Theo WHO, có đến 58% dân số bị ảnh hưởng bởi các chứng bệnh về trí nhớ
và con số này ngày càng tăng lên. Gốc tự do không ngừng sản sinh gây hại
lên bộ não dưới tác động của các yếu tố của cuộc sống “hiện đại” như
stress, rượu bia, thuốc lá, ô nhiễm...
Tại Việt Nam, thống kê cho thấy khoảng 20-30% người trẻ tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ.
Theo y khoa, trí nhớ là một quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận,
lưu giữ và nhớ lại thông tin khi cần thiết. Quá trình này đòi hỏi có sự
tham gia của nhiều vùng của não như: thùy trán, thùy thái dương, đồi
thị, hải mã… Khi tế bào thần kinh các vùng não này bị tổn thương, lập
tức trí nhớ gặp phải vấn đề.
Cuộc sống hiện đại khiến gốc tự do ngày càng gia tăng và gây suy giảm trí nhớ.
Câu hỏi được đặt ra: tại sao tế bào thần kinh não bị tổn thương? Gần đây,
gốc tự do (free radical) đã được các nhà khoa học công nhận là tác nhân gây hại đặc biệt lên bộ não con người.
Gốc tự do được biết đến là nguyên tử, phân tử bị mất đi một điện
tử âm (electron) nên chúng kém ổn định và rất nhạy cảm. Gốc tự do liên
tục cướp lấy điện tử từ xung quanh, tạo nên những gốc tự do mới theo
phản ứng dây chuyền. Quá trình này làm tổn thương, rối loạn và làm chết
tế bào.
Gốc tự do được sinh ra từ các chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc hình
thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài (như: ô nhiễm môi trường,
stress, rượu bia, khói thuốc lá...). Chúng đặc biệt "ưa thích" những tế
bào chứa nhiều chất béo. Vì thế, với cấu trúc chứa hơn 60% thành phần là
acid béo, não trở thành trung khu tấn công của gốc tự do.
Theo PGS. TS Trần Đáng, hệ thống chống gốc tự do tại não kém hơn
nhiều so với các cơ quan khác, thậm chí chỉ bằng 10% so với lá gan.
Trong khi đó, não lại có cơ chế ngăn chặn nhiều dưỡng chất thẩm thấu vào
các các tế bào thần kinh được gọi là “hàng rào máu não”. “Hàng rào” này
một mặt bảo vệ não khỏi sự xâm nhiễm của các chất hay vi khuẩn gây hại,
mặt khác lại ngăn cản nhiều chất chống gốc tự do hỗ trợ tốt cho não và
trí nhớ.
Bên cạnh đó, ở người từ 25 tuổi trở lên, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào
não bị hủy diệt. Tế bào não có một đặc điểm là không có sự sinh sản
thêm nên mất đi tế bào nào là mất đi vĩnh viễn.
Với những đặc điểm như trên, ngay ở tuổi trung niên, con người đã có
thể bị suy giảm trí nhớ trước sự gây hại của gốc tự do. Môi trường sống,
stress hoặc thiếu một số chất quan trọng khiến các gốc tự do trong cơ
thể con người không ngừng sản sinh và gây hại đến tế bào thần kinh não.
“Tại não, gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và đầu sợi trục của tế bào thần kinh,
khiến liên kết giữa các tế bào này với nhau bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, dần
dần làm giảm trí nhớ và rối loạn các chức năng của não. Khi còn trẻ, hệ
thống chống oxy hóa trong cơ thể đủ sức kiểm soát gốc tự do. Tuy nhiên,
sau tuổi 30, cơ thể bắt đầu yếu dần đi và gốc tự do sinh ra ngày càng
nhiều hơn”, PGS Đáng phân tích.
PGS Đáng cho biết thêm: Trong thời đại công nghiệp hóa - đô thị hóa,
con người phải đối phó với các thay đổi như: làm việc trong phòng kín
với máy vi tính, ít vận động thể lực, dùng thực phẩm công nghiệp, đối
mặt với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Những thay đổi này càng
làm gia tăng đội quân gốc tự do.
Gốc tự do càng tăng cao, sự hủy hoại tại các tế bào thần kinh càng
mạnh. Ở hình thức nhẹ, bệnh nhân có những biểu hiện đãng trí, hỏi trước
quên sau, chuyện nọ xọ chuyện kia, hay lặp lại một câu trong lúc trò
chuyện... Nhiều người cho rằng suy giảm trí nhớ là chuyện bình thường,
chỉ cần giảm lượng công việc thì trí nhớ sẽ phục hồi. Tuy nhiên, cùng
với tuổi tác và các tác nhân ngoại cảnh khác, nếu không điều trị đúng
cách thì trí nhớ sẽ ngày càng suy giảm và để lại di chứng rất nặng nề.
Thực tế cho thấy, khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành
sa sút trí tuệ (bệnh mất trí) 3 năm sau đó.
“Do vậy, để phòng chống sự suy giảm trí nhớ, vấn đề cốt lõi là cần bổ sung tăng cường các chất chống gốc tự do cho cơ thể, trong đó quả Blueberry được giới khoa học đánh giá là có hiệu quả cao với não bộ con người”, PGS Đáng cho biết.

Tinh chất Blueberry có trong
OTIV giúp chống lại gốc tự do và cải thiện trí nhớ.
Theo đó, Blueberry
có nguồn gốc từ Bắc Mỹ với đặc điểm
nổi trội là sức công phá các gốc tự do rất mạnh mẽ, bảo vệ, ngăn chặn sự
thoái hóa và hư hại của tế bào não. Nghiên cứu của Trường ĐH Montreal
(Canada) đã chỉ ra, tinh chiết quả Blueberry còn có tác dụng kích hoạt 2
men Catalase và Superoxide Dismutase, giữ cho tế bào não không bị vô
hiệu hóa sau khi chúng bị các gốc tự do tấn công. Các kết quả nghiên cứu
khác cũng chứng minh Blueberry có tác dụng cải thiện trí nhớ, tăng sự
tái tạo và dẫn truyền thần kinh, giảm trầm cảm, làm giảm chứng bệnh
Alzheimer, Parkinson. Thử nghiệm trên những người 70 tuổi cho thấy,
Blueberry có tác dụng nâng cao trí nhớ từ 44-66%.
“Bên cạnh việc bổ sung các hoạt chất chống gốc tự do từ thiên nhiên
nhằm bảo vệ và tăng cường hoạt động cho các tế bào thần kinh, để phòng
suy giảm trí nhớ, cũng phải thay đổi lối sống, biết dẹp bỏ các áp lực,
tạo điều kiện nghỉ ngơi, thư giãn, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chăm
tập thể dục thể thao. Đồng thời, khi có những dấu hiệu bệnh lý về trí
nhớ như: thường xuyên quên các sự việc quan trọng, không nhớ được những
từ ngữ căn bản khi nói chuyện, khó khăn khi tiếp nhận thông tin mới
v.v..., cần thiết đi khám để được kịp thời điều trị”, PGS Đáng khuyến
cáo.