Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Những nhóm nhạc nữ đình đám một thời của showbiz Việt


Những năm 90 của thế kỷ trước, làng nhạc Việt xuất hiện khá nhiều các nhóm nhạc nữ. Tuy vậy, mỗi nhóm đều có những màu sắc riêng mà khi nhắc đến, khán giả đều nhớ và càng không thể quên những ca khúc đã làm nên tên tuổi của họ một thời trong làng nhạc Việt.

Ba Con Mèo
 
Nếu ai đã từng là fans yêu nhạc vào đầu

Nếu ai đã từng là fans yêu nhạc vào đầu  những năm 90 thì sẽ không thể nào quên được cái tên 3 con mèo của một nhóm nhạc nữ đình đám một thời. Có thể nói, 3 con mèo là một trong những nhóm nhạc đầu tiên được ra đời của thời kỳ nhạc trẻ Việt Nam mới hình thành. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc, nhóm 3 con mèo đã tạo được ấn tượng với khán giả không chỉ bởi tài năng của họ mà còn là phong cách biểu diễn đầy cá tính và có chút nổi loạn hiếm thấy trong thời điểm đó. Phương Uyên, Cẩm Tú và Ngọc Diệp, 3 nhân vật chính là 3 chị em, đã làm nên sự thành công cho 3 con mèo suốt một thời gian dài, thậm chí đến bây giờ 3 con mèo vẫn luôn là một nhóm nhạc “đỉnh” trong suy nghĩ của nhiều người mặc dù nhóm không còn hoạt động. Ca khúc Mẹ yêu ngày nào đã khuynh đảo khắp thị trường nhạc Việt và trở nên nằm lòng trong ký ức của rất nhiều khán giả. Hiện nay, chỉ còn Phương Uyên là thành viên duy nhất vẫn còn hoạt động trong nghề với nhiều vai trò khác nhau như nhạc sĩ, ca sĩ và giám đốc sản xuất âm nhạc…

Tam ca Áo Trắng
 
Nếu ai đã từng là fans yêu nhạc vào đầu

Cùng với 3 con mèo thì Tam ca áo trắng cũng là một cái tên khó quên trong lòng khán giả nhạc Việt những năm 90. Cũng với 3 thành viên là 3 chị em ruột, trong đó Tuyết Ngân là chị, Minh Thư – Minh Tú là cặp song sinh. Có lẽ, đây cũng là nét đặc biệt khiến khán giả có ấn tượng và nhớ về nhóm nhiều hơn. Từng tham gia văn nghệ từ khi còn là thiếu nhi nhưng mãi đến khi lớn lên, 3 chị em mới có dịp đứng chung trên sân khấu và tạo thành một nhóm tam ca. Ngay cái tên của nhóm cũng đủ nói lên phong cách âm nhạc nhẹ nhàng, trong sáng và dễ đi vào lòng người. Đã có một thời, liên tiếp các ca khúc hit của nhóm vang lên khắp nơi và tồn tại một thời gian rất dài mà khi nhắc đến thì ai cũng nghĩ ngay đến Tam ca áo trắng. Những Góc phố dịu dàng, Bồ câu không đưa thư, Phố xa… vẫn luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều khán giả dù hiện tại cả 3 thành viên đều mỗi người một nơi. Những năm về sau này, cặp song ca Minh Thư – Minh Tú cũng có vài lần hiếm hoi xuất hiện cùng nhau trên các sân khấu và nhận được không ít tình cảm của nhiều khán giả khi đã gợi nhớ về những ký ức của Tam ca áo trắng một thời.

Tam ca 3A
 
Nếu ai đã từng là fans yêu nhạc vào đầu

Là một nhóm nhạc nổi tiếng của đất Hà Thành một thời, cái tên Tam ca 3A được ra đời từ việc hợp thành của 3 chữ A trong tên của 3 thành viên Minh Anh, Minh Ánh và Ngọc Anh. Không chỉ có kỹ thuật âm nhạc căn bản, Tam ca 3A còn chinh phục khán giả bằng lối hát đầy đam mê và cá tính thể hiện ngay trong tình yêu âm nhạc mà họ đã dành trọn. Chắn hẳn, rất nhiều khán giả yêu nhạc không thể nào quên ca khúc Mong ước kỷ niệm xưa vang bóng một thời của nhóm. Đây là một trong những tác phẩm lưu lại nhiều ấn tượng và kỷ niệm đáng nhớ của Tam ca 3A với khán giả. Cho đến tận bây giờ, ca khúc này vẫn có một sức sống mãnh liệt nhất theo năm tháng cùng với những ký ức một thời của các thế hệ học sinh, sinh viên. Hiện nay, ca sĩ Ngọc Anh vẫn đang định cư và hoạt động âm nhạc tại Mỹ, thỉnh thoảng cô có tham gia một vài sự kiện tại quê nhà.

Tik Tik Tak
 
Nếu ai đã từng là fans yêu nhạc vào đầu

Không ít khán giả vẫn còn nhớ ca khúc Ngày xưa ơi của nhóm nhạc nữ 4 thành viên Tik Tik Tak. Cùng với ca khúc này, tên tuổi của nhóm đã nổi lên như một trong những nhóm nhạc xuất sắc của Hà Nội. Bốn cô gái Thùy Vân, Võ Thu Hà, Hồng Thúy, Yến Dung với 4 cá tính khác nhau nhưng lại tạo nên một sự thống nhất trong phong cách âm nhạc của Tik Tik Tak. Chuyên trị các ca khúc nhạc ngoại nhưng nhóm vẫn có những bài hát nhạc Việt để lại dấu ấn với khán giả. Sau này, khi nhóm đã tan rã, vì lòng đam mê với nghề và sự khát khao đứng trên sân khấu biểu diễn, hai thành viên Thùy Vân và Hồng Thúy đã thành lập nhóm Tik Tak New để có thể trở lại với âm nhạc và khán giả. Tuy nhiên, hiện nay nhóm cũng không còn hoạt động và cái tên Tik Tik Tak vẫn mãi là một kỷ niệm đẹp với người hâm mộ.

Tam ca Con Gái
 
Nếu ai đã từng là fans yêu nhạc vào đầu

Cái tên Con gái cũng đã thể hiện được sự nữ tính của các thành viên trong nhóm là Xuân Nhi, Nguyệt Anh và Bông Mai. Được đào tạo thanh nhạc bài bản từ trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Hà Nội, 3 thành viên với 3 giọng hát khác nhau nhưng đều có khả năng solo tốt và thể hiện được phong cách chuyên nghiệp trong các ca khúc mà nhóm trình bày. Dù là trẻ trung sôi động như Con gái bây giờ, hay lắng đọng nhẹ nhàng như Khúc hát chim trời, nhóm vẫn mang đến cho khán giả những cảm xúc trọn vẹn. Sau khi rời nhóm, thành viên Nguyệt Anh có một thời gian sang Mỹ và hợp tác với các chương trình ca nhạc hải ngoại tại đây nhưng không mấy thành công bởi một ấn tượng quá lớn mà Tam ca Con gái đã để lại.

Trio 666
 

Nếu ai đã từng là fans yêu nhạc vào đầu

Đầu những năm 2000, trong tình hình các nhóm nhạc nữ đang bão hòa thì bất ngờ cái tên Trio666 xuất hiện và tạo nên một cơn sốt ủng hộ từ giới trẻ. Ba cô gái Hoài Giang, Bích Châu, Ngọc Minh trong một lần gặp gỡ tình cờ và nhận thấy nhiều điểm chung ở nhau, họ đã quyết định tạo lập Trio 666 dưới sự đỡ đầu của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Có lẽ, việc xuất thân từ sinh viên cộng với niềm đam mê ca hát có sẵn nên phong cách âm nhạc của ba cô gái cũng gần gũi với giới trẻ lúc bấy giờ, đặc biệt là những khán giả yêu nhạc rock.  Nói về tác phẩm đáng nhớ của nhóm, mọi người sẽ không thể nào quên ca khúc từng làm nên tên tuổi của Trio666 là Ngày gió và cánh diều. Ngoài ra, Trio666 còn là nhóm nhạc hiếm hoi của Việt Nam được hãng RAI International của Ý bình chọn là nhóm nhạc tiêu biểu cho âm nhạc đương đại Việt Nam thời điểm đó nhờ những thành công mà nhóm đã gặt hái được trên con đường âm nhạc.

Đề xuất sửa lời Quốc ca


“Quốc ca có giai điệu hào hùng, rất đi vào lòng người nhưng ca từ có nội dung như “đường vinh quang xây xác quân thù” nên thay đổi cho phù hợp thời kỳ phát triển mới” – đại biểu Quốc hội nêu ý kiến trong phiên thảo luận sửa Hiến pháp sáng 4/6.
Bên cạnh rất nhiều ý kiến về việc đổi tên nước, phiên thảo luận sáng nay ghi nhận ý kiến của đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) đề xuất thay đổi lời của Quốc ca.
Ông Thành đặt vấn đề, Điều 13 trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi trình ra Quốc hội có nội dung quy định về Quốc kỳ, Quốc ca. Trong đó, Quốc ca được xác định có nhạc và lời là bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao.
 
Đề xuất sửa lời Quốc ca
Đại biểu Huỳnh Thành: "Nên thay lời mới của Quốc ca cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước".
“Tôi thấy Quốc ca hiện nay có giai điệu hào hùng rất phù hợp và đi vào lòng người, nhưng nên thay lời mới cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước. Ví dụ, nên sửa những câu chữ như "Đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác” – ông Thành phát biểu.
Theo đó, đại biểu đề xuất chỉnh lại khoản 3, Điều 13 thành “Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên nền nhạc bài Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao”.
Vấn đề Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca trước đã từng được nhiều người dân đề cập, đăng tải trên trang web duthaoonline.quochoi.vn của UB Thường vụ Quốc hội. Các ý kiến đa phần đều theo hướng phân tích nội dung ca từ trong bài “Tiến quân ca” của nhạc sỹ Văn Cao thể hiện hào khí cách mạng nhưng không còn phù hợp trong giai đoạn hòa bình, phát triển của đất nước hiện nay.
Trong bản tổng hợp ý kiến góp ý sửa Hiến pháp, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng đề cập những nội dung đề cập này. Bản dự thảo được chỉnh lý sau thời gian 3 tháng lấy ý kiến đã đưa ra 2 phương án về tên nước (một phương án giữ nguyên quy định hiện tại, một phương án quy định lấy lại Quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt năm 1945). Tuy nhiên, phương án đổi tên nước đã được rút bỏ trong bản dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến kỳ này.
UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng cho biết có ý kiến trong nhân dân đề nghị thay đổi các chi tiết, màu sắc trong Quốc kỳ, Quốc huy và phần lời của bài Quốc ca. Tuy nhiên, nội dung này không được cân nhắc đưa vào bản dự thảo chỉnh lý khi đó. UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp kiến giải, việc sử dụng các biểu trưng này đã có quá trình lịch sử tương đối lâu dài, đã được quy định và sử dụng ổn định từ Hiến pháp năm 1980 đến nay. Do vậy, cơ quan soạn thảo đề nghị kế thừa, giữ nguyên các quy định này của Hiến pháp hiện hành.

Niềm tin người tiêu dùng Việt tăng cao trong quý I/2013


Ngày 3/6, Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết trong quý đầu tiên năm 2013, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đạt 96 điểm, tăng 8 điểm so với quý liền trước và tăng 2 điểm so với cùng kỳ năm 2012.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đạt 96 điểm, tăng 8 điểm so với quý liền trước.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đạt 96 điểm, tăng 8 điểm so với quý liền trước.
 
Cụ thể, 39% người tiêu dùng được khảo sát cho biết cảm thấy lạc quan về việc làm, tỉ lệ này cao hơn so với mức 34% của quý IV/2012 nhưng lại thấp hơn so với 50% của cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, tiết kiệm vẫn là xu hướng hàng đầu, có đến 71% người tiêu dùng cho biết sẽ tiết kiệm tiền thừa hằng tháng sau khi trang trải các chi phí thiết yếu (quý IV là 60%).

Các nhu cầu khác cũng tăng nhẹ so với quý IV/2012 như trang trí nhà cửa tăng 3%, các sản phẩm công nghệ tăng 1%, mua quần áo mới 30% (tăng 3%). Số người có dự định đầu tư vào chứng khoán tăng đáng kể 11% (tăng 5%).

“Lạc quan nhưng vẫn thận trọng, duy trì tiết kiệm hoặc đầu tư đang là xu hướng chung của người tiêu dùng châu Á” - bà Therese Glennon, Trưởng khối nghiên cứu người tiêu dùng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi và Trung Đông của Nielsen, nhận định.

Bên cạnh đó, các DN vẫn có cơ hội dành được cảm tình từ người tiêu dùng nhờ tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh, ưa chuộng sản phẩm cao cấp nhằm thể hiện bản thân... đặc biệt là tại Thái Lan và Trung Quốc.

Thí sinh “thở phào” hoàn thành môn thi cuối


Chiều nay, thí sinh cả nước đã hoàn tất môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT với môn Ngoại ngữ (hệ Giáo dục THPT) và môn Vật Lý (hệ GDTX). Nhiều thí sinh cho biết hai môn đều không khó, các em phấn khởi khi hoàn tất kỳ thi.
 >>  Đề Toán vừa sức, thí sinh dễ đạt điểm cao
 >>  Đề thi môn Sinh có tính phân loại cao
 >>  Đề Hóa vừa tầm, thí sinh phấn khởi

Chiều nay tại Hà Nam, trời có nắng nhẹ và khá oi bức, nhưng không làm ảnh hưởng đến tâm lý của các thí sinh. Sau khi hoàn thành môn Ngoại Ngữ, nhiều thí sinh nán lại trao đổi cùng bạn bè. Khác với các môn đã thi, với môn Ngoại ngữ, các thí sinh tranh luận khá gắt gao về đáp án của mình.
Nhiều thí sinh rất tự tin vào kết quả môn Ngoại ngữ (ảnh Đức Văn)
Nhiều thí sinh rất tự tin vào kết quả môn Ngoại ngữ. (Ảnh: Đức Văn)
Trải qua 60 phút làm bài, nhiều thí sinh cho biết đề Ngoại Ngữ năm nay khá hay, bám sát chương trình SGK, kiến thức chủ yếu là kiến thức cơ bản. Nếu bạn nào học chắc thì rất dễ kiếm được điểm tối đa trong môn này.
Tại hội đồng thi trường THPT Lý Nhân, em Lê Văn Dương cho biết: “Em thấy đề hầu hết là kiến thức cơ bản, không đánh đố thí sinh, nếu bạn nào học chắc thì kiếm điểm tuyệt đối cũng không phải là khó.”.
Thí sinh trao đổi lại đáp án với bạn bè (ảnh Đức Văn)
Thí sinh trao đổi lại đáp án với bạn. (Ảnh: Đức Văn)
Cùng chung quan điểm với em Dương, em Lê Lan Hương, thi tại cụm trường THPT Duy Tiên A, phấn khởi: “Theo em thì đề Ngoại ngữ tương đối dễ, không khó và đánh đố thí sinh. Sau khi đối chiếu lại kết quả với bạn em thấy mình làm đúng hơn 80%.”.
 
Bên ngoài cổng trường, sau khi thấy con mình bước ra với tâm trạng phấn khởi cùng bạn bè, nhiều phụ huynh cũng trút được gánh nặng tâm lý.
Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT thí sinh và phụ huynh thở phào nhẹ nhõm (ảnh Đức Văn)
Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT thí sinh và phụ huynh thở phào nhẹ nhõm. (Ảnh: Đức Văn)
Tại Hà Tĩnh, trong khi nhiều thí sinh thuộc khối THPT tỏ ra vui mừng sau khi hoàn thành môn thi cuối cùng ngoại ngữ, thì ở khối GDTX nhiều thí sinh ra về với tâm lý lo lắng.
 
Sau 60 phút làm bài với dạng đề trắc nghiệm, môn Ngoại ngữ được nhiều thí sinh hệ Giáo dục THPT nhận định đề thi năm nay dài hơn năm ngoái nhưng vẫn không quá khó cho các thí sinh học lực vừa. Thí sinh Lê Bảo Trung cho biết phần thi cuối cùng khá khó do mang tính suy luận nhiều, nhưng nhìn chung các thí sinh tỏ ra hài lòng với phần thi của mình.
 
Thí sinh vui mừng cười rạng rỡ sau môn thi ngoại ngữ.
Thí sinh Hà Tĩnh vui mừng cười rạng rỡ sau môn thi ngoại ngữ. (Ảnh: Phượng Vũ).
 
Với đề thi môn Vật Lý dành cho khối GDTX, không ít thí sinh tỏ ra chán nản sau khi kết thúc bài thi. Nhiều thí sinh được hỏi khẳng định: "Đề thi khó quá. Chúng em phải "đổ bê tông" tức là đánh theo may rủi".
 
Vừa ra khỏi hội đồng thi vừa thảo luận. (Ảnh: Phượng Vũ)
Vừa ra khỏi hội đồng thi, thí sinh vừa thảo luận. (Ảnh: Phượng Vũ).
 
Kết thúc 60 phút làm bài môn thi cuối chiều nay, các thí sinh hệ THPT và hệ GDTX tại Nghệ An “thở phào” nhẹ nhõm. Nhiều thí sinh nhận định, đề thi ở cả hai môn Tiếng Anh và Vật Lý không khó và dễ dàng kiếm được điểm Khá nếu ôn tập kỹ.
 
Thí sinh hoàn thành môn thi cuối
Thí sinh dự thi tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng hoàn thành môn thi Tiếng Anh chiều nay. (Ảnh: Doãn Hòa).

Chiều nay, các thí sinh Nghệ An bước vào môn thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT trong không khí mát mẻ, không oi bức. Sau 60 phút làm bài môn trắc nghiệm, các thí sinh rời phòng thi với tâm trạng thoải mái và phấn khởi. Tại HĐCT trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh), sau tiếng trống báo hết 2/3 thời gian làm bài, chỉ một ít thí sinh ra sớm đứng để trao đổi bài.
Một số thí sinh ra sớm đầu tiên cho biết, đề môn Tiếng Ang không khó và dễ dàng “ăn điểm” 6, 7 với học sinh có học lực Khá. Em Nguyễn Huy Cường - học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng học khối A nhưng với đề Tiếng Anh cũng không mấy khó khăn để xong sớm. “Em làm hết 50 câu trong khoảng 45 phút, thời gian còn lại em kiểm tra lại một lần nữa rồi ra sớm, em nghĩ mình khoảng được trên 8 điểm”, Cường tự tin cho biết.
Thí sinh trao đổi lại bài môn thi Tiếng Anh (Ảnh: Nguyễn Duy).
Thí sinh trao đổi lại bài môn thi Tiếng Anh. (Ảnh: Nguyễn Duy).
Còn tại điểm thi trường chuyên Phan Bội Châu hầu hết các thí sinh cho biết đề tiếng Anh năm nay có tính phân loại cao nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho thí sinh. Chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, nhiều thí sinh có thể đạt được điểm 7, 8. Thí sinh Nguyễn Bảo Trung (trường THPT chuyên Đại học Vinh) vui mừng chia sẻ: “Đề tiếng Anh năm ni em thấy có tính phân loại cao, trong đó em thấy khó nhất là phần ngữ âm. Đây là môn thi cuối cùng mà mấy môn trước em làm được tốt dù môn này không được điểm cao nhưng em cũng thấy rất thoải mái”.
Trong khi đó, tại điểm thi trường TTGDTX huyện Đô Lương - các thí sinh hệ GDTX cũng làm bài sát với thời gian quy định. Nhiều thí sinh cho biết, đề thi tương đối dễ và sát với chương trình SGK, một vài câu hỏi mang tính chất đánh đố yêu cầu học sinh phải tính toán. “Em làm được khoảng 60% đề thi môn Vật lý thôi, còn lại mấy câu không làm được thì em cũng đánh hết vì hết thời gian”, thí sinh Bùi Thu Trang - học sinh Trung tâm GDTX Đô Lương nói.
Tại hội đồng thi Trường THPT Lương Thế Vinh (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) sau khi thi môn cuối cùng, theo nhận định của hầu hết các thí sinh đều có chung nhận định là tất cả 6 môn thi đều nhẹ nhàng, nằm trong chương trình học và đa số làm bài tốt.
 
Thí sinh “thở phào” hoàn thành môn thi cuối
Thí sinh trường THPT Lương Thế Vinh (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) kết thúc môn cuối cùng. (Ảnh Công Bính).
Thí sinh Nguyễn Đăng Quốc (lớp 12/10) nhận định: Đề thi Ngoại ngữ cũng tương đối dễ làm. Đối với các bạn học không chuyên thì khả năng cũng làm bài được trên 50%. Riêng em, với môn ngoại ngữ này em làm bài được khoảng trên 60%.
Còn thí sinh Đặng Thị Phương (lớp 12/3) thì tự tin với môn Ngoại ngữ vì em học lớp chuyên. Bạn Phương cho rằng đề thi môn ngoại ngữ tương đối dễ với mình vì toàn bộ nằm trong chương trình học và em đã ôn bài khá kỹ. “Em tự tin sẽ được điểm cao trong môn ngoại ngữ”, Phương phấn khởi nói.
Khi được hỏi 6 môn thi năm nay đối với sức học của mình như thế nào, hầu hết các thí sinh khi được hỏi đều cho rằng đề dễ làm, nằm trong chương trình học, không đánh đố, có một số câu hỏi mở và mang tính thời sự. Hầu hết tự tin sẽ vượt qua kỳ thi và có khả năng năm nay điểm thi tốt nghiệp sẽ cao.
 
Chiều nay, các thí sinh tại Đà Nẵng dự thi môn Ngoại ngữ nhận định đề thi môn tiếng Anh tuy có số lượng câu hỏi trắc nhiệm khá nhiều (50 câu) song đề dễ nên thí sinh vẫn có dư thời gian với 60 phút để hoàn thành bài thi tốt.
 
Đề thi môn cuối dễ, các thí sinh tại Đà Nẵng nhẹ nhõm kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đề thi môn cuối dễ, các thí sinh tại Đà Nẵng nhẹ nhõm kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh: Khánh Hiền).
Tại Hội đồng thi Phan Châu Trinh (Q. Hải Châu, Đà Nẵng), thí sinh Hồng Hạnh vừa tan buổi thi môn cuối cùng vui vẻ chia sẻ: “Đề thi môn Tiếng Anh có 50 câu nhưng em vẫn có đủ thời gian làm bài với 60 phút. Nhiều bạn cùng phòng thi với em cũng làm xong bài sớm. Nhiều câu hỏi nhìn vào có thể tìm ra được đáp án đúng ngay, không phải suy nghĩ lâu”.
Thí sinh tại Đà Nẵng cùng xem lại tờ nháp bài thi môn tiếng Anh. (Ảnh: Khánh Hiền)
Thí sinh tại Đà Nẵng cùng xem lại tờ nháp bài thi môn tiếng Anh. (Ảnh: Khánh Hiền).
 
Thí sinh Văn Việt, dự thi tại Hội đồng thi Trần Phú cũng nhận định: “Theo cá nhân em thấy, đề thi môn tiếng Anh nhiều câu hỏi nhưng dễ. Em học thi đại học khối A nhưng vẫn làm được chắc ít nhất 80% bài thi môn tiếng Anh. Trong các môn thi tốt nghiệp năm nay, em thấy môn Sinh học hơi khó một chút, các môn còn lại đều nhẹ nhàng. Hy vọng điểm số thi tốt nghiệp không tới nỗi tệ dù em tập trung ôn thi các môn thi đại học nhiều hơn”.
 
Kết thúc buổi thi cuối cùng, nhiều thí sinh ở Sóc Trăng rất vui vẻ khi đề thi dễ. Thí sinh Lý Thị Đa Ny (người dân tộc Khmer, Hội đồng THPT Mỹ Xuyên) cho biết: "Đề thi môn Anh văn hệ 3 năm khá dễ, nhiều bạn làm bài đạt yêu cầu. Riêng em tự chấm cũng đạt khoảng trên 7 điểm". Đề thi môn Anh văn hệ 7 năm cũng vừa tầm với thí sinh.
 
Em Dương Nguyễn Bảo Nhi cho biết: "Đề thi môn Anh văn hệ 7 năm không khó như tụi em nghĩ lúc mới vào thi. Bạn bè trong phòng đều làm bài tốt". Ở môn thi thay thế là Vật Lý, em Lý Thị Chanh Thu cũng phấn khởi "Bài làm của em chắc chắn được trên 8 điểm".
 
Buổi chiều ngày thi cuối cùng, thời tiết khá thất thường khi trời nắng to, không có gió nên giám thị và thí sinh khá vất vả vì nóng nực.
Chiều nay, kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh tại Hà Nội ra về với tâm trạng vui vẻ. Các thí sinh tại Hội đồng thi Trường THPT Việt Đức và THCS Trưng Vương cho biết đề thi môn Ngoại ngữ khá dễ và rất dễ đạt điểm cao, ngay cả đối với các học sinh học khối A.
Thí sinh tại Hà Nội hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. (Ảnh: Phương Hoài)
Thí sinh Hà Nội hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. (Ảnh: Phương Hoài).
 
Em Hà Anh - học sinh Trường THPT Việt Đức, thi tại Hội đồng thi THPT Việt Đức cho hay: “Đề dễ lắm, kiến thức nằm hết trong sách giáo khoa, không có gì khó khăn cả. Chỉ có một vài câu về từ vựng trong bài Đọc hiểu là em hơi lúng túng một chút nhưng về cơ bản là em làm tốt.”
 
Cũng tại hội đồng thi này, thí sinh Thùy Dung - học sinh Trường THPT Việt Đức chắc chắn mình được trên 9 điểm. Dung nói: “Em học khối A nhưng môn Ngoại ngữ em cũng ôn kĩ các kiến thức cơ bản nên em làm bài rất tốt. Em nghĩ đây là một đề bài cơ bản, không có khó khăn gì đối với bất kỳ bạn nào nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa. Em nghĩ nhiều khả năng đạt điểm trên 7”.
Tại điểm thi THCS Trưng Vương, các thí sinh vui vẻ nán lại trò chuyện và bàn bạc môn vừa thi xong. Em Nguyễn Minh Trang - học sinh Trường THPT Marie Curie thi tại Hội đồng thi này cho biết: “Theo em, môn Ngoại ngữ là một trong những môn thi có đề dễ nhất. Em học khối A nhưng em vẫn tự tin được 9 điểm môn này.”
Thí sinh Hà Nội trao đổi bài sau buổi thi. (Ảnh: Phương Hoài)
Thí sinh Hà Nội trao đổi bài sau buổi thi. (Ảnh: Phương Hoài).
 
Kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các thí sinh cho biết làm bài khá tốt.
Trong buổi thi môn cuối cùng, trời khá nắng nóng và oi bức, nhưng với tâm lý thoải mái vì các môn thi trước làm được bài khá tốt, nên bước vào môn thi Ngoại ngữ các thí sinh rất tự tin.
Nhận định chung của các thí sinh Thanh Hóa là đề môn Ngoại ngữ hơi dài, nhưng không khó và không đánh đố học sinh. Đa phần các thí sinh cho rằng nếu nắm chắc kiến thức trong SGK và chương trình ôn tập thì có thể kiếm được điểm khá
Tại hội đồng thi trường THPT Tĩnh Gia 5, trường THPT Lương Đắc Bằng (Hoằng Hoá) thí sinh đều nhẹ nhõm sau khi kết thúc môn thi cuối. Em Nguyễn Văn Nga, trường THPT Tĩnh Gia 5 cho biết: “Lực học môn Ngoại ngữ của em hơi kém, em làm chỉ được hơn 60%, so với các môn thi môn Ngoại ngữ em làm kém nhất, không biết có được 6 điểm không nữa”.
Thí sinh kết thúc môn thi cuối cùng với tâm trạng phấn khởi. (Ảnh: Nguyễn Thùy).
Thí sinh Thanh Hóa kết thúc môn thi cuối cùng với tâm trạng phấn khởi. (Ảnh: Nguyễn Thùy).
 
Còn theo nhận định của em Lê Thị Thơm, trường THPT Lương Đắc Bằng thì: “Môn Ngoại ngữ em học cũng chắc, nếu các bạn nắm chắc chương trình ôn tập của thầy cô và kiến thức cơ bản, em nghĩ kiếm điểm khá cũng không phải là khó.”
 
Theo nhận định của nhiều thí sinh Quảng Bình, đề thi môn Anh Văn chiều nay tương đối dễ, chỉ cần học kỹ ngữ pháp, cấu trúc là làm được bài.
 
Đây là buổi thi cuối cùng nên nhiều thí sinh bước vào phòng thi với tâm trạng thoải mái, nhiều em cho rằng chỉ cần thoát khỏi điểm “chết” là có thể đủ điểm tốt nghiệp. Thời tiết Quảng Bình hôm nay trở nên mát mẻ, phần nào đã giúp các em hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, sáng nay, các em hoàn thành môn thi Toán khá tốt. Vì vậy, môn thi tiếng Anh chiều nay không quá căng thẳng đối với nhiều thí sinh.
Thí sinh Quảng Bình hoàn thành buổi thi cuối. (Ảnh: Đăng Đức)
Thí sinh Quảng Bình hoàn thành buổi thi cuối. (Ảnh: Đăng Đức).
 
Thí sinh Dương Nữ Khánh Ly cho biết, môn thi tiếng Anh không đến nỗi quá khó, chỉ cần nắm được ngữ pháp và cấu trúc là có thể hoàn thành dễ dàng bài thi. Khánh Ly cảm thấy rất tự tin vì mình vừa hoàn thành xong kỳ thi “vượt vũ môn” một cách dễ dàng. Em cho biết thêm, những môn thi trước em đều làm được và ước chừng mình chắc chắn được 35 điểm.
Chung suy nghĩ với em Ly, em Trương Việt Quang cho biết, đề thi tiếng Anh bám sát chương trình SGK nên những học sinh trung bình cũng làm được 5 điểm. Đề thi không có phần nào đánh đố nên chỉ cần nắm vững kiến thức là dễ “ăn” điểm.
Vừa rời phòng thi, thí sinh Cao Thị Uyên, học sinh trường PTDT nội trú tỉnh cho biết, em chắc chắn mình sẽ được 6 điểm ở môn thi này bởi đề thi khá phù hợp với lực học của em. Em thấy đề thi này không đến nỗi khó, những học sinh khá sẽ đạt được điểm cao.
Em Cao Thị Hoa cho hay, đề thi tiếng Anh sát với những gì em đã được học. Đề thi này em cũng làm được chừng 60% bài thi.
Tại HĐT Trường THPT Chuyên Quảng Bình, nhiều em cho biết, đề thi môn Anh không khó, hầu hết nội dung đều bám sát chương trình nên những học sinh trung bình cũng dễ dàng làm được.
Riêng môn thi Vật Lý lại khiến nhiều thí sinh thuộc khối GDTX lo lắng. Em Trần Văn Thắng cho biết: "Đề ra rất khó so với nội dung ôn của chúng em, hơn nữa lại dàn trải nên không đủ thời gian làm bài. Em nghĩ môn này em chỉ được 4 điểm thôi".
Chiều nay, thí sinh tại ĐBSCL hoàn thành môn thi cuối cùng là Tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. Với đề thi được đánh giá là không khó, các thí sinh đều tỏ ra rất phấn khởi sau khi hoàn thành môn cuối cùng này.
Em Hồ Khánh Ngân (THPT Châu Văn Liêm, Cần Thơ) vừa ra khỏi phòng thi đã tay bắt mặt mừng với các bạn, Ngân cho biết đề dễ và dự đoán kết quả bài làm môn Tiếng Anh của đúng đến 99,9%.
Theo Khánh Ngân, đề có 50 câu, nhìn chung cũng khá dài do với 60 phút làm bài. Tuy nhiên nội dung chủ yếu ra trong chương trình học nên những thí sinh không “tủ” môn này cũng có thể làm được điểm trung bình.
Còn em Đỗ Thị Kim Oanh thì cho biết, đề có 9 phần, khó nhất ở phần 2 là phần điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn. “Ở phần này nếu đọc không hiểu đoạn văn thì khó mà làm được”, em Oanh cho hay.
Thí sinh Cần Thơ phấn khởi sau khi thi xong môn cuối cùng là Tiếng Anh vì đề không khó.
Thí sinh Cần Thơ phấn khởi sau khi thi xong môn cuối cùng là Tiếng Anh vì đề không khó. (Ảnh: Huỳnh Hải).
Theo các thí sinh, phần dễ nhất trong đề chiếm đến trên 30 câu, trong đó có phần Ngữ pháp chia thì, chia động từ, đối thoại… và phần này rất dễ kiếm điểm, những thí sinh sinh trung bình sẽ “ngon ăn” ở phần này.
Các thí sinh cũng đánh giá, đề Tiếng Anh năm nay có phần hơi khó hơn năm trước nhưng nhìn chung ra vừa sức với thí sinh, mức điểm nhiều nhất có thể từ 7- 8 điểm. Với thí sinh giỏi Tiếng Anh thì có thể đạt điểm tuyệt đối.
Trong khi đó, các thí sinh thi môn Vật lý cũng đánh giá, đề thi Vật lý không khó, mức điểm trung bình mà các em đạt được có thể từ 6 - 7 điểm.
Trò chuyện với PV Dân trí, hầu hết các thí sinh đều cho biết qua 6 môn thi, dự đoán tổng số điểm mà các em đạt được trung bình là trên dưới 40 điểm. “Trong 6 môn có 2 môn Địa lý và Sinh học em làm không tốt lắm nhưng bù lại các môn Toán, Văn, Tiếng Anh em làm rất tốt nên có thể bù số điểm cho nhau, dự đoán em đạt trên 50 điểm”, một thí sinh Trường THPT Châu Văn Liêm nói.
Sau khi thi xong môn thi cuối cùng chiều nay, nhiều thí sinh cho biết sẽ dành 1 ngày nghỉ ngơi xả stress, để sau đó các em bước tiếp vào việc ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. “Chỉ còn 1 tháng nữa là đến thi tuyển sinh, dù bài làm tốt nghiệp rất khả quan nhưng không vì thế mà em chủ quan vì đề thi đại học sẽ khó hơn rất nhiều, em sẽ tập trung cao độ nhất để làm tốt kỳ thi quan trọng này”, em Linh (THPT Phan Ngọc Hiển) chia sẻ.
Các thí sinh cùng dò lại bài làm sau khi thi xong môn Tiếng Anh. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Các thí sinh cùng dò lại bài làm sau khi thi xong môn Tiếng Anh. (Ảnh: Huỳnh Hải).
 
Tại Bình Định, nhận định chung về đề thi môn Ngoại ngữ, các thí sinh cho rằng đề thi vừa sức có thể làm đạt 7-8 điểm.
 
Tại hội đồng thi THPT Trưng Vương (TP Quy Nhơn), thí sinh ra khỏi phòng thi với nụ cười rạng rỡ. “Đề thi không dễ cũng không phải khó nên đa số các bạn trong phòng em đều làm được trên 70% bài thi. Riêng có một số câu yêu cầu phải suy luận nên làm hên xui 50 - 50”, thí sinh Phan Thị Bích Sự - Trường THPT Trưng Vương nhận định.
 
Thí sinh tại TP Quy Nhơn xem lại đáp án. (Ảnh: Doãn Công)
Thí sinh tại TP Quy Nhơn xem lại đáp án. (Ảnh: Doãn Công).
 
Trong khi đó, tưởng đề Ngoại ngữ sẽ gây khó khăn cho các thí sinh trường dân tộc nội trú, thế nhưng kết thúc môn thi các thí sinh này cũng rất tự tin cho rằng đề thi không quá khó. Thí sinh Lê Thị Lý trường THPTDT Nội trú tỉnh chia sẻ: “Tụi em chẳng đi ôn bao giờ chỉ học trên trường, tự ôn nên cũng lo lắng nhưng khi phát đề em thấy cũng nhẹ nhàng. Em nghĩ mình phải được 7 điểm là chắc”.

Tại TPHCM, so với các môn thi trước thì môn cuối cùng là Anh Văn đưa lại sự hào hứng cho nhiều học sinh vì đề dễ. Rất nhiều thí sinh rời phòng thi với nét mặt hớn hở và không ngại ngần thông báo với bạn bè, người thân mình sẽ đạt điểm 9, điểm 10 ở môn thi cuối này.

Đề ra kiến thức trọng tâm, trải rộng trong đề cương ôn tập, chỉ một một vài câu là đòi hỏi học sinh nắm chắc cú pháp một chút là nhận xét về đề môn Ngoại ngữ của thí sinh Hồ Thị Mỹ Hạnh - Trường THPT Hồng Hà, TPHCM. Hạnh cũng tự chấm phần “chắc ăn” cho mình là trên 70%.

Một nữ sinh xem lại đề thi môn Ngoại ngữ. (Ảnh: Hoài Nam)
Một nữ sinh xem lại đề thi môn Ngoại ngữ. (Ảnh: Hoài Nam).

Thí sinh Quốc Khang - học sinh Trường Việt Mỹ cho hay, với đề thi này sẽ rất nhiều bạn giành điểm 9, điểm 10 ở môn tiếng Anh. Khang chỉ mất hơn 10 phút hoàn thành bài và hầu hết bạn bè đều tỏ vẻ vui mừng khi sẽ “rinh” điểm cao môn tiếng Anh.

“Ý kiến của em đề thi tiếng Anh là đơn giản, dễ, nhiều bạn hoàn thành bài rất tốt. Ngày thi cuối cùng hai môn Toán, Anh đề thi nhẹ nhàng nhất trong đợt thi này, đặc biệt dễ hơn ngày hôm qua với hai môn Địa và Sinh”, Khang nhận xét.

Một nữ sinh xem lại đề thi môn Ngoại ngữ. (Ảnh: Hoài Nam)
Học sinh tại TPHCM kết thúc kỳ thi tốt nghiệp nhẹ nhàng với môn Anh văn được đánh giá là dễ ghi điểm. (Ảnh: Hoài Nam).

Tuy chưa kịp xem kỹ đề thi môn Ngoại ngữ, cô Nguyễn Thị Thủy Vân - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận, giáo viên tiếng Anh cho hay qua hỏi thăm học sinh sau giờ thi, các em đánh giá đề thi không khó, điểm thi sẽ rất khả quan. “Môn thi cuối cùng nhẹ nhàng nên các em kết thúc đợt thi rất vui vẻ, thoải mái”, cô Vân cho hay.
 
Ghi nhận tại Huế trong buổi thi cuối cùng, ngay sau khi các thí sinh vào trường thi thì trời đổ mưa to. Một số phụ huynh lo lắng nên mặc dù trời mưa khá nặng họ vẫn tìm chỗ trú ở gần trường để chờ con. Đa số các thí sinh đều nhận xét đề không khó, vừa sức thí sinh và bám sát chương trình.
Bạn Huy Hoàng dự thi hội đồng thi Quốc Học cho biết: “Đề thi Anh văn năm nay có mức độ cũng tương tự năm ngoái, không quá khó và đánh đố học sinh. Em làm sai khoảng 4 - 5 câu thôi”.
Thí sinh Huế cười tươi sau buổi thi cuối.
Thí sinh Huế cười tươi sau buổi thi cuối. (Ảnh: Anh Việt).
 
Kết thúc kỳ thi, bài làm tốt nên nhiều bạn rất thoải mái. Sau cơn mưa trời hửng nắng và không khí mát mẻ nên nhiều nhóm thí sinh đã kéo nhau ra các quán nước gần đó để liên hoan và kiểm tra lại bài làm.
 
Chiều nay, nhiều học sinh dự thi tốt nghiệp THPT tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, môn thi Lý năm nay tương đối vừa sức, học sinh trung bình có thể đạt được trên 5 điểm.
 
Thí sinh “thở phào” hoàn thành môn thi cuối
Thí sinh tại Trường THPT Lê Quý Đôn, TP Buôn Ma Thuột ra về sau môn thi tốt nghiêp cuối cùng chiều nay 4/6. (Ảnh: Viết Hảo).
Em Lê Thị Mỹ Phước, dự thi tốt nghiệp tại Trường THPT Lê Quý Đôn, cho biết: “Theo nhận định của em thì đề Lý năm nay có khoảng 5 đến 6 câu tương đối khó, có tính chất phân loại, dành cho học sinh khá giỏi. Đề thi này em đã làm được khoảng 80%”.
Trong khi đó, thí sinh Hoàng Thị Kim Khánh dự thi cùng trường với Mỹ Phước chia sẻ: “Bài làm của em chắc là sai trên dưới 2 câu, theo em đề thi Vật lý bám sát chương trình sách giáo khoa lớp 12, vừa sức với học sinh trung bình”. Khánh cũng cho biết, kết thúc cả 6 môn thi, em cho biết dự kiến đạt khoảng trên 35 điểm.
 

Nhìn lại sự nghiệp cầm quân của Jose Mourinho


Jose Mourinho đã chính thức trở lại Chelsea, nơi ông đã từng cùng đội bóng này giành 2 chức vô địch Premier League. Hãy cùng nhìn lại sự nghiệp cầm quân của vị chiến lược gia người Bồ Đào Nha

Nhìn lại sự nghiệp cầm quân của Jose Mourinho
Mourinho bắt đầu dấn thân vào con đường liên quan tới nghiệp cầm quân kể từ khi ông làm người phiên dịch cho Sir Bobby Robson tại Barcelona

Nhìn lại sự nghiệp cầm quân của Jose Mourinho
Sự nhạy bén trong chiến thuật và kỹ năng quản lý con người giúp Mourinho chuyển đổi từ một người trợ lý thành một chiến lược gia. Sau khi làm việc cùng Benfica và União de Leiria, Mourinho đã dẫn dắt Porto, giúp đội bóng này giành chiến thắng ở UEFA Cup năm 2003 và Champions League trong năm 2004 và vô địch giải VĐQG.

Nhìn lại sự nghiệp cầm quân của Jose Mourinho
Thành công tại Porto đưa Mourinho tới Chelsea, đội bóng lắm tiền nhiều của được ông chủ Abramovich đầu tư mạnh tay. Tại đây, Mourinho tự cho mình là “người đặc biệt”.

Thành công đầu tiên của Mourinho cùng Chelsea là tại League Cup, nơi họ đánh bại Liverpool.
Thành công đầu tiên của Mourinho cùng Chelsea là tại League Cup, nơi họ đánh bại Liverpool.

Thành công đầu tiên của Mourinho cùng Chelsea là tại League Cup, nơi họ đánh bại Liverpool.
Chelsea đã có được chiếc cúp vô địch Premier League đầu tiên và là chức vô địch giải đấu cao nhất tại xứ sương mù sau 50 năm chờ đợi.

Chelsea vẫn chưa thể tạo dựng được chỗ đứng tại đấu trường châu Âu
Chelsea vẫn chưa thể tạo dựng được chỗ đứng tại đấu trường châu Âu

Những bản hợp đồng bom tấn như Michael Essien là điều thường thấy ở các đội bóng Mourinho dẫn dắt.
Những bản hợp đồng bom tấn như Michael Essien là điều thường thấy ở các đội bóng Mourinho dẫn dắt.

Những bản hợp đồng bom tấn như Michael Essien là điều thường thấy ở các đội bóng Mourinho dẫn dắt.
Các CĐV tranh nhau tấm huy chương vàng Premier League mà Mourinho ném lên khán đài, ông thường tặng cho khán giả những tấm huy chương giành được.

Những bản hợp đồng bom tấn như Michael Essien là điều thường thấy ở các đội bóng Mourinho dẫn dắt.
Mối quan hệ của Mourinho với ông chủ Roman Abramovich đã căng thẳng do việc ký kết hợp đồng với Andriy Shevchenko, người đến với Stamford Bridge như một trong những tiền đạo tốt nhất trên thế giới song đã phải đã rất khó khăn thích nghi ở Chelsea. Ông chủ Abramovich là người quyết định mua Sheva trong khi Mourinho phản đối.

Những bản hợp đồng bom tấn như Michael Essien là điều thường thấy ở các đội bóng Mourinho dẫn dắt.
Liverpool rất ghét Mourinho và họ không ngần ngại miệt thị khi hai đội đối đầu năm tại bán kết Champions League năm 2007. Mourinho đưa Chelsea giành cú đúp ở giải quốc nội song lại thua đối thủ cùng quốc gia tại đấu trường châu Âu.

Những bản hợp đồng bom tấn như Michael Essien là điều thường thấy ở các đội bóng Mourinho dẫn dắt.
Khởi đầu mùa giải 2007/08 tồi tệ khiến Mourinho chịu nhiều áp lực và sau đó anh đã đạt được thỏa thuận với ông chủ Abramovich về việc ra đi.

Những bản hợp đồng bom tấn như Michael Essien là điều thường thấy ở các đội bóng Mourinho dẫn dắt.
Mourinho chuyển sang dẫn dắt Inter, ông cùng đội bóng này giành nhiều thành công, trong đó phải kể đến cú ăn 3 năm 2010

Người hâm mộ Inter đẫm lệ trong ngày chia tay Mourinho Hè 2010 khi ông quyết định tới Real Madrid
Người hâm mộ Inter đẫm lệ trong ngày chia tay Mourinho Hè 2010 khi ông quyết định tới Real Madrid

Mourinho tới Real Madrid với nhiệm vụ phá vỡ thế thống trị của Barcelona
Mourinho tới Real Madrid với nhiệm vụ phá vỡ thế thống trị của Barcelona

Ở mùa giải thứ 2, Mourinho đã đưa Real Madrid vô địch La Liga
Ở mùa giải thứ 2, Mourinho đã đưa Real Madrid vô địch La Liga

Ở mùa giải thứ 2, Mourinho đã đưa Real Madrid vô địch La Liga
3 năm liên tiếp dừng lại ở bán kết Champions League, nội bộ lại lục đục, Real Madrid đầu hàng ở cuộc đua tại La Liga mùa giải vừa qua từ rất sớm và vì thế Mourinho đã ra đi

"Phớt lờ" Trung Quốc, Triều Tiên vẫn không từ bỏ hạt nhân


Những chi tiết từ chuyến thăm Trung Quốc của đặc phái viên Triều Tiên vừa qua cho thấy Bình Nhưỡng không mấy để tâm tới những đề nghị từ bỏ hạt nhân của Bắc Kinh. Ngoài ra, quan hệ hai bên cũng đang lạnh nhạt thấy rõ.

Trung Quốc có vẻ không thể khiến Triều Tiên từ bỏ hạt nhân
Trung Quốc có vẻ không thể khiến Triều Tiên từ bỏ hạt nhân
Ngày 22/5 vừa qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã cử Phó nguyên soái Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên làm đặc phái viên tới Trung Quốc. Đây là chuyến đi rất được chú ý bởi nó diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng không hài lòng với các động thái làm gia tăng căng thẳng của Triều Tiên.
Dù sau chuyến thăm, Triều Tiên đã tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân, các phân tích của những nguồn tin thân cận với cả hai bên cho thấy ít có cơ sở để tin vào những đột phá trong nay mai.
Sự đón tiếp lãnh đạm
Trước hết, phía Triều Tiên cảm thấy sự đón tiếp phía Trung Quốc dành cho ông Choe khá lãnh đạm. “Không hề có những cái ôm thắm thiết giữa Wang Jiarui và Choe khi họ gặp nhau”, nguồn tin này tiết lộ về cuộc gặp của ông Choe với Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trước đây những cử chỉ này là một truyền thống mỗi khi lãnh đạo hai nước gặp nhau, những người vốn xem mối quan hệ song phương “thân thiết như răng với môi”.
Sau đó trong cuộc hội đàm, Trung Quốc không ngừng thúc giục Triều Tiên nối lại đàm phán 6 bên. Nhưng thay vào đó Triều Tiên khẳng định sẽ tiến hành đàm phán song phương với các bên liên quan trước.
Ông Choe được cho là đã nói với lãnh đạo nước chủ nhà rằng chương trình hạt nhân của nước mình không thể là điều kiện tiên quyết cho các cuộc đối thoại.
Tập trung vào kinh tế
Trong các cuộc họp, Bắc Kinh cũng cố thuyết phục Bình Nhưỡng dừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân bởi hoạt động này “đẩy Trung Quốc và tình thế khó và không có lợi cho Triều Tiên”, nguồn tin cho biết thêm. Trung Quốc đề nghị Triều Tiên thay vào đó hãy tập trung phát triển kinh tế, điều họ từng đề cập trước đây.
“Tình thế khó” với Trung Quốc ở đây chính là việc những hành động gần đây của Triều Tiên khiến cộng động quốc tế không ngừng lên án, gây áp lực với Bắc Kinh phải kiềm chế Bình Nhưỡng. Ngoài ra, những hành động đó cũng khiến Mỹ càng có cớ để đẩy mạnh chính sách an ninh xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương.
Trung Quốc là đối tác thương mại và nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Triều Tiên. Trong chuyến thăm, ông Choe đã được dẫn đi tham quan một đặc khu kinh tế, nhưng vị phó nguyên soái không hề đề cấp đến vấn đề viện trợ, nguồn tin trên cho biết thêm.
Khi được hỏi liệu Bình Nhưỡng có chấp thuận dừng các vụ thử hạt nhân hay không, nguồn tin tiết lộ, với Triều Tiên “điều đó tùy thuộc vào mức độ cần thiết”.
Kể từ đó đến nay Triều Tiên không ngừng tuyên bố sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân, và gọi đó là “bảo kiếm” của mình.
Vị thế của ông Kim Jong-un vững chắc
Cũng trong các cuộc hội đàm, ông Choe khẳng định với lãnh đạo nước chủ nhà rằng kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-il qua đời, ông Kim Jong-un đã cũng cố được quyền lực thông qua các vụ thử vũ khí và cảnh báo về nguy cơ chiến tranh, trong đó có việc đặt các lực lượng vũ trang trong tình trạng báo động.
Trước đó từng có nhiều tin đồn rằng nhà lãnh đạo 30 tuổi này gặp khó khăn trong kiểm soát quân đội. “Thông qua việc huy động binh sỹ, ông Kim Jong-un muốn kiểm tra xem ai tuân lệnh, ai từ chối phục tùng”, nguồn tin trên nhận định.
Chưa đầy một năm trước, ông Kim đã sa thải phó nguyên soái Ri Yong-ho, một nhân vật hàng đầu trong quân đội nước này, khỏi chức vụ tổng tham mưu trưởng. Chỉ ít ngày sau, truyền thông Triều Tiên khẳng định ông Kim Jong-un là nguyên soái quân đội.
“Nhiều sỹ quan đã được tập hợp hoặc sa thải. Ông Ri Yong-ho bị bắt vì các tội danh chống lại cách mạng”, nguồn tin nói.

Ăn ghẹ luộc bị nổi mề đay


“Ghẹ luộc là món khoái khẩu của con trai tôi. Bình thường cháu ăn không có vấn đề gì, nhưng lần mới đây nhất lại bị nổi mề đay. Có phải cháu bị dị ứng cơ địa?” Thu Cúc (ng.thu.cuc62@...)

BS.CK1 Hoàng Văn Minh, trưởng phòng khám da liễu bệnh viện đại học Y dược TPHCM:

Mề đay là tình trạng da bị sưng phù, màu đỏ, kích thước có thể từ vài milimét đến vài chục centimét kèm theo ngứa nhiều, nếu không điều trị sẽ tự biến mất sau nhiều phút cho đến nhiều giờ, rồi tái phát nếu nguyên nhân gây ra mề đay vẫn còn tồn tại.

Tác nhân chính gây mề đay là histamin. Nguồn gốc histamin có thể nội sinh hoặc ngoại sinh. Trong trường hợp ngoại sinh, thường gặp trong một số thức ăn như sôcôla, đậu phộng, đồ biển...

Đối với trường hợp hải sản bị thối rữa thì chất histidin (một thành phần của hải sản sẽ biến thành histamin) gây ra ngứa. Do đó, nếu ăn hải sản tươi (như ghẹ) thì không sao.

Trong trường hợp nội sinh, thường gây ra mề đay mãn tính liên quan đến cơ địa dị ứng và rất khó chữa. Với trường hợp ngoại sinh, chỉ cần tránh ăn đồ hải sản bị thối rữa là được.

Hiến 378 lít máu trong 35 năm


Một người đàn ông “hào phóng” ở Mỹ đã hiến tặng cho nghành y tế 378,5 lít máu (100 gallon) trong suốt 35 năm qua.

Ông Harold Mendenhall trong một lần hiến máu.
Ông Harold Mendenhall trong một lần hiến máu.
Ông Harold Mendenhall, 84 tuổi, ở bang Florida, miền Đông Nam nước Mỹ, bắt đầu hiến máu từ năm 1977 sau khi vợ ông là bà Frankie được chẩn đoán là bị ung thư vú.
Kể từ đó cho đến nay, ông Mendenhall đã hiến tổng cộng lượng máu lên đến 378,5 lít (100 gallons). Việc hiến máu của ông Mendenhall nhằm mục đích duy trì sự sống cho vợ mình. Tuy nhiên, bà Frankie đã qua đời 7 năm sau khi được chẩn đoán bị ung thư.
Chia sẻ với tờ Palm Beach Post, ông Mendenhall nói: “Vì một lý do nào đó, tôi vẫn ở đây và rất khỏe mạnh.
 
Tôi có sức khỏe, những thuận lợi trong công việc và tất cả những điều may mắn khác mà tôi có được. Đó là một trong những lý do tôi hiến máy cho đến bây giờ. Việc này giống như kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 tuần một lần vậy”

Lực lượng Kiểm ngư cần thời gian để ra đời


Theo lãnh đạo Cục Kiểm ngư, Cục mới thành lập được hai tháng, nên để có lực lượng Kiểm ngư cần có thêm thời gian.

Theo một lãnh đạo Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PT-NT), Chính phủ đã ban hành Nghị định 102, Bộ NN&PT-NT cũng đã có thông tư triển khai. Tuy nhiên, từ ngày chính thức có văn bản triển khai xây dựng lực lượng Kiểm ngư tới nay mới hơn 2 tháng, tới giờ cũng đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ra mắt lực lượng rồi xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Cục Kiểm ngư và các đơn vị thuộc Cục.

“Cũng đã có phương án phối kết hợp với một số đơn vị để  phối kết hợp các phát sinh biển. Nhưng chưa có nhiều thông tin để cung cấp”, vị đại diện này nói thêm.
tau-kiem-ngu-Phunutoday.vn
Tàu kiểm ngư của Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên biển. Ảnh: Nông nghiệp VN.
Vị lãnh đạo này cũng phủ nhận ý kiến cho rằng vì khó khăn, vướng mắc nên lực lượng Kiểm ngư chưa ra đời, mà chỉ cần thêm thời gian.

Còn bao giờ lực lượng này có thì đại diện Cục Kiêm ngử cũng chưa thể trả lời, “nó liên quan tới nhiều Bộ ngành, Tổng cục Thủy sản cũng rất mong muốn có sớm, rồi cả xã hội quan tâm. Nhưng thời gian khi nào cũng chưa thể nói được. Còn liên quan tới các bộ ngành, rồi xin ý kiến cấp trên nữa…”, vị này cho biết.

Ngoài ra còn vấn đề tàu thuyền cho lực lượng Kiểm ngư, vì để đóng được một con tàu cần phải có thời gian, Cục Kiểm ngư cũng đã có báo cáo về vấn đề tàu thuyền và cơ sở vật chất gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành.

Còn hiện tại, theo lãnh đạo này, có Chi cục Kiểm ngư vùng I (Hải Phòng) đã đi vào hoạt động vì có hai tàu chuyển từ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước đây sang. Chi cục này hoạt động trong khuôn khổ hiệp định hợp tác nghề cá Việt - Trung ở Vịnh Bắc Bộ.
“Còn các vùng khác vẫn chưa thành lập được, vì mới”, lãnh đạo này nói.

Về việc có ý kiến đề xuất thành lập một quỹ có tài khoản riêng do Cục Kiểm ngư điều phối để nhận sự quyên góp ủng hộ ngư dân hoạt động trên biển, vị lãnh đạo này cho hay, Cục không tính tới việc này.

“Vì hiện nay việc ủng hộ ngư dân, với những rủi ro trên biển, bão tố, khó khăn của ngư dân đã có rất nhiều quỹ, như quỹ nhân đạo nghề cá Việt Nam, quỹ tấm lòng vàng, quỹ của Tổng Liên đoàn lao động… Còn Kiểm ngư là lực lượng chấp pháp của nhà nước trên biển, ai lại có quỹ ủng hộ ngư dân”, đại diện Cục Kiểm ngư nói.
Ngày 21/5, ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về việc chuẩn bị các yêu cầu cơ sở để thành lập Chi cục Kiểm ngư vùng II, đặt trụ sở tại tỉnh Khánh Hòa.

Đây là lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận.

Theo ông Nguyễn Ngọc Oai, lực lượng này còn tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố trên biển; bảo vệ tài sản Nhà nước, tính mạng, tài sản của người và tàu cá hoạt động đánh bắt hải sản; tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên vùng biển được phân công.

Ngoài trụ sở chính của Chi cục Kiểm ngư vùng 2 tại Khánh Hòa, đơn vị này sẽ đặt thêm 3 trạm kiểm ngư tại thành phố Đà Nẵng, đảo Đá Tây và đảo Song Tử Tây (thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Chi cục Kiểm ngư vùng 2 được bố trí một số tàu có công suất từ 4.000CV đến 12.000CV cùng một số biên chế cán bộ, nhân viên để thực thi công vụ.

Cục Kiểm ngư có trụ sở tại Hà Nội, cả nước sẽ xây dựng 4 Chi cục Kiểm ngư vùng.

Tàu cá chở 7 ngư dân bị mắc cạn ở Trường Sa


Tàu cá chở 7 ngư dân bị mắc cạn ở Trường Sa. Tàu cá BĐ 96129 TS (Bình Định) với 7 ngư dân đang bị mắc cạn khá nguy hiểm tại khu vực quần đảo Trường Sa.

Chiều 3/6, Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng cho biết, tàu cá BĐ 96129 TS (Bình Định) với 7 ngư dân đang bị mắc cạn khá nguy hiểm tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Theo đó, trưa cùng ngày, ông Phan Văn Xốn, tài công của tàu cá trên đã gọi cho DNR thông báo việc bị mắc cạn ở phía đông đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa. DNR đã thông báo cho các cơ quan, đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương để hỗ trợ khẩn cấp.

Vì một cộng đồng phát triển bền vững


Vì một cộng đồng phát triển bền vững. Ông Lê Hồng Minh - Tổng Giám Đốc Công ty CP VNG rất tâm huyết với các hoạt động vì biển đảo quê hương. Điều lắng đọng nhất với ông khi tới Trường Sa là cảm nhận về sức sống mãnh liệt của đất nước ngay cả ở những nơi xa xôi, khó khăn nhất.

Ông Lê Hồng Minh - Tổng Giám Đốc Công ty CP VNG rất tâm huyết với các hoạt động vì biển đảo quê hương. Điều lắng đọng nhất với ông khi tới Trường Sa là cảm nhận về sức sống mãnh liệt của đất nước ngay cả ở những nơi xa xôi, khó khăn nhất.

Có thể nói ông cùng VNG đã và đang thực hiện tốt những mục tiêu của mình đề ra đối với công việc kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, VNG còn được biết đến là một doanh nghiệp có những hoạt động xã hội, làm từ thiện… hết sức thiết thực và tạo ấn tượng tốt với cộng đồng. Ông có thể nói về những hoạt động này?
Ngay từ khi xác định sứ mệnh “Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống người Việt Nam”, tất cả người VNG đều biết rằng những sản phẩm họ làm phải tạo ra được những giá trị tích cực cho cộng đồng. Từ những sản phẩm giải trí và nội dung số cho đến các sản phẩm liên kết cộng đồng hay thương mại điện tử VNG đều hướng đến việc giúp cộng đồng có cuộc sống thoải mái và tiện lợi hơn. Tất cả các hoạt động kinh doanh của VNG là gắn liền với cộng đồng và cộng đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của VNG.
Cá nhân tôi là một thành viên đứng đầu VNG, tôi vui mừng vì chí hướng của tôi được hơn 1.800 nhân viên thấu hiểu và ủng hộ, và việc ủng hộ đó thể hiện trong việc đóng góp rất thiết thực của họ đối với các chương trình xã hội, từ thiện mà quỹ VNIF phát động hơn hai năm qua.
Vì một cộng đồng phát triển bền vững

Ghi nhận những đóng góp của Công ty CP VNG trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, biển đảo đất nước.
Thời gian qua, công ty VNGđã ủng hộ các chiến sỹ Trường Sa 2 chiếc xuồng trị giá hơn 7 tỷ đồng. Ông có thể chia sẻ cụ thể tại sao lại chọn món quà này gửi tới Trường Sa?
Thời điểm đó tôi và các thành viên VNG chưa có cơ hội đến Trường Sa, nhưng may mắn là chúng tôi quen biết khá nhiều anh chị em đã từng đến Trường Sa, họ kể với chúng tôi những điều họ nhìn và cảm thấy ở Trường Sa, qua những câu chuyện của họ chúng tôi cảm được sự vất vả cực nhọc của người dân và các chiến sĩ đang ở nơi đầu sóng ngọn gió. Đặc biệt tôi ấn tượng với câu chuyện của Đại tá Nguyễn Đức Thắng - lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Hải quân (Cam Ranh, Khánh Hòa), Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa rằng: trước đây việc cứu ngư dân trong giông bão rất khó khăn và nguy hiểm, ở trên đảo nhìn thấy tàu cá bị nạn nhưng bất lực không cứu được vì không có phương tiện di chuyển...
Vì thế có được chiếc xuồng CQ là nhu cầu hết sức bức thiết đối với Trường Sa. Chính từ câu chuyện này VNG đã quyết định trao tặng 2 chiếc xuồng cứu hộ CQ cho Hải Quân Trường Sa. Bên cạnh đó, VNG còn lập trang web biendong.zing.vn và truongsa.org để không chỉ kêu gọi cả cộng đồng cùng chung tay ủng hộ các ngư dân và chiến sĩ Trường Sa, mà còn để tiếp thêm sức mạnh để họ vững tin nơi tiền tuyến tiếp tục xây dựng, giữ gìn và bảo vệ biển đảo quê hương.
Vậy lần đầu tiên được bước chân đến Trường Sa, cảm giác của ông thế nào? Ông có thể chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ hoặc những điều còn đọng lại sau chuyến đi?
Ông Lê Hồng Minh chia sẻ niềm tự hào khi lần đầu đặt chân đến Trường Sa
Ông Lê Hồng Minh chia sẻ niềm tự hào khi lần đầu đặt chân đến Trường Sa
Xúc động và tự hào như tất cả người Việt khác khi lần đầu đặt chân đến đảo Trường Sa Lớn. Một hòn đảo nhỏ, giữa mênh mông trùng khơi nhưng chứa đựng bao tình cảm, quan tâm và sự kiêu hãnh của cả một dân tộc.
Kỷ niệm nhớ nhất là được ngồi ăn cơm với những người lính đảo, một mâm cơm với những món quà mang từ đất liền và những món ăn nấu bởi những người lính đảo, nhìn những nụ cười hồn nhiên từ những người lính trẻ mới hơn 20 tuổi mà tôi thầm cảm ơn họ. Điều lắng đọng là sự cảm nhận khi đi qua những ngôi nhà, qua Chùa Trường Sa, nhà tưởng niệm Bác Hồ, đài liệt sĩ - và thấy được sức sống mãnh liệt của đất nước ngay cả ở những nơi xa xôi nhất, khó khăn nhất.
Được biết, trong chuyến đi lần này ông tham dự buổi cắt băng khánh thành trường và mở bảng công trình của chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”. Ông cảm nhận thế nào khi chứng kiến tận mắt ngôi trường mà ông và nhiều mạnh thường quân khác đã đóng góp xây nên?
Nhìn ngôi trường tiểu học Trường Sa nhỏ nhắn, 2 tầng với vài phòng học và phòng chức năng, không chỉ bản thân tôi mà tất cả mọi người tham gia buổi lễ đều rất vui mừng và xúc động. Đây không chỉ là một ngôi trường khang trang cho các em học sinh Trường Sa, mà còn là một ước nguyện của hàng ngàn mạnh thường quân, những người dân Việt Nam muốn khẳng định chủ quyền trên mảnh đất nhỏ bé bằng việc góp phần xây dựng tương lai của thế hệ mai sau trên mảnh đất này.
Nếu Trường Sa cần một chương trình gì đó liên quan đến lĩnh vực ông đang hoạt động, ông và những bạn trẻ ở VNG có sẵn lòng dấn thân đến với miền hải đảo xa xôi của Tổ Quốc?
Tôi nghĩ không riêng gì VNG, mà tất cả các công ty đang hoạt động ở lĩnh vực công nghệ nói riêng, các lĩnh vực khác nói chung trên đất nước Việt Nam này đều có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với Trường Sa. VNG và tập thể VNG sẵn lòng không chưa đủ, mà phải có sự hỗ trợ và gắn kết của cả một tập thể các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước để luôn tạo một hậu phương vững chắc cho Trường Sa. Đó cũng là lý do, Quỹ VNIF luôn phát động và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng trong mỗi chương trình do VNIF thực hiện.
Ông có thể chia sẻ một số kế hoạch trong hành trình hỗ trợ cộng đồng của mình?
Trong năm Quý Tỵ, VNG vẫn mong muốn thông qua các sản phẩm mới của mình sẽ đáp ứng được nhu cầu giải trí, kết nối ngày càng cao của người dùng Việt. Bên cạnh đó, tôi hy vọng rằng với các chương trình như: Đưa Internet về làng, Cho em nụ cười – Cho em cuộc đời, các chương trình vìTrường Sa mà cụ thể là chương trình Ghi Dấu Nơi Trường Sa Tôi được phát động trong tháng 4 vừa qua, hay đồng hành cùng Đài Truyền Hình Việt Nam trong chương trình cầu truyền hình trực tiếp Trường Sa và Hà Nội mang tên “Biển đảo của chúng ta” được tổ chức lúc 20h ngày 7/6 trên VTV1 thì tôi tin rằng VNG cùng những khách hàng, đồng nghiệp, đối tác, mạnh thường quân… đang cùng chung tay, sẽ mang đến sự phát triển bền vững cho cộng đồng.