 40 tàu của ngư dân các tỉnh miền Trung ra khu vực Hoàng Sa đánh bắt, bám ngư trường truyền thống của Việt Nam, các tàu của ngư dân chỉ cách giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc lắp đặt trái phép trong vùng lãnh hải Việt Nam chừng 20 hải lý” - ông Trung cho hay.
Ông Nguyễn Ngọc Oai - Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam
Ông Nguyễn Ngọc Oai - Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Oai - Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam - nói với phóng viên: Nhiều lúc, tàu kiểm ngư của Việt Nam bị 4-5 tàu Trung Quốc tấn công, hoặc tàu Trung Quốc luôn dùng chiến thuật 2-3 tàu kẹp tàu Việt Nam vào giữa, chặn đầu, khóa đuôi, ngăn cản tàu Việt Nam làm nhiệm vụ.

“Qua đường dây nóng, hàng ngày Cục Kiểm ngư nhận rất nhiều cuộc điện thoại chia sẻ thông tin và động viên tinh thần. Có rất nhiều sinh viên đại học gọi điện tới Cục và xin gia nhập lực lượng kiểm ngư, xung phong ra biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc. Nhiều ngư dân cũng bày tỏ khí thế sôi sục chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc và quyết tâm chống lại những hành vi trái phép của Trung Quốc” - ông Nguyễn Ngọc Oai thông tin.

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Oai, hiện hàng chục tàu kiểm ngư đã sẵn sàng nhận lệnh ra khu vực Trung Quốc lắp đặt giàn khoan trái phép để làm nhiệm vụ, sát cánh cùng các đồng đội ở đây.

Với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, các chiến sĩ làm nhiệm vụ ở khu vực giàn khoan Trung Quốc lắp đặt trái phép rất kiên trì, dũng cảm thực hiện nhiệm vụ của mình.
Thiếu tướng Hoàng Văn Đồng - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Thiếu tướng Hoàng Văn Đồng - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

Thiếu tướng Hoàng Văn Đồng - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam - cho biết, vào 8h30 sáng 13/5, 3 tàu của Trung Quốc áp sát và tấn công tàu CSB 4082, phun vòi rồng, làm sạt 10m lan can tàu và hư hỏng 3 quạt thông gió.

“Hoạt động của các tàu Trung Quốc tại đây vẫn rất căng thẳng và không có dấu hiệu cho thấy sẽ dịu bớt. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ tại đây cũng kiên cường, vì bên cạnh luôn có sự động viên của nhân dân trong và ngoài nước. Chúng tôi sẽ cố gắng xứng đáng với niềm tin yêu này, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam”.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã trao tặng 600 triệu đồng cho lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam (mỗi lực lượng 300 triệu đồng). Ông Đỗ Nga Việt - Chủ tịch Công đoàn Bộ GTVT cho biết đây là số tiền do các cán bộ công nhân viên của ngành GTVT tự nguyện đóng góp, ủng hộ các lực lượng đang làm nhiệm vụ, bảo vệ vùng biển, lãnh hải Việt Nam.
 Thiếu tướng Hoàng Văn Đồng - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Theo ông Việt, việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép cũng làm ảnh hưởng tới các lĩnh hoạt động của ngành như hàng không, hàng hải. Ông Việt bày tỏ sự đồng lòng chung sức của cán bộ công nhân viên trong ngành GTVT với các lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển, kề vai sát cánh trong mọi tình huống và hoàn cảnh để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Châu Như Quỳnh

Bắt hàng loạt đối tượng kích động công nhân, đập phá tài sản


Công an tỉnh Bình Dương cùng các đơn vị nghiệp vụ đã bắt hàng loạt đối tượng có hành vi kích động đập phá, cướp tài sản của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


Sáng 14/5, vẫn có hàng nghìn người tiếp tục diễu hành thành đoàn trên các tuyến đường tại khu công nghiệp VSIP I, thị xã Thuận An (Bình Dương) để phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông. Tuy nhiên, lượng người đã giảm do nhiều công nhân không đồng tình trước những kẻ kích động, xúi giục đốt phá, trộm cắp tài sản của các doanh nghiệp.
Để người dân tránh bị lợi dụng, giúp dân hiểu biểu thị lòng yêu nước nhưng phải ôn hòa và bảo đảm môi trường đầu tư, UBND tỉnh Bình Dương đã phát đi thông cáo báo chí kêu gọi mọi người cần bình tĩnh, kiềm chế, không nghe theo sự xúi giục, kích động của kẻ xấu dẫn tới vi phạm pháp luật.
Hiện tại hàng trăm doanh nghiệp đã bị đột nhập trộm cắp, huỷ hoại tài sản. Trong đó có ít nhất 15 nhà xưởng bị đốt (chủ yếu của Trung Quốc, Đài Loan) thiệt hại nhiều tỉ đồng và dẫn tới nguy cơ hàng ngàn công nhân mất việc làm.
Lực lượng chức năng đưa một số đối tượng có hành vi kích động về trụ sở (Ảnh: Người lao động)
Lực lượng chức năng đưa một số đối tượng có hành vi kích động về trụ sở (Ảnh: Người lao động)

Trong một diễn biến khác, Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Công an đã trấn giữ hàng loạt nhà máy có vốn đầu tư của Trung Quốc, Đài Loan ở KCN Việt Nam - Singgapore, Sóng Thần… Những nhà máy này trước đó đã bị đập phá, hư hại rất nặng. Hàng loạt đối tượng phá hoại, lợi dụng cướp tài sản đã bị cảnh sát cơ động đưa lên xe đặc chủng áp giải về trụ sở.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương, trong ngày 13/5, có khoảng 19.000 công nhân tham gia diễu hành phản đối hành động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Lúc đầu cuộc tuần hành diễn ra trong ôn hoà, tuy nhiên nhiều người sau đó đã kích động, phá cổng các doanh nghiệp đột nhập vào trong, yêu cầu chủ doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc và lôi kéo số công nhân này tham gia.
Hiện tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo xử lý nghiêm khắc những đối tượng lợi dụng tình hình để hây rồi, phá hoại tài sản của người dân, doanh nghiệp và của nhà nước.

Yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay hành động thô bạo trên biển


“Yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam và các hành động ngang ngược thô bạo đối với lực lượng bảo vệ và ngư dân Việt Nam” - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam tuyên bố.


Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, đã có những tuyên bố rất cứng rắn tại buổi lễ mít tinh sáng 14/5 nhằm phản đối hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, phát biểu tại lễ mít tinh
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, phát biểu tại lễ mít tinh

Trước sự việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Hương 981 nằm sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức mít tinh tại Hà Nội nhằm phản đối phía Trung Quốc và góp phần bảo vệ sản xuất, an toàn tính mạng và tài sản cho ngư dân, động viên ngư dân yên tâm tiếp tục ra khơi bám biển sản xuất, giữ gìn an ninh quốc phòng và khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Theo Hội Nghề cá, từ ngày 01/5/2014, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí từ phía Tây Bắc đảo Tri Tôn xuống phía Nam đảo Tri Tôn, đến 16h ngày 02/5/2014 giàn khoan Hải Dương-981 được dừng lại, hạ đặt tại tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông, nằm sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Đến nay có trên 86 tàu bảo vệ bao gồm cả tàu có trang bị tên lửa và đã có những hành động cản trở và gây hấn với lực lượng Cảnh sát Biển và Kiểm ngư Việt Nam, gây khó khăn trở ngại cho ngư dân Việt Nam khi đi khai thác ở ngư trường truyền thống trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, trực tiếp là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm tuyên bố về các ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và đi ngược lại nội dung thỏa thuận cấp cao giữa hai nước đe dọa hòa bình ổn định của khu vực.
Trung Quốc đã đi ngược lại những điều họ cam kết với Việt Nam như năm 2011 trong Tuyên bố chung Việt - Trung, chính Trung Quốc đã cam kết: “Hai bên cùng giữ gìn hòa bình ổn định trên biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế không áp dụng hành động làm phức tạp hóa  hoặc mở rộng thêm tranh chấp”. Tháng 10/2013 trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã nhắc đến vấn đề này và tại hội nghị ASEAN +3 Trung Quốc đưa ra cam kết với nội dung tương tự với các nước ASEAN.
Hội Nghề cá kịch liệt phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt Nam
Hội Nghề cá kịch liệt phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt Nam
Hội Nghề cá kịch liệt phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt Nam
Hội Nghề cá kịch liệt phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt Nam

“Hội Nghề cá Việt Nam và các tổ chức trong, ngoài nước cùng nhân dân Việt Nam đã lên tiếng phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam và các hành động ngang ngược thô bạo đối với lực lượng bảo vệ và ngư dân Việt Nam", ông Thắng khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, càng ngày phía Trung Quốc càng gia tăng những hành động cực kỳ nguy hiểm gây tình hình căng thẳng và mất ổn định nghiêm trọng trên biển Đông. “Cùng với nhân dân cả nước, chúng ta đấu tranh kiên trì, liên tục kiên quyết đòi Trung Quốc rút ngay, rút hết vô điều kiện giàn khoan Hải Dương-981 và toàn bộ tàu hộ tống ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam”.
Phát biểu tại buổi mít tinh, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu nhận định: “Hành động lần này của Trung Quốc không phải đột ngột mà đã được chuẩn bị lâu dài có hệ thống từ hàng chục năm nay trong chiến lược bành trướng trên biển Đông của họ”.
Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu
Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu

Ông Mưu cũng cho biết hành động ngang ngược phi pháp này là nằm trong chuỗi hành động chiến lược lâu dài từng bước thực hiện yêu sách phi lý ngang ngược trên biển Đông như: Dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma và một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988, đưa ra yêu sách phi lý (đường lưỡi bò) chủ quyền phi lý ngang ngược của Trung Quốc; sử dụng tàu hải giám cắt cáp thăm dò của tàu thăm dò địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Năm (2011 - 2012); ngang nhiên công bố mời thầu thăm dò dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam (2012); thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa gồm quần đảo Hoàng  Sa và Trường Sa của Việt Nam; hàng năm ra lệnh cấm khai thác cá biển trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam…
Hành động của phía Trung Quốc đã làm toàn thể nhân dân Việt Nam cả trong và ngoài nước kể cả nhân dân thế giới phẫn nộ phản đối yêu cầu chấm dứt ngay những hành động phi pháp ngang ngược ở trên và rút khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân Việt Nam mà còn trắng trợn vu khống đổ lỗi cho Việt Nam và tiếp tục dùng sức mạnh gia tăng uy hiếp xâm phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Trước tình hình đó, bằng nhiều hình thức Hội Nghề cá Việt Nam đã kết hợp với các cơ quan tuyên truyền báo chí, đài phát thanh - truyền hình trung ương và địa phương, thể hiện thái độ của mình phản đối kịch liệt những hành động ngang ngược và phi lý của Trung Quốc, bày tỏ thái độ ủng hộ và trân trọng những hành động dũng cảm của Cảnh sát Biển và Kiểm ngư Việt Nam, cũng như tinh thần hăng say bám biển của ngư dân ta không sợ hiểm nguy tiếp tục bám biển và luôn là người lính đi đầu trong việc khẳng định chủ quyền và bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.