Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Cái chết oan nghiệt của một lao động Việt tại Malaysia


Đêm 15/11, thi hài Trần Văn Tuyên, SN 1991, người bị chết cháy khi đang lao động ở Malaysia, đã được gia đình đưa về mai táng tại thôn 3, xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.


Cái chết oan nghiệt của Tuyên đẩy gia đình anh vào cảnh khốn cùng, người dân vùng quê nghèo ai cũng xót thương, tiếc nuối.
Oan nghiệt!
Chúng tôi có mặt tại thôn 3, xã Sơn Hồng vào chiều ngày 16/11. Cơn mưa nặng hạt khiến không khí trong gia đình bà Nguyễn Thị Loan - mẹ anh Tuyên - càng thêm đau đớn. Bà Loan cùng hai đứa con bơ phờ đứng trước bàn thờ con trai đang nghi ngút khói hương.
Di ảnh nạn nhân Trần Văn Tuyên, nạn nhân bị chết cháy tại Malaysia
Di ảnh nạn nhân Trần Văn Tuyên, nạn nhân bị chết cháy tại Malaysia

Bà Loan kể, vợ chồng bà sinh hạ được 3 người con trai, Tuyên là con đầu lòng. Cách đây 10 năm, khi cuộc sống đang hết sức khó khăn thì chồng bà qua đời. Kể từ đó, cuộc sống của mẹ con bà càng khốn đốn, chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng. Thời gian rảnh rỗi, mấy mẹ con lại kéo nhau vào rừng chặt củi về bán, kiếm thêm thu nhập.
Thương mẹ và hai em nên khi vừa tốt nghiệp cấp 3, Tuyên nghỉ học, xin mẹ cho đi xuất khẩu lao động. Tuyên tìm manh mối đi lao động tại Malaysia. Đầu năm 2010, Tuyên lên đường sang Malaysia làm việc. Đơn vị đưa con trai bà đi là Cty Hải Dương, ở Hà Nội, với chi phí ban đầu là 1.200USD. Theo các giấy tờ liên quan thì Tuyên làm việc tại Cty Zazatyguocta, thuộc tỉnh Kelantan.
“Khi mới sang cháu nó liên tục gọi về. Cháu nói quyết tâm lắm. Luôn bảo với mẹ là sẽ cố gắng dành dụm gửi về cho mẹ trả nợ, sửa nhà cho mẹ ”- bà Loan gạt nước mắt kể.
Nhưng mọi chuyện diễn ra không thuận lợi như suy tính. Công việc phập phù khiến thu nhập của Tuyên không được là bao. Sau 3 năm lao động tại Malaysia, Tuyên chỉ gửi về cho mẹ được khoảng 30 triệu đồng.
Kết thúc chính thức hợp đồng lao động sau 3 năm, Tuyên ra làm ngoài với công việc là thợ lái máy xúc cho một ông chủ người Trung Quốc. Thời gian gần 1 năm nhưng Tuyên chỉ gửi về cho em trai là Trần Văn Tưởng được 3,8 triệu đồng.
Ngày 6/7/2014, Tuyên gọi về cho mẹ bảo, ông chủ người Trung Quốc hứa cuối năm sẽ trả hết lương khoảng 100 triệu đồng cho Tuyên, để Tuyên gửi về cho mẹ trả bớt nợ nần, giúp mẹ có thêm vốn nuôi con lợn, con gà. Nhưng đó là lần cuối cùng bà Loan được nghe tiếng con trai.
Người mẹ đau đớn trước sự ra đi đột ngột của con.
Người mẹ đau đớn trước sự ra đi đột ngột của con.

Ngày 2/8/2014, khi đang đi làm, bà Loan bất ngờ nhận được điện thoại từ Malaysia. Một thanh niên giới thiệu là người Đô Lương (Nghệ An) báo tin Tuyên đã tử nạn, bị chết cháy đen trong xe ủi.
Kiệt sức chờ xác con trai
Hơn 3 tháng qua là khoảng thời gian tưởng chừng dài như vô tận của gia đình bà Loan. Cứ nghĩ đến đứa con ruột thịt, máu mủ đang phải nằm lạnh lẽo, không người thân ở xứ người, lòng bà quặt thắt. Muốn đưa con về ngay để biết đâu có thể nhìn mặt con lần cuối, nhưng gia cảnh quá nghèo khiến bà không thể thực hiện được ý nguyện. Chi phí giám định ADN, đưa xác con về tốn kém hàng USD. Vì thế đành để thi hài con tại một nhà xác của một bệnh viện nước bạn tới hơn 3 tháng trời.
Để có tiền cho chú và em trai bay sang Malaysia giúp cơ quan chức năng kiểm tra ADN con, suốt mấy tháng qua bà Loan phải xoay sở khắp nơi để vay tiền. Ngoài 50 triệu đồng vay từ ngân hàng, bà còn vay thêm anh em, bà con lối xóm. Thương hoàn cảnh gia đình bà quá éo le, nên khi được chị đặt vấn đề, ai cũng thương, sẵn sàng ủng hộ tiền để bà đưa xác con về.
Hoàn cảnh quá nghèo khó nên phải mất hơn 3 tháng bà Loan mới xoay đủ tiền đưa xác con về
Hoàn cảnh quá nghèo khó nên phải mất hơn 3 tháng bà Loan mới xoay đủ tiền đưa xác con về

18 ngày có mặt tại Malaysia, người em chồng và em trai của bà Loan đã làm hết sức từ liên hệ cơ quan chức trách Việt Nam tại đây hỗ trợ giám định ADN, liên hệ cảnh sát phía bạn truy tìm manh mối về cái chết oan nghiệt của Tuyên... Tốn kém, mệt mỏi, nhưng nguyên nhân cái chết của Tuyên vẫn là một điều bí ẩn.  
Ngày 15/11/2014, sau khi kết quả giám định ADN được phía bạn công bố, các thủ tục được hoàn tất, thi hài nạn nhân Trần Văn Tuyên đã được chuyển bằng máy bay từ Malaysia về Hà Nội. Đêm cùng ngày thi hài Tuyên đã được người thân chuyển từ Hà Nội về xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn. Một ngày sau chính quyền địa phương, gia đình, bà con lối xóm đã làm lễ đưa tang, mai táng Tuyên tại nghĩa trang địa phương.

“Xe điên” gây tai nạn liên hoàn làm 1 người chết


Các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra đêm qua (16/11) tại khu vực gần cổng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, khiến 1 người tử vong tại chỗ.


Theo những nhân chứng tại hiện trường, vào khoảng 21h30 tối 16/11, chiếc xe tải mang BKS 20L - 9865 đang lưu thông trên QL 3 mới theo hướng Thái Nguyên - Hà Nội, khi đến khu vực gần Cổng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc phường Phú Xá, TP Thái Nguyên) thì bất ngờ bị mất lái. Do đang lưu thông với tốc độ rất cao, lái xe không làm chủ được tay lái nên đã đâm vào sau xe tải BKS 20C -00998 đang đỗ bên đường khiến chiếc xe này bị quay ngược lại, rồi đâm tiếp vào một phụ nữ đang đi bộ trên vỉa hè khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng.

Sau đó, chiếc xe tải trên còn đâm hỏng một xe ô tô hiệu Mazda và nhiều xe máy khác đang đỗ trên vỉa hè. “Xe điên” chỉ dừng lại khi húc đổ một phần tường nhà của cửa hàng cho thuê áo dài trên mặt đường.
Danh tính nạn nhân tử vong là một phụ nữ tên Huệ, 37 tuổi.
Tiếp nhận thông tin vụ việc, lực lượng Phòng CSGT, Công an tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các cơ quan chức năng TP Thái Nguyên có mặt tại hiện trường để phân luồng, điều tiết giao thông, khám nghiệm và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Con nghiện truy sát 3 bà cháu bị truy tố


Sau khi phê ma túy, Nguyễn Quốc Huy về nhà kiếm chuyện và đánh chết bà nội rồi quay sang truy sát 2 cháu ruột.


Ngày 16/11, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho biết đã kết thúc điều tra, chuyển toàn bộ hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Quốc Huy (28 tuổi, ngụ quận 10) về tội “Giết người”.
Nguyễn Quốc Huy bị bắt giữ sau khi gây án
Nguyễn Quốc Huy bị bắt giữ sau khi gây án
Theo kết luận điều tra, khoảng 13h chiều 23/4, sau khi hút ma túy, Huy về nhà xin tiền bà Nguyễn Thị Tuyết (70 tuổi, bà nội Huy) rồi sau đó lớn tiếng và bất ngờ dùng hung khí đánh tới tấp bà Tuyết khiến nạn nhân gục tại chỗ.
Chưa dừng lại, Huy quay sang đánh 2 cháu ruột là Ngô Thị Như Ý (12 tuổi) và Ngô Minh Thành (7 tuổi) đang ngồi chơi trong nhà.
Phát hiện vụ việc, người dân trong khu vực đã xông vào bắt giữ Huy đồng thời đưa 3 bà cháu đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cấp cứu. Cháu Ý bị chấn thương đầu, cháu Thành bị thương ở đầu và gãy cổ. Riêng bà Tuyết sau một thời gian điều trị thì qua đời vì chấn thương sọ não.
Được biết, Huy là một con nghiện nặng, từng đi tù do vi phạm pháp luật. Sau khi ra tù, y tiếp tục lao vào con đường nghiện hút và thỉnh thoảng mới xuất hiện ở nhà.

Xét xử kẻ hiếp, giết cô bé bắt ốc rồi nhét ống cống


TAND tỉnh Khánh Hòa cho biết ngày 17-11 sẽ đưa bị cáo Trương Quế Lâm (SN 1979, trú Hiệp Thành, Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh) ra xét xử về tội hiếp dâm trẻ em và giết người từng gây xôn xao dư luận một thời gian dài.


Vụ án xảy ra năm 2012, Lâm được ông Trần Đức Tú nhận vào làm thuê trông coi đìa nuôi hải sản tại thôn Hiệp Thành, xã Cam Thịnh Đông, Cam Ranh. Ngày 12-4-2012, Lâm đi bộ từ trại đìa do mình trông coi sang trại trông coi đìa nuôi hải sản khác của ông Tú để gặp Phạm Văn Quang (người coi đìa) mượn 200.000 đồng.
Trên đường về lại trại đến khu vực cầu gỗ, Lâm gặp Lê Thị Thanh Nga (SN 1996, trú Hiệp Thành, Cam Thịnh Đông, Cam Ranh) đang bắt ốc dưới mương nước. Gã nảy sinh ý định hiếp dâm Nga nên cởi áo thun đang mặc bịt miệng, khống chế buộc cháu Nga phải đi theo và thực hiện hành vi bỉ ổi. Sau đó, do lo sợ Nga báo công an, Lâm giết chết cô bé, giấu xác trong cống thoát nước rồi đi ngủ, tiếp tục công việc bình thường.
Gia đình Nga đi tìm và báo lực lượng chức năng. Tháng 5-2012, anh Trần Thanh Tùng là người thay Lâm canh giữ đìa (do Lâm bị té xe máy nên tạm nghỉ) xả nước tại cống thoát nước của đìa số 1, phát hiện một tử thi không đầu trôi ra ngoài mương nước.
Ngày hôm sau, anh Trần Đức Vương (con trai ông Tú), trong lúc kiểm tra tại khu vực mương nước gần cống thoát nước của đìa số 1 đã phát hiện một hộp sọ (tử thi không đầu và hộp sọ được nhận định của Nga). Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi không đầu và hộp sọ nêu trên, đồng thời tiếp tục tổ chức điều tra nhằm xác định sự thật vụ án.
Cũng trong tháng 5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Lâm. Do đối tượng ngoan cố không chịu khai nhận đã giết chết Nga mà cho rằng cô bé tự tử làm cơ quan điều tra phải nhiều lần trưng cầu giám định, tổ chức thực nghiệm lại toàn bộ quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Kết quả thực nghiệm, xác định một mình Lâm thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Triệt phá đường dây ma túy “khủng”, thu 20 bánh heroin


Thời điểm bắt giữ các đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ 20 bánh heroin, 2 xe ô tô, 4 điện thoại di động cùng một lượng lớn ngoại tệ.

Phòng Phòng chống tội phạm (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) vừa phối hợp với Cục CSĐT tội phạm về ma tuý (C47 - Bộ Công an) triệt phá thành công đường dây mua bán trái phép chất ma túy đặc biệt nghiêm trọng.
Đối tượng và tang vật của vụ án. (Ảnh: canhsatbien.vn)
Đối tượng và tang vật của vụ án. (Ảnh: canhsatbien.vn)
Theo đó, tối 12/11, tại khu vực ngã tư Phạm Hùng - Trần Duy Hưng, lực lượng phối hợp đã bắt quả tang 3 đối tượng nằm trong đường dây này đang có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Tạ Thị Minh (SN 1984), Tạ Thị Kim (SN 1988, ở Sơn La) và Nông Văn Quảng (SN 1956, ở Thái Nguyên).
Thời điểm bắt giữ các đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ 20 bánh heroin, 2 xe ô tô, 4 điện thoại di động cùng một lượng lớn ngoại tệ.
Chuyên án được xác lập và khám phá thành công là thành tích chào mừng Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm ma túy Cảnh sát biển Việt Nam.

Băng trộm dùng ô tô phá trụ ATM


Nhóm đối tượng đi trên chiếc ôtô đã tiếp cận, phá cửa và thùng tiếp quỹ một trụ ATM định lấy tiền nhưng đã bị bảo vệ phát hiện…

Ngày 15/11, Công an quận 9, TPHCM đang phối hợp cùng đại diện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) tiến hành khám nghiệm dấu vết hiện trường để làm rõ một vụ trộm táo tợn xảy ra tại buồng ATM của ngân hàng nói trên.

Buồng ATM ngân hàng Vietinbank trên đường Lê Văn Việt, quận 9.
Buồng ATM ngân hàng Vietinbank trên đường Lê Văn Việt, quận 9.

Theo thông tin ban đầu, khoảng hơn 2h rạng sáng cùng ngày, một số bảo vệ trường Đại học Giao thông vận tải (cơ sở 2), đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 nhìn thấy ngoài đường có chiếc xe ô tô loại 4 chỗ chạy qua lại nhiều vòng như đang tập lái.

Ngay sau đó, chiếc xe dừng lại quay đầu ra đường, phần sau xe chắn ngang buồng ATM của ngân hàng Viettinbank (đã khóa cửa sau 23h mỗi ngày), đối diện với trường đại học GTVT.

Chốt cửa buồng ATM (được khóa sau 23h) bị trộm dùng xà beng cạy để vào.
Chốt cửa buồng ATM (được khóa sau 23h) bị trộm dùng xà beng cạy để vào.

Lúc này từ trên xe có 2 thanh niên bước xuống (một người khác ngồi sẵn tại vị trí lái) dùng xà beng phá bung cánh cửa và đột nhập cạy nắp thùng tiếp quỹ.

Ngay lập tức các bảo vệ truy hô rồi cùng lao qua định truy bắt nhưng các đối tượng đã nhanh chóng lên xe tẩu thoát. Chỉ vài phút sau, lực lượng công an phường nhận tin cũng có mặt bảo vệ hiện trường.

Bước đầu ghi nhận các đối tượng chưa thực hiện được trộm tiền đã bị phát hiện nên bỏ chạy. Tuy nhiên vụ việc vẫn đang được phía ngân hàng Vietinbank cùng lực lượng công an xác định làm rõ.

Bắt giữ một khối lượng lớn thuốc lá lậu


Sau khi mua hơn 600 bao thuốc lá lậu từ chợ trời ở Hà Nội, đối tượng Lan đã thuê xe ô tô chở vào tỉnh Thừa Thiên Huế để tiêu thụ. Tuy nhiên khi đang trên đường vận chuyển thì đối tượng bị lực lượng CSGT Hà Tĩnh phát hiện, bắt giữ.

Toàn bộ số thuốc lá lậu đã bị cơ quan chức năng thu giữ
Toàn bộ số thuốc lá lậu đã bị cơ quan chức năng thu giữ
Trước đó vào lúc 20h ngày 14/11 trong lúc tuần tra kiểm soát trật tự tại ngã 3 đường tránh của TP Hà Tĩnh (đoạn xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên), tổ tuần tra kiểm soát thuộc phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - Đường sắt Công an tỉnh Hà Tĩnh do thiếu tá Nguyễn Huy Hòa làm tổ trưởng đã phát hiện chiếc xe ô tô khách mang biển kiểm soát 37B - 000315 chạy tuyến Nghệ An – Đà Nẵng có nhiều dấu hiệu vi phạm.
Lực lượng chức năng đã ra tín hiệu yêu cầu chiếc xe dừng lại để kiểm tra.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 620 bao thuốc lá nhãn hiệu 555 không có giấy tờ hợp lệ.
Chiếc xe do anh Đào Công Cường điều khiển. Làm việc với lực lượng chức năng, anh Cường cho biết lô hàng thuốc lá trên được chị Nguyễn Thị Lan(trú tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thuê chở vào Thành phố Huế.
Tại phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Hà Tĩnh, Nguyễn Thị Lan khai nhận số thuốc lá trên được mua tại chợ trời, Thành phố Hà Nội với giá mỗi bao 12.000đ. Sau khi mua số thuốc trên, Lan đã thuê anh Cường chở vào TP Huế để tiêu thụ. Đang trên đường vận chuyển thì bị lực lượng chức năng Hà Tĩnh phát hiện, bắt giữ.
Hiện vụ việc đang được công an Hà Tĩnh tiếp tục điều tra, làm rõ.

Điện Biên: Xuất hiện ổ tiêu chảy cấp, 1 người tử vong


Sau bệnh nhân đầu tiên khởi bệnh với các triệu chứng sốt, rét run, khó thở và đi ngoài sau ăn thịt gà, 7 bệnh nhân tiếp xúc gần, có liên quan đến bệnh nhân đầu tiên đều có hiện tượng tương tự. Đáng nói, 1 trường hợp diễn biến nặng đã tử vong.

 Ổ dịch 8 bệnh nhân
Ngày 15/11, thông tin từ Sở Y tế Điện Biên cho biết, tại địa phương vừa xuất hiện ổ dịch tiêu chảy cấp chưa rõ nguyên nhân với 8 người mắc, trong đó 1 trường hợp tử vong và 1 trường hợp đang diễn biến rất nặng.
Bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận là bà Sùng Thị Dung, 57 tuổi ở bản Pá Khôm, xã Nà Nhạn, Điện Biên.
Cách ngày bị bệnh khoảng 3 ngày, bệnh nhân và gia đình có mổ và ăn thịt gà. Đến trưa 5/11 bệnh nhân đau đầu, sốt cao, rét run kèm ho, khó thở và đến tối cùng ngày thì đau bụng lâm râm vùng quanh rốn, đi ngoài phân lỏng toàn nước màu nâu, ngày 4 - 5 lần.
2h chiều ngày 6/11 bệnh nhân vào BV huyện Điện Biên trong tình sạng tỉnh táo, không sốt, đau bụng được chẩn đoán tiêu chảy cấp mất nước độ C, suy kiệt. Dù được truyền dịch, hạ sốt, kháng sinh nhưng tình trạng bệnh nhân không cải thiện nên đến 21h30 phút cùng ngày được chuyển lên BV Đa khoa tỉnh.
Lúc này, bệnh nhân mệt mỏi, đau đầu, sốt rét run, bụng đau và chướng nhẹ nhẹ được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn tiêu hóa. Hình ảnh chụp X- quang ngày 7/11 cho thấy đám mờ lan tỏa 2 phế trường phổi. Bệnh viện hội chẩn, chẩn đoán bệnh nhân viêm phổi nặng nghi do vi rút, sốc nhiễm khuẩn, theo dõi do nhiễm khuẩn huyết.
Đến ngày 11/11 tình trạng bệnh nhân vẫn nặng, liên lượng nặng. Kết quả xét nghiệm cúm A, A/H1N1, cúm B đã âm tính, soi, cấy phân không phát hiện vi khuẩn.
Liên quan đến ca bệnh đầu tiên này còn có thêm 3 ca bệnh là hai con trai của bệnh nhân và người hàng xóm có tiếp xúc gần.
Cả 3 cũng đều xuất hiện triệu chứng tương tự gồm sốt cao, đau đầu, đi bụng đi ngoài phân lỏng màu đen từ ngày 6/11, sau một ngày bệnh nhân đầu tiên khởi bệnh.
Con trai cả bệnh nhân là bệnh nhân Lý A Vừ, diễn biến bệnh từ ngày 6/11 đầu tiên chỉ với biểu hiện sốt cao, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, bệnh dần nặng lên dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn tiêu hóa. Dù được điều trị lích tực tại BV Đa khoa tỉnh nhưng tình trạng ngày càng nặng, đến sáng sớm ngày 12/11 bệnh nhân phải thở máy, kích thích, vật vã, nổi vân tím toàn thân và tử vong lúc 4h40 phút cùng ngày với chẩn đoán ngừng tuần hoàn, sốc nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Con trai thứ hai của bệnh nhân sinh năm 1994 sau khi đi chăm sóc mẹ đến ngày 7/11 cũng xuất hiện sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng màu vàng nâu, 4 - 5 lần ngày. Sau khi điều trị tiêu chảy cấp bằng kháng sinh, truyền dịch, bệnh nhân dần ổn định và ngày 12/11 đã được xuất viện.
Bệnh nhân thứ 3 liên quan là trường hợp bệnh nhân Lý A Lềnh phải đến viện điều trị từ hôm 7/11, sau 5 ngày cũng ổn định.
Cùng bản với bệnh nhân cũng xuất hiện 4 bệnh nhân có triệu chứng tương tự.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Điện Biên, qua điều tra xác định các bệnh nhân mắc bệnh đều cùng trong 1 gia đình hoặc ở gần nhà, đã từng tiếp xúc, gần gũi, chăm sóc người bệnh.
Các bệnh nhân được xác định tiêu chảy cấp chưa rõ nguyên nhân. Tổng số ca mắc là 8 trong đó 1 tử vong, 1 tiên lượng nặng. Hiện 6 bệnh nhân khác đang được theo dõi tại nhà đã được lấy 06 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và đến nay không phát hiện thêm trường hợp mắc mới.
Hiện Trung tâm y tế dự phòng đã khử độc môi trường bằng cloramin B tại nhà bệnh nhân, các gia đình xung quanh, tiếp tục theo dõi, diễn biến dịch.
Ngộ độc trứng gà, một người tử vong?
Ngày 10/11, chị Mã Thị Nhình (xóm Khuổi Đẳm, xã Cốc Pàng, huyện Bảo Lạc) đi chợ Trung Quốc mua trứng gà. Chiều tối cùng ngày, chị luộc 9 quả để 3 mẹ con ăn, mỗi người ăn 3 quả rồi đi ngủ. Khoảng 5 tiếng sau, cả 3 mẹ con thấy đau bụng, chóng mặt, nôn nhiều lần. Nửa đêm, anh Thường, chồng chị Nhình về liền đưa vợ và 2 con đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Lạc cấp cứu. Nhưng vì nhà cách bệnh viện hơn 30km nên sáng 11/11 chị Nhình đã tử vong. Hai bé Nga (6 tuổi) và Nhất (8 tuổi) được chuyển lên bệnh viện tỉnh cấp cứu.
Theo ông Nguyễn Văn Lê, Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng cho biết, đến nay sức khỏe của hai trẻ đã phục hồi tích cực. Cơ quan chức năng cũng đã lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ, chất nôn của bệnh nhân gửi đi xét nghiệm. Đồng thời lấy cả mẫu nước vì ngoài 3 người bị ngộ độc thì 2 con bò và 1 con mèo trong nhà cũng chết. Cơ quan công an cũng đã xuống khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân gây ngộ độc.
 Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh điều tra xác định rõ căn nguyên trong vụ ngộ độc theo quy định; công khai kết luận điều tra vụ ngộ độc để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Thôn Đấu Tranh "dậy sóng" vì di tích


Một di tích cấp quốc gia được xếp hạng năm 1988 song chính quyền huyện, xã không có bản đồ khoanh vùng di tích. Khi người dân gõ cửa các ban, ngành kêu cứu cho di sản, Sở VH,TT&DL Hà Nội mới lục hồ sơ và gửi về địa phương “Bản đồ khoanh vùng di tích”.

Cầm trên tay bản đồ, ông Dư Quốc Bảo, Phó Chủ tịch xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) đưa ra kết luận ngạc nhiên không kém: “Trong bản đồ khoanh vùng quy hoạch di tích lịch sử văn hóa đã có sự khoanh vùng chồng chéo, chồng lấn, thiếu- thừa không đúng quy định của pháp luật!”.

Câu chuyện về chợ dân sinh xâm lấn di tích quốc gia cụm đình- chùa xã La Phù đã nảy sinh nhiều câu hỏi lớn về việc quản lý và bảo vệ di tích.

Chuyện ở thôn Đấu Tranh

Những ngày gần đây, thôn Đấu Tranh (La Phù, Hoài Đức, Hà Nội) “dậy sóng”. Mọi chuyện bắt đầu từ việc xin cải tạo nâng cấp chợ dân sinh xã La Phù rộng gần 500 mét vuông của chính quyền xã. Đáng chú ý, chợ tạm này nằm trong phần đất “tranh cãi” của di tích cấp quốc gia và sở hữu một cây di sản ở góc chợ. Theo lập luận của ban khánh tiết cụm di tích đình- chùa La Phù, chợ vốn là phần đất của di tích. Lúc đó, chính quyền địa phương xin làm “chợ tạm” rồi chờ có điều kiện sẽ chuyển đi. Nay các cụ lo “chợ tạm sẽ nâng cấp thành chợ chính” rồi đất di sản sẽ mất vĩnh viễn. Điều này làm thay đổi cảnh quan, hiện trạng di tích, vi phạm Luật di sản.

Vì thế, hàng chục cụ trong ban khánh tiết làng phân công nhau: người trực ở di tích cả ngày lẫn đêm để sẵn sàng truy hô, ngăn cản nếu có bất cứ ai muốn cơi nới chợ tạm bên di tích; một vài người khác cầm xấp đơn “kêu cứu” gõ cửa các cấp ban ngành ở Thành phố và Trung ương về tình trạng xâm lấn di tích; những cuộc họp ban khánh tiết cũng diễn ra thường xuyên trong đình để bàn chuyện bảo vệ di tích...

Thôn Đấu Tranh dậy sóng vì di tích
Chợ tạm nhếch nhác nằm trong vùng 1 di tích theo Bản đồ khoanh vùng di tích của Sở VH,TT&DL Hà Nội

Trong lúc ấy, tại UBND xã, chính quyền địa phương cũng nhiều việc không kém quanh cụm di tích. Trước sự phản ứng dữ dội từ các cao niên, cùng các công văn từ cấp trên gửi về phúc đáp đơn thư, chính quyền xã lúng túng truy lại trích lục bản đồ di tích. Song những người làm quản lý di tích địa phương đã không tìm được trong kho lưu của xã cũng như phòng Văn hóa- Thông tin huyện hồ sơ khoanh vùng di tích.

Khi tình hình ngày một căng thẳng, Sở VHTTDL Hà Nội đã gửi một bản photo hồ sơ khoanh vùng di tích. Theo đó, khu chợ, khu nhà trẻ, khu nhà văn hóa xã (trước đây là trụ sở UBND xã) đều thuộc phạm vi di tích.

Và trong văn bản gửi UBND huyện Hoài Đức đề ngày 23/10/2014, ông Trương Minh Tiến, PGĐ Sở VHTTDL khẳng định: Căn cứ hồ sơ, đối chiếu với vị trí chợ tạm trên thực tế, thì khu vực chợ tạm hiện này nằm trong khu vực bảo vệ của di tích.

Những bất cập, tránh đâu?

Sau khi nhận được hồ sơ khoanh vùng, xã La Phù cũng ra công văn ngày 10/11/2014. Theo đó, bản đồ khoanh vùng khu di tích của Sở gửi xuống không phù hợp với khuôn viên di tích cụ thể. Vì bản đồ đã gom cả phần đất của các hộ gia đình ở nhiều năm, trường Mầm non xã, Trung tâm văn hóa xã (đều có đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) vào khu vực 1 của di tích. Trong khi đó khuôn viên ao cửa đình khoảng 1000 mét vuông lại không có trong khuôn viên di tích.

Cụ Tạ Tương Quý, thành viên ban khánh tiết, một trong những người gắn bó với di tích từ lúc đình chùa là “pháo đài” trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm tới lúc di tích được xếp hạng cho hay: Xưa ở quê tôi có lệ người sống không có đất ở thì ở đất công, người chết không có chỗ chôn thì chôn ruộng quan. Nên tất cả những người ở trong vùng được ghi trong hồ sơ là thuộc di tích là người ở đất công. Và những sai số như chính quyền xã nêu là có thể giải thích được.

“Và chúng tôi cũng không có ý định đòi đất ở của người làng.”- ông Quý nói tiếp- “Chúng tôi chỉ yêu cầu ngừng ngay mọi hoạt động nâng cấp chợ và trả lại khuôn viên phong quang, sạch sẽ cho di tích. Chúng tôi đã họp và thống nhất, nếu chính quyền địa phương không đáp ứng nhu cầu cộng đồng, chúng tôi sẽ trả lại “Bằng xếp hạng di tích” vì chúng tôi thấy cảnh quan di tích giờ không xứng với di tích cấp quốc gia.”

Trước những bất cập liên tiếp này, phóng viên có đặt câu hỏi với ông Dư Quốc Bảo, Phó chủ tịch xã La Phù: Tại sao quy hoạch và trích lục sai như vậy mà cụm di tích đình- chùa La Phù vẫn được chính quyền thông qua và gửi hồ sơ làm bằng di tích? Ông Bảo trả lời: Câu hỏi này cũng chính là câu hỏi của địa phương đang tìm lời giải đáp.

Song trong câu hỏi khác về cách thức quản lý di tích cả mấy chục năm mà không có hồ sơ khoanh vùng di tích ông Bảo không trả lời.

Vướng dây thừng, thanh niên đi xe máy ngã tử vong


Đang lưu thông với tốc độ cao, bất ngờ chiếc xe máy mắc phải sợi dây thừng căng ngang đường để neo thuyền. Vụ tai nạn khiến người điều khiển phương tiện bị hất văng ra xa, vỡ đầu.

Hiện trường vụ tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn.
Vụ tai nạn nói trên xảy ra vào khoảng 22h30 tối ngày 14/11 ở tuyến đê biển thuộc thôn Phú Liên, xã Quỳnh Long (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) khiến một nam thanh niên tử vong. 
Theo người dân địa phương chứng kiến vụ việc cho biết, vào thời điểm trên anh Trần Bá Ngành (SN 1989, trú tại xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) điều khiển xe máy với tốc độ cao trên tuyến đê biển. Do trời tối và không quan sát kỹ nên anh Ngành đã vướng vào sợi dây thừng néo tàu giăng ngang đường.
Vụ tai nạn làm anh Ngành bị ngã vỡ đầu, chiếc xe máy văng ra phía trước.Ngay khi tai nạn xảy ra, người dân đã nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu và báo cho lực lượng công an. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng nạn nhân đã tử vong trên đường đi cấp cứu.

Hà Nội: Xe Mercedes nát bét đầu vì tông cột đèn chiếu sáng


Đang lưu thông, chiếc xe Mercedes bất ngờ lao lên vỉa hè, “hạ gục” một cột đèn chiếu sáng. Cú đâm mạnh khiến đầu xe gần như bị chẻ đôi.

Vụ tai nạn xảy ra khoảng 3h sáng nay, ngày 15/11, trên đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy), đoạn gần trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: facebook otofun.net)

Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: facebook otofun.net)

Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: facebook otofun.net)
Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: facebook otofun.net)
Một số nhân chứng kể lại, thời điểm trên, chiếc xe ô tô hiệu Mercedes chạy thông trên đường Xuân Thủy hướng về đường Hồ Tùng Mậu với tốc độ cao. Bất ngờ, chiếc xe chồm lên vỉa hè, đâm thẳng vào một cột đèn chiếu sáng.
Cú đâm mạnh khiến cột đèn đổ nghiêng. Chiếc xế hộp được “phanh” lại ngay trước khi đâm vào một cây xanh trên vỉa hè.
Tại hiện trường, đầu chiếc xe Mercedes hư hỏng nặng, gần như bị chẻ đôi. Túi khí bên lái tung ra. Phần đầu chiếc xe “gác” lên trên cột đèn đã nghiêng ngả.
Theo thông tin ban đầu, tài xế ô tô chỉ bị thương nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng và đã được người đi đường đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
Vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.

Obama "nắn gân" TQ sau cuộc gặp thượng đỉnh với Tập Cận Bình


Từ Brisbane, Úc, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay đã phát đi những cảnh báo mạnh mẽ đối với Trung Quốc, chỉ vài ngày sau chuyến thăm chính thức Bắc Kinh hồi giữa tuần này.

Ông Obama phát biểu tại Đại học Queensland, Úc ngày 15/11.
Ông Obama phát biểu tại Đại học Queensland, Úc ngày 15/11.
 
Ông Obama đã cảnh báo các hiểm họa xung đột tại châu Á, trong bối cảnh Trung Quốc mâu thuẫn với một loạt quốc gia vì các tranh chấp chủ quyền, nhưng cam kết rằng Washington sẽ vẫn hiện diện mạnh mẽ trong khu vực.
 
Trong một bài phát biểu tại Đại học Queensland ở Brisbane, Úc ngày 15/11 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định rằng chính sách "xoay trục" của Mỹ sang châu Á là có thực và vẫn đang được tiến hành.
Trong bài phát biểu, ông Obama đã nhắc lại sự phát triển kinh tế đáng kinh ngạc của khu vực Đông Á kể từ Thế chiến II.
"Nhưng cùng với sự phát triển năng động đó, có những hiểm họa thực sự có thể phá hoại sự tiến bộ này", ông Obama nói, nhắc tới Triều Tiên và nói thêm: "Các tranh chấp lãnh thổ - những hòn đảo hẻo lánh và các bãi đá - có nguy cơ bùng phát thành xung đột".
Trung Quốc đang vướng vào các tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông và với Nhật Bản ở Hoa Đông.
Ông Obama đã nhắc lại sự nhấn mạnh quan điểm đã đưa ra tại Bắc Kinh hồi tuần này, sau các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng Mỹ hoan nghênh sự lớn mạnh của Trung Quốc, miễn là nước này là một người chơi có trách nhiệm và hòa bình trên chính trường thế giới.
Nhưng nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh tại Brisbane rằng Trung Quốc "phải tuân thủ các luật lệ giống như các nước khác, dù là trong thương mại hay trên biển".
Và Mỹ sẽ tiếp tục thẳng thắn về những bất đồng với Bắc Kinh, ông Obama nhấn mạnh.
Một trật tự an ninh hiệu quả cho châu Á phải dựa trên "không chỉ các phạm vi ảnh hưởng, hay sự ép buộc hoặc hăm dọa, nơi các nước lớn bắt nạt các nước nhỏ" mà dựa trên các liên minh được xây dựng trên sự tôn trọng, ông Obama thẳng thắn nói.
4 quốc gia ASEAN là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei có các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, một tuyến đường biển quan trọng của thế giới.
Nhưng Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố hầu hết Biển Đông là của mình, trong đó có vùng biển gần bờ các quốc gia láng giềng nhỏ hơn.
"Đừng nghi ngờ quyết tâm của Mỹ"
Một loạt các vụ việc xảy ra hồi đầu năm nay đã khiến các láng giềng lên án mạnh mẽ các hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển.
Cả Trung Quốc và ASEAN đều cần "sự ổn định và hòa bình", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Myanmar ngày 13/11, vốn có sự tham gia của các lãnh đạo ASEAN và cả ông Obama.
Trong một nỗ lực dường như nhằm giảm các căng thẳng trong khu vực, ông Lý đã gợi ý cho vay 20 tỷ USD và lập một đường dây nóng, và đề xuất "hiệp ước hữu nghị" với các quốc gia ASEAN.
Đường dây nóng nằm trong số các đề xuất trong các cuộc hội đàm cấp thấp giữa ASEAN và giới chức Trung Quốc về một bộ quy tắc ứng xử có tính rằng buộc pháp lý giảm giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Các quốc gia Đông Nam Á, vốn yếu hơn Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, mong muốn một bộ quy tắc ứng đa phương nhưng cáo buộc Bắc Kinh cố tình trì hoãn, và cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ.
Trung Quốc muốn sử dụng sức mạnh kinh tế và chính trị của Mỹ trong các cuộc đàm phán song phương với các nước có tranh chấp chủ quyền.
Và trong một dấu hiệu cho thấy những thách thức dai dẳng ở phía trước, ông Lý đã cảnh báo rằng "quyết tâm của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rõ ràng".
Còn Tổng thống Mỹ cũng thẳng thắn nói về các lợi ích lâu dài của Mỹ.
"Các thế hệ người Mỹ đã phục vụ và chết ở đây để người dân châu Á-Thái Bình Dương có thể sống tự do. Vì vậy, không ai có thể nghi ngờ quyết tâm hay cam kết của chúng tôi đối với các đồng minh trong khu vực", Tổng thống Obama nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Brisbane.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm các cam kết của mình mỗi ngày, sử dụng mọi phương thức - ngoại giao, quân sự, kinh tế, sự phát triển, và sức mạnh các giá trị của chúng tôi", ông Obama tuyên bố.

Hà Nội: Người đi bộ ngỡ ngàng khi bị phạt tiền ở đường trên cao


Đội CSGT, Trật tự và Phản ứng nhanh - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, chỉ trong 7 ngày đã xử lý 33 trường hợp người đi bộ đi vào đường cấm tại tuyến đường vành đai III trên cao, xử phạt 100.000 đồng/người.

Mặc dù đã có biển báo cấm người đi bộ, xe đạp và xe máy không được đi vào đường vành đai III trên cao, tuy nhiên thời gian qua rất nhiều người đã “phớt lờ” biển cấm, cố tình đi lên đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, bởi tuyến đường này chỉ dành riêng cho ô tô đi với tốc độ khá lớn.
Người đi bộ vô tư đi vào đường cấm
Người đi bộ "vô tư" đi vào đường cấm
Chiều 14/11, theo ghi nhận tại tất cả các vị trí đường dẫn lên xuống ở đường vành đai III trên cao thuộc địa bàn quân Thanh Xuân (Hà Nội) đều có lực lượng chức năng cắm chốt, nhằm ngăn chặn người đi bộ, xe máy và xe đạp đi vào tuyến đường này. Nhiều trường hợp cố tình đã bị lực lượng chức năng tiến hành xử lý.
Nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng khi bị xử phạt
Nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng khi bị xử phạt
Nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng khi bị xử phạt

Nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng khi bị xử phạt
Theo quan sát, rất nhiều người đi bộ và người đi xe máy vẫn “vô tư” đi vào đường chỉ dành riêng cho ô tô này. Khi bị lực lượng chức năng nhắc nhở, nhiều người đã nghiêm chỉnh chấp hành. Tuy nhiên cũng có trường hợp thấy bóng dáng lực lượng chức năng là vội vã bỏ chạy.
Đại úy Hoàng Điệp - Công an phường Thanh Xuân Nam (Thanh Xuân - Hà Nội) - cho biết: “Biển cấm đã có nhưng nhiều người đi bộ tỏ ra vẫn chưa biết qui định này, chúng tôi vừa xử lý, nhưng chủ yếu là nhắc nhở. Người đi bộ vi phạm chủ yếu là người dân ngoại tỉnh như lao động tự do, học sinh, sinh viên… Họ lên đó là để đón xe về quê. Nhưng cũng có người sống ở địa bàn này, nhà họ gần đây nên họ nghĩ lên đó đón xe cho tiện...”.
Phớt lờ biển cấm, vẫn nhiều người cố tình vi phạm...
"Phớt lờ" biển cấm, vẫn nhiều người cố tình vi phạm...
Em Đinh Văn Quyết (SN 1996), quê Hà Nam, khi bị lực lượng chức năng lập biên bản xử lý vì lỗi cố tình đi vào đường cấm, bị tạm giữ chứng minh thư nhân dân, mức phạt 100.000 đồng, vẫn còn tỏ ra rất ngỡ ngàng: “Em thấy rất bất ngờ, em chưa biết tới qui định này, tại nhiều lần đi em không quan sát biển cấm. Qua lần này em sẽ rất nhớ và không bao giờ tái phạm nữa”.
Trao đổi với PV Dân trí, Thiếu tá Nguyễn Thắng Toàn - Đội phó Đội CSGT - Trật tự - Phản ứng nhanh (Công an quận Thanh Xuân) cho biết: Thực hiện kế hoạch 471/KH-CAHN-PV11-PC67 ngày 28/10/2014 của Công an TP Hà Nội về việc “Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tuyến đường vành đai III trên cao”. Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với đội CSGT số 7, các phường sở tại nơi có các đường dẫn lên xuống để tuyên truyền, xử phạt các trường hợp vi phạm giao thông tại tuyến đường này.
Thiếu tá Nguyễn Thắng Toàn cho biết: “Trên địa bàn quận Thanh Xuân có 6 điểm lên xuống tuyến đường vành đai III trên cao. Bắt đầu từ 1/11/2014, chúng tôi tăng cường kiểm soát, phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành tuyên truyền nhắc nhở và đã xử lý nhiều trường hợp là người đi xe máy, xe đạp và người đi bộ đi vào tuyến đường cấm này. Từ ngày 5/11 - 12/11/2014, chúng tôi đã xử phạt hành chính 33 trường hợp người đi bộ, mỗi trường hợp là 100.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe máy chúng tôi cũng xử lý tương đối nhiều”.
Thiếu tá Toàn thông tin thêm, người đi bộ khi vi phạm nếu bị xử lý sẽ tiến hành lập biên bản và tạm giữ chứng minh thư nhân dân. Sau đó hướng dẫn họ về kho bạc nộp phạt, mới được nhận lại chứng minh thư. Mức phạt áp dụng cho người đi bộ là 100.000 đồng/ người, xe máy là 300.000 đồng/xe và tước giấy phép lái xe 1 tháng.
“Chúng tôi tăng cường đến hết 31/12/2014, sau đó vẫn tiếp tục duy trì. Lực lượng chức năng của chúng tôi sẽ cắm chốt tại các vị trí đó từ 6h – 24h hàng ngày. Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức viết bài tuyên truyền qui định này gửi tới các phường sở tại để đọc lên hệ thống loa truyền thanh. Đồng thời, chúng tôi còn gửi về các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn quận Thanh Xuân để các học sinh, sinh viên nắm được. Đối với sinh viên bị xử lý, chúng tôi cũng sẽ gửi giấy tới tận trường sinh viên đó theo học” - Thiếu tá Toàn nói.

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Ngày 4/12, mở lại phiên xử sơ thẩm vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường


Sáng nay, thông tin từ TAND TP Hà Nội, cho hay, ngày 4/12 sẽ mở lại phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường. Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra đến hết ngày 5/12, do thẩm phán Lê Thị Hợp làm chủ tọa.


2 bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 14/4/2014.

2 bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 14/4/2014.
Theo cáo trạng của VKSND TP Hà Nội, bị cáo Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường bị truy tố về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” và tội “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”.
Bị cáo Đào Quang Khánh, nhân viên bảo vệ của thẩm mỹ viện Cát Tường bị truy tố về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” và tội “Trộm cắp tài sản”.
Trước đó, ngày 14/4/2014, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường. Khi phiên tòa diễn ra được thời gian ngắn, trong quá trình thẩm vấn nhân chứng và những người có liên quan, HĐXX nhận thấy giữa lời khai của bị cáo Tường và các nhân chứng có nhiều điểm mâu thuẫn cần được làm rõ. Sau đó, HĐXX quyết định tạm dừng phiên tòa, trả hồ sơ yêu cầu cơ quan tố tụng điều tra bổ sung.
Ngày 15/10/2014, VKSND TP Hà Nội đã hoàn tất bản cáo trạng lần 2. So với bản cáo trạng lần 1 thì bản cáo trạng lần 2 vẫn giữ nguyên quyết định truy tố 2 bị cáo về các tội danh nêu trên. Tuy nhiên, bản cáo trạng lần 2, cơ quan tố tụng điều chỉnh điều khoản của tội danh truy tố bị cáo Tường ở khung hình phạt cao hơn.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, trưa 19/10/2013, chị Lê Thị Thanh Huyền đi xe máy đến Thẩm mỹ viện Cát Tường để hút mỡ bụng và nâng ngực thẩm mỹ theo hợp đồng đã thỏa thuận trước.
Nhân viên thẩm mỹ viện đã đưa chị Huyền vào phòng thử HIV và thử phản ứng thuốc tê thấy bình thường. Đến 12h30’, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường yêu cầu nhân viên pha 5 lọ thuốc gây tê, thử phản ứng thấy bình thường liền tiêm thuốc gây tê để tiến hành ca mổ.
Khi ca mổ kết thúc, chị Huyền được đưa ra ngoài phòng chờ. Khoảng 30 phút sau, thấy chị Huyền có biểu hiện co giật, nháy mắt, sùi bọt mép, bác sĩ Tường tiêm cho chị Huyền một mũi thuốc an thần.
Đến khoảng 17h45’ cùng ngày, thấy chị Huyền có biểu hiện tím tái, mạch khó bắt, không đo được huyết áp, nhân viên thẩm mỹ viện đã gọi điện cho bác sĩ Tường và được chỉ định tiêm cho chị Huyền hai ống thuốc trợ tim và hai ống thuốc chống dị ứng, truyền dịch muối 9% và cho thở oxy. Sau đó, Tường quay về thẩm mỹ viện để cấp cứu cho chị Huyền nhưng không có kết quả.
Sau khi chị Huyền tử vong, Tường đã cùng Đào Quang Khánh đem thi thể chị Huyền lên ôtô đưa đến Bệnh viện Bưu Điện nhưng thấy có nhiều người và do thi thể chị Huyền bị cứng nên không dám mang vào gửi. Khánh gợi ý mang xác chị Huyền ném xuống sông. Tường đồng ý và đi lên cầu Thanh Trì vứt xác nạn nhân Huyền.
Lợi dụng lúc mọi người không để ý, Khánh đã lấy trộm chiếc điện thoại iPhone 5 của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền trị giá 12 triệu đồng. Do vậy, ngoài hành vi “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”, Khánh còn bị truy tố về hành vi “Trộm cắp tài sản".
Ngày 5/8/2014, tại buổi họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Thượng tá Võ Hồng Phương - Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CATP Hà Nội), công bố thông thông tin về việc tìm được thi thể nạn nhân vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường, chị Lê Thị Thanh Huyền.
Theo đó, vào khoảng 9h ngày 18/7/2014, người dân khu vực bến đò Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội) phát hiện một thi thể nữ không đầu nổi trên sông Hồng. Nhận thấy có dấu hiệu liên quan đến vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường, Công an Hà Nội, gửi mẫu giám định đến Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an.
Thông tin từ cơ quan điều tra cho biết, “qua phân tích ADN từ mẫu xương thi thể trôi sông với mẫu tế bào niêm mạc mẹ đẻ chị Huyền, mẫu tóc bố đẻ chị Huyền và mẫu tóc con trai chị Huyền, cơ quan giám định đủ cơ sở xác định người phụ nữ trôi sông trên là chị Huyền. Việc tìm thấy thi thể nạn nhân đã giải tỏa tâm lý rất lớn cho gia đình và cơ quan điều tra.

Giấy phép lái xe Việt Nam được sử dụng tại 85 quốc gia


Ngày 20/8/2014, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam chính thức là thành viên của Công ước Vienna. Theo đó, giấy phép lái xe của Việt Nam (GPLX) sẽ có giá trị quốc tế, được sử dụng lưu hành hợp pháp tại 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna.

Đây là Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là Công ước Vienna). Khi là thành viên của Công ước Vienna, GPLX của Việt Nam sẽ có giá trị sử dụng tại các quốc gia thành viên khác, chủ yếu ở châu Âu, châu Phi, châu Á và Nam Mỹ.


Mẫu GPLX quốc tế
Mẫu GPLX quốc tế
Theo đó, Việt Nam được phép cấp GPLX quốc tế theo nguyên tắc: Những công dân có GPLX quốc gia rồi thì được cấp GPLX quốc tế chứ không phải học hay thi lại để cấp. Công dân Việt Nam được cấp GPLX quốc tế sẽ được lái xe ở các nước tham gia công ước Vienna mà không phải học, thi lấy GPLX của nước sở tại.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB) - cho biết, GPLX quốc tế sẽ được cấp theo mẫu thống nhất của công ước Vienna, hình thức GPLX theo dạng quyển giống như hộ chiếu hiện nay. Trên GLPX in 4 thứ tiếng cơ bản là Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và tiếng của nước cấp GPLX đó. Trong GPLX này sẽ ghi rõ người có GPLX quốc tế được lái ô tô, mô tô loại nào. GPLX quốc tế có thời hạn theo quy định chung của công ước từ 1 - 3 năm. TCĐB sẽ cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất khi đưa quy định về thời hạn GPLX vào thông tư đang soạn thảo.
Cũng theo ông Huyện, GPLX quốc tế được cấp theo nhu cầu của người sử dụng chứ không bắt buộc hay áp dụng đại trà. Hiện nay TCĐB đang xây dựng các văn bản pháp lý trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt để trong quý I/2015 có thể thực hiện cấp GPLX quốc tế cho công dân Việt Nam sử dụng ở 85 nước. TCĐB cũng đang xây dựng thông tư quy định việc ban hành mẫu GPLX quốc tế cùng quy định quản lý, cấp phát...
Liên quan đến việc GPLX quốc tế, TCĐB đề nghị cơ quan công an xây dựng phôi mẫu GPLX quốc tế có bảo mật và đảm bảo thống nhất với mẫu chung của Công ước Vienna.
Về nguyên tắc, công dân của nước này đến nước khác phải tuân thủ luật pháp giao thông của những nước đó. Vì vậy, khi người Việt Nam sử dụng GPLX quốc tế ở những nước tham gia công ước Vienna thì không cần phải đăng ký trước với cơ quan quản lý giao thông ở nước đó. Người sử dụng GPLX quốc tế khi lái xe nếu được cơ quan kiểm soát giao thông yêu cầu xuất trình GPLX thì xuất trình theo yêu cầu để họ kiểm tra. Còn những người ở các nước tham gia công ước Vienna có GPLX quốc tế do quốc gia của mình cấp khi đến Việt Nam sẽ được Việt Nam công nhận GPLX đó.

Dự kiến, GPLX quốc tế sẽ được cấp thí điểm vào quý I- 2015 ở TCĐB và một số Sở GTVT có nhu cầu lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… Mức phí cấp GPLX quốc tế đang được TCĐB xây dựng để Bộ GTVT đề nghị với Bộ Tài chính quy định như mức phí cấp GPLX bằng vật liệu PET hiện nay (135.000 đồng).

Thủ tướng: Thúc đẩy xây dựng lòng tin để ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông

Ngày 13/11/2014, tại Nay Pyi Taw, các nhà Lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao với các Đối tác Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự, có phát biểu quan trọng tại các hội nghị.

Tại các Hội nghị, các Nhà Lãnh đạo ASEAN và Đối tác nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác, đồng thời khẳng định coi trọng quan hệ hợp tác với ASEAN, cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng vào năm 2015 cũng như triển khai Tầm nhìn sau 2015, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong tăng cường cấu trúc hợp tác khu vực đóng góp cho mục tiêu chung về hoà bình, an ninh và phát triển.
Lãnh đạo các nước cũng dành thời gian trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông. Nhấn mạnh hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không là lợi ích và mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực; theo đó cần bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC.
ASEAN và Trung Quốc với yêu cầu đảm bảo an ninh ở Biển Đông
Thủ tướng: Thúc đẩy xây dựng lòng tin để ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 17, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã tái khẳng định cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc. Các nhà Lãnh đạo hai bên hài lòng ghi nhận những kết quả quan trọng đạt được trong triển khai Kế hoạch hành động 2011-2015 triển khai quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vì hòa bình và thịnh vượng, nhất là những thành tựu trên tất cả 11 lĩnh vực ưu tiên, bao gồm nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư, phát triển đồng lưu vực sông Mekong, giao thông, năng lượng, văn hóa, du lịch, y tế công cộng và môi trường.
Các nhà Lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc hoan nghênh những tiến triển hợp tác và thảo luận thực chất về sáng kiến và đề xuất của Trung Quốc trong khuôn khổ 2+7, theo đó nhất trí làm sâu sắc hơn nữa hợp tác hiện có và mở rộng các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ nói trên. Hai bên ghi nhận những bước phát triển kinh tế nhanh chóng trong năm qua, và đề nghị tiếp tục chú trọng hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực trọng tâm, thực hiện hiệu quả các cam kết trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN –T rung Quốc (ACFTA), phấn đấu đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 500 tỷ USD năm 2015. ASEAN đánh giá cao việc ASEAN và Trung Quốc cùng với các đối tác khác thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc cũng dành thời gian trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông. Nhấn mạnh hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không là lợi ích và mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực; theo đó cần bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá tích cực quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc với những thành tựu quan trọng đã đạt được. Đánh giá cao sự ủng hộ của Trung Quốc đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình và các diễn đàn do ASEAN sáng lập. Việt Nam ủng hộ việc duy trì và tăng cường hơn nữa tham vấn và đối thoại giữa hai bên về DOC và COC.
Để đưa quan hệ hai bên tiếp tục phát triển vững chắc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN và Trung Quốc tiếp tục nỗ lực phát triển quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đẩy mạnh các chương trình hợp tác trong khuôn khổ Kế hoạch hành động 2011-2015, đẩy mạnh các nỗ lực nhằm tạo môi trường hoà bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực. Để đạt được điều này, việc tăng cường hiểu biết, củng cố và làm sâu sắc niềm tin chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng. Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nhằm đạt mục tiêu 500 tỷ USD kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2015. Tăng cường hợp tác kết nối giữa ASEAN và Trung Quốc. Đề nghị Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ ASEAN triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN, góp phần thúc đẩy liên kết, kết nối ASEAN và Đông Á. Theo đó, hoan nghênh đề xuất của Trung Quốc lập Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và mong rằng Ngân hàng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình kết nối này của ASEAN. Trung Quốc cần tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các diễn đàn ASEAN sáng lập, cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang định hình; cùng xử lý và ứng phó với những thách thức toàn cầu.
Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Do đó, các bên liên quan cần nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên hợp quốc năm 1982; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhất là thực hiện Điều 5 của DOC về kiềm chế, không có hành động làm phức tạp thêm, gia tăng căng thẳng, hay thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Sự hợp tác và phát triển thịnh vượng chỉ diễn ra thuận lợi trong môi trường hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực trên cơ sở bảo đảm và củng cố được lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, bao gồm cả lòng tin chiến lược trong bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực.
Hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong tham vấn vừa qua giữa ASEAN và Trung Quốc, trong đó có việc cam kết sẽ đề ra các biện pháp cụ thể và cơ chế nhằm bảo đảm tuân thủ Tuyên bố DOC, nhất là Điều 5 của Tuyên bố; cũng như về việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC), thống nhất xây dựng và triển khai ngay các biện pháp “thu hoạch sớm”, như lập đường dây nóng giữa hai bên nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin, ngăn ngừa sự cố, căng thẳng; đẩy mạnh thương lượng nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
ASEAN và Hoa Kỳ hợp tác chống biến đổi khí hậu
Thủ tướng: Thúc đẩy xây dựng lòng tin để ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 2, các Nhà Lãnh đạo tập trung kiểm điểm những tiến triển trong quan hệ đối thoại ASEAN - Hoa Kỳ, đánh giá tích cực nhiều hoạt động hợp tác đang được triển khai hiệu quả trên các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ.
Hai bên đánh giá cao tiến triển tích cực và thực chất trong quan hệ hợp tác, tạo cơ sở hướng tới đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ. Hoa Kỳ khẳng định tiếp tục hỗ trợ ASEAN về xây dựng Cộng đồng, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển và nâng cao năng lực; khẳng định tiếp tục tập trung nguồn lực triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011-2015. Hoa Kỳ cũng khẳng định chính sách gắn kết lâu dài với Đông Á và ASEAN, coi ASEAN là ưu tiên chiến lược và một trụ cột trong chính sách đối ngoại của mình ở khu vực; coi trọng các khuôn khổ đa phương khu vực như ARF, EAS, ADMM+, APEC, TPP…, ủng hộ xây dựng cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm; nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ASEAN và Hoa Kỳ, mong muốn hai bên phối hợp có trách nhiệm trong các cơ chế hợp tác khu vực, giải quyết hiệu quả các thách thức. Hoa Kỳ cũng khẳng định coi trọng hợp tác Hạ nguồn Mekong trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ nguồn Sông Mekong (LMI).
ASEAN hoan nghênh chính sách của Hoa Kỳ tiếp tục gắn kết với Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng; đánh giá cao sự ủng hộ và hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho ASEAN trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng và giữ vai trò chủ đạo ở khu vực. ASEAN mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng vào năm 2015, triển khai và dành ưu tiên cao cho tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, và đầu tư; đánh giá cao hợp tác giữa Hoa Kỳ và các nước Mekong trong hợp tác Hạ nguồn Mekong trong khuôn khổ LMI.
Về kinh tế, hai bên cam kết tăng cường đối thoại về thương mại và đầu tư, tăng cường thực hiện Sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng (E3) và Thỏa thuận Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho ASEAN và Hoa Kỳ cùng các đối tác khác tiến hành đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hội nghị cũng đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN - Hoa Kỳ về hợp tác chống biến đổi khí hậu với mục đích tăng cường hợp tác hai bên bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, cũng như đóng góp tích cực vào các nỗ lực toàn cầu về chống biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ ASEAN đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ đối tác ASEAN - Hoa Kỳ và những kết quả hợp tác đã đạt được trong thời gian qua giữa hai bên; đánh giá cao sự ủng hộ và hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho ASEAN trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng và giữ vai trò chủ đạo ở khu vực.
Để đưa quan hệ ASEAN và Hoa Kỳ tiếp tục phát triển, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam chia sẻ định hướng và những biện pháp trọng tâm, gồm: Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động ASEAN - Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2015, tập trung nguồn lực đẩy mạnh hợp tác toàn diện, ưu tiên hỗ trợ ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng vào năm 2015, gia tăng kết nối, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, giao lưu nhân dân và giải quyết các thách thức chung như an ninh năng lượng, quản lý nguồn nước bền vững, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai, bệnh dịch, chống tội phạm xuyên quốc gia. Tiếp tục triển khai và dành ưu tiên cao cho tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, và đầu tư. Đề nghị hai bên tiếp tục triển khai hiệu quả Sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng (E3) và Thỏa thuận Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), tăng cường tham vấn giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho ASEAN và Hoa Kỳcùng các đối tác khác tiến hành đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Hoa Kỳ ủng hộ và tích cực tham gia vào triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN. Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm trợ giúp ASEAN trong triển khai các dự án kết nối cơ sở hạ tầng trong lục địa ASEAN, đặc biệt tại Tiểu vùng Mekong, và các dự án kết nối cảng biển, kết nối công nghệ thông tin và truyền thông, năng lượng. Khuyến khích doanh nghiệp hai bên tham gia quá trình thực thi Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN với hình thức phù hợp như Đối tác Công-Tư (PPP). Đánh giá cao hợp tác giữa Hoa Kỳ và các nước Mê Công trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ nguồn Sông Mê Công (LMI) cũng như Sáng kiến Hạ nguồn Sông Mekong - Những người bạn (FLM). Đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục dành quan tâm và ưu tiên cho thực hiện Kế hoạch Hành động LMI 2011-2015, gắn kết hợp tác LMI với các chương trình hợp tác về kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển của ASEAN ở tiểu vùng Mekong cũng như hỗ trợ các nước trong tiểu vùng nâng cao năng lực quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nước sông Mekong. 
Vấn đề Biển Đông tiếp tục được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ.
ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á - tuân thủ các giá trị và chuẩn mực chung
Thủ tướng: Thúc đẩy xây dựng lòng tin để ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 17, Lãnh đạo các nước ASEAN và ba Đối tác Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hoan nghênh và đánh giá cao hiệu quả hợp tác ASEAN+3 thời gian qua và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ đối tác ASEAN+3 vì hòa bỉnh, thịnh vượng ở khu vực, hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng Đông Á trong tương lai, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm của cấu trúc khu vực. Để đạt được mục tiêu này, các nước nhấn mạnh mục tiêu trước mắt là thực hiện hiệu quả Kế hoạch công tác ASEAN+3 giai đoạn 2013-2017, và đẩy mạnh nghiên cứu triển khai các khuyến nghị của Nhóm tầm nhìn Đông Á II (EAVG-II) trên các lĩnh vực của hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
Các nhà Lãnh đạo ASEAN và 3 đối tác Đông Bắc Á tái khẳng định cam kết ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên, và nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy tuân thủ các giá trị và chuẩn mực chung, các nguyên tắc luật pháp. Nhất trí tiếp tục đẩy mạnh ưu tiên thực hiện các chương trình hợp tác đã thỏa thuận, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và tài chính; duy trì đà phát triển kinh tế ngày một tăng trong khu vực, đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hướng tới sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP); tăng cường hợp kinh tế vĩ mô; bảo đảm cân bằng giữa an ninh năng lượng với phát triển kinh tế và bảovệ môi trường; bảo đảm an ninh lương thực; ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý thiên tai, dịch bệnh; đồng thời tiếp tục tăng cường hợp tác giáo dục, phòng chống dịch bệnh xuyên biên giới, tăng cường kết nối, hợp tác du lịch, dịch vụ công, hợp tác thông tin và truyền thông, hợp tác khoa học công nghệ, và thúc đẩy giao lưu nhân dân…
Về vấn đề Biển Đông, các nhà Lãnh đạo nhấn mạnh hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không là lợi ích và mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực; theo đó cần bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng ASEAN+3 đã có những đóng góp rất ý nghĩa vào tăng cường liên kết khu vực Đông Á cũng như trong hợp tác về các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực. Những kết quả nổi bật đật được khẳng định ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác năng động và hiệu quả.
Để đưa hợp tác ASEAN+3 đi vào chiều sâu, thực chất hơn, đặt nền tảng vật chất cho cộng đồng ở Đông Á trong tương lai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN+3 cần tập trung nguồn lực tiếp tục triển khai Kế hoạch Công tác hợp tác ASEAN+3 sửa đổi giai đoạn 2013-2017, đóng góp đầy đủ cho Quỹ Hợp tác ASEAN+3 để hỗ trợ triển khai hiệu quả hơn các dự án hợp tác. Đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tạo cơ sở thiết lập FTA khu vực Đông Á trong tương lai. Theo đó, cần đẩy mạnh đàm phán Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đúng lộ trình vào năm 2015. Tiếp tục tăng cường hợp tác ổn định tài chính vĩ mô thông qua triển khai hiệu quả Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai, mở rộng Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á và Quỹ Đầu tư Bảo đảm Tín dụng; vận hành hiệu quả Văn phòng nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3. Triển khai hiệu quả và toàn diện Tuyên bố về Quan hệ Đối tác ASEAN+3 về Kết nối và Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN, tạo cơ sở cho liên kết và kết nối rộng lớn trong toàn khu vực Đông Á, đặc biệt về cơ sở hạ tầng, giao thông. Đẩy mạnh hợp tác các vấn đề toàn cầu như an ninh năng lượng và lương thực, phòng chống dịch bệnh, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, trong đó có việc sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên nước.
Malaysia đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2015
Chiều 13/11/2014, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã có cuộc gặp với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC) nhằm đối thoại và trao đổi về các biện pháp nâng cao đóng góp của ABAC trong việc giúp ASEAN hoạch định chính sách, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN và liên kết khu vực.
Kết thúc các Hội nghị Cấp cao, tối cùng ngày đã diễn ra Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các Cấp cao giữa ASEAN với Đối tác.

Tại buổi lễ, nước Chủ tịch ASEAN năm 2014, Myanmar, đã chuyển giao cương vị Chủ tịch ASEAN 2015 cho Malaysia. Phát biểu tiếp nhận vai trò nước Chủ tịch ASEAN 2015, Thủ tướng Malaysia Najib Razak khẳng định Malaysia sẽ tiếp tục phối hợp cùng các nước ASEAN thúc đẩy các mục tiêu, trọng tâm và ưu tiên của ASEAN trong năm 2015, nhất là chuẩn bị cho Cộng đồng ASEAN ra đời vào ngày 31/12/2015.

Nhật Bản sẽ phạt nặng tàu lạ, răn đe Trung Quốc

Quốc hội Nhật Bản có thể thông qua dự luật tăng số tiền phạt cho hành vi xâm phạm vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản của các tàu cá nước ngoài lên đến 30 triệu yen (gần bằng 300 nghìn USD). Động thái này được cho là nhằm răn đe Trung Quốc.

Nhật - Trung đang căng thẳng chuyện ngoài khơi
Nhật - Trung đang căng thẳng chuyện ngoài khơi

Liên minh cầm quyền của Đảng Dân chủ Tự do và Komeito có kế hoạch trình dự luật ra quốc hội Nhật Bản sớm nhất. Đảng Dân chủ đối lập cho biết sẽ bỏ phiếu đồng ý cho dự luật nếu nó được đệ trình lên quốc hội.
"Một phản ứng khẩn cấp là cần thiết", Natsuo Yamaguchi lãnh đạo đảng Komeito phát biểu tại một cuộc họp của đảng. "Chúng tôi đang có được sự hợp tác từ các đảng đối lập", ông Yamaguchi thông báo.
Hiện nay mức phạt tối đa cho hành vi săn trộm trong vùng lãnh hải của Nhật Bản là 4 triệu yen, tội đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản bị phạt 10 triệu yen. Tiền phạt sẽ được nâng lên 30 triệu yen cho cả hai tội danh theo kiến nghị của liên minh cầm quyền.
Dự án luật cũng đưa ra con số tiền để bảo lãnh các thủy thủ trên các tàu cá nước ngoài bị Nhật Bản bắt được. Ngoài ra tiền phạt còn bao gồm tiền phạt cho mỗi kg san hô bị trộm là 6 triệu yen.
Vào tháng 10 cảnh sát biển Nhật Bản được tăng cường đến quần đảo Ogasawara nhằm ngăn chặn các tàu cá Trung Quốc ăn trộm san hô đỏ. Tokyo cũng đã lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đến ăn trộm san hô đỏ trong vùng biển của Nhật Bản nhưng không thành. Vì lợi nhuận quá lớn các ngư dân Trung Quốc cố tình ăn trộm san hô đỏ. Số lượng tàu cá Trung Quốc xâm nhập quần đảo Ogasawara ngày càng đông.
Dự luật nâng số tiền phạt cho thấy quyết tâm chống lại hành vi ăn trộm, đánh bắt trái phép của các tàu cá nước ngoài trên vùng biển của Nhật Bản. Giới phân tích tin rằng quy định mới là nhằm răn đe Trung Quốc.

Quan hệ ngoại giao giữa hai nước láng giềng đông bắc á đang rất căng thẳng do các tranh chấp của Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku.

Báo Nga: Mátxcơva bán cho Việt Nam tổ hợp chỉ huy hàng không chiến thuật


Tổng công ty chế tạo máy OPK của Nga đang bắt tay vào việc cung cấp cho Việt Nam tổ hợp liên lạc hàng không trên mặt đất NKVS-27.

Tổ hợp NKVS-27 chủ yếu phục vụ các máy bay chiến thuật do hãng
Tổ hợp NKVS-27 chủ yếu phục vụ các máy bay chiến thuật do hãng Sukhoi sản xuất.
Hãng Interfax-AVN dẫn nguồn tin từ bộ phận báo chí OPK ngày 13/11 cho biết thông tin trên.
“Tổ hợp thiết bị này được thiết kế nhằm cung cấp hoạt động liên lạc với máy bay tiền tuyến cũng như các loại máy bay khác", nguồn tin viết.
 Đây là tổ hợp NKVS-27 thứ 3 được bán cho Không quân Việt Nam.
Dự kiến, việc giao hàng sẽ diễn ra vào đầu năm tới.
Nhiệm vụ của NKVS-27 là tổ chức các mạng, các kênh liên lạc và trao đổi thông tin chủ yếu cho máy bay chiến thuật Su-27SKM, Su-30MK2 và Su-35 đều do hãng Sukhoi sản xuất.
Trong các loại máy bay này, Su-35 được coi là “sát thủ bầu trời” do thuộc dòng máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4,5. Đây là biến thể nâng cấp của dòng máy bay Su-27 nổi tiếng. Thế hệ Su-35S thậm chí còn sử dụng công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, bảo đảm ưu thế vượt trội trước các loại tiêm kích tương tự.
Hiện Không quân Việt Nam cũng đang sở hữu các máy bay do hãng Sukhoi sản xuất và được tổ hợp NKVS-27 tham gia bảo đảm hoạt động điều khiển

"Dàn trận" bắt đoàn 21 xe quá tải chở gỗ từ Lào về Việt Nam

Sau khi nhận được tin báo có 1 đoàn xe chở gỗ quá tải đã qua cửa khẩu vào Việt Nam, lực lượng TTGT tỉnh Nghệ An đã bố trí nhiều điểm chốt chặn trên hành trình của đoàn xe này, tóm gọn toàn bộ đoàn xe gồm 21 chiếc.

Đoàn xe 21 chiếc chở quá tải bị bắt (Ảnh: T.A)
Đoàn xe 21 chiếc chở quá tải bị bắt (Ảnh: T.A)
Sáng ngày 14/11, ông Trần Trọng Thắng - Chánh thanh tra Sở GTVT Nghệ An - cho biết, sau khi nhận được tin báo có một đoàn xe chở gỗ quá tải đã vào Việt Nam qua cửa khẩu Nậm Cắn thuộc địa bàn huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, lực lượng thanh tra giao thông (TTGT) đã bố trí nhiều chốt chặn trên toàn tuyến đường và tóm gọn đoàn xe chở gỗ quá tải với số lượng là 21 chiếc.
Để tóm gọn đoàn xe, TTGT tỉnh Nghệ an đã nghiên cứu kỹ lộ trình của đoàn xe này; bố trí lực lượng chốt chặt trên tuyến đường mà đoàn xe sẽ đi qua. Bên cạnh đó một tổ công tác liên tục tuần tra dọc tuyến đường không để bất cứ xe nào “lọt lưới”.
Để vào được Việt Nam, đoàn xe chở gỗ này đã phải mất hơn 4 ngày mới làm đủ thủ tục. Sau khi qua cửa khẩu, đoàn xe chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 - 8 xe chạy cách nhau từ 2 - 4 km để tránh sự chú ý của lực lượng chức năng và dễ dàng “ứng biến”.
Tất cả các xe đều được phủ kín bạt nhằm giấu số hàng đang vận chuyển. 21 xe đều thuộc loại xe đầu kéo 4 chân. Đoàn xe này sau khi rời cửa khẩu sẽ theo quốc lộ 7A về tập kết tại địa bàn phường Bến Thủy, TP Vinh (Nghệ An).
Đến tối ngày 12/11, một tốp trong đoàn xe đã về đến địa bàn thị trấn Long Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Đến sáng ngày 13/11 tổng cộng có 21 chiếc xe đã bị lược lượng TTGT tỉnh Nghệ An phối hợp cùng Cục QLĐB II áp tải về bến xe khách huyện Đô Lương để kiểm tra tải trọng.
Khi bị lực lượng TTGT yêu cầu dừng xe và đưa về bãi tập kết để kiểm tra tải trọng những tài xế này chống chế bằng cách sử dụng tiếng Lào để giao tiếp. Tất cả tài xế đều tỏ vẻ mình không biết tiếng Việt Nam nên không hiểu yêu cầu của lực lượng chức năng và không chấp hành.
Trước hành vi chống đối của các lái xe, lực lượng TTGT thực thi nhiệm vụ kiên quyết bằng mọi biện pháp phải đưa bằng được toàn bộ đoàn xe về bến để kiểm tra tải trọng. Những lái xe nào không chấp hành lực lượng TTGT bắt buộc phải dùng xe chuyên dụng đến tận nơi kéo, cẩu đưa về. Trước thái độ kiên quyết của lực lượng chức năng, toàn bộ tài xế đã phải chấp hành đúng theo yêu cầu và đưa xe về bến xe khách huyện Đô Lương kiểm tra tải trọng.
Suốt dọc đường áp tải, lực lượng TTGT đã phải cắt cử 3 xe áp tải theo sát cả đoàn xe này về bến, tránh trường hợp tài xế bỏ trốn. Đến trưa ngày 13/11 toàn bộ tất cả các xe đã được tập kết tại bến xe khách huyện Đô Lương để kiểm tra tải trọng theo đúng quy định khi tham gia giao thông tại Việt Nam.
Tại đây qua kiểm tra tất cả 21 xe chiếc xe nới trên đều chất đầy gỗ tròn, có trọng tải từ 37 - 42 tấn (chưa tính tự trọng của xe). So với những xe cùng chủng loại, có kết cấu tương tự, nếu đăng ký tại Việt Nam thì những xe này có tự trọng 10 tấn và tải trọng được phép chở là 15 tấn hàng.

Xác định tất cả các xe này đều vượt quá tải trọng cho phép gần 200%, lực lượng chức năng đã yêu cầu các xe phải hạ tải ngay tại chỗ, đảm bảo tải trọng theo đúng quy định rồi mới tiếp tục được lưu thông. Hiện chưa thể xử phạt những xe này vì thiếu chế tài kèm theo.