Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Mùa carnival tưng bừng khắp châu Âu

Mùa lễ hội đường phố (carinval) đã bắt đầu ở châu Âu, với các màn diễu hành vui nhộn và rực rỡ sắc màu tại Venice, Tây Ban Nha, Đức và Thuỵ Sĩ.

 
Mùa carnival tưng bừng khắp châu Âu
Giovanna Lee Alfonso xúc động sau khi được chọn là Nữ hoàng của lễ hội đường phố Las Palmas 2013 tại thành phố Las Palmas de Gran Canaria, quần đảo Canary, Tây Ban Nha.
 
Las Palmas Carnival 2013
Một phụ nữ trong trang phục lấp lánh tham gia lễ hội đường phố Las Palmas 2013.
 
Một người hoá trang tại Venice
Một người hoá trang tham gia carnival tại Venice.

Một người hoá trang tại Venice
Các nam giới trong trang phục truyền thống nhảy múa trong cuộc diễu hành carnival tại Mittenwald, miền nam nước Đức.

Những người hoá trang tươi cười phía trước một thánh đường ở Cologne, Đức.
Những người hoá trang tươi cười chụp ảnh phía trước một thánh đường ở Cologne, Đức.

Những người hoá trang tươi cười phía trước một thánh đường ở Cologne, Đức.
 
Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Các ứng viên nữ hoàng của lễ hội đường phố Santa Cruz de Tenerife trên đảo Tenerife thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha trình diễn trong những bộ trang phục lộng lẫy.
 
Mùa carnival tưng bừng khắp châu Âu
Một màn trình diễn của Soraya Rodriguez, nữ hoàng lễ hội hóa trang Santa Cruz de Tenerife trên đảo Tenerife thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Venice
Một phụ nữ tham gia lễ hội hoá trang tại Venice.
 
Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Bộ trang phục vô cùng cầu kỳ của một người tham gia lễ hội hóa trang Santa Cruz de Tenerife.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Một nam giới dùng điện thoại di động khi tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ. 

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Các anh hề cầm đèn lồng trong lễ hội đường phố tại Constance, miền nam nước Đức.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Marta Finotto biểu diễn màn thiên thần bay chính thức mở màn lễ hội đường phố Venice 2013.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Những người tham gia lễ hội hoá trang tại Duesseldorf, Đức uống bia ăn mừng.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Cặp đôi Marco Dilauro và Nadia tạo dáng gần cầu Sighs trong lễ hội đường phố Venice.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Những người tham gia lễ hội đường phố tại Mainz, Đức hoá trang giống các nhân vật trong chương trình truyền hình “Sesame Street”.

Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Các bộ trang phục độc đáo là tâm điểm của các lễ hội đường phố.
 
Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Một người tham gia lễ hội hoá trang tại Lucerne, Thuỵ Sĩ tranh thủ dùng điện thoại di động.
Những chú chó tham gia lễ hội hoá trang dành cho cẩu tại Las Palmas de Gran Canaria, Tây Ban Nha.

Chợ Tết: thịt mỡ - dưa hành - bánh chưng xanh

Ẩm thực truyến thống của người Việt trong ngày Tết là “thịt mỡ - dưa hành - bánh chưng xanh…”. Cho nên trong phiên chợ ngày Tết đâu đâu cũng bày bán các mặt hàng lá dong, lạt tre, thịt mỡ, dưa hành...

Người Việt Nam có câu: “Đói ngày giỗ cha, no 3 ngày Tết”, dù nghèo khó đến đâu người ta cũng cố gắng xoay xở, vay mượn để được ăn uống no đủ trong mấy ngày Tết. Bữa cơm ngày Tết thông thường sang trọng hơn mọi ngày, trong đó những món ăn như “thịt mỡ - dưa hành - bánh chưng xanh” đã trở thành truyền thống. Ngày nay, đời sống khấm khá hơn, dưa hành và bánh chưng là không thể thiếu, nhưng thịt mỡ thì cơ bản chỉ còn là ước lệ.
Cũng như ở các địa phương khác trên cả nước, phiên chợ Tết của người dân các tỉnh Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng cũng hội đủ các mặt hàng đặc trưng phục vụ cho dịp Tết. Người dân đi chợ ngày giáp Tết cũng chỉ hỏi mua những mặt hàng như lá dong, lạt tre buộc, bánh tét, dưa hành, thịt mỡ… để phục vụ cho mấy ngày Tết.
Tại chợ Đê (phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) - sáng 28 Tết, chị Lê Thị Mai (38 tuổi, phường Ea Tam) cho biết: “Mấy năm trở lại đây mỗi khi Tết đến gia đình tôi thường gói bánh chưng để cúng ông bà tổ tiên. Cho nên khi đi chợ để mua thực phẩm về ăn Tết, cái mà tôi ghé mua đầu tiên là lá dong, lạt buộc… Lá dong càng tươi đẹp, kích thước càng rộng thì khi gói bánh chưng càng dễ, nấu bánh càng nhanh mềm hơn. Do đặc trưng khi nấu bánh chưng thường kéo dài nhiều giờ đồng hồ, nên tôi phải đi chợ mua lá dong sớm để còn về nhà gói gém, nấu nướng xuyên đêm nữa”.
“Ngoài mấy hũ dưa món (dưa hành), bánh chưng, con gà trống với ít ký thịt heo… tôi cũng mua thêm mấy phong bì lì xì để sáng mùng 1 Tết mừng tuổi mấy đứa nhỏ”, chị Đào (42 tuổi, phường Ea Tam) chia sẻ.
Một số hình ảnh đặc trưng về phiên chợ Tết được ghi nhận trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk:
Chợ Tết: thịt mỡ - dưa hành - bánh chưng xanh
Lá dong và lạt tre để gói bánh chưng, bánh tét bày bán tại chợ Đê, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột.
Nhiều gia đình không gói bánh được thì mua bánh chưng, bánh tét... ở chợ.
Nhiều gia đình không gói bánh được thì mua bánh chưng, bánh tét... ở chợ.
Nhiều gia đình không gói bánh được thì mua bánh chưng, bánh tét... ở chợ.
Mua phong bao lì xì.. để mừng tuổi vào ngày đầu năm mới.
Mua phong bao lì xì.. để mừng tuổi vào ngày đầu năm mới.

Hoa tươi tiền triệu một bó

Sáng 27 Tết, nhiều bà nội trợ ngỡ ngàng trước giá mới được thiết lập. Giá một bó hoa ly 10 cành có giá dao động từ 450-900.000 đồng.

Hoa tươi "đắt khét"
Có mặt ở chợ hoa Quảng Bá và Mai Dịch, nhiều người giật mình vì giá các loại hoa được ưa chuộng trong ngày Tết như hoa ly, hoa cúc, hoa hồng, tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày hôm qua.
Những bó hoa ly đẹp có giá tiền triệu
Những bó hoa ly đẹp có giá tiền triệu
Cầm trong tay bó hoa ly vàng 10 cành, cô Đỗ Thị Dung (Mỹ Đình) cho biết, mới hôm qua bó hoa này chỉ 500.000 đồng nhưng hôm nay được “hét ” với giá 900.000 đồng.
“Dù đắt nhưng vẫn phải cố mua, nghe nói chiều nay rét về thì hoa tươi còn đắt nữa. Mỗi ngày mỗi giá, mua nhanh không lại đắt”- cô Dung chia sẻ.
Không chỉ có hoa ly tăng giá chóng mặt mà hoa cúc cũng tăng từ 20.000 đồng/10 bông lên 50.000 đồng/10 bông; hoa hồng 30.000 đồng lên 50.000 đồng/10 bông; hoa loa kèn trắng tăng từ 100 nghìn lên 150.000 đồng/20 bông; hoa lay ơn giá tăng từ 80.000 đồng/bó lên 110-150.000 đồng/bó.
Nhiều tiểu thương ở chợ hoa Quảng Bá, Mai Dịch (Hà Nội) cho biết, hoa tươi “xịn” (không ướp đá) lúc nào cũng có giá và càng mua muộn giá càng đắt: “Bó hoa ly này mai ngày kia có giá 1 triệu hoặc hơn là chắc”- cô Hạnh bán hoa ly ở chợ Mai Dịch khẳng định chắc nịch.
Dù không mỗi ngày một giá nhưng tại các siêu thị giá hoa ly hoa cúc cũng khá cao nhưng giá ổn định. Cụ thể, tại siêu thị Metro, giá hoa ly là120 nghìn/1 cành; 130 nghìn đồng/5 cành tuylip và một chậu cúc nhỏ là 65 nghìn.
Thịt, hải sản, giò đều tăng giá
Sáng 27 Tết, tại các chợ Châu Long, Thành Công, Dịch Vọng,… giá thịt bò, thịt lợn đều ở mức giá cao so với vài ngày trước từ 10-20%.
Cụ thể, giá một kg thịt bò dao động từ 280-500.000 đồng/kg, đắt nhất là lõi rùa giá từ 500.000 đồng/kg nhưng cũng khan hàng.
Có mặt tại chợ Thành Công sáng nay, bác Đỗ Thị Thịnh (Đê La Thành) cho biết, muốn mua 1 kg lõi rùa để ăn lẩu trong mấy ngày Tết nhưng không mua đủ: “Đã xác định đi sớm rồi mà chỉ còn vài lạng, đành mua thêm thịt bò bắp hoặc thăn ăn thêm”- bác Dung cho biết.
Không chỉ thịt bò, thịt lợn tăng giá mà cua biển, tôm sú, ngao đều tăng giá. Cua, tôm sú đều có giá từ 500-550.000 đồng/kg, ngao đen và trắng dao động từ 25-30.000 đồng/kg,..
Giò cũng được nhiều bà nội trợ chọn mua trong buổi sáng ngày 27 Tết. Tuy nhiên, mỗi nơi một giá. Giò lụa, giò gà có giá từ 150-170.000 đồng kg, giò bò, giò bê giá từ 230-250.000 đồng/kg.
Tại siêu thị Metro, giò có giá cao hơn các chợ của Hà Nội. Cụ thể, giò gà Ước lễ có giá 209.000 đồng/kg, giò lụa 161 nghìn đồng/kg, giò xào 179.000 đồng/kg, giò bò 235.000 đồng/kg,…
Bia và nước ngọt cũng mà mặt hàng đắt khách trong những ngày giáp tết. Bia Heniken giá 380.000 đồng/thùng loại 330ml, bia Hà Nội, bia 333 có giá 220.000 đồng/thùng, Bia tiger có giá 270.000 đồng/kg,…
Các loại bia ngoại cũng của Nhật, Đức, Hà Lan cũng được nhiều người ưa chuộng nhưng giá thường đắt gấp đôi các loại bia nội.
Quất, đào chờ người mua
Mai đã nở bung trong cái nắng của Hà Nội nhưng vẫn ít người
mua. Ảnh: Đỗ Hợp
Mai đã nở bung trong cái nắng của Hà Nội nhưng vẫn ít người mua. Ảnh: Đỗ Hợp
Sáng nay, tại điểm bán đào, quất như làng hoa Nhật Tân, Quảng Bá, Tây Tựu; trên đường Hoàng Quốc Việt, Lạc Long Quân chỉ ít khách vào hỏi mua.
Bác Đỗ Văn Mười, người bán quất từ Hưng Yên than thở: “Từ sáng đến giờ người ngắm cũng ít mà người mua thì đếm trên đầu ngón tay. Có vài chục gốc quất mà đang lo ế”.
Cùng chung tâm trạng, anh Nguyễn Văn Cường (Đông Ngạc, Hà Nội) là năm thứ hai anh trồng và có quất bán. Tuy nhiên, tổng số 200 gốc giờ anh mới bán được 50 gốc.
“Năm ngoái đến 27 Tết tôi đã bán buôn được 130 gốc và chỉ còn vài chục gốc xấu phải bán lẻ thôi. Nếu mai kia mà người đi mua không đông thì tôi sợ ế lắm. Giá quất chưa có dấu hiệu tăng giá gì cả ”- anh Cường rầu rĩ cho biết.
Cùng chung “phận” ế ẩm như quất còn có đào, mai. Tại chợ Châu Long (Hà Nội) hay chợ Quảng Bá, trên đường Lạc Long Quân, sáng nay, giá một cành đào đẹp có giá từ 250.000 – 400.000 đồng/cành nhỏ và trên dưới 1 triệu đồng cho những cành lớn. Các cây đào, chậu mai đẹp vẫn có giá vài triệu đồng.
Cô Đỗ Thị Châm (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Mình nghỉ hưu không có tiền, mà con trai con dâu năm nay đều bị cắt giảm lương nên đến hôm nay vẫn chưa muốn mua đào quất trang hoàng như Tết mọi năm. Cái gì cắt giảm được thì cắt thôi”.

Kim Jong-un không chúc Tết lãnh đạo Nga, Trung

Lãnh đạo Triều Tiên đã gửi thiệp chúc mừng cho lãnh đạo 30 quốc gia nhân dịp Tết nguyên đán nhưng “bỏ qua” các đồng minh truyền thống là Nga và Trung Quốc.

Lãnh đạo Triều Tiên và phu nhân Ri Sol-ju tại Bình Nhưỡng hồi năm ngoái.
Lãnh đạo Triều Tiên và phu nhân Ri Sol-ju tại Bình Nhưỡng hồi năm ngoái.
Một nguồn tin ngoại giao cho hay đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ “lạnh nhạt” với Bắc Kinh và Mátxcơva, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 5/2 cho biết, ông Kim Jong-un đã gửi thiệp chúc mừng tới lãnh đạo của khoảng 30 quốc gia, trong đó có Lào, Li-băng, Mông Cổ, Việt Nam, nhưng Nga và Trung Quốc vắng mặt khỏi danh sách.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Tổng bí thư Tập Cận Bình đều gửi thiệp chúc mừng nhân dịp năm mới cho ông Kim Jong-un qua đại sứ quán Trung Quốc tại Bình Nhưỡng hôm 28/12 năm ngoái, nhưng lãnh đạo Triều Tiên không phúc đáp. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng gửi thiệp chúc mừng vào cùng thời điểm nhưng ông Kim Jong-un không trả lời.
Lãnh đạo Triều Tiên vốn có truyền thống trao đổi thiệp chúc mừng năm mới với nguyên thủ Trung Quốc, Nga và các nước khác. Nhưng ông Kim Jong-un được cho là đã tức giận khi Trung Quốc và Nga ủng hộ các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hôm 23/1 lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi năm ngoái.
Trong khi đó, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đưa tin ông Kim Jong-un đã gửi thiếp chúc mừng cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, một động thái hiếm gặp bất chấp sự lên án của Liên hợp quốc đối với vụ phóng tên lửa.

Bé gái sơ sinh đơn độc trong bệnh viện ngày Tết

Sinh non khi mới tròn 28 tuần, nhỏ xíu với cân nặng vỏn vẹn 1kg, sau một tháng được bệnh viện chăm sóc, đến nay bé gái này đã nặng 2kg, hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng sát Tết rồi mà cha mẹ bé vẫn không tới viện đón bé về...


Bé sơ sinh Hải Kỳ đơn độc trong bệnh viện, không được mẹ cha chăm sóc
Bé sơ sinh Hải Kỳ đơn độc trong bệnh viện, không được mẹ cha chăm sóc
Cô bé có cái tên rất mạnh mẽ Hoàng Hải Kỳ sinh ngày 4/1/2013 tại khoa Sản, BV Bạch Mai, Hà Nội. Ngay sau sinh 15 phút, bé được chuyển xuống khoa Nhi vì sinh non nhẹ cân (28 tuần tuổi, nặng 1.000 gram), bị bệnh màng trong (phổi quá non) từ người mẹ mắc bệnh hệ thống đã lâu năm, bị biến chứng tim, thận, phù toàn thân. Mẹ bé sinh con ra trong tình trạng bệnh rất nặng, phù, tràn dịch màng tim, màng phổi, bụng…
Khi bé mới được chuyển xuống khoa Nhi BV Bạch Mai, các bác sĩ ngơ ngác vì không thấy có người thân đi chăm nuôi bé. Nhưng khi biết hoàn cảnh gia đình cháu bé, mẹ bị bệnh nặng sau mổ, bố vừa chăm vợ vừa chăm hai con nhỏ ở nhà, các y bác sĩ ở khoa đã tận tình chăm sóc bé.
Điều dưỡng phòng sơ sinh, nơi bé Hoàng Hải Kỳ đang được chăm sóc, kể: Mãi khi bé được gần 1 tuần trong viện, mẹ bé mới xuất hiện, vào thăm con chỉ biết ôm con khóc nấc: “Mẹ không bỏ con đâu. Không bao giờ mẹ bỏ con”. Còn bố cháu cũng chỉ xuất hiện một hai lần, lần nào cũng nói: “Trăm sự nhờ bác sĩ”.
Hơn một tháng nằm tại khoa Sơ sinh, cô bé này khiến các điều dưỡng, y tá và cả các sinh viên thực tập bận rộn như chăm con mọn. Mọi đồ dùng của cháu như sữa, bỉm,... gia đình đều không cung cấp, cũng không có người nhà nào vào thăm em. “Ngày cháu ăn 8 lần sữa, mỗi lần 45ml, lại là sữa non khá đắt tiền nên trước mỗi lần ăn, bệnh viện lại phân công một người đi xin sữa của các bé khác cùng khoa. Khi thì xin được sữa mẹ, khi thì xin sữa công thức; rồi tã, bỉm đều phải xin của các bé khác”, điều dưỡng Hà Kim Loan cho biết.
“Các bé khác trong phòng sơ sinh, cùng hoàn cảnh nhưng được gia đình chăm nuôi chu đáo. Còn bé Kỳ thiệt thòi quá. Nhìn hai má bé phinh phính, tay chân dài rộng, yêu lắm, khác hẳn khi mới sinh. Vậy mà cha mẹ đành lòng chối bỏ bé. Thương bé lắm vì từ khi sinh mới được mẹ ẵm bồng có một lần, chưa kịp cảm nhận hơi ấm của mẹ, chưa từng được ngậm bầu ti mẹ”.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Thời gian gần đây bé lên cân tốt (đã tăng 1kg sau một tháng chăm nuôi), sức khỏe ổn định, đã có thể được ra phòng ngoài, nhưng khi gọi bố mẹ cháu lên đón con thì ông bố kêu “Gia đình nghèo lắm, không nuôi nổi. Tôi cho các bác. Các bác cho ai thì cho". Và đến giờ cố gọi gia đình đón con về ăn Tết thì gọi họ cũng không nghe máy”.
“Từ khi được chuyển sang khoa Nhi chăm sóc đến nay, gia đình bé chưa nộp một đồng viện phí tạm thu, chưa mua cho con một hộp sữa, bịch tã nào, phó mặc cho khoa chăm sóc. Đến nay, con đã có thể xuất viện thì họ không đến đón. Chúng tôi sợ gia đình lo không có tiền đóng viện phí nên không dám lên đón bé nên đã từng nhắn bố cháu, nếu gia đình quá khó khăn, những khoản ngoài BHYT khoa sẽ xin bệnh viện miễn giảm. Trong trường hợp bệnh viện không miễn được, khoa sẽ mở hòm từ thiện tại khoa cho bé, thiếu đâu khoa sẽ hỗ trợ thêm, nhưng họ cũng chỉ ậm ừ, rồi nói không nuôi được, cho các bác”, TS Dũng cho biết thêm.
Ở tình thế hiện tại, khoa Nhi đang rất khó xử với trường hợp của bé Hoàng Hải Kỳ. Bé đã khỏe khoắn, không còn bệnh lý gì, giờ chỉ uống thuốc bổ và chăm sóc dinh dưỡng. Nếu giữ bé ở viện lâu cũng không tiện bởi có nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh. Nhưng cho bé xuất viện cũng không thể bởi bố cháu một hai đều nói: “Cho các bác. Các bác cho ai thì cho”. Hiện tại khoa không thể liên lạc được với bố mẹ cháu. Bé sẽ phải đón Tết trong bệnh viện với các y bác sĩ, bệnh nhi khác mà không có người thân bên cạnh.
Sáng 28 tháng Chạp, chúng tôi vào thăm cô bé thiệt thòi. Được biết bố mẹ của bé là Phạm Thị H., 29 tuổi, và Hoàng Công G. ở Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội, vì cuộc sống nghèo khó mà bỏ con. “Có nhiều lắm những bệnh nhi gia cảnh khó khăn, mẹ mất, rồi nhà nghèo, nhưng vẫn được sự yêu thương của gia đình, được chăm sóc tới mức tốt nhất có thể. Bé Kỳ có tội gì đâu mà gia đình chối bỏ. Nghèo khó, đùm bọc khi đói, khi no nhưng được sống bên những người thân, bé cũng sẽ đỡ tủi hờn. Chúng tôi chỉ mong bố cháu nghĩ lại, lên đón con để bé được sum vầy bên người thân. Khó khăn nào cũng có thể sẻ chia…”, TS Dũng ngậm ngùi tâm sự.

Chủ cây xăng giải vây xe dù, thóa mạ cảnh sát

Vì bảo kê cho xe dù, hai cha con chủ cây xăng dầu Hòa Mỹ đã ra sức ngăn cản lực lượng Cảnh sát trật tự Công an TP Đà Nẵng.

Khoảng gần 10 sáng 8/2, lực lượng Cảnh sát trật tự Công an TP. Đà Nẵng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát xe dù, bến cóc quanh bến xe Trung tâm Đà Nẵng và trên các tuyến đường Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng…
Khi phát hiện xe khách loại 50 chỗ mang BKS 53S-2644 chạy theo hướng Nam – Bắc bỗng dừng lại, đón trả khách ngay trước cây xăng của Công ty CP Xăng dầu Hòa Mỹ (198 Tôn Đức Thắng, phường Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng), Thượng úy Nguyễn Thành Long cùng Hạ sĩ Đặng Ngọc Tiến đã đến kiểm tra.
Ông Lịch (áo trắng) và con là ông Sơn có hành vi ngăn cản lực lượng Cảnh sát khi làm nhiệm vụ
Ông Lịch (áo trắng) và con là ông Sơn có hành vi ngăn cản lực lượng Cảnh sát khi làm nhiệm vụ

Tuy nhiên, bất ngờ từ phía trong cây xăng, ông Trần Thanh Lịch (61 tuổi, chủ cây xăng) cùng con trai là Trần Nguyễn Thanh Sơn (31 tuổi) xông ra ngăn cản hai cảnh sát quyết liệt để giải vây cho xe khách 53S-2644 nổ máy bỏ chạy.
Hai cha con ông Lịch ra sức ngăn cản hai cảnh sát làm nhiệm vụ và chửi rủa hai cảnh sát. Ông Lịch dùng tay đánh vào mũ bảo hiểm của Thượng úy Long, còn con ông xông vào giật điện thoại của Hạ sĩ Tiến.
Mặc dù bị thóa mạ nặng nề nhưng 2 cảnh sát Long và Tiến vẫn bình tĩnh khuyên can cha con ông Lịch. Khi lực lượng Cảnh sát trật tự được tăng cường đến để giải quyết, hai cha con ông Lịch vẫn ngoan cố và lớn tiếng chửi lực lượng cảnh sát.
Hai cha con ông Lịch cho rằng xe khách BKS 53S-2644 chỉ vào cây xăng của gia đình để đổ dầu chứ không phải đón, trả khách. Tuy nhiên, qua xác minh của lực lượng Cảnh sát trật tự, xe khách 53S-2644 chạy tuyến TP HCM - Hà Nội, sau khi qua cửa ngõ phía nam TP Đà Nẵng (đã được camera trạm thu phí Hòa Phước ghi lại lúc 9 giờ 10 phút cùng ngày), xe khách này không đi đường tránh Túy Loan – Hải Vân theo quy định mà cố tình chạy vào trung tâm Đà Nẵng để đón trả khách. Theo quy định, xe không có tuyến vào Đà Nẵng thì không được vào trung tâm nên việc 2 chiến sĩ kiểm tra xe là hoàn toàn đúng quy định.
Theo Phòng Cảnh sát trật tự Công an TP Đà Nẵng, cây xăng dầu của Công ty CP Hòa Mỹ từ lâu đã trở thành “điểm nóng” của tình trạng xe dù, bến cóc. Nhiều xe khách khi ra khỏi bến xe đã tấp vào cây xăng này lấy cớ đổ xăng dầu nhưng thực chất là đón khách gây mất an toàn giao thông ngay trước cây xăng và dư luận rất bức xúc.
Sau khi sự việc xảy ra, hai cha con ông Lịch đã được đưa về Công an phường Hòa Minh để tiếp tục điều tra làm rõ.

Bỏng vì pin điện thoại nổ tung trong quần

Truyền thông Hàn Quốc ngày 6/2 cho biết: "Một người đàn ông đã bị bỏng nặng sau khi cục pin điện thoại di động trong túi quần của ông bất ngờ phát nổ".

Ngay sau nổ, các quan chức Hàn Quốc tiết lộ thêm rằng, khi xảy ra tai nạn, cục pin phát nổ vẫn chưa được gắn vào điện thoại trong túi quần của nạn nhân.
Hình ảnh pin điện thoại
nổ, xé toạc túi quần nạn nhân
Hình ảnh pin điện thoại nổ, xé toạc túi quần nạn nhân
"Loại pin trên là loại pin sạc nhanh nhưng nó dễ toả nhiệt, do nằm trong túi quần kín nên cục pin đã bất ngờ phát nổ", cảnh sát cho biết.
Hậu quả của vụ nổ trên đã khiến người đàn ông bị bỏng cấp độ 2, với vết thương dài khoảng 1 inch xung quanh đùi nạn nhân.
Trước đó, vào năm 2011 tại Hàn Quốc cũng đã xảy ra một vụ nổ pin điện thoại tương tự, khiến nạn nhân bị bỏng nặng và phải nhập viện khẩn cấp.

Jose Mourinho cử người theo dõi “Shevchenko đệ nhị”

Andriy Yarmolenko, chân sút mới nổi của Dynamo Kiev và Ukraine, được ví như “Shevchenko đệ nhị” đang thu hút rất nhiều sự chú ý trong đó có cả “đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha” Real Madrid.

Trận giao hữu giữa đội tuyển Na Uy và Ukraine giữa tuần qua được tổ chức tại sân La Cartuja, Sevilla, Tây Ban Nha và Jose Mourinho đã không bỏ lỡ cơ hội “xem giò” tài năng trẻ được ví như Shevchenko thứ hai của bóng đá Ukraine, tiền đạo Andriy Yarmolenko. Thậm chí, “người đặc biệt” còn cử chính hai trợ lý thân tín nhất của mình tại Bernabeu là Aitor Karanka và Rui Faria đến xứ Andalucio để trực tiếp theo dõi “Sheva đệ nhị” chơi bóng.
Yarmolenko được ví như Sheva đệ nhị
Yarmolenko được ví như Sheva đệ nhị
Ngoài hai quan sát viên đặc biệt của Real Madrid, tờ AS còn ghi nhận sự xuất hiện của những quan sát viên của hai đội bóng Real Betis và Villarreal. Andriy Yarmolenko năm nay mới 23 tuổi, hiện đang là ngôi sao sáng nhất của Dynamo Kiev lẫn đội tuyển Ukraine và đã từng tham dự vòng chung kết châu Âu gần đây nhất là mẫu tiền đạo toàn năng, có thể chơi mọi vị trí trên hàng công.
Và chuyến đi thăm dò của Aitor Karanka và Rui Faria đã thu được những kết quả rất tích cực khi Yarmolenko có một màn trình diễn đầy ấn tượng góp công lớn vào chiến thắng 2-0 của Ukraine trước Na Uy. Sau khi đóng góp trực tiếp vào bàn thắng mở tỉ số, Yarmolenko chính là người ấn định chiến thắng cho Ukraine bằng một cú dứt điểm chân trái quyết đoán.
Hợp đồng hiện tại giữa Yarmolenko và Dymano Kyev chỉ còn thời hạn đến năm 2015 và mặc dù chưa nhận được bất kỳ lời đề nghị chuyển nhượng chính thức nào từ Real Madrid song giá trị chuyển nhượng của “Sheva đệ nhị” được ước chừng vào khoảng 22 triệu euro. Trong mùa hè vừa qua, gã khổng lồ AC Milan đã từng đánh tiếng muốn chiêu mộ Yarmolenko nhưng cuối cùng đã thất bại.
Một trong những lý do khiến Mourinho tỏ ra quan tấm đến Yarmolenko nữa là tài năng trẻ người Ukraine là mẫu cầu thủ rất đa năng, anh có thể thi đấu ở hành lang hai cánh, vị trí hộ công và thậm chí là cả vị trí trung phong.

8X Việt sống 4 châu lục, một ngày dùng 5 thứ tiếng

Cô gái xinh đẹp đó là Hồ Thu Hương, sinh năm 1988 tại Hà Nội, nhưng năm lên 10 tuổi đã theo gia đình sang Cộng hòa Séc sinh sống. Cuộc sống đa văn hóa, đa ngôn ngữ, của một “công dân kiểu mới” bắt đầu từ đấy.

Mỗi ngày cô sử dụng thành thạo khoảng 5 thứ tiếng khác nhau. Cô từng sống, học tập và làm việc trên cả 4 châu lục. Trong 4 năm trở lại đây, cô đặt chân đến hơn 20 quốc gia.
“Bao nhiêu ngôn ngữ mà bạn biết là bấy nhiêu lần bạn sống”
Đây là một câu tục ngữ của người Séc mà Hương rất tâm đắc: “How many language you know, that many times you are a human being”. Hai năm đầu sang Séc, vì không hiểu bài giảng nên Hương ngơ ngác trong lớp học. Nhưng khi sang trường chuyên và chỉ khi bước vào lớp 6, Hương lúc nào cũng đứng đầu lớp về môn tiếng Séc. Mẹ Hương luôn dặn rằng, “không ai khác ngoài con phải tự quyết định các hướng đi cho mình” nên lúc nào cô cũng tự lập, tự giác học ngoại ngữ, thậm chí còn đăng ký học thêm cả các kỳ thi không bắt buộc.
Ở trường trung học, Hương bắt đầu học tiếng Anh và tiếng Pháp. Lên đại học Hương học tiếng Tây Ban Nha. Cô có thể nói bằng cả 5 thứ tiếng khác nhau trong một ngày: nói chuyện với gia đình bằng tiếng Séc và tiếng Việt, làm việc, đọc báo, nghe nhạc bằng các thứ tiếng khác.
Hương chia sẻ: “Mỗi ngôn ngữ phản ánh cách ứng xử khác nhau của mỗi nên văn hóa. Mỗi khi về Việt Nam, lúc nào mình cũng được nghe “xin, vâng, thưa, dạ”. Khi sống ở Arghentina, mình thấy trong một quán ăn cô bồi bàn trẻ gọi hai vị khách lớn tuổi là “chica, chica!” (dịch là: cậu bé, cô gái). Cách xưng hô chỉ là “tôi”, “bạn” đồng nghĩa với việc mọi người đều bình đẳng và không phân ngôi thứ. Ở mỗi ngôn ngữ, mỗi văn hóa mình lại học được những điều mới mẻ để có thể nhấc cái hàng rào khác biệt xung quanh”.
 
 
Hồ Thu Hương.
Hồ Thu Hương.
 
Một lần, Hương đến Arghentina trong học kỳ giao lưu, trao đổi. Dù có nhiều lựu chọn nhưng Hương vẫn chọn đất nước này vì cô thích đến một nơi hoàn toàn xa lạ và khác biệt. Khi đó, Hương mới chỉ nói được rất ít tiếng Tây Ban Nha và vì thế, cô đăng ký khóa học của mình bằng tiếng Anh. Những tuần đầu tiên ở đó, Hương như bị lạc vào một hành tinh khác vì rất ít người Arghentina nói được tiếng Anh. Và điều đặc biệt là nhà trường đưa ra một thông báo khẩn: những môn học bằng tiếng Anh sẽ bị hủy, chỉ còn những môn học bằng tiếng Tây Ban Nha. Thay vì quay về, Hương lao vào học tiếng Tây Ban Nha dù thời gian đầu rất chật vật để nghe các bài giảng và đọc các quyển sách dày cả trăm trang. Nhưng cũng chưa lúc nào Hương có thể học tiếng Tây Ban Nha nhanh đến thế.
Nếu chúng ta lạc quan, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn
Hương thích rất nhiều môn học, thích du lịch, âm nhạc và rất nhiều thứ khác. Hương không ngừng yêu thích một điều gì đấy và đôi khi, cô ấy tự tạo ra những điều khiến mình thích thú.
Thu Hương vừa tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế ĐH Kinh tế Praha. Từ những năm học trung học, Hương đã nhận được 23 giải thưởng trong các kì thi Toán, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Séc, văn học…
Trong một cuộc thi văn toàn CH Séc, Thu Hương nhận được đề thi rất ngắn là: Fear in the plural (tạm dịch là: sự sợ hãi ở dạng số nhiều). Thu Hương cầm bút viết về chính những trải nghiệm của mình. Cô gái này ở trong một thành phố nhỏ, chỉ chừng 90.000 dân. Ở đó và thời ấy, người ta có định kiến không hay về người nước ngoài, đặc biệt là người châu Á. Những ngày học trung học, bị kỳ thị, bị trêu, bị ném đá chỉ vì màu da khác biệt. Rồi có giai đoạn Hương rơi vào trạng thái trầm cảm, cô sợ hãi và không thể ra đường. Nhưng sự sợ hãi ấy rồi cũng đến lúc biến thành sức mạnh. Vì là học sinh nước ngoài duy nhất ở lớp nên lúc nào Hương cũng cố gắng để chứng tỏ bản thân mình. Bài văn về nỗi sợ hãi đó đã mang lại cho Hương giải đặc biệt. Nếu không lạc quan hơn, bạn sẽ bị nỗi sợ hãi “nuốt chứng” bản thân mình.
Những ngày ở Canada, Hương được gặp rất nhiều người lạc quan, dễ mến. Điều đặc biệt là mỗi khi xuống xe buýt, họ đều nói “cám ơn” với người lái xe, một điều mà Hương chưa từng thấy ở những nơi khác.
Trong 4 năm, Hương đi qua 20 quốc gia, chuyến đi nào cũng rất đặc biệt và khó lòng chọn lọc để kể lại. Hương có những chuyến đi trao đổi giữa các trường như chuyến sang Toulouse (Pháp), Arghentina hay tổ chức lễ du lịch đến Ý cho các bạn cùng trường. Hương từng là một trong 35 học sinh xuất sắc nhất tại Séc được mời sang Nghị viện châu Âu tại Strasbourg để tham quan và giao lưu với các nghị sĩ.
Trong năm 2012, Hương được sang Lisbon (Bồ Đào Nha) để tham gia một khóa học chụp ảnh. Ngay sau đó, Hương tham gia một chương trình chọ mùa hè với chủ đề “Tiêu thụ bền vững” tại thành phố Tartu, Estonia cùng với 42 bạn khác đến từ 33 quốc gia.
Chuyến đi ấn tượng nhất trong năm 2012 với Hương có lẽ là chương trình “study tour”, từ Brussels đến 6 thành phố của Canada để học về văn hóa và kinh tế của đất nước nhiều ấn tượng này. Chương trình có sự góp mặt của 32 bạn trẻ đến từ 23 quốc gia thuộc liên minh châu Âu do Ủy ban châu Âu tổ chức. Ngoài chương trình học tập, các bạn trẻ này còn tham gia 150 hội nghị.
Kết thúc chương trình, Hương được nhận về thực tập tại viện Nghiên cứu về châu Á - Thái Bình Dương, tại Vancouver (Canada). Hiện tại, Hương còn đang tham gia một dự án nghiên cứu về người Việt sinh sống tại Praha do Bộ Phát triển khu vực và ĐH Charles phối hợp nghiên cứu.
Tận hưởng cuộc hành trình còn quan trọng hơn cảm giác đến đích
Ngoài các chương trình được mời tham dự, Hương còn chủ động thiết kế các hoạt động, các chuyến đi cho mình. Khi ở Arghentina, Hương tham gia một hoạt động tình nguyện rất thú vị: giúp những người phụ nữ nghèo mở các cửa hàng kinh doanh của riêng mình. Khi ở Vancouver, Hương tham gia vào mọi hoạt động mà thành phố này tổ chức cho người dân địa phương.
Thu Hương “thuộc lòng” Canada đến mức những người bạn của cô nói rằng cô biết về Canada còn nhiều hơn cả họ. Khi ở Argentina, cô tham gia vào các chương trình biểu diễn những vũ điệu sôi động như salsa và tango. Người Arghentina có thể nhảy mọi lúc, mọi nơi kể cả trên đường phố. Đối với họi thì khiêu vũ là cách tìm được “nửa kia” của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu họ hợp nhau trong các vũ điệu thì rất có thể họ sẽ hòa hợp nhau trong nhiều câu chuyện khác của cuộc sống.
Ở đâu Thu Hương cũng có thể tìm được những người bạn tốt của mình. Đôi khi cô gái này tự đi du lịch và tim bạn qua các trang web couchsurfing.org. Hương sử dụng trang web này còn để tham gia các sự kiện đặc trưng của người dân bản địa. Hương nói: “Mình có rất nhiều người bạn thú vị. Ví dụ như một anh chàng người Pháp giờ này vẫn đang đi chu du khắp thế giới với mục đích là học cho bằng được 10 thứ tiếng. Ở Phần Lan, mình gặp một indigo child (là người được coi có khả năng đặc biệt và trí thông minh phi thường, trên thế giới có rất ít người như vậy). Ở Vancouver, mình gặp họa sĩ tài hoa bậc nhất người Séc cũng là một người thích đi đến thật nhiều quốc gia trên thế giới và thời gian tới anh ấy cũng có ý định đến Việt Nam. Những người bạn này đã truyền cho mình cảm hứng bất tận về cuộc sống của họ.”
“Trong cuộc sống gia đình và tình cảm, Hương thấy mình là một cô gái Việt truyền thống. Trong công việc, Hương có tính cách làm việc của một người Séc: chính xác, phương pháp, có tổ chức và hiệu quả. Về cách sống, Hương thấy mình gần gũi với người Mỹ la tinh. Người Mỹ la tinh có cách tận hưởng cuộc sống. Nhưng khi ai đó nói rằng, Hương từ nước nào đến, mình vẫn luôn tự hào trả lời: “Tôi là người Việt Nam”. Sự tự hào về chính mình, về đất nước mình là nền tảng cho mọi thành công trong cuộc sống".
Hương mới chỉ ngoài 20 tuổi. Cô chuẩn bị sang Pháp để học tiếp. Cô cũng chưa quyết định rằng, sẽ đi tiếp đến những quốc gia nào trên trái đất nhưng điều cô chắc chắn là sẽ đi khi trái tim mình mách bảo. Cô khẳng định: “Tận hưởng cuộc hành trình mình đang chọn quan trọng hơn cả cảm giác khi mình đến đích. Và để cuộc sống của ngày hôm nay thật ý nghĩa, bạn hãy sống như ngày mai mình không còn tồn tại”.

“Người như ông Nguyễn Bá Thanh sẽ không chịu bó tay!”

“Trong công việc, tốt bảy phần thì sai sót cũng lên tới ba phần. Ông Thanh đã đi lên từ những thử thách ban đầu như thế. Trước mắt đúng là có quá nhiều thử thách nhưng tôi có niềm tin, con người như ông Thanh sẽ không chịu bó tay”…
 >> “Không có ban chỉ đạo chống tham nhũng nào giống như Bao Công”
 >> “Tôi đặt niềm tin vào ông Nguyễn Bá Thanh”

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão trao đổi thẳng thắn nhiều vấn đề về Ban Chỉ đạo TƯ về Phòng chống tham nhũng (PCTN), Ban Nội chính TƯ sau phiên họp đầu tiên của cơ quan này ngày 4/2 vừa qua.
Việc Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN họp phiên đầu tiên, ra mắt tổ chức, nhân sự, giới thiệu cơ quan thường trực là Ban Nội chính TƯ thu hút nhiều sự quan tâm, chờ đợi của dư luận. Hẳn ông cũng quan tâm nhiều đến sự kiện này?
Tôi rất hoan nghênh, vui mừng và chờ đợi. Tôi vui mừng trước quyết định này và hiểu rằng việc này thể hiện quyết tâm rất cao của TƯ Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong cuộc đấu tranh với tham nhũng.
Là người công tác lâu năm ở Quốc hội, tôi quan tâm đến cơ sở pháp lý của tổ chức này và đã dành nhiều thời gian nghiên cứu. Ở kỳ họp Quốc hội vừa qua, các đại biểu thảo luận rất sôi nổi về 3 phương án tổ chức bộ máy. Đây quả thật là việc khó nên tạm chấp nhận phương án hiện tại (phương án 3) với lập luận: Ban chỉ đạo là cơ quan của Đảng, không phải là cơ quan nhà nước nên luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN không quy định về việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của cơ quan này. Việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo TƯ về PCTN sẽ do Đảng quy định. Đồng thời, công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của cơ quan này sẽ được thực hiện thông qua các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng.
 
“Người như ông Nguyễn Bá Thanh sẽ không chịu bó tay!”
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão: "Việc làm đầu tiên, các thành viên Ban Chỉ đạo cần kê khai tài sản, thu nhập của mình".
Dù được chọn, được đa số các đại biểu chấp nhận, thông qua nhưng cũng vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, phương án không quy định về Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN trong luật, cơ quan này sẽ khó “danh chính ngôn thuận” trong hoạt động về sau, nhất là khi “xử” những vụ tham nhũng cụ thể?
Theo tôi, đúng là phương án này sẽ làm cho hoạt động của Ban chỉ đạo gặp khó khăn vì thiếu cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ công tác với cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước.
Riêng tôi đồng tình với phương án 1 (quy định rõ trong Luật PCTN việc Ban Chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu). Tuy nhiên UB Tư pháp của Quốc hội khi đó lại phân tích rằng, nếu trong Luật quy định về Ban Chỉ đạo như phương án này là không phù hợp với tiền lệ quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Cụ thể là văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội không thể quy định tổ chức, hoạt động, chức năng của cơ quan Đảng.
Đây chính là vấn đề cần bàn ngay bởi vì việc này còn liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp hiện nay. Tôi chỉ đưa ra lập luận rất đơn giản, Điều 4 Hiến pháp xác lập sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn thể xã hội thì tại sao trong Luật phòng chống tham nhũng lại không đưa vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư đứng đầu?
Vấn đề nguyên lý có thể tiếp tục được đề cập. Việc Ban Chỉ đạo theo mô hình mới chính thức đi vào hoạt động với phiên họp thứ nhất diễn ra đầu tuần này, ngay trước khi kỳ nghỉ Tết bắt đầu đã trở thành một điểm nhấn thời sự những ngày cuối năm với nhiều kỳ vọng, chờ đợi như ông đã chia sẻ. Phát biểu tại phiên họp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề, mỗi thành viên, mỗi cán bộ làm việc trong lĩnh vực này phải hết sức gương mẫu, liêm, dũng, chính, trực, tức là phải trong sạch, dũng cảm, ngay thẳng, công tâm, trung thực. Bản thân mỗi thành viên của Ban và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được. Ông có thể nói gì về những yêu cầu đặt ra với các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng?
Phát biểu của Tổng Bí thư rất hay, nhưng cơ chế nào để thực hiện được ý kiến chỉ đạo đó mới là quan trọng. Nói thực lòng, trong cơ chế hiện nay có nhiều khe kẽ, có nhiều lỗ hổng để những người có chức có quyền được hưởng bổng lộc, ấy là chưa nói tới tham nhũng.
Tôi kiến nghị, việc cần làm đầu tiên là các thành viên Ban chỉ đạo kê khai tài sản và được xác minh chính xác của các cơ quan có thẩm quyền. Hàng năm (nếu làm được theo chu kỳ 6 tháng thì càng tốt), mỗi thành viên trong Ban Chỉ đạo cần được báo cáo về sự mẫu mực của mình, trong đó làm rõ số tài sản tăng thêm. Sau nữa, mỗi thành viên phải giải trình về những dư luận tham nhũng đối với bản thân (nếu có) và có kết luận của Ban chỉ đạo.
Những thông tin này được công bố trên báo chí để nhân dân hiểu, giám sát, để có niềm tin với Ban chỉ đạo.
 Theo yêu cầu, 16 thành viên Ban Chỉ đạo phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào, phải cam kết với nhau, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo phải là một tấm gương về liêm sáng, trung thực, công tâm, khách quan. Phải làm thế nào để những yêu cầu này khả thi, thưa ông?
Yêu cầu này chỉ khả thi khi thực hiện được các giải pháp mà tôi vừa kiến nghị ở trên. Trong mỗi người chúng ta có ánh sáng và bóng tối, có ban ngày và có ban đêm. Không ai có thể chủ quan được. Ba vấn đề đặt ra là: Tự rèn luyện, không tạo ra môi trường cho tiêu cực và kiểm kê, kiểm soát.
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo là Ban Nội chính Trung ương, do Bộ Chính trị thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có vị thế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng, không chỉ có chống mà cả phòng. Mô hình này sẽ tạo ra khác biệt gì so với mô hình Ban Chỉ đạo thuộc Chính phủ vừa qua, thưa ông?
 
Mô hình này khác với mô hình Ban chỉ đạo trước đây, hạn chế tối đa tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Tôi có niềm tin vào sự mới mẻ và tràn đầy sinh khí của cơ quan này. Tất nhiên gánh nặng đè lên vai của họ rất lớn. Toàn Đảng toàn dân đứng bên, động viên: “Hãy cố lên, hãy cố lên, các bạn không đơn độc đâu!”.
 Nhiều người đã nêu quan điểm lo lắng về việc Ban Nội chính có thể trở thành một “quyền lực mới” mà nếu thiếu công cụ kiểm soát sẽ lại nảy sinh nhiều vấn đề, tương tự mô hình cơ quan trước đây. Vậy cơ chế kiểm soát ngược lại hoạt động của Ban Nội chính cần được chuẩn bị như thế nào?
Thứ nhất, cần nói rõ, mô hình trước đây và mô hình hiện nay khác nhau rất xa, trước hết là khác nhau về bản chất. Thứ hai, việc Ban Nội chính có thể trở thành một “quyền lực mới” hay không thì cần trao đổi cho rõ. Tôi thấy khả năng này là có nhưng không nhiều.
Về cơ chế kiểm soát ngược lại đối với cơ quan này tôi đã kiến nghị như trên.
Về nhân sự mới của Ban Nội chính, ông Nguyễn Bá Thanh đã khá thành công ở Đà Nẵng và được nhiều người mến mộ, tin tưởng. Nhưng công việc của ông Thanh sẽ hoàn toàn khác với công việc ở Đà Nẵng và nhiều người dự đoán, nhiều thử thách đang chờ đợi ông Thanh ở phía trước. Ông có thể nói gì về điều này?
Tôi có những hiểu biết ít nhiều về ông Nguyễn Bá Thanh. Tôi đánh giá cao tấm lòng nhiệt thành, tâm huyết với cuộc sống của nhân dân và với công việc cách mạng của ông Thanh. Vừa qua ông Thanh đã thành công ở Đà Nẵng bởi tầm nhìn, tinh thần quyết liệt và được sự thương yêu đùm bọc của nhân dân, đặc biệt là các bậc lão thành cách mạng. Tôi hiểu rằng, trong công việc thì tốt bảy phần, còn sai sót cũng lên tới ba phần.
Có lần tôi được nghe câu chuyện, lúc đầu có việc nhiều bậc lão thành cách mạng ở Đà Nẵng không hài lòng, bức xúc với ông Thanh. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ, nghĩ đi nghĩ lại, các bác rút ra nhận xét: “Thanh là con liệt sỹ, lớn lên trong lò lửa cách mạng, được Đảng dìu dắt và trưởng thành như ngày hôm nay. Nơi chín suối, chắc rằng ba của Thanh cũng mát mặt lắm. Động cơ của Thanh là tốt, hết lòng lo cho dân, nhưng phương pháp chưa ổn thì yêu cầu phải sửa”.
Đấy là thực tế. Ngợi ca quá mức thì dễ làm cho người ta chủ quan. Còn khắt khe, xét nét quá mức cũng dễ làm cho người ta thui chột, mất lửa, không dám làm gì nữa! Nguyễn Bá Thanh đã đi lên từ những thử thách ban đầu và sống trong lòng người dân là thế.
Trước mắt đúng là có qúa nhiều thử thách với ông Thanh, nhưng tôi có niềm tin, con người như ông Thanh thì không chịu bó tay đâu. Tất nhiên, sự nghiệp cách mạng là của quần chúng, sự nghiệp chống tham nhũng của chúng ta là thiêng liêng lắm. Đó là sự tồn vong của cả Đảng này, của cả chế độ này. Nhân dân ta đã quả cảm vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất để Đại thắng Mùa xuân và thống nhất giang sơn thì nhân dân ta cũng quyết tâm chiến thắng kẻ thù nội xâm.
Xin cảm ơn những chia sẻ tâm huyết của ông!

Nữ du khách Trung Quốc bị hiếp dâm giữa thủ đô Ấn Độ

Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ xác nhận một du khách Trung Quốc 23 tuổi đã bị hãm hiếp khi tới tham quan thủ đô New Delhi. Điều đáng nói là nghi phạm là người được học hành đàng hoàng và làm tại một công ty tổ chức sự kiện.
 >> Nữ sinh Hàn Quốc bị hãm hiếp tại Ấn Độ

Nạn hiếp dâm phụ nữ tại Ấn Độ đang khiến dư luận bất bình
Nạn hiếp dâm phụ nữ tại Ấn Độ đang khiến dư luận bất bình
Thông tin được Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đăng tải. Theo đó một nữ công dân trẻ của nước này đã bị một người đàn ông Ấn Độ hãm hiếp hồi đầu tuần này tại New Delhi.
Ngoài việc khẳng định đã làm việc với cơ quan chức năng địa phương để bày tỏ sự giận dữ và yêu cầu điều tra, đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ còn khuyến cáo các công dân nước này, nhất là phụ nữ, đề cao cảnh giác về an toàn cá nhân, tránh ra ngoài một mình khi tới đây.
Tờ Daily Pioneer của Ấn Độ dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết, hung thủ đã bị cơ quan chức năng nước này bắt giữ hôm 6/2. Danh tính của tên này được xác định là Tariq Sheikh, 30 tuổi, làm việc tại một công ty tổ chức sự kiện và từng tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh.
Trước khi vụ việc xảy ra, nghi phạm đã gặp gỡ cô gái người Trung Quốc trong một bữa tiệc được tổ chức tại khu vực Malviya Nagar, New Delhi vào tối Chủ Nhật. Vốn đã từng gặp nhau trước đó vài tháng, Tariq cùng trò chuyện, uống rượu và sau đó đề nghị đưa cô gái người Trung Quốc về nhà bằng xe riêng.
Thế nhưng thay vì đưa về nhà, tên này đã lái xe đưa nạn nhân đến nhà của bạn mình ở Hauz Khas, phía Nam New Delhi với lí do có việc gấp. Tại đây y đã hãm hiếp nạn nhân và còn đe dọa rằng sẽ khiến cô gái phải trả giá đắt nếu trình báo vụ việc.
Dựa trên thông tin trình báo của nạn nhân và lần theo số điện thoại di động của Tariq, cảnh sát đã bắt được tên này khi đang lẩn trốn. Nguồn tin của cảnh sát cũng khẳng định nạn nhân đã được đưa đi kiểm tra y tế và kết quả khẳng định việc cô bị hãm hiếp.
Vụ việc nêu trên, diễn ra chỉ ít ngày sau khi một phụ nữ trẻ người Hàn Quốc bị hiếp dâm tại khách sạn ở Madhya Pradesh hôm 14/1, càng khiến dư luận không khỏi e ngại về tình hình tấn công tình dục tại Ấn Độ.
Trước đó hồi tháng 12, một nữ sinh viên tại nước này đã bị 6 kẻ tấn công hiếp dâm tập thể trên xe buýt và đánh trọng thương rồi ném xuống đường. Vụ việc vẫn đang được xét xử và từng là nguyên nhân của hàng loạt vụ biểu tình phản đối nạn hiếp dâm phụ nữ.

Hà Nội: Va chạm với tàu hỏa, cô gái trẻ chết thảm

Vừa tan ca, quay lại công ty để lấy đồ, cô gái trẻ điều khiển xe máy đã va chạm với đoàn tàu đang đi tới. Cú va chạm khiến cô tử vong tại chỗ.

Vụ tai nạn xảy ra khoảng 17h chiều qua, 7/2, tại Km 42 đường Pháp Vân - Cầu Giẽ (thuộc địa phận xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội).

Hiện trường vụ tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn.

Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là một cô gái khoảng 24 tuổi, nhân viên Công ty TNHH AILM (cách hiện trường vụ tai nạn khoảng 50m).

Một số nhân chứng cho hay, vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, nạn nhân vừa tan ca, nhưng do để quên đồ ở công ty nên cô gái quay xe máy trở lại để lấy. Khi qua đường sắt, đúng lúc đoàn tàu SE5 chạy hướng Hà Nội - Sài Gòn đi tới, chiếc xe máy đã xảy ra va chạm với đoàn tàu.

Cú va chạm khiến cô gái bị bật xuống cạnh đường ray, tử vong tại chỗ.

Tại hiện trường, phần đầu chiếc xe máy Mio BKS 29Y3-085.19 bị hư hỏng nặng. Thi thể người phụ nữ được người dân và tổ lái tàu chuyển sang lề đường bộ. Khoảng 20 phút sau, tổ lái tàu SE5 hoàn thành việc lập biên bản vụ tai nạn và cho tàu SE5 tiếp tục chuyển bánh.

Vụ tai nạn khiến nhiều người đang di chuyển trên đường Pháp Vân - Cầu Giẽ tò mò dừng lại xem khiến giao thông qua đoạn đường này rất khó khăn

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Tranh chấp lãnh hải: Những sự thực trớ trêu

Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông có nguy cơ đe dọa làm chệch hướng Thế kỷ châu Á.
Châu Á thế kỷ 21 hoàn toàn có thể xảy ra những biến cố giống như vụ ám sát hoàng tử Áo Ferdinand, sự kiện châm ngòi cho Đại chiến thế giới thứ nhất. Căng thẳng gia tăng trong các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Hoa Đông đe dọa phá vỡ Thế kỷ được dự báo là của châu Á này.
Chưa rõ kết quả sẽ ra sao, nhưng ở đây rõ ràng không chỉ tồn tại những chủ nghĩa dân tộc đang đấu tranh với nhau, những vết sẹo còn hằn sâu trong ký ức mỗi quốc gia và sự trỗi dậy của một Trung Quốc ngày càng hung hăng đằng sau những xung đột lợi ích.
Với nhiều người, tất cả là vì dầu mỏ: quan điểm được nhiều người chia sẻ là dưới các vùng biển tranh chấp này chứa đựng một kho báu dầu khí có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của tất cả các nền kinh tế châu Á năng động.
Thế nhưng thật trớ trêu khi vẫn chưa hề có một cơ sở nào khẳng định suy nghĩ phổ biến này. Trên thực tế, người chiến thắng trong các tranh chấp Biển Đông và Hoa Đông cũng khó có khả năng kiếm được nhiều năng lượng đủ để tạo sự khác biệt đáng kể cho nhu cầu năng lượng ngày một lớn của mình. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của Trung Quốc. Trong bất kỳ tình huống nào, việc khai thác nguồn tài nguyên nào đang tồn tại sẽ đòi hỏi sự chắc chắn và ổn định cao về pháp lý cũng như chính trị.
Căng thẳng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ lên xuống như thủy triều những năm gần đây. Kể từ năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã xảy ra hơn 20 cuộc đụng độ quân sự trên Biển Đông. Đa số các vụ việc xảy ra trong những năm 1990, sau đó là giai đoạn tương đối trầm lắng cho tới gần đây. Mặc dù Trung Quốc đã ký và thông qua Điều ước Luật Biển (LOS), sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc lại dựa trên căn cứ đi ngược lại với điều ước này. "Đường chín đoạn" của họ bao gồm hơn 80% Biển Đông, đi quá xa so với phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được Điều ước công nhận.
Một nhân tố mới có thể làm gia tăng rủi ro trong tranh chấp là những tiến bộ không ngừng của công nghệ khoan biển sâu. Cho tới những năm 1990, gần như không có giàn khoan dầu khí ngoài khơi nào có thể hoạt động tại các mỏ sâu hơn 304m. Trong 2 thập niên trở lại đây, nguồn dầu tăng trên khắp thế giới có được nhờ công nghệ khoan "siêu sâu" - với độ sâu tới 1.500m. Cho đến gần đây, công nghệ này vẫn chỉ giới hạn chủ yếu trong các công ty năng lượng đa quốc gia lớn của phương Tây. Sau đó, tháng 5 năm ngoái, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố phát triển thành công giàn khoan dầu nước sâu với chi phí chỉ xấp xỉ 1 tỷ USD, có khả năng hút dầu ở độ sâu 12.000m.
Đến nay, vẫn chưa có khảo sát chính thức nào về tiềm năng dầu khí tại Biển Đông hay Hoa Đông. Ước tính của Trung Quốc về trữ lượng dầu khí ở cả hai khu vực tranh chấp xem ra quá phóng đại so với số liệu của các công ty năng lượng đa quốc gia lớn và nhiều nhà phân tích khác. Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu ở biển Hoa Đông là 160 tỷ thùng, gần gấp đôi con số ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Về trữ lượng Biển Đông - theo đa số các chuyên gia, khoảng 70% là khí gas - Trung Quốc cũng khẳng định con số cao hơn nhiều. CNOOC ước tính có khoảng 213 tỷ thùng dầu - gần bằng quy mô trữ lượng đã kiểm chứng của Ả-rập Xê-út. Con số này cao gần gấp 12 lần ước tính của Cơ quan Địa chất Mỹ, và hãng tư vấn năng lượng Wood-Mackenzie nhận định có tổng cộng 2,5 tỷ thùng quy dầu khí đã kiểm chứng ở các đảo và bãi ngầm thuộc Biển Đông - tức là thấp hơn gần 100 lần so với khẳng định của Trung Quốc!
Ngoại trừ Trung Quốc và các doanh nghiệp nước này đã thực hiện các dự án khai thác chung với các công ty nước ngoài, nhiều quốc gia Đông Á đang tìm cách khai thác nguồn tài nguyên tại các đảo và bãi đá tranh chấp cũng cần hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, nhiều bên tranh chấp trong ASEAN tại Biển Đông đã ký các hợp đồng thăm dò dầu với các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, rủi ro chính trị và thiếu pháp lý vững chắc tại các lãnh thổ tranh chấp khiến họ khó nhận được những khoản đầu tư quy mô lớn.
Theo tác giả, hợp lý nhất vẫn sẽ là chính sách mà Trung Quốc đã theo đuổi cho tới gần đây, như sáng kiến của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, "gác tranh chấp, cùng khai thác". Tuy nhiên, trước thực tế quá trình ra quyết sách thiếu rõ ràng của Trung Quốc, không khó để đưa ra nhận định rằng sự kết hợp giữa tham vọng hải quân, chính sách tài nguyên mang màu sắc chủ nghĩa trọng thương, và niềm tin quá lớn vào nguồn năng lượng và năng lực công nghệ dầu khí mới có thể sẽ thúc đẩy Trung Quốc từ bỏ đường lối chính sách trên của Đặng Tiểu Bình.
Điều mỉa mai là, Đặng Tiểu Bình đã nói đúng. Rất khó có thể tìm ra phương thức giải quyết tranh chấp: Làm sao các quốc gia có thể nhượng bộ danh dự quốc gia và bỏ qua các ký ức lịch sử? Và cũng rất khó xây dựng một sự ổn định pháp lý và chính trị để giảm thiểu rủi ro, cho phép các công ty năng lượng toàn cầu tiến hành những khoản đầu tư trị giá nhiều tỷ USD. Đa số các hợp đồng thăm dò khai thác được ký với các công ty năng lượng nhỏ.
Trên thế giới và trong khu vực cũng có nhiều tiền lệ khai thác tài nguyên chung. Các nước Bắc cực đã ký một thỏa thuận khai thác chung. Ở Đông Á, Thái Lan và Malaysia cũng có một hiệp định khai thác dầu khí chung và hiệp ước tương tự cũng tồn tại giữa Đông Timor và Australia.
Chưa hết, Trung Quốc và Nhật Bản cũng từng đạt được thỏa thuận khai thác dầu khí chung trong khu vực xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hoang đang tranh chấp vào năm 2008. Bắc Kinh và Tokyo thống nhất cùng khai thác 4 mỏ khí tại Hoa Đông và gác lại hoạt động khai thác tại các khu vực tranh chấp khác. Hai bên đồng ý tiến hành khảo sát chung, và đầu tư ngang nhau vào khu vực phía bắc mỏ khí Chunxiao/Shirakaba và phía nam mỏ khí Longjing/Asunaro. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bắt đầu đơn phương khai thác mỏ khí Tianwaitian/Kashi, dẫn đến cuộc biểu tình phản đối tại Nhật Bản vào tháng 1/2009. Hành động gây tranh cãi đó, cùng với cuộc đụng độ năm 2010 giữa tàu cá Trung Quốc với tàu cảnh sát biển Nhật Bản đã làm trì hoãn việc thự thi hiệp định.
Tại Đông Á đang có nhiều ý kiến khác nhau về việc các chính phủ mới sau khi lên nắm quyền tại Tokyo, Seoul và Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng ra sao đến các tranh chấp lãnh thổ. Chỉ riêng việc gia tăng hoạt động của các tàu tuần tra tại khu vực tranh chấp cùng với các cuộc tuần tra trên không đủ báo hiệu năm 2013 có thể sẽ chứng kiến ít nhất một vài cuộc đụng độ hải quân. Trong một tín hiệu tích cực hơn, Thủ tướng Nhật  Bản Shintaro Abe, một lãnh đạo theo đường lối dân tộc chủ nghĩa hăng hái, đã nhanh chóng cử phái viên cấp cao tới Seoul, nơi đang có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, để trấn an chính phủ mới của bà Park Geun-hye và cố gắng nối lại quan hệ hữu nghị.
Quan hệ Trung-Nhật đang đặc biệt căng thẳng khi Trung Quốc cử các tàu của cơ quan an ninh biển đi tuần tễu hằng ngày quanh Senkaku và một số nhân vật tại Nhật Bản đe dọa cử Lực lượng phòng vệ trên không bắn cảnh báo. Như khi giữ chức vụ thủ tướng năm 2006, ông Abe đã tiến hành nỗ lực đặc biệt để xoa dịu quan ngại của Trung Quốc khi lên cầm quyền. Lấy kinh tế làm ưu tiên và cuộc bầu cử Thượng viện diễn ra trong tháng 7, ông Abe được chờ đợi sẽ hạn chế đối đầu - ít nhất trong ngắn hạn. Nhưng trước sự phẫn nộ của người dân với những hành vi khiêu khích từ Trung Quốc, ông Abe và nội các đang "say đắm" chủ nghĩa dân tộc có thể sẽ càng khấy động tình hình.
Mỹ đã kêu gọi cả hai bên kiềm chế căng thẳng và một phái đoàn quan chức an ninh và ngoại giao cấp cao đã được cử sang để cố vấn cho các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc.
Cuối cùng, một loạt các tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại châu Á chắc chắn sẽ không mang đến vận may năng lượng cho bất kỳ ai. Trừ khi khu vực có thể tìm ra lối đi giải quyết hay ít nhất là quản lý khát vọng dân tộc chủ nghĩa đang thúc đẩy điều lẽ ra chỉ là những cuộc tranh chấp nhỏ đối với một số đảo và bãi ngầm hoang, nếu không, Thế kỷ châu Á cũng sẽ sớm chấm dứt mà thôi.
Trâm Anh theo Robert A. Manning/ Yale Global
Tác giả Robert A. Manning nguyên là cố vấn cấp cao (2001-2004) và thành viên Tổ hoạch định chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 2004-2008. Hiện ông đang là thành viên cấp cao của Trung tâm An ninh quốc tế Brent Scowcroft của Hội đồng Thái Bình Dương.

Hà nội và tôi



Với tôi Hà Nội thật là kỳ lạ. Nhiều khi tôi tự cười mình tại sao mình lại có thể yêu đến thế một nơi mà mình chẳng sinh ra, cũng chẳng lớn lên ở đó? Tôi thật sự không hiểu nổi lòng mình, chỉ biết rằng trong tôi, Hà Nội luôn như một cô thiếu nữ bước ra từ cái thời cổ tích rất xa xưa, vừa dịu dàng, thanh tao, vừa quyến ru đến mê hoặc lòng nguời…
Không phải chỉ khi dã xa rồi, tôi mới yêu Hà nội.Từ rất lâu rồi, khi tôi còn là cậu sinh viên năm thứ nhất ngu ngơ đặt chân lên mảnh đất ngàn năm văn hiến ấy, tôi đã “thầm yêu trộm nhớ” Hà nội rồi. Bây giờ tôi cung không thể lý giải được tại sao một cậu bé sinh viên trong túi chỉ có vài đồng với một cái xe đạp lóc cóc mà vẫn có một nhu cầu rất sang trọng là đạp xe dọc đường Nguyễn Du trong tiết cuối thu dể sống trong cái thứ hương thơm ngọt ngào thăm thẳm của hoa sữa, để nghe hơi gió lạnh đầu đông tràn qua hồ Thuyền Quang trong ánh chiều tà…Khi đã ra truờng, đi làm, tôi vẫn không từ bỏ thói quen ấy. Chẳng thể đếm được đã bao nhiêu buổi chiều tôi thả hồn mình lang thang vô định trên những con phố nhỏ của Hà nội, đã bao nhiêu lần ngồi một mình bên hồ Thủ Lệ ngắm nhìn dòng nguời nguợc xuôi qua lại, đã bao nhiêu lần mơ màng bởi tiếng nhạc dìu dặt trong cái quán nhỏ ven đuờng Nguyễn Du để nghe phảng phất trong gió lời tự tình dịu ngọt của hương sữa ven hồ…và cũng đã không ít lần tôi thầm cám ơn cuộc sống kỳ diệu đã cho tôi được gắn bó với mảnh đất này…
Nhưng rồi tôi cũng phải chia tay Hà nội. Ngay trong cái đêm đầu tiên xa Hà nội để đến mảnh đất Bắc Mỹ phồn hoa này, tôi đã không ngăn được nuớc mắt khi nghe “…Hà nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về, lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên duờng phố quen, dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ…”, và tôi chợt thấy như quanh quẩn đâu đây, gần dến nỗi như có thể nắm bắt được những hình ảnh thân quen của những con đường tôi đã đi qua, của những con nguời mà tôi đã gặp, tất cả những điều bình dị dó bỗng nhiên trở nên thiêng liêng quá, và bỗng nhiên tôi hiểu thế nào là Tổ quốc. Tổ quốc đối với tôi bây giờ không còn xa vời như trong những bài học thời thơ ấu nữa, Tổ quốc giờ dây đơn giản chỉ là những con đường, những gương mặt, những ánh mắt ai nhìn thăm thẳm gió hồ Tây, là tiếng hát Quốc ca của hơn hai mươi ngàn con nguời trên sân Hàng Ðẫy rực màu cờ dỏ, là những đêm xuống đường trong men say chiến thắng bất tận…Và Tổ quốc đã hiện hữu trong tôi qua trái tim Nguời - Hà nội.
Cuộc sống khắc nghiệt luôn đòi hỏi con nguời ta phải nhìn về phía truớc, nhớ nhung rồi cũng bị phủ mờ theo tháng năm dài của những đòi hỏi gần như vô tận, mình như trở thành kẻ nô lệ cho chính những uớc mơ của mình, như phải chui sâu hon vào trong cái vỏ của mình để mà tồn tại…Nhưng hôm nay, vô tình tôi lại được “về” Hà nội, được cảm nhận cái mùa đông dịu ngọt với “… màn sương giăng phố vắng”, với “những hàng cây lặng câm, tháp cổ mặc trầm…”. Tôi lại gặp hình ảnh Hà nộI thân quen trong album ảnh của IIE Family, những hình ảnh của mùa đông Hà nội, và bỗng nhiên cảm thấy như mùa đông đang về mặc dù cái nóng 35 độ C của miền Viễn Tây nuớc Mỹ vẫn dang cháy bỏng. Hơn bao giờ hết, tôi hiểu rằng vuợt qua tất cả những khoảng cách về không gian, thời gian, vuợt lên trên những giấc mơ đôi khi đã trở thành quá nặng nề, vẫn còn một điều, một điều không gì có thể làm lu mờ đuợc: sâu thẳm tận cùng trong tâm hồn tôi, Hà Nội vẫn nguyên vẹn, em vẫn còn trong tôi…

Châu Á "nghẹt thở" trước Tết

Người dân ở các nước đón Tết âm lịch đang hối hả trở về quê nhà trên những chuyến tàu giáp Tết đông nghịt hoặc bận rộn sắm sửa cho gia đình chuẩn bị đón Tết.

Tết là thời điểm của những chuyến tàu tấp nập ngược xuôi chạy đi khắp các tỉnh thành, đưa những người con xa nhà trở về với quê hương, gia đình để cùng người thân chung hưởng một cái Tết vui vầy, sum họp.
Ở Châu Á, có Trung Quốc, Hàn Quốc là những quốc gia cùng ăn Tết âm lịch với Việt Nam. Vào những ngày giáp Tết, những chuyến tàu tất bật, những dòng người hối hả tại các ga tàu là điểm chung thường thấy ở 3 đất nước này. Ai ai cũng mong mau chóng được trở về đoàn tụ với gia đình sau một năm trời làm ăn xa nhà.
Châu Á nghẹt thở trước TếtGa tàu hỏa ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Đối với người dân Trung Quốc, Tết âm lịch cũng là dịp lễ quan trọng và dài ngày nhất trong năm. Những người đi làm xa nhân dịp này có thể quay về nhà sum họp cùng gia đình.
Cặp đôi chia tay nhau về quê ăn Tết tại ga xe lửa ở thành phố Hợp Phì, Trung Quốc.Cặp đôi chia tay nhau về quê ăn Tết tại ga xe lửa ở thành phố Hợp Phì, Trung Quốc.
Người dân xếp hàng mua vé tàu hỏa ở Hợp Phì.Người dân xếp hàng mua vé tàu hỏa ở Hợp Phì.
Mọi người hối hả với những chuyến tàu cuối năm.Mọi người hối hả với những chuyến tàu cuối năm.
Người dân xếp hàng để lên tàu tại thành phố Phúc Châu.Người dân xếp hàng để lên tàu tại thành phố Phúc Châu.
Biển người chờ được lên tàu.Biển người chờ được lên tàu.
Trên một chuyến tàu ngày cuối năm.Trên một chuyến tàu ngày cuối năm.
Ga tàu ở thành phố Seoul.Ga tàu ở thành phố Seoul.
Gấp gáp sản xuất đèn lồng đỏ phục vụ cho Tết.Gấp gáp sản xuất đèn lồng đỏ phục vụ cho Tết.
Lắp đèn lồng trên sông.Lắp đèn lồng trên sông.
Đèn lồng đỏ được treo lên trong khu mua sắm.Đèn lồng đỏ được treo lên trong khu mua sắm.
Đèn lồng đỏ được treo lên trong khu mua sắm.Một người đàn ông đang làm bánh chẻo – món bánh truyền thống trong ngày Tết của người dân Trung Quốc. Có những nơi, người dân cùng họp nhau lại trong một ngày cuối năm và làm hàng ngàn chiếc bánh chẻo nhân thịt để chuẩn bị cho những ngày Tết sắp đến.
Bữa cơm tất niên của anh em trong khu lao động tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.Bữa cơm tất niên của anh em trong khu lao động tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Ở Việt Nam, từng nồi bánh chưng được luộc để dành cho ngày Tết.Ở Việt Nam, từng nồi bánh chưng được luộc để dành cho ngày Tết.
Phố Hàng Mã ở Hà Nội bày bán những món đồ trang trí đặc trưng cho ngày Tết.Phố Hàng Mã ở Hà Nội bày bán những món đồ trang trí đặc trưng cho ngày Tết.
Mứt làm từ các loại quả khô là một phần không thể thiếu trong khay mứt Tết của người Việt Nam.Mứt làm từ các loại quả khô là một phần không thể thiếu trong khay mứt Tết của người Việt Nam.
Tháng Chạp và tháng Giêng là mùa lễ hội tại Việt Nam.Tháng Chạp và tháng Giêng là mùa lễ hội tại Việt Nam.
Đường hoa là một nét đẹp của các thành phố lớn tại Việt Nam trong dịp Tết.Đường hoa là một nét đẹp của các thành phố lớn tại Việt Nam trong dịp Tết.
Đường hoa là một nét đẹp của các thành phố lớn tại Việt Nam trong dịp Tết.Ngày Tết, mỗi gia đình người Việt đều muốn tậu về một cây quất, cây đào hay cây mai đẹp để “chơi Tết”.
Đường hoa là một nét đẹp của các thành phố lớn tại Việt Nam trong dịp Tết.Những đoàn diễu hành đầy màu sắc khiến phố phường ở khu Solo, đảo Java, Indonesia trở nên sôi động nhộn nhịp trước ngày Tết.
Đường hoa là một nét đẹp của các thành phố lớn tại Việt Nam trong dịp Tết.Một người phụ nữ đang chăm chút cho những cây quất bày bán bên vệ đường ở thành phố Jakarta, Indonesia.
Đường hoa là một nét đẹp của các thành phố lớn tại Việt Nam trong dịp Tết.Người Trung Quốc sống tại Kuala Lumpur, Malaysia đang luyện tập cho màn biểu diễn thái cực quyền trong một sân đền treo đèn lồng chào đón dịp Tết sắp đến.
Một công nhân đang sơn lại bức tượng trước ngôi đền ở khu người Trung Quốc tại Singapore.Một công nhân đang sơn lại bức tượng trước ngôi đền ở khu người Trung Quốc tại Singapore.
Một công nhân đang sơn lại bức tượng trước ngôi đền ở khu người Trung Quốc tại Singapore.Ngày Tết sắp đến, người dân ở Hàn Quốc gửi quà đến cho người dân ở Triều Tiên qua những quả bóng bay khổng lồ “chở” bánh kẹo. Họ đứng ở nơi biên giới ngăn cách hai miền và thả để bóng bay vượt qua biên giới.