Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Chùm ảnh nhịp sống người dân Hà Nội những ngày trước Tết

                    Nhân dịp SANG NĂM MỚI, VÀO XUÂN QUÝ TỴ, tôi xin gửi tới mọi người chùm ảnh "nhịp sống người dân Hà Nội những ngày trước Tết". 
Sắc xuân hàng năm không thể thiếu sắc màu của cành đào
o
Đi đâu quanh đường phố Hà Nội có thể
 dễ dàng nhìn thấy hoa trang trí như thế này


Người dân mua sắm chuẩn bị cho Tết

  
Những nhân viên bận bịu trang trí
cho đường phố trước Tết

Những em bé .....


.... vui chơi ở quanh hồ Hoàn Kiếm


Những bạn trẻ chọn những nơi như hồ Hoàn Kiếm.....
......hoặc vườn hoa để 
chụp ảnh kỷ niệm


Những người lớn tuổi thì ngồi tận hưởng không khí trước  xuân
Du khách nước ngoài

Xin các bạn tham gia ý kiến góp ý phê bình, bổ sung, comment giao lưu, trao đổi để nâng cao chất lượng bài viết. Năm mới mạnh khỏe, an khang, hạnh phúc và thịnh vượng! 
                                         Chúc mừng Xuân Qúy Tỵ, 2013!
   
 

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Trung Quốc chuẩn bị đưa tàu lặn Giao Long ra Biển Đông ?

Mạng tin của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc dẫn lời Lưu Phong, Chủ nhiệm Trung tâm quản lí căn cứ biển sâu quốc gia, cơ quan có nhiệm vụ triển khai các ứng dụng của tàu Giao Long cho biết trong tháng 6 năm 2013, tàu Giao Long sẽ tiến hành chuyến khảo sát biển tổng hợp lần thứ 31, tập trung vào việc thực hiện chương trình khoa học biển sâu.

Được biết đây là một phần trong kế hoạch “chuẩn bị khai thác tài nguyên đáy Biển Đông” nơi các nhà khoa học Trung Quốc ước tính có trữ lượng dầu thô lên đến 213 tỷ thùng, tương đương với 80% trữ lượng dầu thô của Arab Saudi.

Tàu lặn Giao Long ( ảnh Internet )
Sau đó, vào tháng 7, tàu Giao Long sẽ tiến hành nghiên cứu toàn diện về thủy văn, địa chất, môi trường, sinh vật cũng như các kết hạch đa kim loại tại vùng biển Đông bắc Thái Bình dương theo chương trình khảo sát đáy biển quốc tế kí kết với Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế (ISA), tổ chức liên Chính phủ quản lý khai thác tại các vùng biển quốc tế.

Trong giai đoạn cuối của hành trình kéo dài hơn 100 ngày, tàu Giao Long sẽ nghiên cứu một khu vực đáy biển giàu quặng côban cũng ở Thái Bình Dương.

Cũng theo ông Lưu Phong, tháng 5.2013, Trung Quốc sẽ xúc tiến xây dựng căn cứ biển sâu quốc gia. Một số nguồn tin cho biết căn cứ này, dự kiến hoàn thành vào 2014 tại Thanh Đảo, sẽ có cảng biển, xưởng bảo dưỡng, duy tu thiết bị nghiên cứu biển sâu, hố thử nghiệm qui mô lớn cũng như tòa nhà nghiên cứu khoa học, cơ sở huấn luyện thợ lặn biển sâu.

Giao Long được đặt tên theo một con rồng thần thoại, hồi tháng 6/2012, đã đạt kỷ lục lặn xuống độ sâu 7.020 mét tại Rãnh Mariana, Thái Bình dương trong cuộc thử nghiệm kéo dài 44 ngày. Báo chí Trung Quốc đánh giá điều này cho thấy Trung Quốc đủ năng lực khảo sát được 99% đáy biển trên thế giới, trong khi các chuyên gia thì cho rằng với thành tích này, Trung Quốc đã đứng vào vị trí hàng đầu trong một câu lạc bộ các quốc gia sở hữu siêu tàu lặn, thậm chí đứng trước cả Nhật, Nga, Pháp và Mỹ.
Ngoài việc bành trướng trên mặt biển, Trung Quốc tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu đáy biển sâu, hy vọng sử dụng ưu thế trong công nghệ lặn sâu để gia tăng ảnh hưởng của mình và thúc đẩy quyền kiểm soát tài nguyên ở các khu vực tranh chấp với một số quốc gia Đông Nam Á cũng như Nhật Bản tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Minh họa cho mục tiêu này là việc Giao Long dùng cánh tay robot cắm cờ Trung Quốc dưới đáy biển Đông tại một trong 17 lần lặn vào tháng 5, tháng 6.2010.
Theo tin tức được báo chí Trung Quốc tiết lộ, trong chuyến thám hiểm đáy biển Đông sắp tới, tàu Giao Long sẽ tham gia dự án Biển Sâu Hoa Nam (SCSD), một dự án do Quốc vụ viện (Chính phủ Trung Quốc) tổ chức và do Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc tài trợ. Dự án này sử dụng các tàu nghiên cứu được trang bị những công nghệ khảo sát đáy biển, và sẽ kết thúc vào năm 2020.
Trong chuyến đi này, Giao Long dự kiến sẽ lặn xuống vùng lòng chảo có độ sâu hơn 4km. Vị trí chính xác chưa được tiết lộ, nhưng các chuyên gia khoa học của tàu Giao Long dự kiến họ sẽ đưa con tàu này tới vùng biển cách phía Tây Manila 200km và nằm về phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Giáo sư Trương Minh Lượng, một chuyên gia về Biển Đông thuộc Đại học Ký Nam Quảng Châu, cho rằng sự xuất hiện của tàu Giao Long ở quá gần một quốc gia khiến quốc gia đó lo ngại về sự xâm phạm lãnh hải của các tàu Trung Quốc và sẽ dẫn đến phản ứng từ các nước láng giềng hoặc các quốc gia khác.
Chuyên gia này nhấn mạnh: “Nếu như Philippines tin rằng khu vực tàu Giao Long khảo sát thuộc về họ, ít nhất họ sẽ tìm cách giám sát, theo dõi hoặc quấy nhiễu việc khảo sát”.
Theo các nhà phân tích, nếu Bắc Kinh hiện thực hóa kế hoạch này, tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay sẽ còn leo thang hơn nữa, bởi hành động này sẽ khiêu khích các nước láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc tại vùng biển này./.

Những âm thanh Hà nội



Từ thuở ấu thơ, tôi tắm mình trong những âm thanh dịu ngọt, ru tôi vào đời: tiếng mẹ ầu ơ, tiếng võng đưa kẽo kẹt trưa hè... Lớn lên, đó là tiếng đàn bầu thánh thót như rót vào lòng một nỗi niềm sâu lắng, là tiếng sóng Hồ Tây lao xao vỗ nhẹ mạn thuyền trong chiều vàng nắng, có tiếng nàng dìu dịu như gió thoảng bên tai. Song ấn tượng sâu đậm nhất trong suốt tuổi thơ tôi đến tận bây giờ là tiếng tàu điện leng keng, tiếng chổi tre chị lao công quét rác, tiếng ông lão lảnh lót "phá sa" trong đêm khuya thanh vắng.
Ngày ấy, nhà tôi ở phố Tôn Đản. Một phố nhỏ yên tĩnh đến lạ lùng. Tiếng ve gọi hè da diết. Hàng cây xanh sum xuê toả bóng mát xuống mặt đường và những ngôi nhà rêu phong. Đêm khuya, chỉ có tiếng gió và ánh điện vàng hiu hắt. Cuối thu trời se lạnh. Nằm cuộn tròn trong chǎn ấm. Có tiếng ông lão bán lạc rang quen thuộc vǎng vẳng cất lên từ đầu phố. Một thứ âm thanh vang, trong kéo theo những âm cuối cùng của nó lan toả như réo rắt, như mời gọi, như thấm vào lòng người : "Phá sa". Nhưng nghe kỹ hình như thoảng trong đó ẩn chứa sự khắc khoải, chịu đựng, kiên nhẫn và mệt nhọc của một ông già. Nó cứ thấm vào lòng tôi như vị lạc rang tuyệt vời của ông: mặn, ngọt, thơm, bùi, béo quện vào đầu lưỡi mà thấm vào ruột gan. Ông chỉ đeo tòng teng một cái thùng gỗ. Lạc được gói trong những tờ giấy cuộn thành hình cái phễu. Mới cầm gói lạc, mùi thơm của húng lìu. Gói lạc ấm nóng giòn tan. Nhâm nhi hạt lạc, vǎng vẳng tiếng rao của ông xa dần xa dần. Tiếng rao "phá sa" còn níu giữ âm thanh chưa dứt hẳn trên cái cần đàn là phố tôi thì tiếng chổi tre quét rác của chị lao công đã rào rạt nổi dần lên dưới đường. Phố Tôn Đản nhiều cây. Thu về đông tới lá vàng bay lả tả. Những trận gió đầu đông như trút lá xuống đường. Gió cứ vô tình đùa với lá để tiếng chổi tre của chị cứ thốt lên "Rào...rạt". Chiếc chổi dài, mềm mại trong tay chị cần mẫn nhịp nhàng khoan nhặt. Lúc khoan "rào" lúc nhặt "rạt"... Khi chị nhanh tay chổi rào rạt rào rạt tưởng như những con sóng vỗ về bờ cát.
Đêm nào cũng vậy, lá còn rơi, chị còn quét và tôi còn gặp chị. Con đường phố tôi sạch bong cho chân ai mát rượi đi về. Còn tôi, chìm dần vào giấc mơ cô Tấm và ông Bụt. Sáng sớm hôm sau tỉnh dậy trong tiếng chuông tàu điện leng keng ngoài hồ Hoàn Kiếm. Cái tiếng chuông leng keng trong suốt tuổi thơ tôi. Nó không háo hức như tiếng ve gọi hè, không giục giã như tiếng còi ôtô, không lao xao như tiếng sóng hồ thu ... Nó mộc mạc, giản dị đến nao lòng. Lũ học trò chúng tôi thường hay chờ tầu ở cái tháp nhỏ bên hồ Hoàn Kiếm để đi học, đi vớt thuỷ trần, đi lên Hồ Tây câu cá. Trên đường vào Hà Đông, tàu còn chui qua một cái nhà cầu. ở đây, người soát vé đi kiểm tra một loạt. Cái vé tàu điện cũng nhỏ bé xinh xinh. Lần đầu tiên tôi vào đại học, với một gia tài nhỏ bé trong cái ba lô cũng lên tàu điện đi Hà Đông để vào La Khê, nơi Đại học tổng hợp sơ tán lúc bấy giờ. Chuyến tàu sớm, từ Bờ Hồ đi chợ Mơ. Tiếng bánh sắt rít trên đường ray xoàch xoạch đưa mẹ tôi đi chợ, và đưa tôi đến trường. Những con tàu đi ra các cửa ô Đồng Xuân, Quán Thánh, Bưởi, Cầu Giấy, Vọng... cần mẫn miết vào thời gian những âm thanh chói gắt mà gần gũi với người Hà Nội. Những con tàu không bao giờ có cánh cửa hai bên sườn. Sàn gỗ, thành sắt. Ba bốn toa nối với nhau. Mỗi toa treo lơ lửng một bóng đèn dây tóc đỏ hoe. Cái cần điện vắt vẻo trên đầu toa như cái râu một chú ngựa già đung đưa một sợi dây chão để anh lái phu điều chỉnh cần vẹt. Toa cuối thường dùng cho mấy bà đi chợ: thúng mủng, rau dưa. tôm cua... Cánh học trò chúng tôi thường được miễn vé hoặc hay xin đi nhờ. Qua cổng trường như trường Chu Vǎn An, Trưng Vương là nhảy xuống. Lên xuống khi tàu đang chạy không phải là dễ và nhiều anh trong lũ chúng tôi đã phát triển thành nghệ thuật nhảy tàu.
Ôi những âm thanh rạo rực lòng người... Song, với tôi, tiếng ông lão "phá sa", tiếng chổi tre chị lao công quét rác, tiếng tàu điện leng keng mỗi sớm mai về, đã gieo vào lòng tôi những dấu ấn không phai mờ. Đó là những âm thanh Hà Nội không thể nào quên.

Thăm “ngôi trường mồ côi” giữa đại ngàn

Đến thăm ngôi trường tiểu học Trung Lý II nằm nép mình sau những dãy núi cao ngút ngàn của xã nghèo nhất huyện Mường Lát (Thanh Hóa), chúng tôi xót lòng khi thấy các em học sinh co ro vì lạnh nhưng hơn cả là nỗi đau của hơn 30 em có hoàn cảnh mồ côi.

Hàng chục trẻ không cha
Ngược gần 200km từ thành phố Thanh Hóa lên đến Mường Lát, để được tận mắt “mục sở thị” ngôi trường Trung Lý II, chúng tôi phải đi xe máy gần 3 tiếng trên con đường độc đạo dẫn từ tỉnh lộ 520 tới điểm trường chính ở bản Cò Cài. Ngôi trường với 372 học sinh, 1 điểm chính nằm ở bản Cò Cài, 5 điểm lẻ thuộc các bản Cánh Cổng, Pá Búa, Cá Ráng, Lìn, Tà Cóm. Học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số như: Thái, Mông, Mường… Nơi này, người dân quanh năm sống trong đói nghèo, con số hộ nghèo lên đến gần 90%. Đặc biệt, cơn bão ma túy tràn về làng ít năm về trước đã cướp đi gần hết trai làng. Con lớn lên không nhớ nổi mặt cha. Cũng chính vì thế mà điểm chính của Trường Tiểu học Trung Lý II có 41 học sinh thì đến 12 học sinh mồ côi, có 1 học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ là em Ngân Văn Kỳ, năm nay mới lên 8 tuổi. Các điểm lẻ tại bản Cá Ráng, Cánh Cổng, Pá Búa, Lìn, Tà Cóm cũng có hơn 20 học sinh mồ côi, phần lớn mồ côi cha.
Những ánh mắt ngây thơ của lũ trẻ, những nụ cười hiện hữu trên môi, trong giờ ra chơi, lũ trẻ náo nức nô đùa, chúng vẫn chưa đủ nhận thức để hiểu được nỗi đau của bản thân mình. Chúng quen rồi với cái đói, với cái lạnh, và bình thản khi ai đó hỏi về cha. Cậu bé Giàng A Vành, học lớp 2, ngây thơ trả lời khi được hỏi về bố mẹ: “Bố chết lâu rồi, còn mẹ thôi”.
Đường vào Trường Trung Lý II phải đi qua hàng chục con suối và dốc cao chọc trời.
 
Đường vào Trường Trung Lý II phải đi qua hàng chục con suối và dốc cao chọc trời.
Đường vào Trường Trung Lý II phải đi qua hàng chục con suối và dốc cao chọc trời.
Cô giáo Lê Thị Hương, lên đây cắm bản và gieo chữ, gắn bó hàng chục năm với núi rừng và dân bản chia sẻ: “Do trình độ dân trí thấp, đường sá đi lại khó khăn, Trạm Y tế cách hơn 30km đường rừng nên khi ốm đau, bệnh tật, người dân không thể đi khám và điều trị được, chỉ biết lấy lá rừng làm thuốc và cúng ma nên người bệnh dễ dàng lây truyền và cũng chết nhanh. Học sinh ở đây đã đói cái ăn, cái mặc, con chữ lại đói thêm cả thứ tình cảm ruột thịt. Nhìn chúng ai cũng xót xa lắm”.
Thương lắm những mảnh đời
Ghé thăm ngôi nhà của hai bà cháu Ngân Văn Kỳ, một học sinh mồ côi cả cha và mẹ tại bản Cò Cài đúng vào bữa ăn trưa của hai bà cháu. Bữa cơm chỉ có duy nhất một bát xôi chấm muối trắng. Cậu bé ăn được nửa thì chạy ùa ra chan nước lã vào tiếp tục ăn ngon lành.
Nước mắt chan hòa, bà Lèn Thị Lốt, bà ngoại của Kỳ cho biết: “Bố nó chết từ khi nó mới được 3 tháng, 3 năm sau thì con ma rừng cũng bắt mẹ nó đi luôn. Từ đó nó ở với tôi, bữa đói, bữa no rồi cũng qua ngày. Khổ lắm cán bộ ơi”. Bố mẹ Kỳ chết cũng vì cơn bão AIDS tràn về, điều đau lòng là cậu bé vẫn chưa có cơ hội để xác định bản thân mình có mang căn bệnh thế kỷ lây truyền từ đấng sinh thành hay không. Không những Kỳ, mà hàng chục học sinh tại ngôi trường Trung Lý này như Lèn Thị Uyền, Lò Thị Trinh, Vàng A Dế… cũng đều chung những hoàn cảnh như thế, đa phần các cháu dù còn mẹ vẫn phải về sống với ông bà, còn mẹ thì bỏ đi biệt xứ.
Đến với khu lẻ của trường nằm tại bản Cá Ráng trong giờ ra chơi, tại đây chúng tôi được biết cũng có 10 học sinh mồ côi. Trong cái lạnh cắt da ở độ cao hàng nghìn mét giữa núi rừng heo hút, trẻ em người dân tộc Mông với đôi chân trần tím tái, váy áo mỏng manh, xuệch xoạc với những đường chỉ đứt không buồn khâu, nhiều trẻ trần truồng run bắn lên mỗi khi có cơn gió thổi qua. Tôi hỏi Giàng A Tùng, học sinh lớp 2, đang mặc một manh áo mỏng nhưng không có một chiếc khuy áo nào, mỗi lần gió thốc, manh áo lại phanh ra rằng “Cháu có lạnh không?”, cậu bé khép nép như sợ sệt không nói gì chỉ gật đầu, tôi lại hỏi “Sao không mặc áo ấm?”, cậu bé lại run run: “Bố chết rồi, mẹ cũng đi mất, ở với bà nhưng bà không có tiền mua áo”.
Những đứa trẻ trần truồng hoặc chỉ với manh áo mỏng, “chiến đấu” với cái lạnh cắt da nơi đại ngàn
 
Những đứa trẻ trần truồng hoặc chỉ với manh áo mỏng, “chiến đấu” với cái lạnh cắt da nơi đại ngàn
Những đứa trẻ trần truồng hoặc chỉ với manh áo mỏng, “chiến đấu” với cái lạnh cắt da nơi đại ngàn.
Cô giáo Nguyễn Thị Châu Anh tâm sự: “Cuộc sống đã khó khăn, bản thân những em không còn cha mẹ lại càng bi đát hơn. Học sinh ở đây quanh năm đói, được bữa cơm chan nước lã cũng đã là sang lắm rồi. Hầu hết em nào cũng chỉ một bộ quần áo mặc hết mùa nọ sang mùa kia, năm này sang năm khác. Mùa đông cũng như mùa hè, chỉ một manh áo mỏng thế thôi. Mình và một số giáo viên nữa thấy thương quá nên mỗi khi về xuôi vẫn đi xin hàng xóm quần áo cũ mang lên cho các em”.
Thầy giáo Phạm Đăng Dung - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý II cho biết: “Hiện trường có trên 30 học sinh mồ côi, hộ nghèo của xã lên đến trên gần 90%. Đây là một ngôi trường nằm trong xã khó khăn nhất của huyện Mường Lát, vì thế học sinh theo con chữ đến cùng được thật khó. Đó là điều mà những giáo viên ở đây vô cùng trăn trở”.
Rời những điểm trường của Tiểu học Trung Lý II, nhìn những ánh mắt ngây thơ của những đứa trẻ, những đôi chân trần tím tái, chúng tôi thấy nặng lòng với cái đói nghèo, cơ cực của người dân và hơn hết là hàng chục đứa trẻ thiếu thốn tình ruột thịt…

Không tăng giá xăng dầu ngày Tết

Trong công văn ngày 8/2 (tức 28 Tết) gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, liên Bộ Tài chính - Công Thương yêu cầu không tăng giá.

Ngày 8/2, Bộ Tài chính đã có Công văn số 2152/BTC-QLG gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.
 
Theo đó, Liên Bộ Tài chính - Công Thương thống nhất chỉ đạo không tăng giá, giữ ổn định giá bán, mức trích Quỹ Bình ổn giá đối với các chủng loại xăng dầu như hiện hành.
 
Liên bộ Tài chính - Công Thương yêu cầu giữ nguyên giá xăng dầu
Liên bộ Tài chính - Công Thương yêu cầu giữ nguyên giá xăng dầu
 
Quyết định này, theo liên bộ Tài chính - Công Thương, căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây, chênh lệch giữa giá cơ sở bình quân 30 ngày từ ngày 8-1-2013 đến ngày 6/2/2013 và giá bán hiện hành các mặt hàng xăng dầu, đồng thời nhằm chia sẻ hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, liên bộ Tài chính - Công Thương cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá.
Cụ thể, đối với xăng, tăng mức sử dụng Quỹ thêm 500 đồng/lít (từ 500 đồng/lít lên 1.000 đồng/lít); với dầu diesel, tăng mức sử  dụng quỹ thêm 200 đồng/lít (từ 200 đồng/lít lên 400 đồng/lít); với dầu hỏa, tăng mức sử dụng quỹ thêm 300 đồng/lít (từ 400 đồng/lít lên 700 đồng/lít); với dầu mazut, tăng mức sử dụng quỹ thêm 200 đồng/kg (từ 400 đồng/kg lên 600 đồng/kg).
Thời điểm thực hiện mức sử dụng Quỹ như trên bắt đầu từ 11 giờ ngày 8/2/2013.
Theo Bộ Tài chính, với mặt hàng xăng Ron 92 có mức giá bán hiện hành là 23.150 đồng/lít nhưng giá cơ sở là 24.125 đồng/lít, và nếu sử dụng 500 đồng từ Quỹ Bình ổn giá thì vẫn lỗ 475 đồng mỗi lít; tương tự dầu diesel lỗ 257 đồng/lít, dầu hỏa 373 đồng/lít và dầu mazut lỗ 260 đồng/lít.
Như vậy, với quyết định của liên bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu sẽ không tăng trong những ngày Tết nguyên đán này.

"Đến Việt Nam trong những ngày Tết rất đáng giá"

Một khách du lịch nước ngoài đã tới Việt Nam đúng dịp Tết và lưu lại thành phố Hồ Chí Minh để trải nghiệm một cái Tết cổ truyền.

Đến Việt Nam trong những ngày Tết rất đáng giá
Tháng 2 thường là tháng Tết ở Việt Nam, năm nay đó là ngày 10/2 – ngày đầu tiên của năm mới Quý Tỵ theo lịch âm của người dân địa phương nơi đây, một năm với biểu tượng linh vật là con rắn. Những ngày sắp đến Tết, không khí khắp các vùng miền tại Việt Nam thật sinh động, náo nhiệt khác thường.
Người người đổ ra đường tranh thủ những ngày cuối cùng trong năm, khi đã được nghỉ làm, họ tạm gác lại những lo toan, bộn bề của công việc hàng ngày mà hồ hởi, háo hức đi mua sắm Tết. Họ mua rất nhiều đồ ăn để “tích trữ” cho kỳ nghỉ lễ dài sắp tới, mua quần áo mới, những món quà để dành tặng cho nhau vì Tết cũng là dịp để thể hiện lòng tri ân đối với bậc bề trên và những người có công ơn với mình.
Các doanh nghiệp, cửa hàng và những người buôn bán nhỏ sẽ ngừng mọi hoạt động kinh doanh trong ít nhất 5 ngày Tết, vì vậy, lượng hàng mà mỗi gia đình tích trữ trước Tết là không nhỏ, có rất nhiều thứ cần phải mua. Cảnh tượng thường thấy trong những ngày này là người dân đi ra đường thường tay xách nách mang, đuôi xe chở rất nhiều thứ hàng hóa.
Đến Việt Nam trong những ngày Tết rất đáng giá
Những ngày trước Tết đường phố náo nhiệt, đông vui bao nhiêu thì những ngày trong Tết, đường phố yên ắng bấy nhiêu. Những người dân quê phải bon chen ra thành phố kiếm việc làm đã trở về quê ăn Tết bên gia đình. Họ chính là những người góp phần làm nên vẻ đông đúc, náo nhiệt cho thành phố lúc thường ngày.
Tết có lẽ cũng là dịp duy nhất trong năm mà các thành phố lớn tại Việt Nam không thấy có tắc đường. Tôi đến Việt Nam vào đúng dịp Tết và quyết định ở lại thành phố Hồ Chí Minh để thưởng thức cái Tết cổ truyền của người Việt.
Đến Việt Nam trong những ngày Tết rất đáng giá
Đường hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ trở thành phố cho người đi bộ thưởng hoa. Không khí ở đây tựa như một hội chợ lớn, những tác phẩm hoa nghệ thuật được tạo dáng, tạo kiểu tuyệt đẹp từ bàn tay nghệ nhân. Người dân đổ về đây để chiêm ngưỡng những công trình hoa tuyệt đẹp, đa số mọi người đều háo hức chụp hình lưu niệm.
Dù hàng triệu người dân ngoại tỉnh hầu như đã trở về quê ăn Tết hết cả nhưng khi tới thăm đường hoa Nguyễn Huệ, tôi vẫn cảm thấy ngạc nhiên vì lượng người đổ tới đây quá lớn, đường hoa trở nên đông nghịt.
Những khách du lịch tới Việt Nam trong ngày Tết sẽ có cơ hội để chứng kiến một sự kiện văn hóa đặc biệt. Những con đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… được trang hoàng rực rỡ với đèn màu lung linh.
Đến Việt Nam trong những ngày Tết rất đáng giá
Các gia đình chở nhau trên xe máy chạy bon bon trên những con đường thông thoáng, họ vẫy tay chào “Hello! Hello!” với du khách xa lạ ghé thăm thành phố. Tết cũng là mùa lễ hội trên khắp đất nước Việt Nam. Người dân bỗng trở nên vui vẻ, hồ hởi lạ thường, nụ cười thấy ở khắp nơi, sự thân thiện, cởi mở được cảm nhận rất rõ. Dường như Tết là thời gian để họ trao đi sự nhiệt thành với tấm lòng rộng mở.
Điều vất vả duy nhất đối với du khách nước ngoài là trong những ngày này, đa số cơ quan và doanh nghiệp đều đóng cửa nhưng bù lại không khí lễ hội ở khắp nơi cùng với những công trình trang trí trên các phố phường trong dịp Tết khiến một chuyến du lịch tới Việt Nam trong những ngày đầu tháng 2 là rất đáng giá.

5 bí quyết “vàng” để ăn Tết an toàn

Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục an toàn thực phẩm đưa ra 5 lời khuyên để ăn Tết an toàn, đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc trong những ngày Tết.

Không tích trữ quá nhiều thực phẩm
Theo ông Phong, ngày nay, Tết ngày nay không còn như thời bao cấp, nhưng để thay đổi thói quen ăn Tết của người dân là rất khó. Đã thành nếp nghĩ, Tết là phải mâm cao cỗ đầy, thực phẩm chất đầy bếp. Không đủ thực phẩm dùng trong mấy ngày Tết là... rông trong cả năm. Vì thế, nhiều gia đình vẫn có thói quen mua tích trữ thực phẩm, lương thực, rau củ quả.
“Không có gì an toàn và chất lượng như hàng tươi nguyên. Vì thế, khuyến cáo người tiêu dùng không nên tích trữ quá nhiều lương thực thực phẩm. Bởi ngày nay, chỉ mùng 2, mùng 3 Tết đã có thể mua hàng tươi mới”, ông Phong khuyến cáo.
Đừng biến tủ lạnh thành kho bảo quản
 
Đồ ăn bảo quản trong tủ lạnh phải để riêng đồ sống, chín.
Đồ ăn bảo quản trong tủ lạnh phải để riêng đồ sống, chín.
Dù là tủ lạnh nhưng chúng cũng chỉ có tác dụng bảo quản thực phẩm trong thời gian nhất định, làm chậm sự phát triển của các loài vi sinh vật, chứ không có nghĩa cho đồ ăn vào tủ lạnh là yên tâm tươi ngon mãi mãi.
“Nhiều người quan niệm cứ đưa vào trong tủ lạnh là có thể bảo quản hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Đó là quan niệm sai lầm. Tùy từng loại thực phẩm mà thời gian bảo quản khác nhau. Vì thế, không nên biến tủ lạnh thành kho tích trữ”, ông Phong nói.
Chưa kể, vì cả “núi” đồ ăn trong tủ lạnh nên rất khó bảo quản riêng thực phẩm sống với thực phẩm chín (là các loại đồ đông lạnh như giò, chả, đồ ăn sẵn…) nên nguy cơ xảy ra lây nhiễm chéo vi sinh vật từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín càng cao hơn. Mà khi một món đồ có vi khuẩn, nấm mốc, ôi cũng dễ dàng lây nhiễm sang thực phẩm khác.
Vì thế, hãy biết “tiết chế” khi mua thực phẩm lưu trữ và bảo quản đúng cách. Từng loại thực phẩm khi đưa vào tủ lạnh, ví như thịt cần rửa sạch, để ráo nước, mỗi loại thịt đều cho vào một hộp riêng, đậy kín. Chỉ những thực phẩm tươi sử dụng trong ngày mới để ngăn mát, còn lại phải để vào ngăn đông. Với trái cây, rau, chỉ những loại rau lá mới cần nhặt sạch,bọc kín trong túi ni-lonđể vào tủ;còn lại các loại rau củ như su hào, su su, khoai tây, khoai môn, cà chua… thì có thể để ngoài.
Ngày Tết, trong tủ lạnh mỗi nhà không thể thiếu các loại thức ăn nguội như giò, thịtđông… Đây lànhóm thực phẩm cần được bảo quản cẩn thận,để hộp riêng, có nắp kín... để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn, nấm mốc từ các thực phẩm khác (bề mặt vết cắt giò có màu khác với phần còn lại của giò...).
Bảo quản, lưu trữ thức ăn đúng cách, đun thật sôi khi lấy thực phẩm chín ra ăn, bảo quản kỹ càng nhóm thực phẩm ăn lạnh… thì sẽ hạn chế được nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết
Chú ý trong chọn thực phẩm
Khi mua thực phẩm, với sản phẩm bao gói sẵn phải có đầy đủ nhãn mác sản phẩm, có địa chỉ, hạn dùng đầy đủ. Đối với thịt cá rau củ quả phải mua ở những địa chỉ cố định, đặc biệt gia súc gia cầm phải có kiểm dịch của cơ quan thú y. Khi mua thực phẩm, cần quan sát kỹ màu sắc thực phẩm, độ đàn hồi, mùi vị. Còn với trái cây, kiểm tra kỹ tránh mua phải trái cây rập nát, có mùi lạ, cuống thâm đen…
Hạn chế uống rượu bia
Ngày Tết, không thể không có chén rượu mừng xuân. Nhưng cũng cần lưu ý uống ở mức độ vừa phải. Đặc biệt không uống những loại rượu không rõ nguồn gốc, phòng nguy cơ ngộ độc rượu rất nguy hiểm đến tính mạng, nhất là những loại rượu ngâm dễ có độc tố, rất nguy hiểm.
Ăn ít bánh kẹo, nước ngọt
Với trẻ em, bánh kẹo, nước ngọt là những thực phẩm khoái khẩu của trẻ. Nếu không để mắt, trẻ ăn, uống thoải mái rất dễ gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng. Bởi trong các loại kẹo, bánh ngọt ít nhiều đều có sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản. Dù các chất này ở dưới ngưỡng cho phép, nhưng nếu ăn quá nhiều, cộng dồn lại nó sẽ là tác nhân gây hại cho đường tiêu hóa của trẻ.
 
Vì thế, hãy để mắt tới trẻ, khống chế lượng bánh kẹo, nước ngọt nhất định để đường tiêu hóa trẻ không bị rối loạn trong ngày Tết.

Premier League cũng áp dụng luật Công bằng tài chính

Trong cuộc họp của 20 vị Chủ tịch CLB Premier League, tất cả đều đồng thuận bỏ phiếu tán thành áp dụng luật Công bằng tài chính ở giải đầu hàng đầu xứ sở sương mù kể từ mùa giải tới.

Cuộc họp của 20 vị Chủ tịch Premier League đã thống nhất được hai điều kiện quan trọng kể từ mùa giải tới. Đó là những hạn chế về tiền lương và số tiền chi tiêu của những CLB ở giải đấu cao nhất xứ sở Sương mù.
 
Premier League cũng áp dụng luật Công bằng tài chính
Những đội bóng như Man City cần tính toán cẩn trọng khi Premier League cũng áp dụng luật Công bằng tài chính
 
Cụ thể, trong mùa giải sau, mức lương tối đa của những CLB Premier League vào khoảng 52 triệu bảng, 56 triệu bảng cho mùa giải 2014/15 và nới rộng một chút lên khoảng 60 triệu bảng vào mùa giải 2015/16. Điều đó đồng nghĩa với việc những mức lương “ông hoàng” sẽ khó lòng cho chỗ đứng
Bên cạnh đó, mức lỗ “kịch trần” mà một CLB được phép đạt tới trong vòng 3 năm tới chỉ đạt mức 105 triệu bảng. Rõ ràng, điều này đòi hỏi những đội bóng nhà giàu như Man City, Chelsea sẽ phải tính toán cẩn trọng hơn trong chi tiêu.
Tất nhiên, không phải CLB nào cũng muốn tồn tại luật Công bằng tài chính này. Có 6 đội bóng bỏ phiếu phản đối đó là Aston Villa, Fulham, Manchester City, Southampton, Swansea và West Brom. Nhưng do Reading bỏ phiếu trắng nên quy định đã được thông qua do có trên 2/3 số thành viên nhất trí.
Nhiều khả năng, mức phạt được Ban tổ chức Premier League đưa ra đối với những đối tượng vi phạm, sẽ là trừ điểm. Phát biểu trong buổi họp, Giám đốc điều hành Premier League, Richard Scudamore cbo biết: “Các quy định đã được thông qua, các CLB hiểu rằng nếu như họ vượt qua mức lỗ 105 triệu bảng trong 3 mùa giải tới, họ sẽ bị trừ điểm. Những ông chủ hoàn toàn có thể rót tiền để nâng cấp đội bóng nhưng cần phải nhớ rằng họ không được phép chi tiêu hàng trăm triệu bảng trong khoảng thời gian ngắn”.
Được biết, trong 3 năm qua, có 3 CLB Chelsea, Liverpool và Manchester City đã vượt mức lỗ 105 triệu bảng. Trong khi đó, 13 CLB giải đấu này có quỹ lương vượt quá 60 triệu bảng, mức mà họ được phép chạm tới trong năm 2016.

Bố mẹ biết Hương Giang chuyển giới qua…tivi

Hương Giang Idol bắt đầu một con đường, mở ra nó trong sự hồi hộp, bước trên đó với nhiều sỏi đá và không thiếu kịch tính. Nói chuyện với Giang, sẽ thấy cô gái ấy là một nghệ sĩ thật thà, nhưng lại là một cô gái ngây thơ, đôi lúc còn ẩn giấu sự non nớt.

Đối đầu với những lời động viên xa lạ

Từ cuộc thi Vietnam Idol, Giang lấy nước mắt của khán giả bằng một câu chuyện cảm động, mà trước đó, cô chỉ muốn giấu nhẹm trong lòng như một quá khứ mờ ảo. Nhưng khi sự thật giới tính được công bố, Hương Giang tìm cách đối đầu với cả những lời bình luận cay nghiệt và cả những lời động viên xa lạ.

Thế nhưng Giang tỉnh, cô gái đã từng đối mặt với sinh tử trên bàn mổ ấy tỉnh táo một cách lạ thường. Khi nói về việc đi tiếp của mình bị coi là thảm họa, Hương Giang không hồ nghi, cũng không tự tin, mà rằng: “Hương Giang nghĩ rằng đó là những điều lạ lùng vẫn luôn xảy ra mà đôi khi bản thân Giang cũng không biết rõ lý do nữa, nhưng nếu mọi người cho rằng việc Giang vào đến Top 4 là một điều “quá đáng” thì chứng tỏ cái sức hút đó cũng phải rất “kỳ lạ”.
 
Bố mẹ biết Hương Giang chuyển giới qua…tivi

Giang nghĩ một người ca sĩ đứng trên sân khấu, để người khác hâm mộ thì chỉ cần giọng hát, nhưng để người ta yêu, người ta nhớ lại cần nhiều thứ khác, một trong những thứ đó là cái duyên với nghề và cái duyên trên sân khấu mình cũng khá duyên”.

Vâng, Giang nghĩ mình có duyên, mà đúng chăng cô ấy duyên thật? Duyên khi “quyến rũ” được 2 vị giám khảo Quốc Trung, Quang Dũng ngay lần đầu gặp mặt. Duyên vì hát hẳn tiếng Hàn Quốc kiểu “lõm bõm” trên sân khấu nhưng vẫn nhảy vũ đạo cực kỳ mạnh mẽ và thừa tự tin. Duyên vì khóc như mưa một cách đầy nữ tính khi anh chàng bạn trai tin đồn bị loại. Cô ấy xứng đáng duyên dáng và nữ tính quá đi ấy chứ.

Không có mối tình nào dài quá 3 tháng

Người ta hay nói là “lắm mối tối nằm không”, Giang từng than vãn rằng cô cũng vậy, và nghiệm ra thì thấy cũng đúng thật. Nhiều người thắc mắc chuyện tình cảm với Giang sẽ diễn ra thế nào, xảy ra những “hoàn cảnh” ra sao. Và cô gái được đánh giá với “nhan sắc” cuốn hút người đối diện ấy yêu rất đơn giản. Đối với Giang, không phải cứ nhìn thấy quấn quýt, rồi nhiều người thích là chuyện tình cảm đã êm đẹp đâu.

Hơn nữa, cô gái này cũng đang rất muốn tập trung cho công việc vì hiện giờ Hương Giang  mới vào nghề, chưa có gì trong tay, Hương Giang muốn công việc được ưu tiên hàng đầu. Giữa các “vệ tinh” thì cái khiến Giang sẽ bị lung lay nhất là mức độ quan tâm người ta dành cho cô, không phải vẻ bề ngoài, cũng không phải những thứ vật chất xa xỉ, vì Giang cũng vốn xuất thân từ một gia đình khá giả. Người ta đồn, nhà Giang “khủng” lắm. Giang thích được quan tâm, dù là ở cạnh hay không nhưng luôn hỏi han, lo lắng cho cô, đó là điều khiến Giang rất dễ mủi lòng.

Giang chưa bao giờ tiết lộ quá nhiều về những mối tình đã đi qua, vì đó là những kỉ niệm, có đôi phần nhạt nhòa mà cô không muốn nhớ đến. Đứng trên sân khấu Idol và nói về bài hát dành cho những chàng trai đã rời bỏ cô, Giang không coi đó là một “sự trả thù ngọt ngào” hay một câu nói để làm bóng bẩy cho hình ảnh của mình, mà đơn giản, Giang chỉ muốn thể hiện mình là một cô gái thực sự, cũng có những giận hờn, tự ti, mặc cảm, nhiều chênh vênh trong chuyện tình cảm.
 
Bố mẹ biết Hương Giang chuyển giới qua…tivi

Giang chưa có mối tình nào kéo dài quá 3 tháng, cô nói một cách rất thật thà như vậy. Giang đặc biệt thích yêu một người dài lâu và cảm thấy chỉ cần như thế là đủ, nhưng không phải cái gì mình cảm thấy ổn rồi là nó sẽ diễn ra theo mình muốn. Những mối tình trước đây của Giang quả thật rất ngắn ngủi. Yêu được một cô gái nhạy cảm với mọi giác quan của xã hội thì bản thân đó cũng là một chuyện tình rất nhạy cảm mà người trong cuộc cần phải vượt qua được.

Giang là một cô gái không mơ mộng nhiều và xác định cho mình từng hoàn cảnh cũng như những bất ngờ xô đẩy ập đến, nhưng còn người đối diện, cô gái này chưa bao giờ muốn níu kéo trong bất lực hay đặt quá nhiều kỳ vọng, có vẻ như trong cảm giác của cô gái Top 4 Vietnam Idol, cuộc sống này vốn không bao giờ màu hồng. Giang tránh những câu chuyện liên quan đến Hồng Phước, anh chàng mà truyền thông cứ gắn mác “bạn trai tin đồn” dù Giang chưa bao giờ thừa nhận một điều tương tự.

Trước đây, những mối tình đã qua ngắn ngủi, Giang có thể vượt qua được, nhưng không có nghĩa là cuộc đời cô chưa chịu đủ sóng gió, chịu đựng không có nghĩa là không đau, nhất là với một người con gái. Giang mong khán giả hãy tập trung nhiều hơn nữa vào những điều cô đang cống hiến và muốn hy sinh cho nghệ thuật, còn chuyện tình cảm hãy để nó bình yên.

Bảo rằng, chẳng bao giờ muốn người ta nhớ đến mình vì mình chuyển giới, đó là điều Giang không muốn cũng như đã từng không muốn tiết lộ mình là người chuyển giới trong những đêm thi đầu tiên của Vietnam Idol. Tất cả mọi người có thể coi Giang là một cô gái bình thường, đang phấn đấu cho con đường sự nghiệp phía trước với xuất phát điểm là một thí sinh.

Trở về con người thật đâu phải đơn giản

Bắt đầu cuộc sống mới, đó là điều luôn thôi thúc với Hương Giang và cô tìm cách thực hiện bằng được. Những năm trung học vốn đã là khoảng thời gian khó khăn quá dài và quá “chông gai”. Thời điểm tốt nghiệp cấp 3 đã đến, đó là lúc Giang dành sự quyết tâm và dứt khoát nhất và nghĩ rằng mình sẽ không còn bị gò bó bởi trường lớp thêm nữa.

Trong thời gian Hương Giang thi Vietnam Idol, trên mạng có xuất hiện một đoạn clip quay lại cảnh Hương Giang biểu diễn trong một hoạt động văn nghệ tại trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, khi đó Giang đã có những sắc thái rất nữ tính, giọng trong và hơi “điệu”, mái tóc dài được để xoăn khá hiện đại. Giang nhớ lại khi đó là khoảng thời gian cô đang đi đến quyết định và hồi hộp đón chờ “định mệnh” xảy đến.
 
Bố mẹ biết Hương Giang chuyển giới qua…tivi

Ngồi với Hương Giang trong lần thứ 2 cô có mặt tại Hà Nội, cô nói về sự bận rộn và những quan điểm tích cực, tiêu cực về nghề, và những con đường tuy thênh thang nhưng không thiếu sỏi đá trong tương lai. Bây giờ thì người ra coi Giang như một điển hình của nghệ sĩ chuyển giới đang có sự nghiệp lung linh và hình thành được một con đường chuyên nghiệp, nhưng đó phải chăng chỉ là một sự đi trước và đón đầu, trong khi những ngã rẽ phía trước còn chưa biết dài ngắn, tạt ngang, trái, phải ra sao.

Nhưng trong cuộc nói chuyện lần này, Giang không nén nổi những tiếng thở dài: “Mọi người đang nghĩ chuyển đổi giới tính đơn giản lắm hay sao mà muốn là thành trào lưu được (cười nhạt). Giang nghĩ không có ai đang yên ổn lại muốn đi chuyển giới cả, còn khi người ta đã làm có nghĩa là người ta thực sự khát khao sống với giới tính đó, chứ đó hoàn toàn không phải và không thể là trào lưu được.

Vì vậy, nếu nói em là một trong những người mở đầu cho việc khiến cho nhiều người dám thực hiện ước mơ chuyển giới và dám công khai họ chuyển giới thì em xin nhận, chứ nói em mở đầu cho trào lưu đó thì đó là một cái tội oan”.

Giang cho rằng, Việt Nam không giống Thái Lan vì đơn giản xã hội Việt Nam là xã hội theo truyền thống, giới trẻ có thể “học đòi” theo những thứ gọi là xu hướng nhưng guồng quay của xã hội chưa đủ để được gọi là công nghiệp, người ta chưa đến mức phải đánh đổi những gì người ta không muốn chỉ vì mục đích vật chất.

Nếu khát khao thật sự, thì phải phấn đấu vì khát khao đó, còn nếu không muốn thì đừng nên theo. Hương Giang đã sống nuối tiếc trong một khoảng thời gian dài trước những phân vân, thời điểm cô quyết định độc lập tiết kiệm tiền cho việc giải phẫu chuyển đổi lại là một bước ngoặt khác và sự khát khao tuy vẫn lớn nhưng phải dành chỗ cho sự kiên trì, nhẫn lại.

Bố biết mọi chuyện qua… ti vi

Gia đình Giang là một gia đình nhiều cảm xúc, tại sao lại nói như vậy, bố mẹ chăm sóc cho Giang bằng tất cả tình thương, nhưng họ lại đủ lí trí để nhận ra điều gì bắt đầu xảy ra với “con trai” họ, và lại bắt đầu mở ra những tình thương mới, còn dạt dào và nhiều nhân văn hơn với cô con gái bé bỏng.

Hương Giang tự thay đổi tóc tai trang phục trong suốt một quãng thời gian dài chứ không nói gì hay xin phép bố mẹ, bố mẹ Giang chứng kiến điều đó và im lặng nhận ra có thứ gì đó đang thay đổi.

Bố mẹ biết Hương Giang chuyển giới qua…tivi

Khi Giang quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật, Giang cũng không nói cho bố mẹ biết, đến khi Giang trở về, đi thi Vietnam Idol, lên ti vi, bố Giang và họ hàng mới biết chuyện Giang đã phẫu thuật. Mọi việc diễn ra trong cuộc sống của Giang kỳ lạ như thế cho nên nhiều khi mọi người hỏi quá trình đấu tranh thuyết phục gia đình thì Giang không biết trả lời thế nào. Cuối cùng khi nhìn thấy cô con gái trên ti vi, bố mẹ Giang hiểu rằng con mình đã phải trải qua những gì, họ vẫn luôn ủng hộ Giang đến tận ngày hôm nay.

“Không có lý do gì mọi người chấp nhận hình ảnh của con mình mà là người làm cha làm mẹ lại không chấp nhận cả. Gia đình Giang không những chấp nhận mà còn tự hào với hình ảnh hiện giờ của Giang. Trong suốt quá trình Giang thi, bố mẹ lúc nào cũng động viên, ủng hộ và cho Giang sức mạnh để Giang đi hết vòng này đến vòng khác. Giang biết khi đi thi, bố mẹ Giang cũng chịu nhiều áp lực nhưng họ luôn tỏ ra vui vẻ để Giang yên tâm đi thi, Giang biết là mình có một gia đình thật tuyệt vời”.

Trong gia đình, bố là người ảnh hưởng đến Giang nhiều nhất, nhưng cũng lại là người cuối cùng biết được Giang đã thay đổi ra sao. Thế nhưng, ông không hề tức giận, căng thẳng mà càng thương cô con gái nhiều hơn. Giang vẫn sinh hoạt trong hình thức như thế, nhưng có thể vì những lo toan, ồn ào trong cuộc sống hoặc cảm giác có những chuyện mà sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra, nên cả bố và gia đình luôn dành cho Giang những khoảng không gian tự do cần thiết.

“Ngày hôm nay khi mọi chuyện đã được công khai, gia đình đã luôn sát cánh bên Giang mọi lúc. Thậm chí, bố còn là người đưa Giang đi chụp hình và đi diễn. Còn mẹ và chị gái cũng luôn chăm lo cho sức khỏe và tinh thần cho mình.

Như một giấc mơ mà Hương Giang trước đây cũng không dám tưởng tượng nhiều. Giang đang hạnh phúc với những gì mình có lúc này. Vì thế Giang tin, mơ một hạnh phúc và quyết tâm đi đến cùng với giấc mơ ấy, dù có thế nào cũng sẽ thấy hạnh phúc”.

Giang là một người cô đơn và cũng hay suy nghĩ, hình ảnh mà người ta thường xuyên nhìn thấy là Giang cười và đùa vui với bạn bè, nhưng sau những nụ cười và lời chia sẻ đó rõ ràng luôn là rất nhiều tâm tư và chất chứa, vẫn có những sự chông chênh nhất định, dù ít, dù nhiều. Nhiều người nghĩ Hương Giang tiếp xúc nhiều với những người giống cô ấy nhưng hoàn toàn không phải. Các mối quan hệ của Giang khá hạn hẹp và Giang cũng không quen biết nhiều người.

Sau những giờ diễn, Giang cũng chỉ dành thời gian cho những người bạn quen thuộc, và những mối quan hệ mà cô đã từng có. Không ít lần, ngay tại Sài Gòn, Giang thốt lên rằng, cô muốn trở về Hà Nội vì cảm giác cô đơn khi phải ở nhà một mình buổi tối, hay lẩn vẩn với quá nhiều suy nghĩ, nhưng con đường phía trước của Giang không cho phép cô quay trở lại, không cho phép cô “nép” dưới ngôi nhà của gia đình mà phải tự thân độc lập làm những điều mới mẻ.
 
Bố mẹ biết Hương Giang chuyển giới qua…tivi

Đôi khi, Giang tâm sự về những người giống như cô trong cuộc sống, họ đang ngày một lộ diện nhiều hơn và như một phần phải có và không thể chối từ của xã hội. Giang rất muốn nhắn nhủ tới họ nhưng không biết phải làm thế nào, nhờ có truyền thông và báo chí, Giang mới có thể nói được, những điều Giang muốn chia sẻ.

Ngày xưa, Hương Giang cũng từng muốn buông xuôi tất cả và nhiều lần nản lòng chỉ vì nghĩ đến sự đón nhận của xã hội sẽ như thế nào, nhưng dần dần cô gái ấy hiểu ra rằng xã hội luôn đón nhận những điều đúng, và khi mình làm đúng thì chẳng có gì để xã hội không đón nhận cả.

Hương Giang nói, cô thường hay đứng trong căn hộ của mình tại thành phố giải trí hoa lệ, nhìn qua cửa kính với thế giới ồn ào ngoài kia, cô đơn là sự khó thở, nhưng cũng là thứ bao bọc cô ngày một cứng cáp hơn.

Mùa carnival tưng bừng khắp châu Âu

Mùa lễ hội đường phố (carinval) đã bắt đầu ở châu Âu, với các màn diễu hành vui nhộn và rực rỡ sắc màu tại Venice, Tây Ban Nha, Đức và Thuỵ Sĩ.

 
Mùa carnival tưng bừng khắp châu Âu
Giovanna Lee Alfonso xúc động sau khi được chọn là Nữ hoàng của lễ hội đường phố Las Palmas 2013 tại thành phố Las Palmas de Gran Canaria, quần đảo Canary, Tây Ban Nha.
 
Las Palmas Carnival 2013
Một phụ nữ trong trang phục lấp lánh tham gia lễ hội đường phố Las Palmas 2013.
 
Một người hoá trang tại Venice
Một người hoá trang tham gia carnival tại Venice.

Một người hoá trang tại Venice
Các nam giới trong trang phục truyền thống nhảy múa trong cuộc diễu hành carnival tại Mittenwald, miền nam nước Đức.

Những người hoá trang tươi cười phía trước một thánh đường ở Cologne, Đức.
Những người hoá trang tươi cười chụp ảnh phía trước một thánh đường ở Cologne, Đức.

Những người hoá trang tươi cười phía trước một thánh đường ở Cologne, Đức.
 
Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Các ứng viên nữ hoàng của lễ hội đường phố Santa Cruz de Tenerife trên đảo Tenerife thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha trình diễn trong những bộ trang phục lộng lẫy.
 
Mùa carnival tưng bừng khắp châu Âu
Một màn trình diễn của Soraya Rodriguez, nữ hoàng lễ hội hóa trang Santa Cruz de Tenerife trên đảo Tenerife thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Venice
Một phụ nữ tham gia lễ hội hoá trang tại Venice.
 
Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Bộ trang phục vô cùng cầu kỳ của một người tham gia lễ hội hóa trang Santa Cruz de Tenerife.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Một nam giới dùng điện thoại di động khi tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ. 

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Các anh hề cầm đèn lồng trong lễ hội đường phố tại Constance, miền nam nước Đức.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Marta Finotto biểu diễn màn thiên thần bay chính thức mở màn lễ hội đường phố Venice 2013.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Những người tham gia lễ hội hoá trang tại Duesseldorf, Đức uống bia ăn mừng.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Cặp đôi Marco Dilauro và Nadia tạo dáng gần cầu Sighs trong lễ hội đường phố Venice.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Những người tham gia lễ hội đường phố tại Mainz, Đức hoá trang giống các nhân vật trong chương trình truyền hình “Sesame Street”.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Các bộ trang phục độc đáo là tâm điểm của các lễ hội đường phố.
 
Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Những chú chó tham gia lễ hội hoá trang dành cho cẩu tại Las Palmas de Gran Canaria, Tây Ban Nha.