Hãng
tin CNA Đài Loan ngày 31/5 đưa tin, một nhóm sinh viên mới tốt nghiệp
và giảng viên đại học Đài Loan gần đây đã tham gia một chuyến thị sát
trái phép đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt
Nam, đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép).
Tất
cả có 18 cử nhân và 2 giảng viên đại học Đài Loan đã kéo ra đảo Ba Bình
8 ngày bằng tàu hải quân từ 20/5 để tổ chức trái phép một cuộc hội thảo
ở Trường Sa. Hoạt động đưa sinh viên, giáo viên ra đảo Ba Bình thăm
quan trái phép được Đài Loan triển khai từ năm 2011.
Tại
Ba Bình, nhóm cử nhân và giảng viên đại học Đài Loan tập trung vào cái
gọi là nghiên cứu thực tế lịch sử "biển Nam Trung Quốc", tức Biển Đông
và yếu tố pháp lý có liên quan, tình hình chiến lược và hệ sinh thái
biển trong khu vực.
Nhóm
học giả, nghiên cứu sinh Đài Loan thị sát và tổ chức hội thảo trái phép
ngoài đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ 20/5
đến 28/5
Các
cử nhân này đang tiếp tục theo học các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ
của Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược, đại học
Đạm Giang và đại học quốc lập Trung Hưng.
Những
cuộc hội thảo và nghiên cứu trái phép của Đài Loan ở Ba Bình, Trường Sa
là một phần của chương trình tuyên truyền, hỗ trợ chính sách của Đài
Loan về cái gọi là "chủ quyền" hết sức phi lý và phi pháp mà họ tuyên bố
với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam.
Trước
đó, ngày 28/5, hãng tin CNA của Đài Loan dẫn lời một quan chức CGA cho
biết Cục Tuần duyên Đài Loan sẽ điều ba nữ binh sĩ đầu tiên đến đồn trú
trái phép ở Ba Bình của Việt Nam.
Số
lính nữ trên, tuổi từ 19-24, dự kiến sẽ đến Ba Bình vào cuối tháng
6. Những người này nằm trong số 21 binh sĩ tình nguyện đang được đào tạo
để đến đồn trú trái phép ở Ba Bình và quần đảo Đông Sa ở biển Đông.
Giới chức Đài Loan còn ngang ngược thông báo CGA vừa xây dựng các cơ sở thể thao và giải trí ở Ba Bình.
Hiện nay có 100 lính và quan chức Đài Loan đồn trú trái phép ở Ba Bình và tất cả đều là nam.
Đài Loan lại giở thủ đoạn trên đảo Ba Bình.
Mục đích của chuyến đi này là để thực hiện một hội thảo thường niên tìm
chứng cứ, xuyên tạc lịch sử về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam
đối với đảo Ba Bình và quần đảo Trường Sa.
Mục
đích của chuyến đi này là để thực hiện một hội thảo thường niên tìm
chứng cứ, xuyên tạc lịch sử về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam
đối với đảo Ba Bình và quần đảo Trường Sa.
Sau
tuyên bố đưa quân nhân nữ ra đồn trú trên đảo, Đài Loan lại áp dụng thủ
đoạn mới nhằm khẳng định chủ quyền phi pháp đối với đảo Ba Bình của
Việt Nam. Ngày 31/5, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay gần đây Đài Loan đã
cho tàu hải quân ngang nhiên đưa một nhóm sinh viên và giáo viên tới đảo
Ba Bình thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nhóm
18 sinh viên và 2 giáo viên này đã đi bằng tàu hải quân từ Đài Loan và
đổ bộ trái phép lên đảo Ba Bình của Việt Nam (hiện do Đài Loan chiếm giữ
phi pháp – PV) từ ngày 20/5. Sau đó nhóm này đã ở lại trên đảo Ba Bình
suốt 8 ngày trước khi trở về Đài Loan vào ngày 28/5.
Nhóm sinh viên, giáo viên Đài Loan đổ bộ trái phép lên đảo Ba Bình của Việt Nam
Mục
đích của Đài Loan đưa nhóm sinh viên và giáo viên này ra đảo là để thực
hiện một hội thảo thường niên nhằm tìm chứng cứ, xuyên tạc lịch sử về
chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với đảo Ba Bình và quần
đảo Trường Sa, từ đó phục vụ cho mục đích tuyên truyền, khẳng định chủ
quyền một cách phi pháp đối với hòn đảo này.
Đây
là các sinh viên đang theo học chương trình thạc sỹ và tiến sỹ của Viện
Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Tamkang và Viện
Chính trị Quốc tế, Đại học Quốc gia Chung Hsing.
Ba
Bình là hòn đảo lớn nhất thuộc cụm Nam Yết trong quần đảo Trường Sa của
Việt Nam với chiều dài 1.400 mét và chiều rộng 400 mét. Năm 1956, Đài
Loan đã tiến hành đánh chiếm trái phép hòn đảo này của Việt Nam.
Bắt đầu từ tháng 7/2013, Cục cứu hộ, cứu nạn Quốc gia sẽ khánh thành
bàn giao công trình Trung Tâm Cứu nạn, cứu hộ trên đảo Lý Sơn và hạ
thủy tàu cứu nạn tải trọng 450 tấn để trang bị cho lực lượng biên phòng
trực tại đảo Lý Sơn thực thi nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ trên biển.
Theo
Đại tá Bùi Phụ Phú, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng
Ngãi cho biết, Cục trưởng Cứu hộ, cứu nạn (Thuộc Bộ Tổng tham mưu - Bộ
Quốc phòng) đang hoàn tất để hạ thủy và đưa vào hoạt động con tàu cứu
nạn trên biển với mục đích tạo môi trường ổn định, hòa bình trên biển để
ngư dân yên tâm bám biển, thúc đẩy sản xuất, góp phần bảo vệ chủ quyền
vùng biển đảo của tổ quốc.
Với
nhiệm vụ được giao lực lượng cứu hộ, cứu nạn thuộc Bộ chỉ huy biên
phòng tỉnh sẽ thực thi nhiều biện pháp tích cực. Trong đó, việc tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho ngư dân về pháp luật, về chủ quyền biển
đảo của Quốc gia và các nước láng có chung biển Đông được chú trọng.
Ngoài
ra, lực lượng này còn chủ động ứng phó tốt hơn với các tình huống nguy
hiểm, đặc biệt trong mùa mưa bão, để kịp thời cứu nạn cứu hộ tàu cá của
ngư dân gặp nạn trên biển.
Khi
chưa có tàu cứu nạn thì tàu của lực lượng cảnh sát biển đóng vai trò
chủ công trong việc cứu nạn, cứu hộ ngư dân Lý Sơn gặp nạn trên biển.
Theo
kế hoạch, năm 2013, lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ của tỉnh Quảng
Ngãi, chủ công là Bộ đội biên phòng sẽ tham gia nhiều hoạt động diễn tập
với qui mô cấp quốc gia để nâng cao hiệu quả trong công tác cứu nạn cứu hộ.
Bên
cạnh việc hạ thủy con tàu cứu nạn 450 tấn, Trung tâm cứu hộ, cứu nạn
đang được xây dựng tại huyện đảo Lý Sơn cũng sẽ được khánh thành bàn
giao và chính thức đưa vào sử dụng. Đây được xem là Trung tâm cứu nạn,
cứu hộ đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh duyên hải Miền Trung.
Thời
gian qua, đặc biệt là từ khi Trung Quốc áp đạt lệnh cấm đánh bắt cá năm
2013, hoạt động của ngư dân Quảng Ngãi nói chung và Lý Sơn nói riêng
trở nên khó khăn hơn.
Từ
đầu tháng 3 đến nay, số vụ quấy nhiễu, gây căng thẳng từ phía Trung
Quốc tăng lên so với trước, do đó việc đưa vào hoạt động tàu cứu nạn 450
tấn và Trung tâm cứu nạn, cứu hộ tại đảo Lý Sơn sẽ tạo điều kiện để ngư
dân yên tâm hơn khi vươn khơi bám biển, bám ngư trường truyền thống
Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước
đó, đáp lại những lo lắng của đại biểu về tình hình căng thẳng trên
Biển Đông, về việc ngư dân bị truy đuổi, chủ quyền bị xâm phạm, trong
phiên Thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tại QH ngày 30/5, Phó Thủ
tướng Vũ Văn Ninh cho biết, Chính phủ đã đóng tàu cảnh sát biển, tàu
kiểm ngư cỡ lớn để bảo vệ ngư dân, biển đảo.
Phó
Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, hiện nay, ngoài các giải pháp như Quyết
định 48 hỗ trợ người dân trực tiếp ra khơi để khai thác, nuôi trồng hải
sản, thực hiện dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển xa, nhà nước
đang triển khai nhiều chính sách khác. Chính phủ đã triển khai thí điểm
cho ngư dân vay để mua, thay tàu mới với công suất lớn (400-1.000 mã
lực). Mức vay tối đa tới 70 - 80% kinh phí đóng tàu và lãi suất cố định
3%/năm trả trong 10 năm.
Ông
Ninh nhận định đây là mức hỗ trợ rất lớn. Tới đây, Chính phủ sẽ tổng
kết chương trình thí điểm này để triển khai nhân rộng cho cả nước. Khi
đó, mọi ngư dân sẽ được vay vốn để đóng tàu mới cả tàu gỗ và tàu sắt từ
90 mã lực đến trên 1.000 mã lực.
Phó
Thủ tướng cũng thông tin Chính phủ đã cho đóng tàu cảnh sát biển, tàu
kiểm ngư, vừa giúp bà con ngư dân bám biển, vừa giữ chủ quyền biển đảo.
Cung Hiểm Phi lọt vào tầm ngắm của giới săn tin với chiếc váy không thể mỏng manh hơn
Chiếc
váy chẳng thể che chắn được bao nhiêu. Người đẹp họ Cung muốn gây ấn
tượng với báo giới trong lần đầu tham dự một sự kiện của truyền thông.
Người đẹp khoe trọn vẹn cơ thể trong lần đầu được mời tham dự một sự kiện lớn của làng giải trí
Cung
Hiểm Phi là một người mẫu "nóng bỏng" của làng giải trí nhờ những bộ
ảnh gợi cảm và khiêu khích có một không hai. Thậm chí, nhiều tờ báo của
Trung Quốc còn so sánh cô với hotgirl Can Lulu bởi cả hai đều thích "cởi
đồ" và chụp ảnh "nóng".
Cung Hiểm Phi được nhiều người biết tới hơn sau khi tham gia bộ phim Tân Kim Bình Mai
phiên bản 3D. Không được đánh giá cao về khả năng diễn xuất, nhưng nhờ
những bộ trang phục mỏng manh khoe cơ thể và những cảnh "nóng" chẳng mấy
khi thấy trong các bộ phim cổ trang, cái tên Cung Hiểm Phi cũng gây
được chú ý.
Chia
sẻ với báo giới, Cung Hiểm Phi cho biết, cô tham vọng trở thành một
ngôi sao lớn như Phạm Băng Băng, Lâm Chí Linh hay Liễu Nham, khi được
báo giới nước ngoài cũng biết tới. Người đẹp cũng muốn được cộng tác với
các nhà làm phim nước ngoài nếu có cơ hội.
Tuy
nhiên, phần lớn ý kiến của khán giả cho rằng, việc lựa chọn con đường
gây sốc với những bộ ảnh nóng mà Cung Hiểm Phi đang làm chỉ khiến người
ta "bàn tán" rồi chỉ trích cô.
Cung Hiểm Phi lại khoe thân trong bộ ảnh nude mới nhất
"Gương
mặt cứng đơ bị nghi ngờ là sản phẩm của dao kéo thẩm mỹ và "vòng một"
ngoại cỡ sẽ chẳng giúp Cung Hiểm Phi đạt được ước mơ ngôi sao của mình",
một khán giả nhận định.
Nhãn hiệu thời trang Revolve đã chọn siêu mẫu Úc Shanina
Shaik, 22 tuổi làm gương mặt quảng cáo cho BST hè 2013. Shanina khởi
nghiệp người mẫu từ năm 18 tuổi và cô từng xuất hiện trong các show diễn
của các thương hiệu thời trang hàng đầu như Victoria's Secret,
Diesel,Tom Ford, Blumarine, Stella McCartney.
Thực phẩm thiết yếu hay thực phẩm cơ bản là các loại lương
thực, thực phẩm (chủ yếu là lương thực) được con người dùng làm thức ăn
thường xuyên và với số lượng sớn, mang tính ổn định, lâu dài...
Bản thân các loại thực
phẩm này cấu tạo thành một thành phần không thể thiếu của chế độ ăn uống
và là các món chính trong bữa ăn hàng ngày Đây là một trong những mặt
hàng nhu yếu phẩm của xã hội, cũng như những mặt hàng có tầm quan trọng,
chiến lược trong nền kinh tế của các quốc gia và cũng là những mặt hàng
dễ tăng giá và có tác động rất lớn đến đời sống con người (Theo
Wikipedia).
Đi vào một siêu thị
lớn, khu vực đồ ăn nấu tại chỗ giúp chúng ta có thêm nhiều lựa chọn hơn.
Trong siêu thị chủng loại món ăn vô cùng nhiều, bánh bao, bánh mì, bánh
ngọt, bánh rán… Lựa chọn như thế nào để cho đầy đủ dinh dưỡng và mạnh
khỏe đây? Đối với vấn đề này, Phó giáo sư Chu Nghi -Học
viện công trình dinh dưỡng và khoa học thực phẩm – Đại học nông nghiệp
Trung Quốc cho phóng viên “Thời báo sức khỏe” biết, thực phẩm thiết yếu
phải phù hợp 4 tiêu chuẩn dưới đây:
1. Màu sắc hơi vàng
Trong bột mì tự nhiên
có chứa lượng nhỏ chất carotin. Vì thế những thực phẩm trực tiếp dùng
bột mì chế biến đều có màu hơi ngà vàng. Nếu màu sắc quá trắng thì có
thể là có thêm chất tăng độ trắng, ngoài ra, dinh dưỡng của thực phẩm
như vậy còn thấp hơn so với những thực phẩm cùng loại khác.
Những thực phẩm ngũ cốc
có bề mặt nhẵn bóng, màu sắc quá đều có thể là “hậu quả” của việc “đánh
bóng làm hàng”, những thực phẩm ngũ cốc sạch thì bề mặt thường xù xì
hơn, ví dụ như bánh bao ngô nếu nhìn kỹ sẽ thấy bề mặt hơi gồ ghề, bánh
bao hạt mạch cũng có thể nhìn thấy những hạt mạch vỡ trên đó.
2. Cảm giác khi cầm hơi cứng
Rất nhiều người thích
cảm giác ăn món bánh ngon miệng nhưng không hề biết rằng nếu bánh bao mà
cũng xốp như bánh mì rất có thể là trong đó đã được cho thêm chất tạo
độ xốp. Còn ngũ cốc, nếu ăn vào cảm thấy ngấy, không phải là do lượng
ngũ cốc thêm vào quá ít mà có thể là sản phẩm giả có nhuộm màu.
Nói tóm lại, bất kể
loại thực phẩm thiết yếu nào cảm giác khi cầm đều không được quá mềm,
hãy chọn những chiếc bánh mà có cảm giác hơi cứng khi cầm.
3. Ít dầu và ít muối
Quẩy, bánh rán, bánh
vừng… là những loại thực phẩm được chiên hoặc chao qua dầu mỡ cố gắng
nên ăn ít thôi. Khi chao rán, lượng dầu này thường được sử dụng nhiều
lần, có chứa chất Acrylamide (C3H5NO)độc
hại. Hơn nữa nhiệt độ cao khi chiên rán sẽ phá vỡ phần lớn vitamin có
trong thực phẩm, hơn nữa năng lượng cao dễ gây nguy cơ béo phì. Ngoài
ra, phân tích từ góc độ thêm gia vị muối, những thức ăn chính này nên ít
muối, thanh đạm một chút, những loại thức ăn chứa nhiều muối nên ít ăn.
4. Ăn ngay khi mới làm xong
Bình thường mà nói,
bánh bao để 2-3 ngày rất dễ bị cứng và mốc. Vì thế, trước khi chọn mua
thực phẩm chủ yếu này nhất định phải xem rõ ngày sản xuất và hạn sử
dụng, tốt nhất là mua ăn ngay trong ngày sản xuất hoặc mua trực tiếp tại
nơi chế biến. Ngoài ra mọi người hãy nhớ những thực phẩm thiết yếu này
một lần không nên mua quá nhiều, mua nhiều về cũng không phải một lần ăn
hết ngay được, vì thế nên phân lượng vừa đủ ăn cho vào từng túi hay hộp
riêng để bảo quản trong ngăn lạnh tủ lạnh, mỗi lần ăn lấy ra 1 túi hay 1
hộp đủ dùng.
Nối lại tơ duyên âm nhạc sau 30 năm hay chỉ mới chạm vào giấc mơ ca hát
khi đã “thất thập cổ lai hy”, 3 thí sinh vào chung kết Tiếng hát mãi
xanh 2013 hứa hẹn sẽ tiếp tục chinh phục khán giả trong đêm thi chung
cuộc.
71 tuổi vẫn thèm ca hát
Khi cất tiếng ca thí sinh Mai Văn Đặng luôn thấy “đời vẫn ngọt ngào”
như ca khúc bác sáng tác chục năm trước. Bác Đặng bảo người già thích ca
hát lắm, không chỉ hát cho mình mà còn hát cho đời. Bác vẫn thấy các
bậc cao niên vẫn sôi nổi hát trong các đám cưới, đám hỏi.
Thế nên với bác Đặng, Tiếng hát mãi xanh là một sân chơi độc nhất
vô nhị mà ở đó người lớn tuổi được sóng sánh tiếng ca, thả hồn vào âm
nhạc, được chia sẻ và hãnh diện với bạn bè.
Biết đến sân chơi này từ mùa thứ nhất và đã hào hứng đi thi nhưng mới
chỉ “chạm vào cánh cửa” vòng loại, bác đã phải sớm chia tay.
Đến mùa thứ hai, vừa đến vòng bán kết 2 thì bác phát hiện ra căn bệnh
ung thư. Ngày đó, bác vừa âm thầm truyền hóa chất, vừa gồng mình tự
phóng xe từ Bình Dương xuống TP.HCM để luyện giọng.
“Cực thì cực thật nhưng vui lắm. Được sống và thực hiện đam mê thì
không có gì là mệt cả mà chỉ thấy vui, thấy trẻ ra và yêu đời hơn thôi”,
bác Đặng chia sẻ.
Được vào đến chung kết Tiếng hát mãi xanh năm nay, bác Đặng tự thấy
mình đã “đi đến đỉnh cuộc thi, không còn gì phải ước mơ nữa”. Bác đã sẵn
sàng cho một đêm chung kết được hát hết mình trước khán giả. Nối lại giấc mơ âm nhạc sau 30 năm
Với thí sinh Trần Ngọc Hòa, được bước lên sân khấu Tiếng hát mãi
xanh giống như một cơ duyên mà ông trời bù đắp lại cho đam mê thời trai
trẻ.
Ông Hòa lên sân khấu từ năm 7 tuổi, từng có thời thanh niên 'hát cho
dân tôi nghe' sôi nổi trên những con kênh đào cháy nắng và có khát vọng
cháy bỏng trở thành ca sĩ. Nhưng cuộc đời buộc ông Hòa rẽ ngang sang
ngành xây dựng.
“Từ khi tôi thi Tiếng hát mãi xanh, bà con, dòng họ đều bảo tôi làm xôn xao cả ngày thứ 6, vui lắm”, Trần Ngọc Hòa chia sẻ.
Ở tuổi 50, trong cuộc chơi trở về với âm nhạc, ông cảm thấy như “cá
đến với nước, lá rụng về cội”. “Trong đêm trước, khi song ca với Đàm
Vĩnh Hưng, tôi đang 20 đấy chứ”, ông bảo.
Không còn tâm trạng hồi hộp như ở những vòng đầu, ông Hòa cảm thấy
rất thoải mái và “có bao nhiêu khả năng sẽ xài hết bấy nhiêu” trong đêm
chung kết cuối cùng. Người bán rong mê ca hát
Ngày trẻ, Nguyễn Duy Dũng đã từng vào Sài Gòn tham gia một chương
trình âm nhạc nhưng không đậu vào vòng trong. Quay về Hội An, anh gắn bó
với các hoạt động văn nghệ ở phường, các chương trình ở phố cổ.
Khi cuộc thi Tiếng hát mãi xanh 2013 khởi động, một người bạn đang ở
TP HCM đã động viên anh nối tiếp giấc mơ được "một lần tỏa sáng trên sân
khấu" ngày nào. Nghe theo bạn, anh "khăn gói quả mướp" đi thi.
Anh chia sẻ: “Sân chơi Tiếng hát mãi xanh giống như một gia đình, ai
cũng hòa nhã, tình cảm, không có sự ganh đua mà tất cả chỉ có niềm đam
mê duy nhất là hát và được hát. Hát hết mình, hát cho mình vui, hát cho
đời vui”.
Mê ca hát tới mức “ngày nào không được hát chắc phải gây lộn với vợ
con”, điều quan trọng nhất với Nguyễn Duy Dũng là khi hát phải vui và
khi anh hát, khán giả có cảm giác như được nghe anh kể những câu chuyện
về cuộc đời mình.
Vẫn còn một chút hồi hộp khi lần đầu tiên đứng trên một sân khấu lớn nhưng anh đã sẵn sàng cho thử thách lớn nhất đời mình.
Đêm Chung kết cuộc thi Tiếng hát mãi xanh 2013 sẽ diễn vào lúc 21h
ngày 31/5/2013 tại Nhà hát Hòa Bình, truyền hình trực tiếp trên HTV9,
nối sóng trên Kênh Vĩnh Long 2 - Đài PTTH Vĩnh Long.
Ba thí sinh Mai Văn Đặng (MS 03), Trần Ngọc Hòa (MS 06) và Nguyễn Duy
Dũng (MS 07) sẽ trải qua các phần trình diễn đơn ca và song ca.
Các thí sinh sẽ song ca cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng: Thanh Thúy, Ánh
Tuyết, Vân Khánh… Chương trình có sự góp mặt của danh ca Ý Lan.
Trong đêm thi này, hội đồng giám khảo chuyên môn sẽ trở thành Hội
đồng nghệ thuật, chỉ nhận xét, không chấm điểm. Giải Nhất chung cuộc
hoàn toàn dựa vào tổng lượng tin nhắn mà khán giả bình chọn cho thí
sinh. Chương trình do nhãn hàng OTIV tài trợ độc quyền.
Để giải quyết khó khăn do bất động sạn đóng băng, đã có
những dự án mà chủ đầu tư “phá giá” chịu lỗ bán nhà ở xã hội với mức 8
triệu/m2. >> Nhà xã hội sẽ có giá 12 triệu đồng/m2?
Sẽ có khoảng 3.000 căn nhà ở xã hội sắp được tung ra thị trường
Ngày 30/5, UBND TP.HCM đã
họp thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội TP tháng 5/2013, năm tháng
đầu năm và công tác trọng tâm tháng 6/2013. Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng
Quân đánh giá, tình hình Kinh tế - Xã hội thành phố 5 tháng đầu năm 2013
vẫn duy trì tăng trưởng hợp lý, chỉ số hàng tồn kho trên địa bàn Tp.HCM
nhìn chung có kéo giảm. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Tp.HCM sẽ tiếp
tục đẩy mạnh giải quyết vấn đề này, đặc biệt ở lĩnh vực bất động sản.
Cùng trong cuộc họp này, ông Trần Trọng Tuấn - Giám
đốc Sở Xây dựng, cho biết Sở Xây dựng Tp.HCM vừa tiếp nhận 34 dự án xin
chuyển đổi diện tích căn hộ, công năng. Trong đó, có 3 dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại (NOTM) sang nhà ở xã hội (NOXH) với khoảng 2.580 căn. Có những dự án trước đây chào bán 12 triệu đồng/m2 tại địa bàn quận Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, quận 2 nhưng do thị trường khó khăn nên đã chủ động chịu lỗ bán với giá 8 triệu/m2.
Theo đánh giá của ông Tuấn, trong
năm 2013, sẽ có khoảng 3.000 căn nhà ở xã hội được tung ra thị trường
dưới các hình thức bán, thuê mua và cho thuê, việc xét duyệt được thông
qua cấp thành phố và cấp quận huyện. Trong quá trình mua nhà, vay vốn ngân hàng nếu gặp khó khăn người dân có thể gặp trực tiếp hai cấp xét duyệt này để được hỗ trợ hướng dẫn.
Nhận định về gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng được giải ngân trong ngày 1/6, trong hội thảo mang chủ đề “Ý nghĩa và tính thực tiễn của Nghị quyết 02 trong việc giải phóng tồn kho bất động sản” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) mới được tổ chức, một số chuyên gia doanh nghiệp cho rằng gói tín dụng 30.000 tỷ sắp giải ngân thì người mua nhà, nhất là những đối tượng nằm trong diện mua nhà xã hội và nhà thu nhập thấp sẽ gặp rào cản.
Bởi các đối tượng này là người nghèo đô thị, cán bộ công chức... thu
nhập thấp, chưa có nhà hoặc nhà ở dưới 8 m2/người nên không có tài sản
tích lũy cũng như tài sản để có thể đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân
hàng.
Một dự án chào bán căn hộ với giá 12,5 triệu/m2
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP HCM cho biết; tài sản thế chấp được quy định cụ thể trong Thông tư 07 của Bộ Xây dựng và Thông tư 11 của NHNN.
Trong đó, trao quyền cho các ngân hàng thương mại xem xét để có thể cho
vay tín chấp hoặc thế chấp chính căn hộ hình thành từ vốn vay. Các ngân
hàng trên địa thành phố cũng đã họp, đưa ra các giải pháp tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho người vay. Đặc biệt, là với những đối tượng mua,
thuê nhà được hội đồng thẩm định thành phố xét duyệt.
Ông Minh cho biết thêmcông
tác chuẩn bị cho việc này đang được thực hiệt rất nghiêm túc và khẩn
trương. Hiện đơn vị này đang phối hợp với Sở Xây dựng, doanh nghiệp,
ngân hàng thương mại và các đơn vị liên quan để cùng triển khai có hiệu
quả nhất.
Một lãnh đạo Bộ Xây dựng phân tích, Thông tư 11 của NHNN cũng nói rõ là người dân phải có phương án trả nợ, như lương bao nhiêu một tháng, đã có 30% tiền để
đối ứng, có nguồn trả nợ... Tuy nhiên, có một điều mở là các NH được
quyền quyết định phải có thế chấp hay không. Nếu NH thấy căn nhà đi mua
đã hoàn thiện, vị trí tốt, người đi vay có thu nhập tốt… thì có thể
không cần thế chấp. Đối với những người có thu nhập không ổn định thì có
thể đòi hỏi thế chấp, khi đó người dân phải đáp ứng các điều kiện NH
đưa ra.
Là giáo viên Toán, nhưng bà giáo Đàm Lê Đức có nhiều trăn
trở với việc học lễ nghĩa, kỹ năng mềm của học trò và các giá trị trong
cuộc sống. Đã ở tuổi 83, hàng tuần cô vẫn đứng lớp 4 - 5 tiết dạy về đạo
đức.
Dạy trò làm người
Học trò Trường bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng, TPHCM - nơi học
sinh (HS) học thêm và gần đây là Trường THCS - THPT Đức Trí, TPHCM đã
rất quen thuộc với hình ảnh bà giáo Đàm Lê Đức với bộ áo dài, giọng sang
sảng trong tiết dạy về Đức dục - Trí dục.
Bao nhiêu năm nay, hàng tuần cô Đức đều đặn lên lớp giảng bài về đạo
đức cho học trò với giáo án cho chính mình biên soạn tập trung vào các
nội dung: hiếu thảo với cha mẹ, lễ nghĩa với thầy cô và thân ái với bạn
bè.
Những bài giảng của cô Đức không quá cầu kỳ, không mang tính giáo
huấn, khuyên răn mà là những điều rất giản dị, đời thường trong cuộc
sống nhưng không phải ai cũng nhận ra.
Bà giáo 83 tuổi Đàm Lê Đức.
Có khi giảng bài xong, cô nhẹ nhàng hỏi học trò: “Bố mẹ
chính là người thầy đầu tiên và lớn nhất trong cuộc đời mỗi người. Vậy
đã bao giờ ngày 20/11, em nào tặng cho bố mẹ một món quà, bông hoa hay
lời cảm ơn chưa?”
Giờ học nào cũng vậy, lời giảng mộc mạc, chân thành của cô Đức làm
nhiều học trò rơi nước mắt, nhiều tiếng nức nở vang lên. Đó cũng là niềm
hạnh phúc của bà giáo già vì theo cô đó là giọt nước mắt của nhận thức
và thấu cảm.
Nhiều học trò nghe cô giảng bài xong đã thốt lên: “Giá như con được
nghe điều này sớm hơn thì con đã không như thế này. Bài giảng của cô
giúp con nhận ra nhiều điều”.
Không chỉ là người bạn của học trò, cô Đức còn là bạn thân thiết của nhiều phụ huynh.
Cô Đức tâm niệm, đạo đức con người là trên hết, nhất là ở lứa tuổi
phổ thông, ngoài việc học chữ thì việc học làm người quan trọng vô cùng.
Thế nên, cô biên soạn môn Đức dục - Trí dục, HS học thêm tại Trường bồi
dưỡng 218 Lý Tự Trọng cũng phải học.
Tuy nhiên, không như các môn học khác, việc mời được giáo viên dạy
đạo đức rất khó nên chính cô giáo đứng lớp. Cô Đức đã truyền cảm hứng
cho rất nhiều giáo viên bộ môn khác khác về môn đạo đức. Đến nay, khi
mình cô không thể trực tiếp giảng dạy được hết số lớp tại hai ngôi
trường trên thì môn học này được giao cho giáo viên Giáo dục công dân. Bà giáo “cầu nối”
Cô Đức chia sẻ, dạy đạo đức cho tuổi mới lớn trước hết phải xuất phát
bằng chính tấm lòng và sự chân thành của mình. Cô đưa môn học Đức dục -
Trí dục vào trường học không phải thực hiện cho có mà cô làm tới nơi
tới chốn, theo sát sự thay đổi trong cách ứng xử của học trò. Sau bài
dạy, HS sẽ làm bài thu hoạch, qua đó cô nắm được hoàn cảnh, tâm tư, chia
sẻ của các em.
Nhiều lần chứng kiến cảnh phụ huynh chở con đến trường, hoặc ngồi chờ
con vào học hàng giờ đồng hồ nhưng các em đi thẳng không chào, không
cảm ơn bố mẹ lấy một tiếng, cô giáo Đức không khỏi buồn lòng. Và xót xa
không kém khi nhiều học trò tâm sự: “Con không thiếu cái gì cả, thích
cái gì cũng có nhưng con thèm một bữa ăn gia đình”.
Cô Đức trong một buổi trò chuyện với học sinh, phụ huynh về giá trị sống.
Cô thấy rằng, chỉ giáo viên dạy HS về đạo đức là chưa
đủ, phải làm sao để phụ huynh cũng phải hiểu để trở thành người bạn đồng
hành của
Cô
Đàm Lê Đức sinh năm 1932 tại Quảng Ninh. Năm 25 tuổi, cô đỗ vào khoa
Toán ĐH Tổng hợp và từ năm 1983 cô dạy Toán tại Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
Năm 1995, cô thành lập Trường bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng. Năm
2010, cô thành lập trường THCS - THPT Đức Trí với mục tiêu giáo dục toàn
diện.
con trẻ. Vì lẽ đó cô đã
thành lập Câu lạc bộ Cha mẹ HS, trở thành “cầu nối” giữa phụ huynh - HS
- nhà trường. Thông qua trường học, cha mẹ và con cái không chỉ hiểu
nhau thêm mà không ít khúc mắc, mâu thuẫn cũng được giải tỏa.
Có phụ huynh gọi điện cho cô Đức rơi nước mắt khi họ đón
nhận tình cảm của con cũng như họ nhận ra thiếu sót của mình. Đây chính
là liều thuốc tiếp thêm sức khỏe để cô Đức vẫn dành thời gian lên bục
giảng khi mà công việc quản lý ở trường học vốn đã rất bận bịu.
Bà giáo 83 tuổi ấy luôn chạy thoăn thoắt để kịp lo việc
này đến việc khác, những người biết về cô nói rằng chỉ thấy cô Đức chạy
chứ chẳng thấy cô bước đi bao giờ. Không chỉ dạy ở trường, hiện nay rất
tại nhiều chương trình giao lưu với phụ huynh, HS ở TPHCM, cô Đức tham
gia rất nhiệt tình để chia sẻ tâm huyết của mình về các giá trị sống.
Thấy cô Đức giảng dạy, đi nói chuyện hăng say, nhiều người thắc
mắc: "Đến tuổi này sao cô có thể làm việc hăng say đến vậy", cô Đức
cười: “Mình chưa lúc nào thấy mệt mỏi, cứ lên bục giảng là hết mệt”.
Cô nói rằng, mình còn khỏe, còn làm được rất nhiều việc.
Với cô nghề giáo thiêng liêng và cao cả vô cùng, cô sẽ là “bà giáo Đức”
đứng trên bục giảng cho đến khi không thể đứng lớp. Cô lạc quan nói
rằng mình đó là lúc mình nhắm mắt xuôi tay, an lòng bước sáng kiếp khác…
khi đã sống một đời đẹp đạo với nghề, với cuộc sống.
Barcelona luôn tìm cách thoát khỏi hội chứng Messidependencia (phụ
thuộc vào Messi), điều đã khiến đội bóng này thất bại thảm hại ở mùa
giải năm nay. Quyết định chiêu mộ Neymar, cũng nằm trong kế hoạch đó của
BLĐ Los Blaugrana.
Sử dụng Neymar không phải là điều dễ dàng với Barcelona
Thế nhưng, đi cùng với những lợi ích từ tài năng, đẳng cấp của
Neymar, sẽ là những hệ lụy khó lường. Một nước không thể có hai vua,
Messi và Neymar có lối chơi khá giống nhau, điều đó sẽ khiến những người
Barcelona phải đau đầu tìm phương án “lắp ghép” nhằm phát huy tối đa
sức mạnh của cặp tấn công này. Dưới đây là những phương án được đưa ra. Chơi tự do phía sau tiền đạo
Mặc dù Neymar đã cập bến Barcelona nhưng không loại trừ khả năng CLB
này vẫn sẽ mua thêm 1 tiền đẳng cấp để thực hiện kế hoạch “thế kỷ”,
trong bối cảnh David Villa sắp rời khỏi sân Nou Camp.
Theo đó, Barcelona sẽ thi đấu với sơ đồ 4-3-2-1 (khá giống với
4-3-3), với Messi và Neymar chơi tự do phía sau “cầu thủ số 9” đích thực
(như Henrik Larsson, Eto’o dưới thời Rijkaard). Như vậy, khả năng tấn
công của Los Blaugrana sẽ trở nên vô cùng đáng sợ. Tuy nhiên, kế
hoạch này của CLB xứ Catalan không dễ để thực hiện bởi việc chiêu mộ
tiền đạo đẳng cấp sẽ “ngốn” của họ khoản tiền khổng lồ, trong khi đó,
đội bóng đang rất muốn chiêu mộ thêm 1 trung vệ hàng đầu, thay thế
Puyol. Thi đấu giống vai trò của Ronaldinho
Tại Santos cũng như ĐT Brazil, Neymar thường được sử dụng trong vai
trò tiền đạo lùi bên cánh trái. Khi chuyển sang thi đấu cho Barcelona,
đây có thể là vị trí khả dĩ nhất đối với “thần đồng” này bởi điều đó sẽ
giúp cầu thủ này phát huy tối đa điểm mạnh của mình như rê bóng, dứt
điểm…
Neymar sẽ chơi trong vai trò Ronaldinho trước đây
Hơn nữa, khi cần, tiền đạo người Brazil cũng có thể di chuyển vào
trong, hoán đổi vị trí với Messi, cầu thủ thường được bố trí ở giữa
trong sơ đồ 4-3-3, như vậy, sẽ khiến lối chơi của Barcelona trở nên biến
hóa hơn. Đá tiền vệ tổ chức
Dưới thời HLV Pep Guardiola, cũng như Tito Vilanova, không ít lần
Barcelona thi đấu với sơ đồ “không tưởng” 3-3-4. Với sự có mặt của
Neymar, đội bóng xứ Catalan hoàn toàn có thể tính tới phương án này.
Theo đó, Adriano, Carles Puyol và Gerard Pique sẽ là bộ ba trung vệ, ở
hàng tiền vệ vẫn là 3 cầu thủ quen thuộc Busquets, Xavi và Iniesta.
Trong khi đó, Daniel Alves, Tello sẽ đảm nhiệm hai cánh ở hàng tiền đạo.
Messi được bố trí trong vai trò “số 9”, Neymar sẽ đá lùi và đảm nhiệm
vai trò tổ chức, kiến thiết bóng cho những cầu thủ ở phía trên. Dẫu vậy,
sơ đồ này có lẽ chỉ nên được áp dụng trong 1 vài trận cụ thể bởi nó tựa
như “con dao hai lưỡi”. Chơi tiền đạo cùng Messi trong sơ đồ 4-4-2
Sau thất bại trước Bayern Munich, Barcelona đang tính tới sử dụng sơ
đồ khác thay thế 4-3-3 và “công thức” 4-4-2 với sự kết hợp của cặp tiền
đạo Messi - Neymar là phương án mà CLB đang tính tới.
Hay kết hợp cùng Messi trên hàng công
Như vậy, Barcelona sẽ có thêm nhiều cầu thủ thi đấu ở hàng tiền vệ.
Alex Song và Sergio Busquets sẽ được sử dụng trong vai trò đánh chặn,
che chắn cho hàng phòng ngự. Xavi, Iniesta được đôn lên cao hơn, thực
hiện nhiệm vụ tổ chức tấn công, kiến thiết bóng cho cặp tiền đạo Neymar
và Messi. Hay sơ đồ 4-4-2 kim cương cũng khá khả dụng. Sergio Busquets
sẽ thi đấu thấp nhất, Fabregas là đỉnh của “viên kim cương”, Xavi,
Iniesta chơi thấp hơn 1 chút.
Dẫu vậy, hai sơ đồ 4-4-2 này phụ thuộc khá nhiều vào cặp tiền đạo
Messi-Neymar, chính lối chơi quá giống như có thể khiến hai cầu thủ này
dậm chân nhau. Thông thường, sơ đồ 2 tiền đạo yêu cầu hai “sát thủ” phải
có lối chơi khác biệt hoàn toàn (1 tiền đạo cắm, 1 cầu thủ đá lùi).
Nguy cơ mới trên biển Đông. Vụ tuần duyên
Philippines bắn ngư dân Đài Loan gần đây mở ra một nguy cơ mới trên biển
Đông: vùng biển này đang trở thành chỗ trút giận của các nước liên
quan.
Vụ tuần duyên Philippines bắn ngư dân Đài Loan gần đây
mở ra một nguy cơ mới trên biển Đông: vùng biển này đang trở thành chỗ
trút giận của các nước liên quan.
Đó
là đánh giá của ông Christian Le Miere, chuyên gia cấp cao về hải quân
và an ninh hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), đưa
ra gần đây. Theo ông, bất ổn ở biển Đông không mới nhưng tình hình gần
đây đang diễn biến nguy hiểm do các tranh chấp khác nhau liên tiếp xuất
hiện.
Quay lại vụ ngư
dân Đài Loan bị bắn chết hôm 9-5, ông Miere nhận định biển Đông đang có
nguy cơ bị các nước sử dụng làm nơi giải quyết bức xúc, bất đồng liên
quan đến nhiều vấn đề khác nhau thay vì chỉ tranh chấp biển, đảo như
trước đây.
Tàu USS Chung-Hoon đang có mặt ở biển Đông cùng soái hạm USS Blue Ridge của Hạm đội 7 (Mỹ).
Ảnh: US Navy
Tàu
cá Đài Loan bị bắn ở vùng biển rộng lớn - nơi vùng đặc quyền kinh tế
của các nước chồng lấn lên nhau. Trước nay, chưa hề có một phân định
chính thức nào giữa các khu vực này, theo ông Miere. Dù tranh cãi giữa
Đài Bắc và Manila đã tạm lắng nhưng hậu quả không dừng lại ở đó. Lợi
dụng việc này, Trung Quốc tuyên bố giết hại một ngư dân Đài Loan cũng là
giết hại một người Hoa và ra mặt can thiệp.
Ngay
ngày 10-5, Trung Quốc đã triển khai 2 tàu hải giám tới bãi Cỏ Mây thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị thủy quân lục chiến
Philippines chiếm đóng. Đến ngày 21-5, Bắc Kinh phái thêm 1 tàu khu trục
và 2 tàu hải giám đến Cỏ Mây. Đáp lại, Philippines đã triển khai tàu
chiến tới đây hôm 25-5. 2 ngày sau đó, lần đầu tiên trong 3 năm qua,
Trung Quốc tổ chức tập trận hải quân với sự tham gia của cả 3 hạm đội
trên biển Đông.
Việc
Trung Quốc triển khai tàu, ngoài mục đích hậu thuẫn cho Đài Loan còn có
thể xem là đòn trả đũa đối với hành động kiện Bắc Kinh ra tòa án trọng
tài quốc tế của Manila. "Ngoại giao pháo hạm đã được áp dụng để tạo sức
mạnh răn đe ngay tại vùng biển quốc tế nhằm giải quyết các xung đột
trong quan hệ song phương. Đó là một diễn biến rất nguy hiểm, nhất là
khi căng thẳng vượt qua tầm kiểm soát của các bên” - ông Miere nhấn
mạnh.
Vấn đề này, theo
ông Miere, chắc chắn sẽ được đề cập đến tại Đối thoại Shangri-La lần thứ
12 khai mạc ngày 31-5 ở Singapore. Mỹ đã triển khai đến Singapore một
trong 4 tàu tác chiến ven bờ hiện đại USS Freedom.
Việc
Mỹ tăng cường hiện diện quân sự sẽ tác động đáng kể tới tranh chấp chủ
quyền ở biển Đông vốn đang rất căng thẳng. Điển hình là Trung Quốc tập
trận 3 hạm đội gần đây diễn ra sau khi siêu tàu sân bay Mỹ USS Nimitz có
chuyến tuần tra trên biển Đông.
Bãi Cỏ Mây - Điểm nóng an ninh nguy hiểm
nhất khu vực. Theo Ian Storey, một học giả tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
của Singapore, căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây còn nguy hiểm hơn vụ tranh
chấp chủ quyền tại bãi cạn Scarborough hồi năm ngoái.
Theo Ian Storey, một học giả tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của
Singapore, căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây còn nguy hiểm hơn vụ tranh chấp chủ
quyền tại bãi cạn Scarborough hồi năm ngoái.
Trung
Quốc chiếm đoạt và xây dựng trái phép công sự nhà nổi kiên cố trên Đá
Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đá Vành
Khăn cách Bãi Cỏ Mây khoảng 65 km về phía Tây Bắc.
Trung Quốc định thôn tính Bãi Cỏ Mây như thế nào?
Theo
Ian Storey, một học giả tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore,
căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây còn nguy hiểm hơn vụ tranh chấp chủ quyền với
bãi cạn Scarborough hồi năm ngoái.
“Thật
khó có thể tưởng tượng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để đoạt quyền kiểm
soát Bãi Cỏ Mây nhưng khả năng, Bắc Kinh sẽ phong toả đường tiếp tế hậu
cần cho nhóm lính đồn trú của Philippines tại đây, trên chiếc tàu cũ.
Nguy cơ leo thang hoặc tính toán sai lầm là hoàn toàn hiện hữu”, ông Ian
Storey cho biết.
Đây
không chỉ là nhận định của một chuyên gia an ninh khu vực nổi tiếng mà
còn là mối e ngại của giới chức Manila trước những diễn biến căng thẳng
và toan tính nguy hiểm hiện nay của Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây.
Philippines
đã phát hiện1 tàu Hải quân và 2 tàu Hải giám, hộ tống một đội tàu đánh
cá 30 chiếc của Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây vào ngày 8/5. Hai ngày sau ,
Philippines đã chính thức trao công hàm phản đối “sự hiện diện khiêu
khích và bất hợp pháp” của các tàu trên và tới Đại sứ quán Trung Quốc
tại Manila. Manila cũng yêu cầu các tàu Trung Quốc phải rút ngay ra khỏi
khu vực này vì Philippines cho rằng khu vực này nằm trong phạm vi 200
hải lý vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Đến
ngày hôm qua (28/5), Người phát ngôn Hải quân Philippines, Đại tá
Edgardo Arevalo cho biết, 2 tàu Hải giám Trung Quốc vẫn còn ở khu vực
này, trong khi đội tàu cá và tàu khu trục Hải quân đã rút đi.
Tuy
nhiên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã trơ tráo
nhận xằng cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc với quần đảo Trường Sa
(của Việt Nam – PV) cũng như việc tàu Trung Quốc xuất hiện ở Bãi Cỏ Mây,
thuộc quần đảo Trường Sa là bình thường. Thậm chí, Hồng Lỗi còn ra
giọng kêu gọi tất cả các bên “kiềm chế các hành động làm phức tạp tình
hình”.
“Sự
hiện diện của các tàu trên là một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu”,
một quan chức Hải quân Philippines giấu tên (do không được quyền phát
ngôn với truyền thông) cho Reuters biết.
Người này cũng cho hay, Philippines tin rằng Trung Quốc đang cố gắng gây áp lực buộc họ phải rút khỏi Bãi Cỏ Mây.
“Chúng
tôi không muốn một sáng thức giấc thấy Trung Quốc đã xây dựng xong 1
cấu trúc quân sự phi pháp tại Bãi Cỏ Mây, ngay cạnh xác tàu chiến cũ mà
lính Philippines đang chốt giữ trên đó”, vị sĩ quan giấu tên nói.
Tàu
chiến BRP Siera Madre - hoạt động từ thời Thế chiến 2 là một trong
những tiền đồn quân sự cô đơn nhất ở châu Á. Nó được Mỹ chuyển giao cho
Philippines vào năm 1976 theo một chương trình viện trợ quân sự.
Sau
vụ Trung Quốc đánh chiếm Đá Vành khăn năm 1995 và sau đó liên tục xây
dựng công sự nhà nổi kiên cố và đưa ngư dân, hải quân ra hoạt động trái
phép tại đây, Manila đã cố tình ủi thẳng vào Bãi Cỏ Mây năm 1999, nhằm
biến tàu chiến cũ này thành tiền đồn chốt giữ (trái phép – PV) bãi ngầm
này, ngăn chặn Trung Quốc di chuyển xa hơn về phía Đông. Manila lo ngại
Trung Quốc sẽ “bổn cũ soạn lại” ở Bãi Cỏ Mây, hơn nữa, Đá Vành Khăn chỉ
cách Bãi Cỏ Mây khoảng 65km về phía Tây.
Hiện
binh lính Philippines đồn trú trên xác tàu BRP Siera Madre đang sống
trong những điều kiện rất khó khăn. Họ được trang bị một máy phát điện
nhỏ để nấu ăn, tiếp nhận thông tin bên ngoài qua radio chạy bằng pin và
được tiếp tế nhu yếu phẩm qua tàu hậu cần.
"Họ muốn chúng tôi ra khỏi khu vực", một sĩ quan hải quân Philippines nói về ý đồ của Trung Quốc.
Bàn đạp để tiến vào Bãi Cỏ Rong
Bãi
Cỏ Mây là cửa ngõ chiến lược vào Bãi Cỏ Rong – khu vực được cho là giàu
dầu mỏ và khí tự nhiên. Trong năm 2010, Manila đã cấp phép thăm dò khí
đốt cho một liên doanh dầu khí Anh – Philippines nhưng việc triển khai
khoan thăm dò đã bị đình trệ vào năm ngoái do sự hiện diện của tàu Trung
Quốc. Phía Bắc Kinh cũng nhiều lần ngỏ ý hợp tác triển khai thăm dò,
khai thác dầu khí với Philippines tại khu vực này nhưng Manila dù không
từ chối nhưng rất rõ ràng trong việc phân định chủ quyền tại đây.
Do đó, rất có khả năng, Trung Quốc muốn thôn tính Bãi Cỏ Mây để làm bàn đạp chiếm lấy Bãi Cỏ Rong.
Ngay
Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng đã từng cảnh báo về âm mưu
này của Bắc Kinh. Theo ông Aquino, nếu không kiện Trung Quốc yêu sách
chủ quyền quá đáng trên Biển Đông, xâm phạm bãi cạn Scarborough của
Philippines thì, “Trung Quốc sẽ được đằng chân lân đằng đầu, sau khi xâm
chiếm Scarborough sẽ là Bãi Cỏ Rong”.
Động
thái leo thang của Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây là một đòn thử phản ứng
của các bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng như Mỹ và các nước lớn
có quan tâm, lợi ích tại Biển Đông trước thềm Đối thoại an ninh khu vực
Shangri-la sẽ diễn ra cuối tuần này tại Singapore. Bộ trưởng Quốc phòng
Mỹ Chuck Hagel sẽ tham dự hội nghị này và Biển Đông sẽ nằm trong chương
trình nghị sự.
Zha
Daojiong, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh của Trung
Quốc cho biết, nước này rất nghiêm túc về việc khẳng định yêu sách của
mình ở Biển Đông và điều quan trọng là khu vực đã không hiểu lầm ý đồ
này.
Dự
đoán, Bãi Cỏ Mây sẽ là một trong những điểm nóng ở Biển Đông có thể buộc
Mỹ phải can thiệp để bảo vệ các đồng minh Đông Nam Á.
Nhiều tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc cản
trở. Ngày 31.5, hệ thống Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam cho hay
trong hai ngày 27 và 28.5, tàu Trung Quốc đã nhiều lần cản trở hoạt
động đánh bắt của tàu cá ngư dân nước ta.
Ngày 31.5, hệ thống Đài Thông tin duyên hải Việt Nam cho hay trong hai ngày 27 và 28.5, tàu Trung Quốc đã nhiều lần cản trở hoạt động đánh bắt của tàu cá ngư dân nước ta.
Cụ
thể, sáng 27.5, tàu cá QB 92448 báo tin về Đài TTDH Đà Nẵng khi đang
đánh bắt tại vị trí có tọa độ 16,32 độ vĩ bắc, 109,18 độ kinh đông, chỉ
cách Đà Nẵng 63 hải lý về hướng đông bắc thì bị tàu Trung Quốc đuổi ráo
riết.
Theo mô tả của tàu QB 92448 thì tàu Trung Quốc có màu trắng, mang số hiệu 863.
Khi tàu cá QB 92448 cùng 8 ngư dân tìm đường ra khơi trở lại thì tàu Trung Quốc đuổi vào không cho đánh bắt.
Như Thanh Niên Online
đã thông tin, sáng sớm 28.5, tàu cá QB 93768 (9 ngư dân) cũng đã báo
tin về Đài TTDH Đà Nẵng về việc bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 788 bắt
khi đang ở vị trí 16,57 vĩ bắc, 109,46 kinh đông, cách Đà Nẵng 98 hải lý
về hướng đông bắc.
Tàu Trung Quốc buộc tàu cá phải đi theo tàu theo hướng 80 độ với tốc độ 2 hải lý/giờ cho đến 9 giờ 50 phút cùng ngày mới thả ra.
Tàu lực lượng Hải quân Việt Nam (bên phải) luôn sát cánh cùng ngư dân trên biển - Ảnh: Nguyễn Tú
Cũng
trong sáng 28.5, tàu cá BĐ 95157 báo tin trên hệ thống Đài TTDH Việt
Nam về việc có rất nhiều tàu Trung Quốc vây xung quanh tàu này khi đang
hoạt động tại vị trí có tọa độ 8,05 độ vĩ bắc, 110,06 độ kinh đông thuộc
khu vực quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên do khoảng cách xa nên tàu cá không nhìn rõ số hiệu của các tàu Trung Quốc và chưa xảy ra va chạm.
Hệ
thống Đài TTDH Việt Nam ngay khi tiếp nhận đã kết nối tàu cá với Bộ chỉ
huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh thành có tàu cá bị cản trở cũng như các
vùng Cảnh sát biển và Hải quân khu vực.
Sau đó, lực lượng Hải quân Việt Nam đã điều động tàu ra hỗ trợ tàu cá BĐ 95157.
Qua
xác minh thông tin, hệ thống Đài TTDH Việt Nam cho hay trong khu vực
tàu BĐ 95157 đánh bắt có rất nhiều tàu cá nước ngoài, nhất là tàu Trung
Quốc đến khai thác tuy nhiên đến 14 giờ 20 phút ngày 28.5, nhóm tàu cá
Trung Quốc đã di chuyển nơi khác.
Bộ
chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BCH BĐBP) TP.Đà Nẵng cho biết thêm vào lúc 16
giờ 15 phút ngày 26.5, đơn vị nhận được tin báo từ hai tàu câu mực của
ngư dân Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng là ĐNa 90297 và ĐNa 90370 bị tàu Trung
Quốc cản trở.
Tàu ĐNa 90297 do ông Hồ
Văn Thọ (P.Xuân Hà) làm thuyền trưởng còn tàu ĐNa 90370 do ông Đào Ngọc
Bé (P.Thanh Khê Đông) làm thuyền trưởng, cả hai tàu có tổng cộng 69 ngư
dân.
Trên đường từ Đà Nẵng ra ngư
trường truyền thống phía đông quần đảo Hoàng Sa để hành nghề câu mực thì
hai tàu bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 863 xua đuổi.
Vị
trí ngư dân Đà Nẵng bị cản trở là 16,40 độ vĩ bắc, 109,30 độ kinh đông,
cách đông bắc Đà Nẵng chỉ 80 hải lý, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam.
* Hệ thống Đài TTDH Việt Nam
cho biết đã phát thông báo đến các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và
địa phương cũng như các tàu hoạt động trong khu vực bãi Kê (Hải Phòng)
tìm kiếm một ngư dân mất tích.
Trước
đó, từ ngày 25.5, ngư dân Trần Văn Thịnh (26 tuổi, trú thôn Bắc, xã Phù
Long, H.Cát Hải, Hải Phòng) điều khiển thuyền nan gắn máy công suất 6
CV (trọng tải 0,7 tấn) đi thả lưới ghẹ ở bãi Kê (xã Gia Luận, H.Cát Hải,
Hải Phòng).
Đến 9 giờ ngày 29.5 thì
khu vực xảy ra mưa giông cùng gió lớn, sau đó các tàu thuyền xung quanh
phát hiện lưới của anh Thịnh một nửa nằm trên thuyền nan, một nửa ở dưới
nước nhưng không có người nên đã báo tin trên hệ thống Đài TTDH Việt
Nam.
“Cần coi sự đoàn kết toàn dân là một thước đo cho sự an nguy của xã
hội, của xã tắc. Báo cáo của Chính phủ dường như ít quan tâm đến vấn đề
này. Xin Chính phủ hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến những việc tưởng nhỏ
mà không nhỏ”, đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tại Quốc hội 30/5, khi
nói về vấn đề quốc phòng an ninh, đại biểu Dương Trung Quốc nói: “Chính
phủ nên chỉ đạo cuộc sinh hoạt chính trị thế nào để ghi nhận từ lịch sử
dân tộc một bài học sâu sắc về chiến tranh, cũng là bài học về hòa
bình”.
Đại biểu Dương Trung Quốc chuyển lời kiến nghị của những người làm công
tác sử học tới Chính phủ là sang năm, vừa đúng 40 năm Trung Quốc chiếm
Hoàng Sa của Việt Nam (1974-2014) và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên
giới phía Bắc năm (1979-2014).
Quan tâm nhiều hơn nữa đến những việc tưởng nhỏ mà không nhỏ.
Ông
Quốc ví von, liệu pháp an thần không phải là không cần thiết giúp chúng
ta bình tĩnh, tỉnh táo, xử lý tình huống nhưng nếu chỉ thế thì căn bệnh
không thuyên giảm và nguy hiểm hơn hết là mất đi ý thức cảnh giác là
điều rất quan trọng vào thời điểm đầy thách đố này.
Điều mà vị đại biểu làm công tác sử học này muốn đề cập đó là vấn đề
ngoại giao, quốc phòng. Theo ông, các sinh hoạt này ít xuất hiện trên
chương trình nghị sự chung của Quốc hội và cũng thường được trình bày
rất thoáng qua trong báo cáo Chính phủ.
“Đấy là 2 vấn đề rất hệ trọng, nhạy cảm, đòi hỏi phải có phương thức
tiếp cận đặc thù. Nhưng nó lại là vấn đề an nguy đến quốc gia và toàn
thể quốc dân”, ông Quốc nói.
Đại biểu Quốc diễn giải, đọc trong báo cáo Chính phủ về những vấn đề này
vẫn là những dòng chữ ít thay đổi với các báo cáo trước về chủ quyền
lãnh thổ quốc gia, an ninh chính trị vẫn được bảo đảm.
Quan hệ và vị trí quốc gia, an ninh chính trị vẫn được bảo đảm, quan hệ
và vị trí quốc gia trên chính trường quốc tế vẫn được củng cố. Đảng và
Chính phủ vẫn quan tâm và kiên quyết trong công cuộc bảo vệ chủ quyền
tăng cường tiềm lực quốc phòng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân
v.v...
Nhưng ông Quốc lo rằng không ai không biết những nỗ lực ấy của Chính phủ
và lo cho Chính phủ đang phải ứng phó với trách nhiệm rất nặng nề.
“Cần coi sự đoàn kết toàn dân là một thước đo cho sự an nguy của xã hội,
của xã tắc. Báo cáo của Chính phủ dường như ít quan tâm đến vấn đề này.
Xin Chính phủ hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến những việc tưởng nhỏ mà
không nhỏ”, ông Quốc nói.
Ông Quốc phân tích: “Điều đáng nói là một nền quốc phòng toàn dân không
thể chỉ dựa vào ý chí của nhà nước nếu nó không đào tạo sự chia sẻ, đồng
thuận cao trong toàn thể nhân dân.
Đó là bài học của lịch sử nếu ta nhớ đến Hội nghị Diên hồng thời Trần,
đến Hội thề Lũng Nhai gắn với thời Lê, đến những câu chuyện đã thành
kinh điển trong ứng xử với dân và với nhau của các nhà lãnh đạo quốc gia
chỉ nhằm xây dựng sự đoàn kết, sức mạnh vua tôi đồng lòng, tướng sĩ
đồng tâm. Hay thực hiện nguyên lý của thời hiện đại là phải ý Đảng lòng
dân làm cho người dân có được tín tâm đối với người lãnh đạo đất nước.
Tổng kết lịch sử mà cụ Hồ đã nói khi nước nhà chưa độc lập không được
phép lãng quên, lịch sử dạy ta điều này "Đoàn kết chúng ta giữ được
nước...”.