Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Nữ sinh 18 tuổi lọt top 4 Sao Mai dòng nhạc nhẹ


 

Đêm chung kết nhạc nhẹ Sao Mai 2013 đã diễn ra khá sôi động và hấp dẫn. Các thí sinh đều có những phần trình diễn trẻ trung, sôi động. 4 thí sinh xuất sắc nhất lọt vào chung kết xếp hạng gồm Ngọc Vũ, Thanh Huyền, Hồng Chinh và Tịnh Uyên.

Ngọc Vũ (TPHCM) có số điểm cao nhất từ ban giám khảo và cũng chính là thí sinh được khán giá đánh giá cao nhất. Nhiều khán giả Hải Phòng đã dành cho Ngọc Vũ sự cổ vũ nồng nhiệt. Với cách chọn bài khá thông minh và lối hát chắc chắn, bản lĩnh cùng tài chơi đàn ghi ta khá thiện nghệ khi tự đệm đàn hát ca khúc Hà Nội của tôi ơi (Lê Minh Sơn) anh đã chiếm được cảm tình của rất nhiều khán giả. Bài thứ 2 mang phong cách rock nhưng Ngọc Vũ vẫn hát rõ lời, sôi động nhưng không ầm ĩ tạo cảm giác dễ chịu.
 
Ngọc Vũ
Ngọc Vũ

 
Cô gái đến từ Thanh Hóa vừa tròn 18 tuổi Thanh Huyền là người kết lại đêm thi khá ấn tượng. Phong cách trẻ trung và giọng hát phóng khoáng, khỏe khoắn, Thanh Huyền hát Và em sẽ quên (Phạm Thanh Hà) và I love music (Giáng Son) rất ấn tượng, cuốn hút. Thanh Huyền được đánh giá là một trong những gương mặt sáng giá và trở thành một trong những đối thủ đáng gờm nhất trong top 4 năm nay.
 
Thanh Huyền
Thanh Huyền

 
Hồng Chinh đến từ Hải Phòng có lối hát khá nhẹ nhõm và cảm xúc. Từng tham gia Sao Mai 2011 nên Hồng Chinh có nhiều kinh nghiệm từ việc chọn bài đến những yếu tố phụ trợ giúp cô tỏa sáng như trang phục, make up. Vì thế, ngoài giọng hát ngọt ngào thì Hồng Chinh thực sự có một hình ảnh vô cùng quyến rũ trên sân khấu. Với sự chuẩn bị kỹ càng, Hồng Chinh hoàn toàn xứng đáng lọt vào top 4 xếp hạng. Như vậy, sau 2 đêm chung kết đã diễn ra trước đó các thí sinh chủ nhà đều ra về tay trắng thì đêm nhạc nhẹ, Hồng Chinh đã mang vinh dự về cho thành phố Cảng xinh đẹp.
 
Hồng Chinh

Hồng Chinh
Hồng Chinh

 
Tinh Uyên được cho là thí sinh gây bất ngờ nhất. Từng không được đánh giá cao ở vòng thi miền Trung, nhưng vào chung kết, Tinh Uyên (Quảng Trị) đã khá khôn ngoan chọn 2 ca khúc pop ballad nhẹ nhàng và mang thiên hướng giải trí chứ không phải kiểu “trưng trổ”, đặc biệt cô chọn Trăng dưới chân mình (Trần Lê Quỳnh) với bản phối được cho là khá ủy mị, nhưng lại mang đến cho khán giả cảm xúc bởi sự thể hiện khá nồng nàn của Tịnh Uyên. Cô cũng là người có phong cách biểu diễn khá sexy, lôi cuốn.
 
Tinh Uyên
Tinh Uyên
Các thí sinh còn lại cũng có những phần thi khá thành công. Đặc biệt, thí sinh Y Cel Niê đến từ Dak Lak đã có phần biểu diễn hấp dẫn và trở thành thí sinh được khán giả yêu thích nhất.
Ngoài phần trình diễn của các thí sinh, đêm thi còn có sự tham gia của Hà Linh (Giải Nhất nhạc nhẹ Sao Mai 2007) với ca khúc Dệt tầm gai (Ngọc Đại) khá “nổi loại” bên cạnh Thúy Trang (Giải Nhất nhạc nhẹ Sao Mai 2011) với “hit” đình đám hiện nay của cô - Tình yêu màu nắng (Phạm Thanh Hà).
 
4 thí sinh lọt đêm chung kết Sao Mai xếp hạng
4 thí sinh lọt đêm chung kết Sao Mai xếp hạng
Đêm chung kết xếp hạng cả 3 phong cách âm nhạc sẽ diễn ra lúc 20 giờ ngày 31/8/2013.

Nga sắp hạ thủy thêm 2 tàu ngầm sản xuất cho Việt Nam


Theo hãng thống tấn Mỹ UPI ngày 23/8 trích nguồn từ hãng tin Nga RIA Novosti, xưởng đóng tàu Admiralty của Nga ở thành phố St. Petersburg vừa cho biết, từ nay đến cuối tháng, họ sẽ hạ thủy chiếc tầu ngầm Kilo thứ ba mà Việt Nam đặt mua.


Nga sắp hạ thủy thêm 2 tàu ngầm sản xuất cho Việt Nam
Thông tin được đưa ra trong thời gian Mátxcơva gần đây đang nỗ lực thực hiện nhanh các hợp đồng cho Việt Nam
 
Theo Ria Novosti, chiếc tàu ngầm sắp được hạ thủy trong tháng 8 này nằm trong số 6 tầu ngầm lớp Varshavyanka (Dự Án 636) mà hợp đồng đặt mua trị giá khoảng 2 tỷ USD đã được hai bên ký kết vào năm 2009, nhân chuyến công du vào lúc ấy của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Không chỉ thế, ngay sau chiếc tàu ngầm thứ ba vừa kể, nhà máy đóng tàu Nga còn cho biết là chiếc tàu ngầm thứ tư cũng sẽ được cho hạ thủy vào tháng 11 tới đây.

Ria Novosti cho hay, tàu ngầm lớp Varshavyanka, với công nghệ tàng hình tiên tiến hơn, và thời gian tham chiến dài hơn, là phiên bản nâng cấp của “người tiền nhiệm”, tàu ngầm lớp Kilo. Hải quân Mỹ gọi đây là tàu ngầm diesel-điện “lỗ đen” bởi tàu gần như không bị phát hiện mỗi khi trồi lên mặt nước nhờ công nghệ tàng hình vượt trội.

Một thông báo của cơ quan Công nghệ-Hải quân Nga hồi tháng 8 năm ngoái cho biết các tàu ngầm lớp Varshavyanka có thể hoạt động trong tầm xa 640km và có thể tuần tra trong 45 ngày. Tàu loại này có sức chứa 52 thủy thủ và được trang bị ống ngư lôi 533mm, tên lửa hành trình Kalibr 3M54, do Cục thiết kế Novator của Nga phát triển. Tốc độ tối đa của tàu ngầm là 20 hải lý và lặn sâu khoảng 300m.

Bên cạnh đó, nhà chế tạo tàu ngầm của Nga đã xác định rằng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng này, đã hoàn tất các chuyến đi thử nghiệm 100 ngày ngoài biển khơi vào tháng trước và sẽ chính thức được giao cho Hải quân Việt Nam vào tháng 11 sắp tới. Một đoàn thủy thủ Việt Nam đã đến Nga để được huấn luyện ngay trên chiếc tàu này vào tháng 4 vừa qua.

Trung tuần tháng này, theo Đài Tiếng nói nước Nga, một chiếc tàu ngầm thứ hai cũng đã được hoàn tất và sẽ được đưa về Việt Nam qua ngả châu Phi.

Việt Nam dự định sẽ lần lượt đặt tên các tàu ngầm theo các tỉnh thành ven biển trong nước. Chiếc thứ nhất mang tên Hà Nội, chiếc thứ hai được gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Các chiếc tàu còn lại lần lượt mang tên Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Sau một thời gian gặp chậm trễ trong việc giao chiếc tàu ngầm thứ nhất cho Việt Nam, từng được lên kế hoạch là vào cuối năm ngoái, hãng đóng tàu Admiralty của Nga có vẻ như đang tăng tốc thực hiện hợp đồng. Theo RIA Novosti, phía Nga lần này dự kiến sẽ giao chiếc tàu ngầm cuối cùng cho Việt Nam vào năm 2016.

Nếu thời điểm nói trên được tôn trọng, thì rõ ràng là tiến trình cung cấp tàu ngầm cho Việt Nam đã được hoàn tất hai năm sớm hơn dự định. Khi ký kết hợp đồng vào năm 2009, thời điểm giao hàng đầy đủ từng được ấn định vào năm 2018, với chiếc đầu tiên được giao vào năm 2014.


Hãng AFP ngày 20/8 vừa qua dẫn nguồn Ria Novosti cho biết, Việt Nam cũng vừa đặt mua thêm của Nga 12 chiến đấu cơ Sukhoi SU-30MK2 để tăng cường cho lực lượng Không quân. Hợp đồng này được cho là sẽ nhanh chóng được hoàn tất, với phi cơ được giao ngay vào năm 2014 và 2015 trong hai đợt. 

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

"Tác chiến không-biển có thể châm ngòi chiến tranh hạt nhân Mỹ-Trung"


Tờ Hoàn Cầu cảnh báo chiến lược “tác chiến không-biển” của Mỹ có thể gây ra chiến tranh không thể kiểm soát, thậm chí có thể châm ngòi chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc.


Tờ Hoàn Cầu cảnh báo chiến lược “tác chiến không-biển” của Mỹ có thể gây ra chiến tranh không thể kiểm soát, thậm chí có thể châm ngòi chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tiến sĩ John Lee – chuyên gia của Trung nghiên nghiên cứu an ninh quốc tế trường Đại học Sydney và Viện nghiên cứu Hudson ở Washington DC phân tích trong bài viết trên trang businessspectato.com của Australia về hậu quả cuộc đối đầu giữa chiến lược “tác chiến không-biển” của Mỹ và chiến lược “chống tiếp cận' của Trung Quốc.
20 năm nhẫn nhục mài gươm
Giai đoạn 1995-1996, trong quá trình tranh cử, do nhà cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy kêu gọi ủng hộ Đài Loan độc lập, Trung Quốc đại lục đã tổ chức hàng loạt cuộc tập trận quân sự giữa hai bờ eo biển để uy hiếp. Tổng thống Mỹ lúc đó là Bill Clinton đã cử tàu sân bay USS Freedom và 3 tàu tiếp viện tới khu vực này và gửi đi một thông điệp rõ ràng. Tại thời điểm đó, do không thể đánh thắng dù chỉ một hạm đội tàu sân bay của Mỹ, PLA đã buộc phải hậm hực xuống nước, cuộc khủng hoảng hai bờ eo biển lần thứ 3 kết thúc.
Hỏa lực được trang bị cho một hạm đội tàu sân bay của Mỹ còn lớn hơn cả một quốc gia trung bình. Mỹ có 11 hạm đội tàu sân bay, trong đó 5 cụm tàu sân bay xung kích được bố trí ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sự rút lui của Trung Quốc đại lục năm đó chỉ là điểm khởi đầu của một cuộc cạnh tranh về quân sự chứ không phải là điểm kết thúc. Từ năm 1990 đến 1991, trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, dựa vào hệ thống vũ khí tiên tiến và thông tin hóa của mình, Mỹ đã đánh bại quân đội Saddam Hussein, đây là điều khiến Bắc Kinh thực sự cảm thấy choáng váng. Cuộc khủng hoảng hai bờ eo biển lần thứ 3 càng khiến cho nước này nhận ra rằng phát triển quân sự là yêu cầu thực sự cấp bách. Hàng triệu lính Trung Quốc thời điểm ấy vẫn chỉ được trang bị các vũ khí từ thời chiến tranh lạnh, nếu dùng những vũ khí này để đối phó với công nghệ hàng đầu của Mỹ sẽ không bao giờ có thể chiến thắng.
Tác chiến không-biển có thể châm ngòi chiến tranh hạt nhân Mỹ-Trung
Mỹ đã ngay lập tức cử tàu sân bay đến eo biển Đài Loan và gửi đi một thông điệp cứng rắn khi cuộc khủng hoảng xảy ra năm 1995-1996.


Trong 20 năm sau đó, Bắc Kinh lên kế hoạch xây dựng chiến lược “chống tiếp cận/phong tỏa khu vực”. Chiến lược này sử dụng các thiết bị quân sự và kỹ thuật của lực lượng lục quân, hải quân, không quân, mạng thông tin, không gian, dựa vào tàu ngầm, thủy lôi tiên tiến, vũ khí chống tàu... để tiêu diệt các hạm đội tàu sân bay của Mỹ, ngăn cản lực lượng này tiến vào bất kỳ khu vực chiến đấu hoặc khu vực địa chính trị nào, phá hủy “tai mắt” vốn giúp quân đội Mỹ chiếm được ưu thế chiến lược quan trọng. Chiến lược cuối cùng của Trung Quốc không phải nhằm giành được chiến thắng toàn diện trong chiến tranh, mà giáng cú đòn tấn công nặng nề vào hạm đội tàu sân bay Mỹ.
Mỹ bất an
Nhiều chuyên gia quân sự nhận định chiến lược của Trung Quốc khiến Mỹ bắt đầu cảm thấy bất an. Ưu thế chiến thuật mang tính áp đảo của Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với mối đe dọa để đáp trả với nguyên tắc tác chiến của “tác chiến không-biển” mà Mỹ xây dựng. Theo Lầu Năm Góc, trước những thách thức từ hệ thống vũ khí tiên tiến của Trung Quốc, mục đích của “tác chiến không- biển” là đảm bảo cho Mỹ có năng lực đánh bại đối thủ, giữ vững thế mạnh của mình.
Theo giới phân tích, nguyên tắc tác chiến của “tác chiến không biển” của Mỹ bao gồm: xâm nhập vào lãnh thổ đối thủ, tiêu diệt lực lượng tên lửa hiện đại, phá hủy hệ thống kiểm soát điều khiển của quốc gia này, đồng thời phá hoại hệ thống trinh sát, cảnh báo hoặc thu thập tình báo nhằm đề phòng nước này thực hiện chiến lược “chống tiếp cận”. Sở dĩ gọi đó là “tác chiến không biển” là do chiến lược này cần sử dụng các hệ thống vũ khí máy bay chiến đấu, tàu chiến, vệ tinh, năng lực thông tin, tàu ngầm, tên lửa của Mỹ để giữ vững thế mạnh độc tôn, đồng thời “đánh bại mạng lưới tác chiến của đối thủ”.
Tác chiến không-biển có thể châm ngòi chiến tranh hạt nhân Mỹ-Trung
 

Tờ Hoàn Cầu phê phán và cảnh báo nếu Mỹ áp dụng chiến lược “tác chiến không biển”, sẽ khiến Trung Quốc không còn sự lựa chọn nào khác, chỉ có thể thông qua mọi phương thức để thực hiện các chiến dịch quân sự nhằm đáp trả. Một số nhà phân tích uy tín thậm chí còn cho rằng, hậu quả của “tác chiến không-biển” có thể gây ra cuộc chiến tranh không thể kiểm soát, thậm chí có thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc.
Hoàn Cầu nhấn mạnh mục đích ban đầu của chiến lược “tác chiến không-biển” nằm ở việc muốn phá tan khái niệm “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc (bắt nguồn từ quần đảo Kuril thuộc phía Đông của Nga, tiếp đó là Nhật Bản, Đài Loan, phía Bắc Philippines, quần đảo Borneo và Malaysia) bằng việc phát động các chiến dịch quân sự quan trọng với cường độ lớn. Một điều đáng chú ý là “tác chiến không-biển” được xây dựng để ngăn chặn năng lực “chống tiếp cận” của Trung Quốc. Những người phản đối chiến lược “tác chiến không - biển” cho rằng muốn chiến lược này thành công, Mỹ buộc phải tấn công phủ đầu trên quy mô lớn đối với các mục tiêu đất liền trong lãnh thổ Trung Quốc, trong khi đây là hành vi khiêu khích nghiêm trọng. Trong khi đó Trung Quốc đã dùng hơn 20 năm qua để dồn sức phát triển năng lực “chống tiếp cận” cho mình, nếu Mỹ không phát động đòn phủ đầu, “tác chiến không – biển” sẽ mất đi ý nghĩa.
Hiểm họa chiến tranh
Theo Hoàn Cầu, nếu trường hợp đó xảy ra sẽ đem lại hai vấn đề lớn. Trước hết, Mỹ tấn công phủ đầu vào lãnh thổ Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh không thể chấp nhận. Tờ báo diều hâu này cho rằng ngoài việc mở rộng xung đột, Bắc Kinh không còn sự lựa chọn nào khác, chỉ cần lúc ấy Mỹ 'kéo cò' nhẹ, cũng sẽ khiến Trung Quốc phải lựa chọn con đường để chiến tranh bùng nổ. Hiện tại, Mỹ đang cố gắng cải thiện mối quan hệ quân sự với Trung Quốc, một trong những nguyên nhân quan trọng của ý đồ này là mong muốn áp dụng biện pháp để né tránh mọi sự kiện xung đột có thể xảy ra. Có thể “tác chiến không – biển” sẽ có hiệu quả hoàn toàn ngược lại.
Thứ hai, nếu “tác chiến không – biển” trở thành nguyên tắc chủ yếu của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc ở khu vực này thì khi sự kiện ngày càng phát triển theo chiều hướng xấu đi, Hoàn Cầu khẳng định PLA (quân đội Trung Quốc) chỉ có thể áp dụng đòn tấn công phủ đầu để tấn công các tài nguyên quân sự của Mỹ. Vì nếu PLA để mất năng lực “chống tiếp cận”, thì sẽ mất đi hy vọng duy nhất để giành thắng lợi, từ đó để Mỹ nắm quyền kiểm soát toàn bộ.
Những người ủng hộ “tác chiến không – biển” phân tích nếu năng lực “chống tiếp cận” của Trung Quốc không có gì phải bàn cãi, và có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của Mỹ thì chuỗi đảo thứ nhất sẽ biến thành cái gọi là “khu vực khai hỏa tự do chiến lược” hoặc “đảo không người” theo cách gọi của Elbridge Colby – một trong số các học giả đề xướng “chiến tranh không – biển”. Nếu PLA có khả năng chặn đứng quân đội Mỹ ở ngoài chiến trường của chuỗi đảo thứ nhất thì họ sẽ chiếm ưu thế cuối cùng, đây chính là điều Trung Quốc mong muốn. Nếu biển Hoa Đông xảy ra xung đột lớn, không có sự tham gia của Mỹ đồng nghĩa với việc lời cam kết an ninh mà Mỹ đã đưa ra với Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ vô hiệu. Khi đó Tokyo, Đài Bắc và Seoul sẽ phải tái thiết lực lượng, rất có thể sẽ phát triển và sử dụng vũ khí hạt nhân, kết cục này mới là hậu quả mà Mỹ không thể ngờ nhất.
Tác chiến không-biển có thể châm ngòi chiến tranh hạt nhân Mỹ-Trung
Cư dân mạng Trung Quốc phác họa chiến lược 'chống tiếp cận' tiêu diệt các cụm tàu sân bay xung kích của Mỹ.


Về vấn đề mối đe dọa từ phía Trung Quốc, những người chủ trương “chiến tranh không – biển” cho rằng khi nguyên tắc tác chiến này đã thành công, sẽ làm suy yếu rõ nét năng lực khai chiến của PLA với quân đội Mỹ. Từ đó khiến Trung Quốc không đủ sức để xem xét việc mở rộng các chiến dịch quân sự nhằm vào Mỹ. Kể cả PLA có muốn mạo hiểm một phen cũng sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng nếu xung đột leo thang, PLA sẽ mất nhiều hơn được. Hay nói cách khác, chỉ cần quân đội Mỹ có biện pháp bảo vệ phù hợp, PLA sẽ không thể phát động đòn tấn công phủ đầu đối với các tài nguyên quân sự của Mỹ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc không thể phá hoại chiến lược “tác chiến không - biển”. Chính vì thế có thể Trung Quốc sẽ không mạo hiểm thử nghiệm cách làm này. Một điều đáng lưu ý rằng “tác chiến không biển” có nhiều cấp độ khác nhau, PLA sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn rút lui ở một cấp độ nào đó.
Xét về ý nghĩa này, phe ủng hộ tác chiến không-biển cho rằng những người cảnh báo kết cục của chiến tranh sẽ lên tới cấp độ chiến tranh hạt nhân hoàn toàn không hiểu gì về tính linh hoạt của “tác chiến không – biển”. “Tác chiến không- biển” không phải là một nguyên tắc tác chiến theo kiểu “hoặc là toàn thắng, hoặc là thất bại” mà là mỗi khi bên địch áp dụng chiến thuật đẩy chiến tranh vào cấp độ nguy hiểm hơn, “chiến tranh không-biển” đều có biện pháp đối phó phù hợp bảo vệ sự tự do trong hành động của Mỹ. Ngoài ra phe ủng hộ “tác chiến không – biển” còn kiến giải nếu Mỹ không tập trung xây dựng lực lượng phòng ngừa, PLA sẽ càng ngang nhiên hô phong hoán vũ ở chuỗi đảo thứ nhất.
Tàu cao tốc tên lửa Houbei là một mắt xích trong chiến lược 'chống tiếp cận' của PLA.
Tàu cao tốc tên lửa Houbei là một mắt xích trong chiến lược 'chống tiếp cận' của PLA.


Hoàn Cầu dẫn lời tiến sĩ John Lee cho rằng nếu PLA tin Mỹ sẽ giành được thắng lợi một cách nhẹ nhàng khi chiến tranh leo thang lên từng cấp độ, họ sẽ ít có khả năng đẩy cục diện leo thang. Mỗi khi cục diện tăng thêm một cấp độ nguy hiểm, Mỹ cần thận trọng lựa chọn mục tiêu tấn công. Ví dụ không thể ngay từ đầu đã ngắm vào hệ thống kiểm soát mệnh lệnh quan trọng hoặc lãnh đạo cấp cao của PLA, nếu không sẽ đẩy nguy cơ xung đột lên vài cấp độ.
Tuy nhiên sau khi trải qua bước giao chiến ban đầu, nếu năng lực “chống tiếp tận” của Trung Quốc về cơ bản không suy yếu nhiều, và thời điểm này các mục tiêu quan trọng trên đất liền của Trung Quốc đã bị tấn công, như vậy về mặt chính trị Bắc Kinh sẽ chẳng còn sự lựa chọn nào khác, buộc phải thúc đẩy PLA tiến hành chiến tranh. Lúc đó, PLA sẽ khởi động toàn diện năng lực “chống tiếp cận” cũng như các năng lực khác, khiến quân đội Mỹ phải trả giá nặng nề. Hoàn Cầu tự tin kết luận nếu Trung Quốc đánh chìm một mẫu hạm của Mỹ, hoặc phá hủy nghiêm trọng một hạm đội tàu sân bay của Mỹ thì lúc đó Washington buộc phải xem xét đến việc có cần thiết phải tiếp tục đảm bảo an ninh cho Đài Bắc hay Tokyo nữa hay không.
Tờ báo dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc cảnh báo hiện nay hải quân Mỹ muốn đẩy lùi PLA khỏi khu vực Đông Á hoặc Đông Nam Á mà không phải chịu thiệt hại gì lớn. Tuy nhiên, khi chiến tranh đã xảy ra thì cả hai nước Mỹ và Trung Quốc chắc chắn đều phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề, đặc biệt là Trung Quốc. Trong các cuộc chiến tranh lớn đã xảy ra trong quá khứ, sự leo thang nằm ngoài dự đoán hoặc những điều không thể tính từ trước thường gây ra bi kịch đẫm máu.

Hai miền Triều Tiên đàm phán đoàn tụ gia đình


Giới chức Chữ thập Đỏ Triều Tiên và Hàn Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong cuộc chiến Triều Tiên.


 Các cuộc đoàn tụ gia đình bị ly tán giữa hai miền Triều Tiên đã bị gián đoạn từ gần 3 năm qua.
Các cuộc đoàn tụ gia đình bị ly tán giữa hai miền Triều Tiên đã bị gián đoạn từ gần 3 năm qua.
 
Các cuộc đàm phán cấp làm việc bắt đầu vào sáng nay 23/8, ở lành đình chiến Panmunjom. Hai bên trước đó đã nhất trí tổ chức các cuộc đoàn tụ vào giữa tháng 9, sau gần 3 năm bị gián đoạn.

Chi tiết về các cuộc đoàn tụ dự kiến được thảo luận trong cuộc họp mới nhất này, trong đó bao gồm địa điểm và số người được đoàn tụ.

Hai miền Triều Tiên trước đây bất đồng về lựa chọn bối cảnh cho các cuộc đàm phán của Hội chữ thập Đỏ. Nhưng hôm qua, 22/8, Triều Tiên đã nhất trí cuộc họp diễn ra ở Panmunjom, theo như đề xuất của Hàn Quốc.

Triều Tiên cũng đã đề xuất các cuộc đàm phán riêng rẽ về việc nối lại dự án du lịch ở khu nghỉ mát núi Kim Cương sau 5 năm bị ngưng trệ. Bình Nhưỡng hiện đang tìm kiếm phản ứng tích cực của Seoul về việc này, do lãnh đạo Triều Tiên coi du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính.

Ông Lý Hiển Long cảnh báo: Trung Quốc được Senkaku nhưng sẽ mất tất cả


Ngày 21/08, Thông tấn xã trung ương Đài Loan CNA (Central News Agency) đã đăng tải bài viết, trong đó có trích dẫn những cảnh báo của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đối với Trung Quốc.


Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, nếu Trung Quốc xử lý không tốt các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của họ trong mắt cộng đồng quốc tế. Đại lục cần phải tự biết kiềm chế để xóa tan sự hoài nghi của các quốc gia khác đối với họ - Thủ tướng Singapore đã phát biểu trong khuôn khổ hội nghị quốc tế “Tương lai châu Á” do tờ “Báo công nghiệp và kinh tế” (Sankei Shimbun) tổ chức tại Tokyo - Nhật Bản.
Các phương tiện truyền thông Singapore cũng cho biết, về tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Bắc Kinh với một số nước ASEAN và tranh chấp giữa họ và Nhật Bản về quần đảo Senkaku, ông Lý Hiển Long cũng thẳng thắn chỉ ra, nếu Trung Quốc không biết kiểm chế sẽ gây sự những quan ngại về sự quật khởi của họ. Ông cảnh báo: “Đại Lục có thể đạt được cái gì đó ở biển Đông hoặc Senkaku nhưng họ sẽ mất rất nhiều, trong đó có cả uy tín và địa vị trên thế giới. Tất cả những vấn đề này họ cần phải suy xét kỹ lưỡng”.
Trung Quốc sẽ mất cả uy tín và địa vị trên thế giới nếu tiếp tục những hành động gây hấn
Trung Quốc sẽ mất cả uy tín và địa vị trên thế giới nếu tiếp tục những hành động gây hấn

Thủ tướng Singapore cho rằng, Trung Quốc cần thông qua những hành động thiết thực và tự kiềm chế để biểu thị là họ không có ác ý, nhằm xóa bỏ những quan ngại của các nước khác về cái gọi là “trỗi dậy hòa bình” của mình. Đồng thời họ cũng phải bày tỏ thiện ý với Nhật Bản và các nước ASEAN, nối lại các kênh liên lạc để làm dịu tình hình căng thẳng hiện nay.
Về vấn đề mối lo ngại của các nước đối với Trung Quốc, ông Lý Hiển Long cho biết, trong cục diện mâu thuẫn về lãnh thổ trên biển Đông, giữa Trung Quốc và các nước đông nam Á, cùng với mối quan hệ không mấy tốt đẹp gữa Mỹ và Trung Quốc, rất dễ xảy ra các “hiểu lầm, ngộ nhận”, ông cũng kêu gọi các nước không nên đẩy quan hệ quốc tế đến tình trạng đối đầu trực tiếp hoặc đối đầu giữa các bên.
Khi bàn về luận thuyết “có kẻ chống lưng các nước Đông Nam Á bao vây Trung Quốc” trên biển Đông, Thủ tướng Singapore tỏ ra thận trọng về vấn đề này. Ông nhận xét, tất cả các quốc gia có cùng mối lo ngại về Trung Quốc liên kết lại với nhau không phải là biện pháp hay và không ai muốn vậy. Lý Hiển Long chủ trương, các bên cần xích lại gần nhau, thông qua trao đổi đa phương để xây dựng tình hữu nghị.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và người đồng cấp Shinzo Abe duyệt đội danh dự
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và người đồng cấp Shinzo Abe duyệt đội danh dự

Về vấn đề chủ nghĩa dân tộc đang bùng phát ở Nhật Bản và kế hoạch sửa đổi Hiến pháp của người Nhật, Thủ tướng Singapore khẳng định, mỗi nước đều có quyền tự quyết xem phải làm thế nào để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc nhưng các nước cần phải có trách nhiệm trước những hành động của mình và cần đưa ra những biện pháp thông minh nhất.
Ông Lý Hiển Long nhận xét, châu Âu đã hòa bình nhưng châu Á thì chưa. Hàng ngày các thông tin quan ngại về mâu thuẫn, giữa các nước châu Á trên biển Đông và biển Hoa Đông luôn là chủ đề chính của các phương tiện truyền thông thế giới. Để đạt được điều này thì các nước trong khu vực cần khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, thẳng thắn đối thoại chứ không dùng biện pháp quân sự.
“Nếu như bạn cứ mãi lật lại quá khứ, dù đó là vấn đề an ủi những người phụ nữ, những hành động xâm lược trong quá khứ, vấn đề xin lỗi hay không xin lỗi, đương nhiên đây là quyền của bạn nhưng cũng phải xem xét đến vấn đề, liệu những đòi hỏi đó có giúp cải thiện được mối quan hệ giữa bạn và các nước châu Á hay không”? Nếu làm được điều đó, châu Á mới có hy vọng hòa bình – Thủ tướng Singapore kết luận.

20 triệu người Trung Quốc có nguy cơ nhiễm thạch tín


Các nhà khoa học Thụy Sĩ và Trung Quốc ngày 22/8 cảnh báo hiện có gần 20 triệu người trên khắp Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ bị nhiễm độc do sử dụng nước ngầm nhiễm thạch tín. Những khu vực có nguy cơ bị nhiễm độc thạch tín cao là Tân Cương, Nội Mông, Hà Nam, Sơn Đông và tỉnh Giang Tô.


Vấn nạn ô nhiễm nguồn nước tại Trung Quốc. Ảnh: Internet
Vấn nạn ô nhiễm nguồn nước tại Trung Quốc. Ảnh: Internet

Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học - Công nghệ Thủy sản Liên bang Thụy Sĩ EAWAG và Đại học Y khoa Trung Quốc ở Thẩm Dương ước tính nồng độ thạch tín tự nhiên đo tại hơn 580.000 km2 lãnh thổ, chủ yếu ở những vùng kể trên cùng một số tỉnh ở miền Bắc Trung Quốc và trung tâm tỉnh Tứ Xuyên, đều cao hơn ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ngay từ những năm 1960, nguồn nước ngầm tại một số tỉnh của Trung Quốc đã bị phát hiện ô nhiễm. Năm 1994, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố nhiễm độc thạch tín là một bệnh dịch và tiến hành một chương trình kiểm tra rộng lớn để lấy mẫu nước giếng. Từ năm 2001 đến năm 2005, khoảng 20.000 mẫu nước giếng, tức là 5% của 445.000 giếng được kiểm tra, cho thấy nồng độ thạch tín cao hơn 50 microgram/lít, nhiều hơn gấp 5 lần ngưỡng cho phép của WHO. Năm 2004, Trung Quốc ước tính khoảng 14 triệu người có nguy cơ bị ngộ độc thạch tín.

Annette Johnson, nhà địa hóa học tại EAWAG, cho biết ngộ độc thạch tín do sử dụng nước uống bị ô nhiễm là một vấn đề lớn về sức khỏe. Tiếp xúc từ 5-10 năm với chất gây ô nhiễm vô cơ phổ biến nhất được tìm thấy trong nước uống trên toàn thế giới này sẽ làm tăng sắc tố của da, tiến tới rối loạn chức năng gan thận, tăng khả năng mắc các loại ung thư khác nhau. Tuy nhiên, các tác động có hại cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe nói chung của người nhiễm.

Giữa “bão” biển đảo, Mỹ-Philippines cam kết duy trì tự do hàng hải


Mỹ và Philppines đã cam kết duy trì tự do hàng hải trong bối cảnh Đông Nam Á đang bị phủ bóng bởi các cuộc tranh chấp biển đảo đầy căng thẳng.



Hình ảnh cuộc tập trận CARAT 18.
Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung.

Theo một thông cáo chung, lãnh đạo quân sự hai nước đã đưa ra cam kết trên tại Mỹ vào ngày 22/8, khi chính phủ hai nước đàm phán về mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines.
   
“Chúng tôi có cùng lợi ích trong việc duy trì tự do hàng hải, thương mại hợp pháp không bị cản trở, và lưu thông người và hàng hóa khắp các vùng biển”, Tướng Philippines Emmanuel Bautista và Tướng Mỹ Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, cho hay. “Chúng tôi mong muốn…củng cố môi trường an ninh Đông Nam Á theo cách thức bảo vệ lợi ích của tất cả những ai tôn trọng thông thương không bị cản trở qua đường biển, trong khi ngăn chặn những ai giới hạn hoặc hành động theo cách có thể gây nguy hiểm”.

Philippines hiện đang tìm kiếm sự ủng hộ về quân sự và chính trị của Mỹ, khi nước này nỗ lực bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình đối với một số vùng biển trên Biển Đông trước Trung Quốc.

Cả hai tướng Philippines và Mỹ đều kêu gọi “cách tiếp cận dựa trên luật pháp, khi giải quyết những tranh chấp chồng chéo ở các vùng biển, bằng thương thức hòa bình, trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”.

Tuyên bố không nêu tên Trung Quốc, nhưng Philippines luôn cáo buộc Bắc Kinh gây nguy hiểm cho hòa bình và thương mại biển ở châu Á, khi tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả những khu vực gần sát bờ biển Philippines.

Còn Mỹ, mặc dù khẳng định không đứng về phía bên nào trong tranh chấp biển, nhưng nước này đang nỗ lực tái xây dựng dấu chân quân sự của mình ở Philippines, một đồng minh quân sự từ năm 1951. Đây cũng là một phần trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Tổng thống Obama.

“Chúng tôi kỳ vọng vào một đối tác an ninh vững mạnh, cân bằng và phản ứng nhanh…thông qua các cuộc tập huấn, tập trận, và các hoạt động quân sự có lợi cho cả đôi bên, nhờ tăng cường sự hiện diện luân phiên và tạm thời của lực lượng quân sự Mỹ ở các cơ sở của Lực lượng vũ trang Philippines”, tuyên bố cho hay.

Hai đồng minh Mỹ-Philippines đã tổ chức các cuộc đàm phán ở Manila vào ngày 14/8 vừa qua, nhằm đưa ra quy tắc cho việc triển khai tạm thời thêm lực lượng và tài sản quân sự của Mỹ ở Philippines.

Các cuộc thảo luận dự kiến sẽ được nối lai ở Washington trước cuối tháng này.

Philippines từng là nơi đồn trú của hàng chục ngàn binh sỹ Mỹ tại hai căn cứ gần Manila, nhưng họ đã buộc phải rời đi vào năm 1992, sau khi Thượng viện Philippines bỏ phiếu chấm dứt hợp đồng cho thuê với Mỹ, trong bối cảnh tâm lý bài Mỹ tăng cao. Một thỏa thuận mới vào năm 1999 cho phép lính Mỹ trở lại Philippines tham gia các cuộc tập trận chung hàng năm.

Lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng được triển khai luân phiên ở miền nam Philippines kể từ năm 2002 để giúp binh sỹ địa phương chống chiến binh Hồi giáo.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Đang điều động lực lượng tới gần Syria


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 23/8 hé lộ Lầu Năm Góc đang điều động lực lượng để sẵn sàng hành động quân sự đối với Syria, ngay cả khi Tổng thống Obama vẫn còn tỏ ra thận trọng.


Mỹ đang bố trí thêm tàu chiến có tên lửa hành trình ở Địa Trung Hải.
Mỹ đang bố trí thêm tàu chiến có tên lửa hành trình ở Địa Trung Hải.
 
 Bộ trưởng Quốc phòng Hagel đã sẵn sàng

Phát biểu với các phóng viên trên máy bay tới Malaysia trong chuyến công du 4 nước Đông Nam Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel cho biết, các tư lệnh của ông đã chuẩn bị hàng loạt “lựa chọn” cho Obama nếu Tổng thống Mỹ chọn tiến hành tấn công quân sự vào Damascus. Bình luận của Bộ trưởng Hagel được đưa ra khi kêu gọi đòi hành động quân sự đối với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày càng riết ráo, nhất là khi có cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học

“Bộ Quốc phòng có trách nhiệm cung cấp cho Tổng thống lựa chọn cho mọi tình huống”, ông Hagel cho hay. “Điều đó đòi hỏi phải triển khai lực lượng, tài sản của chúng ta để có thể thực hiện các lựa chọn khác nhau, dù Tổng thống có lựa chọn khả năng nào đi chăng nữa.”

Tuy nhiên, ông Hagel từ chối cung cấp thông tin chi tiết về việc triển khai các tàu, máy bay hay binh sỹ Mỹ. Trong khi đó, có tin chính quyền Obama đang dự tính tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào lực lượng của ông Assad.

Bình luận của ông Hagel được đưa ra khi một quan chức quân sự khác cho hay hải quân Mỹ sẽ mở rộng hiện diện ở Địa Trung Hải bằng một tàu chiến thứ tư, được trang bị tên lửa hành trình.

Hạm đội 6 của Mỹ, chịu trách nhiệm Địa Trung Hải, đã quyết định giữ tàu USS Mahan ở khu vực, thay vì để tàu trở về cảng quê nhà ở Norfolk, Virginia.

3 tàu khu trục khác hiện đang được triển khai ở khu vực gồm USS Gravely, USS Barry và USS Ramage. Cả 4 tàu chiến này đều được trang bị hàng tá tên lửa hành trình Tomahawk.

Động thái củng cố trên sẽ cho phép Lầu Năm Góc hành động nhanh hơn nếu Obama ra lệnh tấn công quân sự Syria.

Tuy nhiên, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng nói rõ rằng hiện chưa có quyết định tấn công quân sự Syria nào được đưa ra.

Tổng thống Obama vẫn thận trọng

Trong khi đó, báo chí Mỹ trong những ngày qua cho rằng đã có bất đồng bên trong chính quyền Obama về lựa chọn tiến hành têm một cuộc can thiệp quân sự nữa vào Trung Đông. Trong cuộc phỏng vấn được phát vào sớm ngày thứ sáu trên kênh truyền hình CNN, ông Obama đã tỏ ra thận trọng. Ông nói cáo buộc của phe đối lập Syria rằng hàng trăm người đã bị sát hại vì bị tấn công khí độc gần Damascus vào tuần này, nghiêm trọng hơn rất nhiều các cáo buộc trước đó nhằm vào chính quyền của ông Assad.

Một năm sau khi cảnh báo Syria “vượt giới hạn đỏ” nếu sử dụng vũ khí hóa học, Obama cho rằng người Mỹ kỳ vọng ông bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia lâu dài, nhưng tránh sa lầy ở nước ngoài. Ông cảnh báo nước Mỹ “có thể bị cuốn vào các cuộc can thiệp đắt đỏ, tốn kém và khó khăn, rồi cuối cùng là gây ra thêm lòng thù hận, trả thù ở trong khu vực”.

Trong khi đó ông Hagel cho hay cơ quan tình báo Mỹ sẽ “nhanh chóng” xác định xem liệu có phải Damascus sử dụng vũ khí hóa học để tấn công quân nổi dậy. “Nếu thông tin tình báo và các bằng chứng cho rằng những gì đã xảy ra là do sử dụng vũ khí hóa học, thì khi đó vấn đề không chỉ của riêng Mỹ mà là của quốc tế”, ông cho hay.

Nga sắp “trình làng” hệ thống phòng không hiện đại mới


Tại Hội chợ hàng không MAKS-2013 ở Mátxcơva vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 này, Nga sẽ lần đầu tiên cho “trình làng” hệ thống phòng không tầm trung S-350E Vityaz, dự kiến sẽ thay thế cho hệ thống S-300 đã lỗi thời.


Nga sắp “trình làng” hệ thống phòng không hiện đại mới

Hệ thống do tập đoàn Almaz-Antei của Nga phát triển. Theo công bố của tập đoàn này vào ngày 23/8, Vityaz dự kiến sẽ thay thế các hệ thống S-300 đã lỗi thời và  hệ thống mới của Nga ưu việt hơn những mẫu cùng loại của nước ngoài.

Hệ thống mới được biết đã được giới thiệu với Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm một nhà máy của Almaz-Antei ở St. Petersburg của ông hôm 19/6.

Hệ thống mới này bắt đầu được xây dựng từ năm 2007, được trang bị hệ thống radar tiên tiến, đài chỉ huy di động mới và một máy phóng có thể chở 12 tên lửa.

Almaz-Antey dự kiến sẽ chuyển hệ thống cho Bộ Quốc phòng Nga để thử nghiệm trước cuối năm nay và bắt đầu chuyển giao cho quân đội Nga vào năm tới.

Vityaz sẽ hỗ trợ cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng không tương lai của Nga, đảm trách các mục tiêu trong tầm từ 5-400km.

Nhà báo Ấn Độ bị hãm hiếp tập thể tại Mumbai


Một nhà báo 23 tuổi đã bị 5 nam giới hãm hiếp tập thể tại thành phố Mumbai, cảnh sát Ấn Độ cho biết. Đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt vụ hãm hiếp tại Ấn Độ khiến dư luận phẫn nộ thời gian qua.


Cảnh sát Ấn Độ đã công bố ảnh phác họa 5 nam giới mà họ đang truy lùng.
Cảnh sát Ấn Độ đã công bố ảnh phác họa 5 nam giới mà họ đang truy lùng.
Người phụ nữ đang thực hiện một nhiệm vụ vào tối ngày 22/8 tại khu vực Lower Parel của thành phố Mumbai thì bị tấn công. Cô này đã phải nhập viện do nhiều chấn thương.
Khi xảy ra vụ việc, cô gái đi cùng một người bạn trai, vốn cũng bị những kẻ tấn công cô gái đánh đập. Cảnh sát cho hay 16 người đã bị bắt giữ.
Theo cảnh sát, nạn nhân của vụ tấn công hôm qua làm việc cho một tạp chí tiếng Anh ở Mumbai và đã tới Shakti Mills, một nhà máy dệt cũ hiện đang bị bỏ không và bị hư hỏng, để chụp ảnh.
Cô gái đã được đưa vào bệnh viện Jaslok ở Mumbai. Cảnh sát cho biết họ đang thẩm vấn các nam giới bị bắt giữ và đã công bố ảnh các bức phác họa về 5 nam giới mà họ đang truy lùng.
“Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Những kẻ phạm tội sẽ sớm bị bắt giữ”, Bộ trưởng nội địa bang Maharashtra RR Patil phát biểu trước báo giới vào tối 22/8 sau khi tới thăm nạn nhân trong bệnh viện.
“Bệnh nhân đã ở bên chúng tôi kể từ khi xảy ra vụ việc không may. Hiện tại cô ấy đã ổn định”, bệnh viện cho biết trong một tuyên bố vào sáng ngày 23/8.
Vụ tấn công đã gây ra sự phẫn nộ tại Ấn Độ, và nhiều người bày tỏ sự giận dữ trên mạng xã hội.
Nirmala Sitharaman, từ đảng đối lập Bharatiya Janata của Ấn Độ, viết: “Thật hèn hạ. Chúng ta thật xấu hổ… Có bao nhiêu vụ như vậy nữa trước khi những kẻ phạm tội bị trừng trị? Hãy thức dậy đi, hỡi Ấn Độ”.
Trong một vụ việc tương tự hồi tháng 12 năm ngoái, một sinh viên 23 tuổi đã bị hãm hiếp tập thể ngay trên xe buýt ở thủ đô New Delhi.
Người phụ nữ và bạn trai đã bị tấn công dã man và cô gái sau đó qua đời tại bệnh viện do các vết thương quá nặng.
Vụ tấn công đã làm bùng phát các cuộc biểu tình trên khắp cả nước và buộc giới chức phải đưa ra các quy định nghiêm khắc hơn đối với các tội danh chống lại phụ nữ.

Những khoảnh khắc đẹp của "bông hồng mới nước Anh"


Vẻ đẹp của công nương Kate Middleton được ví như “bông hồng mới của nước Anh”. Liên tục xuất hiện trong danh sách những nhân vật mặc đẹp nhất thế giới, cô còn được coi như biểu tượng thời trang của Hoàng gia xứ sở sương mù.


Những khoảnh khắc đẹp của bông hồng mới nước Anh
Cô gái “thường dân” Kate Middleton và Hoàng tử William tuyên bố đính hôn tại một buổi họp báo tổ chức tại London hồi tháng 11/2010.
Những khoảnh khắc đẹp của bông hồng mới nước Anh
Đám cưới Hoàng gia thu hút sự quan tâm của cả thế giới: Kate Middleton chính thức trở thành công nương của nước Anh, phu nhân của Hoàng tử William. Đám cưới được tổ chức trọng thể tại tu viện Westminster vào ngày 29/4/2011.
Những khoảnh khắc đẹp của bông hồng mới nước Anh
Công nương Kate trong bộ trang phụ mang phong cách nhà binh, cùng sóng đôi bên Hoàng tử William tới thăm doanh trại Victoria hồi tháng 6/2011.
Tháng 7/2011, Kate Middleton khoe tài nấu nướng trong gian bếp khách sạn ở Quebec, Canada.
Tháng 7/2011, Kate Middleton khoe tài nấu nướng trong gian bếp khách sạn ở Quebec, Canada.
Tháng 7/2011, Kate Middleton khoe tài nấu nướng trong gian bếp khách sạn ở Quebec, Canada.
Công nương ăn vận giản dị tới thăm hồ Blackford ở Canada hồi tháng 7/2011. Phong cách thời trang đa dạng của cô khiến nhiều phụ nữ Anh rất ngưỡng mộ và coi Kate là thần tượng.
Tháng 7/2011, Kate Middleton khoe tài nấu nướng trong gian bếp khách sạn ở Quebec, Canada.
Công nương và Hoàng tử cùng sóng đôi tham dự buổi lễ công chiếu phim “War Horse” ở London hồi tháng 1/2012.
Tháng 7/2011, Kate Middleton khoe tài nấu nướng trong gian bếp khách sạn ở Quebec, Canada.
Vẻ đẹp quyến rũ và sang trọng của Kate Middleton khi cô tham dự bữa tiệc chuẩn bị cho lễ khai mạc Thế vận hội Paralympics tổ chức tại London hồi tháng 5/2012.
Tháng 7/2011, Kate Middleton khoe tài nấu nướng trong gian bếp khách sạn ở Quebec, Canada.
Công nương ngồi trên xe ngựa cùng một số thành viên Hoàng gia tại lễ diễu hành tổ chức tại London hồi tháng 6/2012.
Tháng 7/2011, Kate Middleton khoe tài nấu nướng trong gian bếp khách sạn ở Quebec, Canada.
Kate Middleton trao huy chương cho các vận động viên thắng cuộc tại Thế vận hội Paralympics hồi tháng 8/2012.
Tháng 7/2011, Kate Middleton khoe tài nấu nướng trong gian bếp khách sạn ở Quebec, Canada.
Kate Middleton và Hoàng tử William cùng tới thăm nhà thờ Hồi giáo Assyakirin ở Kuala Lumpur, Malaysia hồi tháng 9/2012.
Tháng 7/2011, Kate Middleton khoe tài nấu nướng trong gian bếp khách sạn ở Quebec, Canada.
Trước khi tuyên bố mình đã mang bầu, công nương vẫn chơi khúc côn cầu cùng với các em nhỏ ở trường tiểu học St. Andrew hồi tháng 11/2012.
Kate Middleton thân thiện với người dân Anh.
Kate Middleton thân thiện với người dân Anh.
Kate Middleton thân thiện với người dân Anh.
Chuyện công nương mang bầu chỉ bị lộ sau khi cô ốm nghén quá nặng và phải nhập viện hồi tháng 12/2012. Bức ảnh được chụp khi cô ra viện, đích thân Hoàng tử William đã tới đón cô.
Kate Middleton thân thiện với người dân Anh.
Kate Middleton xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng sau khi ra viện cùng với David Beckham để trao giải thưởng Nhân vật Thể thao của năm hồi tháng 12/2012.
Kate Middleton thân thiện với người dân Anh.
Kate trò chuyện với một bé gái dễ thương trong bộ trang phục công chúa hồi tháng 3/2013 nhân dịp cô tới thăm thị trấn Grimsby.
Kate Middleton thân thiện với người dân Anh.
Kate thể hiện kỹ năng cắm trại thành thạo khi cô tham gia huấn luyện tình nguyện cho một nhóm hướng đạo sinh hồi tháng 3/2013.
Kate Middleton thân thiện với người dân Anh.
Tháng 7/2013, Công nương Kate và Hoàng tử William cùng chụp hình với Hoàng tử bé George trước cổng bệnh viện St. Mary.
Kate Middleton thân thiện với người dân Anh.
Công nương Kate, Hoàng tử William, Hoàng tử bé George cùng chú chó Lupo ngồi làm mẫu cho bức chân dung đầu tiên của Hoàng tử bé.

Giả danh lực lượng vũ trang lừa đảo chiếm đoạt tài sản


Ngày 23/8, CA huyện Tân Kỳ phối hợp với đội CSGT 1- 48 và đội CSGT số 3 Phòng CSGT đường bộ đường sắt Công an Nghệ An, bắt quả tang 3 đối tượng giả danh cán bộ lực lượng vũ trang nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.


Tang vật vụ án 
Tang vật vụ án 
 
Theo đó, 3 đối tượng bị bắt giữ là: Vương Hồng Thanh (SN 1957), Ngô Văn Chung (SN1965) và Vương Văn Thành (SN1974) đều trú tại Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội.
Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng khai nhận lợi dụng sự thiếu hiểu biết và đánh vào lòng tham của người dân, các đối tượng đóng giả cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và tìm đến gia đình anh Lê Văn Chung, chị Nguyễn Thị Oanh, trú tại xóm 1, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ (Nghệ An), đặt vấn đề xin lắp đặt cột viễn thông và sẽ trả chi phí mỗi tháng khoảng 4,5 triệu đồng tiền thuê địa điểm và bảo vệ cột.
Sau khi giả vờ tổ chức đo đạc và soạn thảo hợp đồng để tạo niềm tin, những đối tượng này đã bày ra việc bán 12 tấn lương thực dư thừa trong lực lượng vũ trang với giá 50 triệu đồng cho gia đình anh Chung, chị Oanh và yêu cầu gia đình đưa trước số tiền này sau đó sẽ dẫn đến đơn vị gần đó để nhận lương thực, nhưng thực chất, khi nhận được tiền, chúng sẽ cao chạy xa bay.
Theo hẹn, vào khoảng 9h30 sáng ngày 23/8, các đối tượng đã đến nhà anh Chung, chị Oanh nhận 40 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận ba đối tượng chưa kịp tẩu thoát thì bị lực lượng chức năng mật phục bắt giữ.
Qua khám xét trong người các đối tượng, ngoài số tiền chúng lừa đảo của gia đình anh Chung, chị Oanh, cơ quan chức năng đã thu giữ 3 bộ quân phục đầy đủ quân hàm, quân hiệu, biển tên giả cùng các vật dụng của sỹ quan quân đội.
Vụ việc đang được công an huyện Tân Kỳ tiếp tục điều tra, làm rõ.

Lại đề xuất “ngực lép” không được lái xe


Ngoài ra, lái xe còn phải đạt nhiều tiêu chuẩn khác như chiều cao, cân nặng, lực bóp tay, không bị da liễu...


Năm 2008, quy định “ngực lép” không được lái xe do Bộ Y tế ban hành đã bị dư luận phản ứng. Nay quy định này lại được Bộ Y tế và Bộ GTVT một lần nữa đưa ra trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô… (sau đây gọi tắt là dự thảo).

Nói không với thấp bé, nhẹ cân

Theo dự thảo, để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72 cm.

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định theo hướng người có “ngực to” sẽ có nhiều cơ hội để được “lái xe to”. Cụ thể, nếu ngực ở ngưỡng 74-76 cm thì được cấp bằng lái xe hạng A3, A4, B2; còn to hơn nữa sẽ đủ điều kiện lái xe siêu trường, siêu trọng hạng C, D, E, F, A2…

Lại đề xuất “ngực lép” không được lái xe
Theo dự thảo, người thấp bé, nhẹ cân, có chiều cao dưới 1,45 m được xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe máy 50 cm3 trở lên. Ảnh: HTD

Chưa dừng lại, những người thấp bé, nhẹ cân, có chiều cao dưới 1,45 m cũng bị dự thảo xếp vào nhóm không đủ điều kiện được lái xe máy 50 cm3 trở lên. Còn nếu chiều cao đạt nhưng trọng lượng cơ thể không đạt mức tối thiểu 40 kg, người dân cũng không đủ điều kiện để được lái xe. Và cũng như tiêu chuẩn “ngực to được lái xe to”, người càng cao, càng nặng thì càng có cơ hội để lái xe to và dài. Trong đó, nếu cao 1,62 m và nặng 47 kg trở lên thì sẽ được cấp bằng C, D, E, F, A2...

Lực sĩ mới được lái xe
 
Một số tiêu chuẩn về sức khỏe trong dự thảo đang gây ra nhiều tranh cãi
Một số tiêu chuẩn về sức khỏe trong dự thảo đang gây ra nhiều tranh cãi
Chỉ to, cao, nặng thôi vẫn là chưa đủ, bởi dự thảo còn yêu cầu người thi bằng lái xe phải có sức khỏe như “lực sĩ”. Cụ thể, muốn lái xe máy thì cả đàn ông, đàn bà phải có lực kéo thân là 70 kg, lực bóp tay thuận 26 kg, lực bóp tay không thuận là 24 kg.

Anh Nguyễn Văn Ngọc - chủ một trung tâm thể hình ở đường Hai Bà Trưng, Hà Nội cho rằng đây là một quy định hết sức vô lý. “Nam giới có thể dễ dàng vượt qua được quy định trên nhưng với nữ giới thì quá khó. Ngay cả đối với phụ nữ khi mới tham gia tập thể hình cũng chỉ có thể kéo được được khoảng 60-65kg, lực bóp tay cũng chỉ đạt 23-24 kg thôi. Phải tập một thời gian dài họ mới có thể nâng cao được khả năng bóp và kéo” - anh Ngọc nói.

Ông Khương Kim Tạo, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cũng tỏ ra hết sức ngỡ ngàng với những đề xuất trên. “Ô tô, xe máy bây giờ từ cần số, vô lăng, tay lái đều điều khiển được một cách nhẹ nhàng chứ có phải như thời xa xưa đâu mà đặt tiêu chuẩn lực bóp, lực kéo cao đến thế. Hơn nữa, theo nhận định của tôi thì nguyên nhân gây tai nạn không phải do người “ngực lép”, lực bóp, lực kéo yếu gây ra” - ông Tạo nói.

Da liễu, suy thận cũng khó được lái

Ngoài những tiêu chuẩn trên, dự thảo cũng xếp những người bị các bệnh da liễu, truyền nhiễm như bị vảy nến, vảy cá, nhiễm nấm có khả năng lây lan, da liễu mạn tính... vào nhóm không đủ điều kiện sức khỏe để cấp bằng lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, F... Cùng đó, những người bị bệnh trĩ độ I trở lên cũng bị xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe ô tô tải nặng.

Ngay cả những người có vấn đề về hệ tiêu hóa như loét dạ dày - tá tràng có biến chứng chảy máu hoặc đã mổ nhưng kết quả không tốt; hay viêm loét, hẹp thực quản; giãn tĩnh mạch thực quản; viêm loét đại tràng xuất huyết; rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn; áp xe gan, xơ gan... những người suy thận (theo từng cấp độ bệnh) cũng bị xếp vào nhóm “không đủ điều kiện” lái xe theo từng hạng xe...

Chẳng có chứng cứ nào khẳng định “ngực lép” hay gây tai nạn

Khi đọc dự thảo, tôi thấy có quá nhiều điều bất hợp lý. Dường như chúng ta đã lắp ghép một cách quá máy móc những tiêu chuẩn đã có từ thời xa xưa mà chưa tính toán xem hiện nay những quy định đó có còn phù hợp hay không.

Về những nguyên nhân gây ra TNGT, theo phân tích của chúng tôi thì chủ yếu là do ý thức kém chứ đâu phải do những người “chân yếu, tay mềm”, vòng ngực nhỏ, lực kéo thấp gây ra. Tôi khẳng định đến nay chưa có bất kỳ bằng chứng nào khẳng định những người có vòng ngực dưới 72 cm lái xe sẽ không an toàn cả.

Cái quan trọng nhất mà bộ tiêu chuẩn về sức khỏe cần hướng đến là phải ngăn chặn bằng được tình trạng lái xe nghiện ma túy, cụt tay, cụt chân… nhưng vẫn được cấp bằng lái. Còn đối với những tiêu chuẩn khác như “ngực lép”, lực bóp, kéo đẩy thì cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp hơn.

Ông KHƯƠNG KIM TẠO, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Ánh Viên tỏa sáng, giành HCV thứ 2 môn bơi lội tại giải châu Á


 Sau tấm HCV đầu tiên ở nội dung 200m bơi ngửa tại Đai hội thể thao trẻ châu Á đang diễn ra tại Nam Kinh (Trung Quốc), tối qua (22/8), kình ngư Ánh Viên tiếp tục tỏa sáng, giành thêm tấm HCV nữa ở nội dung 200m hỗn hợp.

Với tấm HCV giành được ở nội dung 200m bơi ngửa ngày hôm trước, Ánh Viên bước vào cuộc tranh tài ở nội dung 200m hỗn hợp đầy tự tin. Ở vòng loại, trước những đối thủ mạnh từng chạm trán nhiều ở giải lần này, Ánh Viên thi đấu đầy quyết tâm và về nhất vòng loại với thành tích 2’20’’61, hơn người về nhì là Dasol tới 4’’07.
Bước vào nội dung chung kết, Ánh Viên tiếp tục có sự khởi đầu thuận lợi khi dẫn trước các đối thủ ở 50m đầu tiên. Ở những vòng cuối, Ánh Viên đã thể hiện được hết khả năng, trước khi về đích đầu tiên với thành tích 2’15’’09, giành HCV.
Như vậy, đây chính là tấm HCV thứ 2 của Ánh Viên tại giải và là tấm HCV thứ 3 của đoàn thể thao Việt Nam. Ngoài nội dung 200m hỗn hợp, kình ngư người Cần Thơ còn thi đấu thành công ở vòng loại và bán kết cự ly 50 m ngửa, sẽ tranh chung kết vào ngày thi đấu cuối của môn bơi (23/8).
Ở đường bơi 200 m hỗn hợp nam, tuyển thủ trẻ Trần Duy Khôi giành HCĐ với thành tích 2’9’’70. Khôi cũng sẽ tranh chung kết nội dung 50 m ngửa nam vào tối nay (23/8).
Ngoài tấm HCV của Ánh Viên ngày hôm qua, đáng chú ý là việc tay vợt Lý Hoàng Nam đã tạo kỳ tích khi đánh bại Dmitry Popko (Kazakhstan) với tỷ số 7-5, 7-6 để lọt vào trận chung kết đơn nam. Đối thủ của anh trong ngày hôm nay sẽ là tay vợt người Philippines Zosimo Mendoza.
Với 3 HCV, 5 HCB và 2 HCĐ, đoàn thể thao Việt Nam tạm thời vươn lên vị trí thứ 8/26 tại Đại hội.

Quang Liêm dừng bước ở vòng 4 giải cờ vua thế giới


Để thua trong ván cờ nhanh thứ hai trước Peter Svidler, đại diện ưu tú của cờ vua Việt Nam - Lê Quang Liêm đã chính thức nói lời chia tay với giải. Dù bị loại nhưng với thành tích có mặt ở vòng 4 cũng được xem là thành công lớn đối Quang Liêm nói riêng và cờ vua Việt Nam nói chung. 
 >>  Quang Liêm tiếp tục hòa đương kim vô địch thế giới Peter Svidler
 >>  Quang Liêm hòa trên cơ đương kim vô địch thế giới Peter Svidler

Nhà vô địch cờ vua thế giới lần thứ hai Emanuel Lasker đã từng có một câu nói rất nổi tiếng là “the hardest game to win is a won game” (tạm dịch: khó thắng nhất là thắng những ván có thể thắng). Quả thật, trong 4 ván đối đầu với Peter Svidler thì Quang Liêm có đến 2 ván cơ hội thắng rất sáng sủa nhưng tiếc rằng Liêm lại không  tận dụng được.
 
Quang Liêm dừng bước trước nhà vô địch thế giới Svidler
Quang Liêm dừng bước trước nhà vô địch thế giới Svidler
Đó là ván lượt đi cờ tiêu chuẩn và ván lượt đi cờ nhanh. Tất cả hai ván đó, Liêm đều cầm quân trắng và có những đòn tấn công rất dũng mãnh. Nhưng rồi có lẽ do lối đánh chắc chắn và an toàn nên cơ hội cứ dần trôi qua. Nếu biết tận dụng thì Liêm đã không ngậm ngùi chia tay giải này.
Chiến lược tie-break của Quang Liêm là cố gắng tận dụng ưu thế đi trước đó để đánh phủ đầu đối thủ nhằm giành lợi thế trong trận thứ hai. Đây là chiến lược mà Quang Liêm đã áp dụng rất thành công để hạ bệ Grischuk.
Trong ván đầu, Quang Liêm được đi trước (cầm quân trắng). Trong môn cờ, việc đi trước hay đi sau rất quan trọng vì thường người đi trước nắm quyền chủ động, có thể dẫn dắt đối thủ đi theo hướng mà người đi trước đã chuẩn bị sẵn.
Liêm khai cuộc ván này tốt, trung cuộc Liêm đánh cũng rất tốt. Hai con Tốt cột d, e giúp anh nắm được quyền kiểm soát trung tâm, đẩy lùi Mã đối phương về phòng ngự. Quang Liêm tiếp tục dàn quân và tổ chức tấn công vào cánh Vua của đối thủ.
Từ nước 19 đến 22, cơ hội thắng cho Quang Liêm rất sáng sủa. Nhưng những nước cờ quyết định thành bại cả ván đấu Liêm lại không tìm ra, để cho Peter Svidler dần dần gỡ gạc lại. Cứ thế ưu thế của Liêm giảm dần và đến nước 33 ván cờ đã trở lại cân bằng.
 
Tuy nhiên, Liêm đã có một giải đấu khá thành công
Tuy nhiên, Liêm đã có một giải đấu khá thành công
Hai bên tiếp tục thi đấu đến nước 49 thì rơi vào tình huống lặp nước. Xe trắng của Liêm có nước chiếu Vua và đồng thời cũng có nước bắt Tốt cột c của đen. Do vậy, cả hai đồng ý với kết quả hòa.
Sang ván thứ hai, Peter Svidler được cầm quân trắng và Liêm phải cầm quân đen. Ván này, anh ta buộc phải thắng vì nếu đấu tiếp cặp cờ nhanh nữa thì nhiều khả năng anh ta “lành ít dữ nhiều” do sở trường của Liêm là tính cực nhanh.
Trong 4 nước đầu tiên, hai bên diễn lại khai cuộc như trận lượt về cờ tiêu chuẩn. Trận này Liêm phòng thủ rất tốt. Giai đoạn trung cuộc, Peter Svidler đã có nhiều đòn tấn công bên cánh Hậu của Liêm nhưng rồi từng bước bị Liêm đẩy lùi. Đến nước 26 thế trận trở về cân bằng.
Nước 30, Peter Svidler quyết định đưa về tàn Tượng, Mã chống Xe nhưng hai bên vẫn còn khá nhiều Tốt. Thế trận lúc này vẫn đang cân bằng. Nhưng bằng những nước điều quân sắc bén của mình, Peter Svidler đã khéo léo đưa đến hình cờ theo hướng đơn giản nhưng có lợi cho anh ta, đó là (Xe, Mã, Tốt) đấu với (Xe, Tốt) của Liêm ở nước 79.
Quang Liêm đã cố gắng nỗ lực đỡ hòa từ lúc này, chỉ cần 50 nước không ăn cây nữa là Liêm sẽ thủ hòa được. Nhưng Svidler đánh tàn rất chuẩn, và đến nước 108, khả năng thắng của Peter Svidler khá cao.
Đến nước 124, Liêm đã phế Xe để ngăn Tốt trắng phong Hậu. Lúc này, Liêm còn độc mỗi con Vua và Svidler thì còn quân tấn công là Mã, Tượng. Cờ tàn (Xe, Mã) bắt Vua là dàng tàn cuộc cơ bản. Nguyên tắc là phối hợp giữa 3 quân, đẩy Vua đối phương ra mép bàn cờ rồi sau đó dồn Vua đối phương vào góc cùng màu với ô Tượng. Tàn này nếu biết phối hợp đúng thì trong vòng 36 nước là có thể bắt được Vua.
Tuy vậy, hình cờ trong ván này không khó để Peter Svidler gài thế chiếu bí Vua mà không đưa vào thế “pat” (xử hòa nếu Vua không bị chiếu nhưng Vua không còn nước đi nào khả dĩ). Chỉ trong vòng 12 nước, anh ta đã dễ dàng gài vào Liêm vào thế thua.
Thất bại trong trận này, Liêm đành nói lời chia tay giải trong tiếc nuối. Nhìn lại quãng thời gian ở giải cờ nhanh, cờ chớp thế giới và đến giải này, ta thấy một điều là Quang Liêm đã trưởng thành toàn diện. Đấu với những kỳ thủ top đầu thế giới ở nội dung cờ tiêu chuẩn hay cờ nhanh, Liêm đều chơi tốt và thường hay hơn giờ họ. Nhưng lối chơi an toàn và chắc chắn của Liêm có lẽ đã không phù hợp trong một số thời điểm.
Cũng sau giải này, Liêm kiếm thêm được 25.000 USD (do thành tích lọt vào vòng 4) và Live Elo cờ tiêu chuẩn của Liêm đã trở lại con số 2712. Tựu chung lại, đây là một mùa giải đáng nhớ của Liêm, cũng như đối với người hâm mộ cờ vua nước nhà.

Raul rơi lệ trong ngày trở về khoác áo Real Madrid


Huyền thoại của Real Madrid, Raul, đã trở lại mái nhà Bernabeu quen thuộc ngày hôm qua và giúp Los Blancos nghiền nát CLB hiện tại của anh, Al Sadd với tỷ số 5-0. Trước những tình cảm của CĐV nhà, tiền đạo này đã không kìm nổi những giọt nước mắt.

Qua 3 năm phiêu bạt kể từ ngày rời khỏi Real Madrid, Raul đã chính thức trở lại mái nhà xưa để khoác áo số 7 quen thuộc của “Kền kền trắng” trong trận đấu giao hữu với Al Sadd, CLB hiện tại của “Chúa nhẫn”, trong trận tranh Bernabeu Cup.
Trong cuộc chiến này, Raul đã khoác áo mỗi đội bóng một hiệp đấu. Với số áo quen thuộc, “Chúa nhẫn” như tìm lại được phong độ đỉnh cao trong màu áo Real Madrid. Ở phút 22, tiền đạo lừng danh này đã làm nổ tung cầu trường Bernabeu với bàn thắng mở tỷ số.
Sang hiệp 2, “sát thủ” 36 tuổi này sang khoác áo Al Sadd vào nhường lại số 7 cho C.Ronaldo. Tuy nhiên, anh cũng không thể cứu vãn đội bóng Qatar thoát khỏi trận thua 0-5 trước CL Hoàng gia Tây Ban Nha.
Đây là lần thứ 24 Real Madrid đoạt danh hiệu Bernabeu Cup nhưng kết quả không phải là vấn đề được chú ý. Điều quan trọng, những CĐV Real Madrid đã gặp lại thần tượng của mình. Trước sự tiếp đón nồng hậu này, Raul cũng không kìm được cảm xúc, tiền đạo này đã rơi lệ trong buổi lễ trao giải.
Nhìn lại những hình ảnh của Raul trong trận đấu này:
Raul được khoác áo số 7 quen thuộc ở Real Madrid
Raul được khoác áo số 7 quen thuộc ở Real Madrid
Sau 3 năm khoác áo Real Madrid, Raul thi đấu như thể vẫn ở đỉnh cao sự nghiệp
Sau 3 năm khoác áo Real Madrid, Raul thi đấu như thể vẫn ở đỉnh cao sự nghiệp
Tiền đạo này đã làm nổ tung cầu trường Bernabeu với bàn thắng mở tỷ số
Tiền đạo này đã làm nổ tung cầu trường Bernabeu với bàn thắng mở tỷ số
Đồng đội chia vui với Raul
Đồng đội chia vui với Raul
CR7 cũng trao cho tiền bối những cử chỉ thân thiện
CR7 cũng trao cho tiền bối những cử chỉ thân thiện
CR7 cũng trao cho tiền bối những cử chỉ thân thiện
Raul luôn nhận được yêu mến của những CĐV cũng như đồng đội ở Real Madrid
Raul luôn nhận được yêu mến của những CĐV cũng như đồng đội ở Real Madrid
Raul luôn nhận được yêu mến của những CĐV cũng như đồng đội ở Real Madrid

Nhà vua Tây Ban Nha, Juan Carlos I chia vui cùng Raul
Nhà vua Tây Ban Nha, Juan Carlos I chia vui cùng Raul

Quá xúc động, “Chúa nhẫn” đã không kìm được những giọt nước mắt
Quá xúc động, “Chúa nhẫn” đã không kìm được những giọt nước mắt

Raul chụp ảnh cùng gia tài đồ sộ anh đoạt được cùng Real Madrid
Raul chụp ảnh cùng gia tài đồ sộ anh đoạt được cùng Real Madrid

Toàn thể cầu thủ Real Madrid chia vui cùng Raul
Toàn thể cầu thủ Real Madrid chia vui cùng Raul