Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

“Cha đẻ” của “3 chung” bàn về đổi mới tuyển sinh


“3 chung” vẫn còn hữu ích bởi bây giờ đã “may” được một “cái áo” nào vừa vặn hơn cho công tác tuyển sinh đâu. Năm trước, Bộ GD-ĐT đã từng lấy ý kiến các trường về phương án tuyển sinh và cuối cùng, “3 chung” vẫn được lựa chọn - GS.TSKH. Bành Tiến Long.

 >> Thi theo phương thức “3 chung”, bổ sung một số điểm mới

Theo GS.TSKH., Nhà giáo Nhân dân Bành Tiến Long, lịch sử phát triển luôn có sự tiến hóa, chính vì thế trong giáo dục đại học nói chung, tuyển sinh nói riêng, cũng cần có sự đổi mới và một phương án mới thay cho một phương án cũ thì phải tốt hơn, tiến bộ hơn.
 
Lý giải việc gặp khó trong tuyển sinh
Thưa GS, thời gian gần đây các trường ĐH, đặc biệt là ngoài công lập cho rằng tấm áo “3 chung” đã quá chật nên cần phải tìm một giải pháp tuyển sinh mới phù hợp hơn. Bên cạnh đó Luật Giáo dục ĐH đã có hiệu lực đồng nghĩa với việc các trường phải được tự chủ tuyển sinh. GS nghĩ sao về điều đó?
GS Bành Tiến Long: “3 chung” ra đời đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản cần phải giải quyết, nhất là bảo đảm được kỷ cương trong thi cử, điều mà trước “3 chung” đang vô cùng nhức nhối. Hẳn các bạn còn nhớ, những năm ấy, cứ đến mùa thi, xã hội lại nóng rẫy lên với các vấn đề liên quan đến kỳ thi quan trọng đối với mỗi học sinh này, đặc biệt là dạy thêm học thêm tràn lan, tiêu cực trong thi cử khi mỗi trường tuyển sinh riêng. Nhưng chỉ sau một vài năm áp dụng “3 chung”, kỷ cương đã được lập lại, dẫu một hai năm đầu cũng vô cùng khó khăn.
“3 chung”, trong đó có điểm sàn, đã tạo nên sự công bằng cho các thí sinh.
“3 chung”, trong đó có điểm sàn, đã tạo nên sự công bằng cho các thí sinh.

Nhưng tôi cho rằng, quan trọng hơn, “ 3 chung”, trong đó có điểm sàn, đã tạo nên sự công bằng cho các thí sinh. Điều này rất có ý nghĩa đối với thanh niên, lứa tuổi đang nhiều hoài bão, đầy nhiệt huyết và luôn đòi hỏi sự công bằng. Việc tạo ra một sân chơi bình đẳng không chỉ “nung” thêm nhiệt huyết cho giới trẻ mà còn bảo đảm sự phát triển bền vững. Tôi đã thống kê, trong những năm qua, số thí sinh trúng tuyển vào ĐH có đến 65 - 70% số thanh niên ở khu vực 2, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khoảng hơn 51% là nữ. Họ đã được cạnh tranh sằng sòng phẳng với những người ở nơi có điều kiện tốt hơn trong học tập để thực hiện ước mơ lớn nhất cuộc đời là ngồi trong giảng đường đại học. “3 chung” đã tạo cho họ sân chơi công bằng, khách quan và nghiêm túc. Việc thí sinh tự do di chuyển giữa các trường, các vùng miền một cách tự nhiên dựa trên một kết quả thi duy nhất thông qua các nguyện vọng 2, 3 mà không hạn chế “vùng tuyển”, đã tạo ra “cơ chế mở” cho thí sinh.
Đôi khi các anh chị nhà báo thường gán cho tôi cái danh hiệu là “cha đẻ” của “3 chung”, chính vì thế, không ít người sẽ nghĩ tôi phải bảo vệ “đứa con” của mình. Nhân cuộc trao đổi với báo Dân trí, tôi muốn nói rõ về điều này: “3 chung” là chủ trương của lãnh đạo Bộ. Chúng tôi là người được giao trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện việc này, đồng thời từng bước hoàn thiện cơ chế thi và xét tuyển.
Lý do tôi cho rằng “3 chung” vẫn còn hữu ích bởi bây giờ đã “may” được một “cái áo” nào vừa vặn hơn cho công tác tuyển sinh đâu. Tôi đã nghỉ quản lý nhưng vẫn theo dõi qua báo chí thì thấy, năm trước, Bộ GD ĐT cũng đã từng lấy ý kiến các trường về phương án tuyển sinh và cuối cùng, “3 chung” vẫn là sự lựa chọn của các đơn vị.
Gần đây một số trường ngoài công lập đã làm đề án tuyển sinh riêng trình lên Bộ GD-ĐT, thậm chí Hiệp hội các trường ngoài công lập nhiều còn kiến nghị bỏ điểm sàn để giải quyết khó khăn trong tuyển sinh. Theo GS thì có phải “3 chung” là nguyên nhân dẫn đến các trường gặp khó?
Tôi hoan nghênh các trường chủ động trình các phương án tuyển sinh, điều đó thể hiện “tinh thần đại học” của các trường. Tôi cho rằng, khó khăn trong công tác tuyển sinh trong vài năm gần đây của một vài số trường ngoài công lập không phải do phương án thi đem lại mà là do 2 nguyên nhân sau.
Một là, việc giao cho các trường tự xác định chỉ tiêu là đúng nhưng nếu các trường xây dựng quy mô quá lớn, tuyển sinh lại vượt chỉ tiêu, thậm chí thí sinh cứ trên điểm sàn là trúng tuyển thì các trường ngoài công lập rất khó tuyển. Và việc Quy chế tuyển sinh quy định mấy giấy báo điểm, mấy nguyện vọng đối với thí sinh không còn ý nghĩa nữa.
Hai là, việc xác định điểm sàn không nên quá cứng nhắc, bởi có khi chỉ cần giảm đi 0,5 điểm thì nguồn tuyển đã có thêm hàng chục ngàn thí sinh. Điểm sàn phụ thuộc mức độ khó, dễ của đề thi, tổng chỉ tiêu tuyển sinh, kết quả làm bài của thí sinh, các chế độ ưu tiên khu vực, đối tượngTrong khi điểm sàn có giảm 0,5 điểm thậm chí 2 điểm cũng không làm ảnh hưởng đến việc đạt các mục tiêu vì nguyên tắc xét tuyển là lấy từ trên xuống đến hết chỉ tiêu đã được công bố. Quan trọng là các trường phải có ý thức trong việc chấp hành nguyên tắc tuyển sinh, chỉ cần tuyển đến 85% chỉ tiêu là đạt mục tiêu, nếu có vượt chỉ tiêu thì cũng chỉ vượt từ 5% đến 10% là cùng, không nên vơ vét thí sinh để các trường khác không còn nguồn tuyển.
 Nhưng với việc Bộ GD-ĐT giao cho các trường tự ý xác định chỉ tiêu cũng như xét tuyển dẫn đến trường công lập “vớt” hết thí sinh dẫn đến thiếu nguồn tuyển cho trường ngoài công lập?
Các trường tự xác định chỉ tiêu, tự chủ trong xét tuyển nhưng cơ quan quản lý nhà nước thì phải theo dõi, giám sát, phát hiện những nơi làm sai. Quan trọng là phải quy trách nhiệm, cam kết bằng văn bản, hiệu trưởng phải chấp hành cam kết đó, công khai kịp thời, chính xác số liệu về tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng để xã hội và các đơn vị khác cùng giám sát. Tự chủ bao giờ cũng đi kèm theo trách nhiệm xã hội. Hiện nay, vì đào tạo theo học chế tín chỉ có sự đào thải khá nhiều trong quá trình đào tạo cho nên các trường có xu hướng tuyển nhiều hơn chỉ tiêu. Không khó để kiểm tra quy mô tuyển sinh của các trường và đây là trách nhiệm của người quản lý. Phát hiện nơi nào tuyển quá chỉ tiêu cho phép, kiên quyết xử lý một vài trường hợp thì tôi nghĩ mọi việc sẽ đâu vào đấy. Khi ấy các trường top dưới sẽ đủ nguồn tuyển.
Điểm sàn không nên xác định cứng nhắc
Như GS phân tích ở trên, rõ ràng điểm sàn không phải là nguyên nhân chính gây cho các trường gặp khó trong công tác tuyển sinh?
Đúng như vậy. Điểm sàn đã được xác định một cách khoa học và hợp lý trên cơ sở kết quả thi của thí sinh dự thi trong toàn quốc, chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng ưu tiên, vùng miền...Các dữ liệu này đã được xử lý, tổ hợp lại để ra điểm sàn. Tuy nhiên, như tôi đã nói, hội đồng xác định điểm sàn không nên quá cứng nhắc trong việc xác định điểm sàn. Điểm sàn chỉ là yêu cầu tối thiểu.
Trong hai năm đầu thi theo phương án 3 chung, khi chưa ban hành cơ chế điểm sàn, Bộ GD ĐT duyệt điểm trúng tuyển của từng trường, ảnh hưởng đến thời gian, tính chủ động và minh bạch trong tuyển sinh của các trường. Nhiều khi việc duyệt điểm trúng tuyển mà không có điểm sàn thì không có chuẩn mực để so sánh và phụ thuộc vào cái nhìn chủ quan của Bộ, lại còn mang tiếng cơ chế “xin-cho”.
Có tình trạng, thí sinh có điểm thi rất cao nhưng lại bị trượt trường này so với các em đỗ trường khác có điểm thi thấp hơn nhiều mà lại không có cơ hội cạnh tranh và dự tuyển vào các trường khác, gây tâm lý ức chế, thắc mắc trong xã hội. Sau đó, điểm sàn đã ra đời để vừa bảo đảm chất lượng đầu vào, vừa tạo sân chơi bình đẳng cho thí sinh và các trường, đồng thời đây chính là cơ sở để các trường tự chủ trong việc xét tuyển. Tôi cho rằng, điểm sàn không có “lỗi” trong việc một số trường gặp khó khăn trong tuyển sinh. Ngoài 2 lý do khách quan mà tôi vừa đề cập ở trên, còn những lý do mang tính “chủ quan”, bởi trên thực tế, rất nhiều trường ngoài công lập vẫn tuyển đủ chỉ tiêu.
Đổi mới tuyển sinh theo hướng nào?
Nếu xem qua các phương án tuyển sinh riêng của một số trường đề xuất lên Bộ sẽ nhận thấy một điểm chung đó là dùng kết quả kết kì thi tốt nghiệp THPT kết hợp với các hình thức kiểm tra khác như phỏng vấn, kì thi bổ sung… GS đánh giá như thế nào về hướng đổi mới tuyển sinh như vậy?
Cái gì cũng có tính lịch sử của nó, “3 chung” cũng vậy. Nhưng chưa bỏ được “3 chung” và tiến hành một kỳ thi sau THPT để vừa làm cơ sở đánh giá tốt nghiệp vừa làm điều kiện để xét tuyển là do chúng ta chưa tổ chức được một kỳ thi đạt được những mục tiêu mà “3 chung” đã đạt được. Chúng ta đi quá chậm. Sự chậm trễ này nằm trong bối cảnh chung, khi kinh tế của chúng ta tuy có tăng trưởng về con số tương đối nhưng tính theo số tuyệt đối thì vẫn còn quá ít, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội, trong đó có giáo dục.
Tôi cũng đã đọc các phương án tuyển sinh mà các trường trình Bộ GD ĐT xem xét, phê duyệt qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi nghĩ là về mặt lý thuyết, các phương án ấy đều hướng tới cách tuyển sinh hiện đại. Tuy nhiên, nhiều phương án nghiêng về kết quả THPT và ít tính khả thi. Ví như, nếu tổ chức phỏng vấn thì riêng chuyện thời gian để tiến hành cũng đã là vấn đề. Đó là chưa kể đến những yếu tố vô cùng quan trọng là ai là người phỏng vấn, chuẩn mực để đánh giá khi phỏng vấn như thế nào, liệu có loại được yếu tố “nhiễu” trong phỏng vấn để đánh giá khách quan và công bằng với mọi thí sinh… Theo tôi, cần phải xác định tỷ trọng hợp lý giữa kết quả thi theo đề thi chung và kết quả học THPT. Tỷ trọng này có thể thay đổi theo từng năm hay từng giai đoạn, từng đặc điểm đào tạo của trường và vào thời điểm này, nếu hợp lý là 50/50.
Đổi mới tuyển sinh cần phải bắt đầy từ tạo dựng một ngân hàng 
"Đổi mới tuyển sinh cần phải bắt đầy từ tạo dựng một ngân hàng đề thi đủ lớn" - GS., TSKH., Nhà giáo Nhân dân Bành Tiến Long.

Có nghĩa là kết quả học THPT chiếm 50% số điểm xét tuyển, còn lại là điểm thi đại học, và tỷ lệ này có thể áp dụng chung cho toàn quốc hay không, thưa GS?
Đấy là khuyến nghị dành cho các trường đang xây dựng phương án tuyển sinh riêng, bởi một số phương án quá nghiêng về kết quả phổ thông. Còn phạm vi toàn quốc thì chưa thể làm được điều này, cho đến khi chúng ta xây dựng được một ngân hàng đề thi chuẩn. Cách thi THPT hiện nay, trong đó có việc ra đề, tổ chức thi chưa bảm đảm độ tin cậy để làm căn cứ xét tuyển.
Đây là kinh nghiệm của thế giới. Một số nước chung quanh ta vẫn thi tuyển sinh đại học cao đẳng quốc gia, kể cả nước Nga. Những nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh quốc… người ta vẫn phải tổ chức thi đấy chứ, chỉ có điều họ chỉ có một kỳ thi do một tổ chức khảo thí độc lập triển khai và cho kết quả tin cậy. Các trường cũng có thể sử dụng kết quả thi đó, kết hợp với một số kết quả kiểm tra khác để xét tuyển
Nhưng hiện nay dư luận xã hội đều cho rằng kì thi tốt nghiệp THPT chưa đáng tin cậy. Nếu bây giờ chúng ta thực hiện đổi mới theo hướng mà GS trao đổi ở trên thì liệu tiêu cực có phát sinh thêm?
Đây là những băn khoăn rất đúng và thực tế. Việc tổ chức nghiêm túc và tin cậy kỳ thi tốt nghiệp THPT hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của hệ thống quản lý giáo dục từ Sở GD-ĐT đến các trường THPT, từ cán bộ lãnh đạo đến đội ngũ nhà giáo. Đối với một số đề án nêu trên, tỷ trọng hợp lý xét tuyển giữa kết quả thi theo đề thi chung và kết quả học THPT 50/50 chỉ là bước thí điểm, trong khi mà chúng ta vẫn còn 2 cuộc thi. Lấy kết quả thi 50% của đề thi chung chắc chắn đảm bảo độ tin cậy kết hợp với 50% kết quả thi phổ tốt nghiệp THPT, xét về góc độ tính cơ bản và toàn diên của 6 môn thi chuyên môn là đảm bảo đủ đánh giá năng lực học của thí sinh. Tất nhiên các trường đó phải công bố công khai tổng điểm trúng tuyển tối thiểu và quy trình tuyển sinh minh bạch, kỷ cương để xã hội giám sát. Cũng cần triển khai để rút kinh nghiệm từ thực tiễn trong vài năm.
Để có được kết quả tin cậy, ngoài công tác tổ chức thi, chấm thi nghiêm túc, thì ngân hàng đề thi phải chuẩn. Lâu nay, đề thi của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào sự chủ quan của người ra đề, cho nên, không phải lúc nào cũng bảo đảm các yêu cầu đối với một đề thi, nhất là về tính phân hóa.
Khi có ngân hàng đề thi, các trường lấy đề thi từ ngân hàng và tổ chức kiểm tra, đánh giá để kết quả bảo đảm độ tin cậy trong việc đánh giá và phân loại học sinh, xác định tỷ trọng hợp lý cho tốt nghiệp phổ thông và xét tuyển đại học trong đề thi, của từng trường, từng ngành nghề.
Để có một đề thi đạt chuẩn phải qua ít nhất là 3 vòng. Sau khi giáo viên ra đề, đề thi ấy phải được cho một bộ phận học sinh làm thử, sau đó đánh giá, phân loại, định lượng, lại rút kinh nghiệm, loại những đề thi không đạt, bổ sung đề mới trộn vào, rồi lại tổ chức thi thử trên học sinh. Làm ngân hàng đề thi chuẩn rất mất công, nhưng cũng chỉ cần tập trung 2 năm, có cơ quan chuyên trách việc này. Đây cũng là chuẩn làm ngân hàng đề thi của quốc tế.
 
Chúng ta không thiếu nhân lực, chỉ cần có tổ chức và có đầu tư là làm được. Đây là việc thế hệ chúng tôi chưa làm được và mong là thế hệ hôm nay sẽ hoàn thành, bởi nó sẽ là điều kiện tiên quyết để thay đổi phương án thi tuyển sinh và để các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh một cách hiệu quả nhất.
Xin cảm ơn GS!

Thi theo phương thức “3 chung”, bổ sung một số điểm mới


 22/1 tới, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức hội nghị thi và tuyển sinh 2013. Theo đó, về cơ bản kỳ thi vẫn áp dụng theo phương thức "3 chung" nhưng sẽ có một số giải pháp bổ sung cho kỳ tuyển sinh năm nay.
Sẽ giảm thời gian quy định xét tuyển
PGS-TS Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng - Bộ GD-ĐT cho biết: “Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 về cơ bản giữ ổn định theo giải pháp “3 chung” như năm trước. Cụ thể là các chính sách ưu tiên khu vực và đối tượng, chính sách tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia; Thí sinh ở 62 huyện nghèo được xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ theo quy định. Một số vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ sẽ được hưởng chính sách ứu tiên riêng trong tuyển sinh để đáp ứng nhu cầu nhân lực”.
Về thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), ông Khôi cho hay, học sinh đang học lớp 12 trung học phổ thông (THPT) tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại các địa điểm do sở giáo dục và đào tạo (sở GD&ĐT) quy định. Các địa điểm này không thu hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT của học sinh đang học lớp 12. Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT dự kiến từ ngày 10/3 đến ngày 10/4 tại các sở GD-ĐT và từ 11 - 17/4 tại các trường ĐH, CĐ. Tuyển sinh năm nay sẽ có một số điều chỉnh về việc xét tuyển: qui định thời gian xét tuyển mỗi đợt ít nhất 20 ngày, thời gian cuối để xét tuyển sẽ rút ngắn lại để phù hợp hơn.
 
Thí sinh dự thi đại học năm 2012.
Thí sinh dự thi đại học năm 2012.
 
Đặc biệt, năm nay, Bộ dự kiến sẽ bổ sung qui định chấm thanh tra bài thi tự luận. Theo đó, bộ sẽ chấm 10% bài thi tự luận ở mốt số trường trước khi công bố.
 
Bộ tiếp tục giao cho Nhà Xuất bản giáo dục phát hành cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh 2013" và đăng tải trên trang web của các trường.
 
Đề thi bám sát chương trình lớp 12
 
Cũng theo lãnh đạo Bộ, đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 vẫn ra theo hình thức kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học.
 
Đề thi đạt yêu cầu phân loại trình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học. Không ra đề thi quá khó, quá phức tạp.
Đối với các môn thi, bám sát chương trình trung học (theo từng bộ môn). Có nhiều câu để kiểm tra bao quát chương trình trung học, chủ yếu là chương trình lớp 12, bảo đảm cân đối giữa các phần trong chương trình, đúng các quy định về điều chỉnh nội dung môn học.
Để có thông tin đầy đủ, chính xác của các cơ sở giáo dục đại học trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 nhằm công bố công khai trên website của Bộ GD-ĐT và tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, gia đình thí sinh trong việc chọn trường, ngành nghề đào tạo, Bộ GD-ĐT đề nghị các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, các trường sĩ quan đào tạo trình độ đại học, cao đẳng đăng ký thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 như tên ngành, mã ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng. Khối thi hoặc khối xét tuyển tương ứng của từng ngành. Vùng tuyển sinh. Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 (chỉ tiêu của từng ngành, tổng chỉ tiêu từng trình độ và tổng chỉ tiêu của trường). Phương thức tuyển sinh theo từng trình độ đào tạo (tổ chức thi hoặc không tổ chức);  Điều kiện tuyển sinh các ngành năng khiếu, môn thi năng khiếu, hệ số môn năng khiếu (nếu có); số chỗ trong ký túc xá; điểm xét tuyển chung toàn trường hoặc theo ngành, khối thi; mức học phí tính theo tháng (đối với các trường ngoài công lập), các chương trình đào tạo theo chương trình tiên tiến được Bộ cho phép...
Bộ đề nghị các trường gửi thông tin đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 về Bộ trước ngày 10/01/2013.

Những hình ảnh ấn tượng trong hành trình đi vào lịch sử của Nadal


Với chiếc cúp vô địch Roland Garros, Nadal đã lần thứ 8 vô địch tại giải đấu này và anh vượt qua các huyền thoại như Sampras và Federer để đi vào lịch sử khi trở thành tay vợt có nhiều chức vô địch nhất tại một giải Grand Slam
 >> Nadal lập kỷ lục mới về số lần vô địch tại một giải Grand Slam

Nadal thẫn thờ khi gặp phải đối thủ khá rắn D. Brands ở trận đầu ra quân
Nadal thẫn thờ khi gặp phải đối thủ khá rắn D. Brands ở trận đầu ra quân

Tay vợt người Tây Ban Nha hạnh phúc khi ngược dòng thành công
Tay vợt người Tây Ban Nha hạnh phúc khi ngược dòng thành công

Nadal vã mồ hôi ở trận đấu vòng 2 gặp Klizan
Nadal vã mồ hôi ở trận đấu vòng 2 gặp Klizan

Đối thủ tại vòng 3, Fognini cũng khiến Nadal vã mồ hôi như tắm
Đối thủ tại vòng 3, Fognini cũng khiến Nadal "vã mồ hôi như tắm"

Nadal nạp thêm nước để tiếp tục chiến đấu cùng Fognini
Nadal "nạp thêm nước" để tiếp tục chiến đấu cùng Fognini

Nadal mệt mỏi trong trận đấu gặp Nishikori tại vòng 4
Nadal mệt mỏi trong trận đấu gặp Nishikori tại vòng 4

Nadal mệt mỏi trong trận đấu gặp Nishikori tại vòng 4
Ngày 3/6 là sinh nhật của Nadal, cũng là ngày anh thi đấu trận tứ kết với Wawrinka. BTC đã dành cho tay vợt người Tây Ban Nha một bất ngờ khi đưa ra sân một chiếc bánh sinh nhật lớn

Niềm hạnh phúc của Nadal khi được chúc mừng sang tuổi mới ngay trên sân
Niềm hạnh phúc của Nadal khi được chúc mừng sang tuổi mới ngay trên sân

Trận đấu gặp Djkovic tại bán kết là thử thách lớn nhất của Nadal
Trận đấu gặp Djkovic tại bán kết là thử thách lớn nhất của Nadal
 
Tay vợt người Tây Ban Nha đã rất khó khăn
Tay vợt người Tây Ban Nha đã rất khó khăn

Anh hạnh phúc khi tiếp tục đánh bại được Djokovic tại trận bán kết
Anh hạnh phúc khi tiếp tục đánh bại được Djokovic tại trận bán kết

Ferrer là đối thủ của Nadal tại chung kết
Ferrer là đối thủ của Nadal tại chung kết

Một CĐV quá khích lao xuống sân với pháo sáng. Một hình ảnh không thường thấy ở môn Tennis
Một CĐV quá khích lao xuống sân với pháo sáng. Một hình ảnh không thường thấy ở môn Tennis

Nadal ngã xuống sân ôm mặt sau khi có điểm quyết định để lên ngôi
Nadal ngã xuống sân ôm mặt sau khi có điểm quyết định để lên ngôi

Rất gian khổ, nhưng Nadal đã có chức vô địch thứ 8 tại Roland Garros
Rất gian khổ, nhưng Nadal đã có chức vô địch thứ 8 tại Roland Garros

Tay vợt người Tây Ban Nha đầy cảm xúc trong lúc chờ đợi trao cúp
Tay vợt người Tây Ban Nha đầy cảm xúc trong lúc chờ đợi trao cúp

Cúp được một nhân vật cũng rất nổi tiếng trong làng thể thao, tia chớp Usain Bolt trao cho Nadal
Cúp được một nhân vật cũng rất nổi tiếng trong làng thể thao, "tia chớp" Usain Bolt trao cho Nadal

Hình ảnh cắn chiếc cúp quen thuộc của Nadal
Hình ảnh cắn chiếc cúp quen thuộc của Nadal

Hình ảnh cắn chiếc cúp quen thuộc của Nadal
Giờ Nadal đã trở thành tay vợt có số lần vô địch nhiều nhất tại một giải Grand Slam kể từ khi kỷ nguyên này bắt đầu (1968)

Tấn công tàu cá Việt Nam, Trung Quốc đang thực thi ý đồ độc chiếm biển Đông



Phó GS-TS Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam đã khẳng định như vậy khi trả lời Thanh Niên Online về những hành động mà Trung Quốc liên tiếp đơn phương đặt ra như: áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông (bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam), đưa các đội tàu cá đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam, tàu Trung Quốc tấn công, quấy nhiễu các tàu cá của ngư dân ta.


Theo PGS-TS Chu Hồi ngư dân là lực lượng quan trọng không thể thiếu trong việc khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Dường như họ cảm nhận được sứ mạng cao quý Tổ quốc trao cho, nên bất chấp hiểm nguy từ phía các tàu của nhiều lực lượng khác nhau của Trung Quốc, ngư dân ta vẫn ra biển.

"Chúng ta phải động viên, khích lệ, cổ vũ và bảo vệ ngư dân ra khơi bám biển" - Phó GS-TS Chu Hồi khẳng định.
anh-bao-ve-ngu-dan-bam-bienPGS-TS Chu Hồi - Ảnh: Quang Duẩn

* Việc Trung Quốc liên tiếp đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đưa các đội tàu cá đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam, tàu Trung Quốc tấn công, quấy nhiễu các tàu cá của ngư dân ta đang đánh bắt cá hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, theo ông nói lên điều gì?

- Sau khi Trung Quốc công bố pháp lý yêu sách phi lý về cái gọi là "Đường lưỡi bò đứt khúc 9 đoạn" chiếm khoảng 80% diện tích biển Đông vào năm 2009, cùng với việc đẩy mạnh vận động quốc tế dưới nhiều hình thức, họ đang chuyển sang giai đoạn chứng minh năng lực kiểm soát thực tế vùng biển chủ quyền phi lý mà họ tuyên bố.

Đó chính là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia (cả Việt Nam) và vùng tự do hàng hải quốc tế trong biển Đông. Họ đơn phương dùng đủ biện pháp như câu hỏi đặt ra ở trên, đặc biệt nghiêm trọng đã đe dọa và sử dụng vũ lực trực tiếp đối với tàu đánh cá và ngư dân ta khi đang đánh bắt cá hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Rõ ràng, Trung Quốc đang tiếp tục thực thi các gói kịch bản có sẵn trong ý đồ "độc chiếm biển Đông" để đạt được "Giấc mơ Trung Quốc" mà hậu nhiệm đã hứa với tiền nhiệm. Điều quan trọng là đừng để "giấc mơ" này làm xấu hình ảnh của Trung Quốc trong con mắt của các dân tộc yêu chuộng hòa bình khác trong khu vực và trên toàn thế giới.

Từ xâm lấn vùng biển của các nước quanh khu vực biển Đông "trên giấy" đến xâm chiếm theo kiểu "gặm nhấm" kết hợp với đe dọa sử dụng vũ lực trên biển, Trung Quốc đã không thể biện minh cho những hành động sai trái của mình dù có đưa ra những lời lẽ bóng bẩy ngụy biện.

Một trong những đối tượng mà họ đang hướng tới là ngư dân, trong đó có ngư dân Việt Nam - những người lao động chân chính được công pháp quốc tế bảo trợ nhân đạo. Không một lực lượng quân sự nào, của bất kỳ quốc gia nào, dù mạnh hay yếu, được quyền chĩa súng bắn thẳng vào ngư dân. Các quốc gia liên quan đến khu vực biển Đông cần cam kết và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc như vậy.

* Xin cho biết cảm nghĩ của ông trước việc bất chấp sự quấy nhiễu, tấn công từ tàu Trung Quốc, ngư dân của chúng ta vẫn kiên gan ra khơi?

- Nghề cá là nghề truyền thống lâu đời của các thế hệ người Việt, là một trong bốn ngành kinh tế biển then chốt đã có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Nghề đã vậy, nghiệp của ngư dân lại chỉ có bám biển mới sống được, mới có sinh kế hằng ngày nuôi gia đình.

Bản chất nghề và nghiệp của họ đã khiến ngư dân trở thành những con người gan góc, mạo hiểm ra khơi làm giàu cho gia đình và đất nước. Khi gặp hiểm nguy trên biển, tố chất cao đẹp vốn có đó của người ngư dân "biến" họ thành những người anh hùng quả cảm, dạn dày kinh nghiệm chinh chiến biển cả.

Ý chí biển cả của dân tộc Việt Nam ta hòa quyện với hình ảnh đẹp của người ngư dân và được thể hiện trong câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ" khi người về thăm làng cá Cát Bà và Tuần Châu vào năm 1959.

Ngư dân sẽ là lực lượng quan trọng không thể thiếu trong việc khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Dường như họ cảm nhận được sứ mạng cao quý Tổ quốc trao cho, nên bất chấp hiểm nguy từ phía các tàu của các lực lượng khác nhau của Trung Quốc, ngư dân ta vẫn ra biển.

Các thế hệ ngư dân, những người có công khai phá, phát triển kinh tế biển, mở mang bờ cõi đã được vinh danh trên bia đá ở đảo Lý Sơn. Thế hệ ngư dân hôm nay tiếp bước và sẽ xứng danh cùng cha anh trong sự nghiệp phát triển kinh tế biển, bảo đảm an ninh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

* Ngư dân ta có lòng yêu biển đảo Tổ quốc, dũng cảm ra khơi bám biển, nhưng rõ ràng họ đang phải đối mặt với nhiều mối nguy. Chúng ta không chỉ động viên, khích lệ, cổ vũ ngư dân ra khơi bám biển mà còn phải hỗ trợ họ. Theo ông, Nhà nước cần hỗ trợ ngư dân như thế nào để họ yên tâm bám biển? 

- Đúng vậy, không thể để ngư dân "đơn độc" mà cần phải động viên, khích lệ, cổ vũ ngư dân ra khơi bám biển, duy trì hoạt động sản xuất trên biển. Không chỉ thế, để họ yên tâm bám biển lâu dài Nhà nước còn cần phải hỗ trợ chính sách phù hợp với từng đối tượng ngư dân (đánh cá xa bờ, gần bờ; hoạt động trên biển dài ngày, ngắn ngày; công việc trên biển của họ,...) để phát huy hiệu quả khi triển khai. Không nên nhầm lẫn chính sách hỗ trợ cho các đối tượng ngư dân nghề cá nhỏ giống như nghề cá lớn, phải tập trung ưu tiên khác nhau đối với từng loại trong từng giai đoạn.

Ngư dân ta vẫn có quá nhiều nhu cầu nhận được sự hỗ trợ về các mặt: trợ giá nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất trên biển, trang bị thông tin liên lạc cho các tàu thuyền đánh cá xa bờ, hỗ trợ y tế, dự báo ngư trường đánh bắt hiệu quả, trợ giúp kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, hỗ trợ bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch, hỗ trợ bao tiêu và tiêu thụ sản phẩm thủy sản đánh bắt, trợ giúp khi gặp rủi ro thiên tai và nhân tai, trợ giúp đóng và cải hoán tàu thuyền, chính sách thuế ưu đãi...

Trong bối cảnh của biển Đông hiện nay, để bảo vệ ngư dân bám biển còn cần sự trợ giúp an ninh cho họ trong thời gian sản xuất trên biển, bảo đảm kịp thời công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn khi xảy ra sự cố bất trắc trên biển, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản trước nạn cướp biển, tổ chức lại đội hình ra biển theo phương châm: tự chủ, tự quản, phối hợp sử lý tình huống nhanh chóng, linh hoạt; tăng cường kết nối quân dân, tổ chức gây quỹ nhân đạo nghề cá,...

Tấn công tàu cá Việt Nam, Trung Quốc đang thực thi ý đồ độc chiếm biển ĐôngPhó SG-TS Chu Hồi cho rằng: "Không thể để ngư dân "đơn độc" mà cần phải động viên, khích lệ, cổ vũ ngư dân ra khơi bám biển..." - Ảnh: Nguyễn Tú

* Chúng ta luôn khuyến cáo ngư dân thông báo sớm tình hình để có biện pháp hỗ trợ kịp thời nhưng trên thực tế, trong các vụ tàu Tung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân ta, dường như ngư dân ta, trong nhiều trường hợp, đang phải tự chống đỡ trên biển và đều phải nhận sự thua thiệt. Ông có suy nghĩ gì về việc này?

- Đấy là một thực tế hiện nay, mặc dù các lực lượng chấp pháp trên biển của ta đã có nhiều cố gắng nhưng cơ chế phối hợp vẫn còn hạn chế, lực lượng mỏng, phân tán nên chưa phát huy hiệu quả, chưa kịp thời. Lực lượng chấp pháp trên biển của ta chủ yếu vẫn làm nhiệm vụ trong các vùng biển gần bờ, ngoài xa bờ lực lượng dàn ra còn mỏng, số lượng tàu giám hộ còn hạn chế.

* Vậy Chúng ta cần làm gì để lực lượng hữu trách như hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư... luôn hiện diện trên các vùng biển, giúp ngư dân luôn tự tin và an lòng rằng, mình đang được bảo vệ, được hỗ trợ?

- Trong trường hợp này, cần tổ chức thành các đội tàu đánh cá xa bờ với định biên lớn, đủ để hỗ trợ nhau trên biển khi có tình huống xảy ra, các tàu được trang bị đầy đủ phương tiện tự bảo vệ. Hải quân và lực lượng tìm kiến cứu hộ, cứu nạn sẽ phải trợ giúp trực tiếp các đội tàu như thế nhiều hơn nữa.

Nên tổ chức lại và tăng cường lực lượng giám sát dân sự đối với hoạt động giám sát việc khai thác, sử dụng biển (hải giám), khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (kiểm ngư), xây dựng cơ chế phối hợp và kế hoạch ứng phó liên ngành để giảm thiểu các tác hại cho ngư dân.

Xây dựng các căn cứ giám sát dân sự trên các khu vực ven biển (phân theo chiều dài bờ biển, không lệ thuộc vào đơn vị hành chính cấp tỉnh) và trên các hải đảo để thuận tiện trong tuần tra, giám hộ và hỗ trợ ngư dân kịp thời khi tình huống xấu xảy ra. Ngoài việc tăng cường đội hình tàu tuần tra, giám hộ mới, nên cải hoán các tàu hải quân, hàng hải sang làm nhiệm vụ giám sát dân sự, tạo thuận lợi cho việc hiện đại hóa hải quân.

Để bảo đảm môi trường hòa bình trên biển Đông, tạo điều kiện cho các quốc gia cùng phát triển có lợi, thì về lâu dài các bên phải ngồi lại với nhau để bàn về một hiệp định nghề cá, dù biết trước là gian truân, không dễ dàng và chóng vánh. Trước mắt nên phối hợp tuần tra chung trên các khu vực biển chồng lấn xác định theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển 1982.

* Ngoài phản đối và đưa ra yêu cầu bằng các hoạt động ngoại giao... theo ông, chúng ta có cần thực hiện thêm biện pháp nào nữa để có thể ngăn chặn việc tàu Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân ta?

- Vấn đề là ở chỗ sau những việc làm sai trái của phía Trung Quốc mà các cơ quan hữu trách và các hội nghề nghiệp của chúng ta lên tiếng phản đối mạnh mẽ vừa qua, phía Trung Quốc vẫn không thay đổi thái độ, thì làm sao thay đổi hành vi. Tôi cho rằng điều này liên quan đến nhận thức cấp cao từ phía Trung Quốc, họ không chịu thay đổi quan điểm về các tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển Đông của họ. Mặc dù phía Việt Nam đã sử dụng cả các hoạt động ngoại giao để hỗ trợ giải quyết các vấn đề xảy ra đối với ngư dân, nhưng phía Trung Quốc phớt lờ và ngụy biện, hơn thế họ còn tiếp tục gia tăng các hoạt động xâm lấn tinh vi hơn.

Cho nên, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan hữu trách và các hội đoàn liên quan, cần tranh thủ và tăng cường hơn nữa công luận thế giới, tìm tiếng nói chung trong ASEAN và khu vực Đông Á thông qua các diễn đàn đa phương.

Bên cạnh đó, phải mở rộng và tăng cường các hoạt động ngoại giao, thậm chí tiến tới thành lập một Tiểu ban hỗn hợp giải quyết các vấn đề nghề cá và ngư dân, tổ chức các diễn đàn đối thoại, trong đó xác định các trường hợp bắt buộc phải đền bù và các quy tắc thực thi.

Được như thế sẽ giúp cho hai nước không giải quyết kéo dài các sự vụ riêng rẽ, ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị giữa ngư dân hai nước, làm mất uy tín của Trung Quốc với tư cách là nước lớn và là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đồng thời thực hiện được chủ trương bảo đảm môi trường hòa bình trên biển Đông của Đảng và Nhà nước ta.

* Xin cảm ơn ông!

TQ 'dùng vũ lực' trên biển Đông, Mỹ phản đối miệng



Trung Quốc không có ý định giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình và rằng dù có những cam kết Trung Quốc đã tham gia và đã ký cũng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ làm những gì họ nói, Trefor Moss nhận định.


Báo GDVN dẫn nhận định của hai nhà phân tích Alex Woo và Tsim Sha Tsui trên tờ Bưu điện Hoa Nam ngày 6/6 cho biết, Trung Quốc không có bằng chứng lịch sử, tự ý tuyên bố phần lớn Biển Đông với đường lưỡi bò (đường chữ U hay đường 9 đoạn) là lãnh thổ của họ và hiện lực lượng quân sự Bắc Kinh liên tục cam kết sẽ "bảo vệ" cái gọi là "chủ quyền" đối với khu vực này.

Bắc Kinh luôn lên án giai đoạn lịch sử của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản nắm quyền đã xâm lược nước này và gây ra nhiều đau khổ cho người dân của họ, nhưng chính Trung Quốc lại đang dùng thủ đoạn của người Nhật trước kia - dùng vũ lực để tuyên bố "chủ quyền" và thâu tóm toàn bộ Biển Đông thành ao nhà cho mình.

Tuy nhiên, theo Alex Woo và Tsim Sha Tsui, những ngày của việc sử dụng vũ lực để chế ngự các nước khác hòng chiếm đoạt lãnh thổ đã qua từ lâu.
Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ trái phép trên Biển Đông
Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ trái phép trên Biển Đông

Nếu trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama tới đây tại Canifornia, ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc sẵn sàng đưa tranh chấp Biển Đông ra một tổ chức trọng tài quốc tế độc lập để phân xử, thế giới sẽ dễ thở hơn.

Trefor Moss, một nhà báo độc lập tại Hồng Kông và là cựu biên tập viên phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tạp chí quốc phòng Jane tỏ ra không mấy lạc quan trước thái độ của Trung Quốc.

Tình trạng "thâm hụt niềm tin" hiện nay sẽ khó có thể đảo ngược một khi Trung Quốc tiếp tục gây rối loạn với các nước láng giềng. Bắc Kinh đã từ chối đưa tranh chấp Scarborough và Biển Đông ra trọng tài quốc tế Liên Hợp Quốc về Luật Biển mặc dù chính Trung Quốc đã phê chuẩn.

Điều này cho thấy Trung Quốc không có ý định giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình và rằng dù có những cam kết Trung Quốc đã tham gia và đã ký cũng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ làm những gì họ nói, Trefor Moss nhận định.

Trong khi đó, mới đây Mỹ cũng đã đưa ra những thái độ của mình về vấn đề biển Đông và nêu 7 giải pháp xử lý tranh chấp. Hãng tin Đài Loan CNA ngày 6/6 đưa tin, trong buổi hội thảo Xử lý cục diện căng thẳng trên Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS tổ chức ngày hôm qua 5/5, quyền trợ lý Quốc vụ khanh Hoa Kỳ Joseph Yun đã khẳng định Mỹ có lợi ích tại Biển Đông và nêu ra 7 giải pháp xử lý tranh chấp.

Thứ nhất, Mỹ duy trì lập trưởng không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, và đó là "sự thật quan trọng" mà các nước có liên quan cần hiểu rõ. Mỹ không có bất cứ lập trường nào về những tuyên bố chủ quyền của các bên với các đảo, đá cũng như các thực thể trên Biển Đông.

Thứ 2, tất cả các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phải căn cứ trên luật pháp quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Bất cứ bên nào có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều phải chứng minh cho tuyên bố chủ quyền của mình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế cũng như đặc trưng lục địa của quốc gia đó.

Thứ 3, mặc dù Mỹ không duy trì lập trường đứng về bên nào trong các bên tranh chấp, nhưng việc xử lý và giải quyết tranh chấp Biển Đông có liên quan rộng rãi đến lợi ích của Mỹ, đó là tự do hàng hải ở Biển Đông nên Mỹ có quyền bảo vệ lợi ích thương mại của mình ở Biển Đông.

Quyền trợ lý Quốc vụ khanh Hoa Kỳ, Joseph Yun
Quyền trợ lý Quốc vụ khanh Hoa Kỳ, Joseph Yun

Thứ 4, Mỹ không cho rằng bất cứ tuyên bố chủ quyền của bên nào có thể gây sức ép hoặc uy hiếp đối phương, càng không được phép sử dụng vũ lực ở Biển Đông.

Thứ 5, mọi tranh chấp ở Biển Đông phải giaiar quyết thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm đối thoại ngoại giao, thông qua trung gian hòa giải và trọng tài quốc tế.

Xử lý tranh chấp một cách hòa bình thì không nên có những hành vi uy hiếp, khiêu khích và trả thù. Khi một bên tranh chấp quyết định kiện ra tòa án quốc tế thì bên tranh chấp còn lại không được phép có những hành vi vừa nêu.

Thứ 6, Mỹ tin rằng trong bối cảnh có nhiều bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thì không một bên nào nên thay đổi hiện trạng vùng biển này.

Cuối cùng, tranh chấp cần phải được xử lý theo pháp luật và đàm phán như thế nào là một vấn đề quan trọng.

Mỹ ủng hộ phương án Mỹ và Trung Quốc cùng tham gia thảo luận về Quy tắc ứng xử (của các bên trên Biển Đông), Mỹ cho rằng bộ quy tắc này là yếu tố quan trọng để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Joseph Yun cho biết thêm, vài năm gần đây liên tục xảy ra những sự cố ngoài ý muốn trên Biển Đông, thậm chí có những động thái khiến các bên quan ngại, tình hình Biển Đông ngày một xấu đi sẽ không có lợi cho bất cứ bên nào. Trung Quốc cần ngồi vào bàn đàm phán với ASEAN về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông. 

Đài Loan hy vọng tham gia đàm phán bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông



Quan điểm Đài Loan đưa ra cũng không khác gì Trung Quốc, một thứ "tiền đề đàm phán" hết sức trịch thượng, phi lý, phi pháp và không thể chấp nhận khi đưa ra đề xuất gác tranh chấp, cùng hợp tác với điều kiện phải công nhận chủ quyền hầu hết Biển Đông thuộc về Đài Loan?! Một thứ điều kiện nực cười không thể hiểu nổi.


Đài Loan hy vọng tham gia đàm phán bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông
Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu

Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 6/6 đưa tin, Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 6/6 lên tiếng bày tỏ mong muốn được tham gia các hoạt động đối thoại và cơ chế đàm phán về Biển Đông, trong đó có bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trước đó, ngày 5/6 quyền Trợ lý Quốc vụ khanh Hoa Kỳ Joseph Yun cho biết Mỹ có lợi ích ở Biển Đông và đề xuất 7 giải pháp xử lý tranh chấp ở Biển Đông, trong đó nhấn mạnh Trung Quốc và ASEAN nên sớm đàm phán ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC.

Xung quanh việc Đài Loan có nên tham gia tiến trình đàm phán COC hay không, ông Joseph Yun cho rằng ngoài các thành viên ASEAN và Trung Quốc, "các bên còn lại" không có lý do gì để không tuân thủ quy tắc, quy định chung (COC).

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Cao An hôm nay lại tiếp tục luận điệu sai trái khi tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" với hầu như trọn vẹn Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam - PV.

Giới chức Mã Anh Cửu mong muốn được tham gia các cơ chế và hoạt động đối thoại với ASEAN và Trung Quốc về Biển Đông.

Tuy nhiên Bắc Kinh luôn ngăn cản điều này cũng như các hoạt động ngoại giao của Đài Loan trên trường quốc tế vì Trung Quốc chủ trương Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ chưa thu hồi của họ.

Chuyên gia HQ Mỹ: UNCLOS không hỗ trợ yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông



"Trung Quốc đã từ chối luật pháp quốc tế vì họ biết nó không hỗ trợ cho yêu sách (phi lý, phi pháp) của mình. Các quốc gia khi đi chệch khỏi các tiêu chuẩn quốc tế vì chúng không đáp ứng được mục tiêu của mình chọn cách không tuân thủ để bảo vệ (tuyên bố chủ quyền của) bản thân"


Chuyên gia HQ Mỹ: UNCLOS không hỗ trợ yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông
Không thể biện minh cho tuyên bố "chủ quyền" phi lý, phi pháp ở Biển Đông bằng lý lẽ, Trung Quốc quay sang dùng sức mạnh quân sự. Hình minh họa, hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận đổ bộ

Trung Quốc bác bỏ việc đưa tranh chấp Biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện có Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei cùng tuyên bố "chủ quyền" với toàn bộ hoặc một phần quần đảo) ra trọng tài quốc tế, bác bỏ vai trò của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) vì yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông không được hỗ trợ bởi luật pháp quốc tế, một chuyên gia Hải quân Mỹ khẳng định.

Peter Dutton, Giáo sư nghiên cứu chiến lược và là Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc tại Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ cho biết trong buổi hội thảo tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) tại Washington DC rằng Trung Quốc đã không thông qua đầy đủ các quy định của UNCLOS.

, giáo sư Peter Dutton cho biết.

Thay vì để UNCLOS và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã sử dụng sức ép phi quân sự tại Biển Đông kể từ năm 2008 để tuyên bố yêu sách của mình.

"Không phải lịch sử, không phải quyền lực mà phải là luật pháp quốc tế nên được sử dụng để quyết định các vấn đề ở Biển Đông", giáo sư Peter Dutton nhấn mạnh, "Sức mạnh đáng kể nhất của một điều luật, điều ước quốc tế là thiết lập các chuẩn mực và hành vi được mong đợi".

Dutton cho biết, chính hành vi mang tính cưỡng chế và sử dụng sức mạnh của Trung Quốc (ở Biển Đông) đã thúc đẩy Philippines kiện (đường lưỡi bò phi pháp và các hành vi gây hấn của) Trung Quốc ra trọng tài quốc tế.

Antonio Carpio một chuyên gia về luật cho rằng tuyên bố "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông với đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò, đường chữ U) nhằm biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc, cho phép Trung Quốc đơn phương xâm phạm những gì thuộc về các quốc gia ven Biển Đông có chủ quyền khác là một thách thức với UNCLOS.

"Đơn giản tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc không thể tồn tại cùng UNCLOS bởi cái nọ sẽ triệt tiêu cái kia", Carpio nói, "việc duy trì tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc sẽ xóa sạch những tiến bộ của Luật Biển."

Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao của CSIS về châu Á cho rằng các quốc gia nên đưa tranh chấp BIển Đông ra tòa án quốc tế. Bà cũng bày tỏ sự thất vọng về việc ASEAN đã im lặng trong vụ bế tắc Scarborough năm ngoái giữa Philippines và Trung Quốc.

Mỹ khẳng định quan điểm trong vấn đề Biển Đông



Mỹ phản đối mọi hành động ép buộc, đe dọa, hoặc dùng vũ lực để thực thi tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và hy vọng quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ sớm bắt đầu. Đây là tuyên bố của quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joe Yun tại một hội thảo lớn về Biển Đông vừa diễn ra tại Washington DC.


Mỹ khẳng định quan điểm trong vấn đề Biển ĐôngQuyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joe Yun phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Nhật Quỳnh)
Phát biểu tại hội thảo Biển Đông lần thứ 3 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) tổ chức, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joe Yun nêu rõ, Mỹ không can dự vào các tuyên bố lãnh thổ, chủ quyền tại Biển Đông nhưng rất quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp trong vấn đề này.

Ông Joe Yun nhấn mạnh, bất cứ tuyên bố chủ quyền nào cũng phải dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS), cũng như đặc điểm đất, đá và đảo.

Theo quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, mối quan tâm hàng đầu của Washington là tự do hàng hải, khi 50% tổng lượng hoàng hóa trên thế giới được trung chuyển qua khu vực Biển Đông và cần được bảo vệ. Quan tâm thứ 2 của Mỹ là đảm bảo hoạt động khai thác hợp pháp những nguồn tài nguyên trên Biển Đông của các công ty, trong đó có các công ty Mỹ.

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Joe Yun nói, Mỹ phản đối mọi hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông trong bối cảnh nhiều quốc gia đang tuyên bố chủ quyền tại khu vực này.

"Chúng tôi cho rằng không nước nào được sử dụng các biện pháp ép buộc, đe dọa, đặc biệt là dùng vũ lực để thực thi tuyên bố chủ quyền, Thay vào đó, các bên cần sử dụng các biện pháp hòa bình như thương lượng ngoại giao hoặc thông qua nước trung gian thứ 3, hoặc phân xử của trọng tài quốc tế. Trong trường hợp có tranh chấp giữa 2 quốc gia, nếu một bên quyết định sử dụng công cụ pháp lý thì bên kia không được đe dọa, ngăn cản đối phương đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế", ông Joe Yun nói.

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói những căng thẳng hiện nay cho thấy tầm quan trọng của pháp quyền cũng như cách tiếp cận hợp lý của các bên. Đây cũng chính là lý do Mỹ ủng hộ Trung Quốc và ASEAN đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Theo ông Joe Yun, Bộ Quy tắc này là mắt xích chủ chốt để tạo ra một khung pháp lý về cách ứng xử và thực thi tuyên bố chủ quyền, cũng như giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

"Để đảm bảo hiệu quả thì quan trọng nhất là COC phải mang tính ràng buộc pháp lý và có cơ chế giải quyết tranh chấp. Ổn định tại Biển Đông là vấn đề chung nên tôi hy vọng các ý kiến khác ngoài Trung Quốc và ASEAN cũng sẽ được xem xét. Mục tiêu của chúng ta là đạt được một giải pháp hòa bình đối với tranh chấp trên Biển Đông", ông Joe Yun cho biết.

Quyền Trợ lý Joe Yun cho biết cuộc họp giữa các nhóm công tác COC của Trung Quốc và ASEAN tại Thái Lan vào tuần trước đã đạt kết quả tích cực và Mỹ hy vọng quá trình đàm phán chính thức về Bộ quy tắc này sẽ bắt đầu trong năm nay./.

Tướng TQ: Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền Biển Đông từ thời cổ đại 1947?!


Để chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền từ thời cổ đại", Trương Triệu Trung cho hay, năm 1947 chính quyền Tưởng Giới Thạch, tức Trung Hoa Dân quốc tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông bằng bản đồ 11 nét đứt (đến năm 1953 Trung Quốc xóa 2 nét đứt ở vịnh Bắc Bộ thành đường 9 đoạn, còn gọi là đường chữ U, đường lưỡi bò).


Tướng TQ: Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền Biển Đông từ thời cổ đại 1947?!
Trương Triệu Trung, học giả mang lon Thiếu tướng quân đội Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến

Ngày 8/6 tờ Nhân Dân nhật báo đưa tin, Trương Triệu Trung, (một học giả đeo lon Thiếu tướng quân đội Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ) lại tiếp tục lên đài truyền hình Bắc Kinh cáo buộc Philippines "khiêu khích" Trung Quốc ở Biển Đông, cổ súy giới chức Bắc Kinh dùng vũ lực và chế tài kinh tế trừng phạt Manila.

Để chứng minh cho cái gọi là hành động "khiêu khích", "thách thức" Trung Quốc của Philippines ở Biển Đông, Trương Triệu Trung lại lấy sự kiện (Trung Quốc đánh chiếm trái phép) Đá Vành Khăn năm 1995, 1998 ra phân tích.

Đá Vành Khăn là một rặng san hô hình vòng thuộc cụm Bình Nguyên nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện đang là đối tượng tranh chấp của Trung Quốc, Đài Loan, Philippines khi các bên này đều tuyên bố "chủ quyền" tại đây.

Tướng TQ: Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền Biển Đông từ thời cổ đại 1947?!
Nhà giàn hình bát giác trên cột thép Trung Quốc xây dựng trái phép tại Đá Vành Khăn năm 1995

Tháng 2/1995 Trung Quốc điều 7 tàu ra Đá Vành Khăn, bắt giữ và trục xuất các ngư dân Philippines khỏi khu vực này và bắt đầu xây dựng trái phép nhà dàn đa giác trên cọc thép và cắm cờ Trung Quốc.

Tháng 11/1998 Trung Quốc tiếp tục điều 7 con tàu chở theo rất nhiều nhân công xây dựng ra Đá Vành Khăn xây dựng trái phép nhà nổi công sự kiên cố với cái cớ "làm nơi trú ẩn cho ngư dân", nhưng thực tế là công sự đồn trú trái phép của lính Trung Quốc hòng âm mưu chiếm đoạt lâu dài Đá Vành Khăn và mở rộng bành trướng thực địa ở Trường Sa.

Sự thực lịch sử này bị Trương Triệu Trung bóp méo thành việc Philippines 2 lần "khiêu khích", "thách thức" Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) với khẳng định hết sức phi lý, phi pháp và nực cười - Trung Quốc có chủ quyền từ thời cổ đại (1947) đối với Đá Vành Khăn cũng như quần đảo Trường Sa?!

Tướng TQ: Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền Biển Đông từ thời cổ đại 1947?!
Hình ảnh hiện nay của nhà nổi công sự kiên cố Trung Quốc bắt đầu xây dựng trái phép bên cạnh nhà dàn bát giác tại Đá Vành Khăn từ năm 1998

Để chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền từ thời cổ đại", Trương Triệu Trung cho hay, năm 1947 chính quyền Tưởng Giới Thạch, tức Trung Hoa Dân quốc tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông bằng bản đồ 11 nét đứt (đến năm 1953 Trung Quốc xóa 2 nét đứt ở vịnh Bắc Bộ thành đường 9 đoạn, còn gọi là đường chữ U, đường lưỡi bò ).

Cũng trong năm 1947, Trung Hoa Dân quốc mới cố tình đặt tên cho các đảo, đá ở Trường Sa, trong đó có Đá Vành Khăn là hòn Mỹ Tế. Năm 1983, giới chức Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) mới công bố tên gọi của Đá Vành Khăn mà họ nhận xằng chủ quyền là hòn Mỹ Tế.

Kết thúc bài "phân tích", Trương Triệu Trung kết luận: "Nói lý lẽ với Philippines vô ích, họ sẽ không nghe đâu. Philippines sợ nhất là (Trung Quốc) "động tay chân", gồm cả 2 phương diện là thủ đoạn quân sự và cấm vận kinh tế"!?

Trước đó, Trương Triệu Trung đã lên đài truyền hình Bắc Kinh tuyên truyền cho cái gọi là "chiến lược cải bắp" hòng nuốt trọn các bãi ngầm, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, mà trước hết là cổ súy giới chức Bắc Kinh tập trung đánh chiếm đần 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa hiện do phía Philippines kiểm soát.

Ấn Độ 'đe' Trung Quốc đừng biến Biển Đông thành ao nhà


Việc đưa 4 chiến hạm vào Biển Đông của Ấn Độ thời gian vừa qua như một thông điệp gửi tới Trung Quốc về vấn đề Biển Đông mà Trung Quốc đang muốn cố đưa nó về làm ao nhà.

Báo Infonet dẫn bài viết có tiêu đề "Diễn tập hải quân với Việt Nam để thử Trung Quốc" của tờ The Telegraph Ấn Độ hắc lại sự kiện xảy ra cách đây 2 năm, khi chiến hạm INS Airavat của hải quân Ấn Độ vừa rời khỏi một cảng của Việt Nam và đang di chuyển trên Biển Đông thì bị một tàu chiến tự xưng là hải quân Trung Quốc "cảnh cáo" rằng tàu của Ấn Độ đang "xâm phạm vùng biển của Trung Quốc".

Mặc dù khi đó phía Ấn Độ không có phản ứng gì nhưng "lần này, khi 4 chiến hạm lại một lần nữa đi vào Biển Đông và cũng cập cảng Việt Nam, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang chăm chú lắng nghe phản ứng của Trung Quốc", tờ The Telegraph cho biết.

Bài báo cũng cho rằng việc hải quân Ấn Độ và hải quân Việt Nam quyết định tổ chức một cuộc diễn tập cứu hộ, cứu nạn trên biển không phải là một sự ngẫu nhiên. Hành động này diễn ra ngay say chuyến thăm ba nước Châu Á - Thái Bình Dương của Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ AK Anton và Ấn Độ "tiễn" Thủ tướng Lý Khắc Cường về nước trong niềm thất vọng khi Ấn Độ từ chối ủng hộ các hành động leo thang của Trung Quốc. Còn một hàm ý khác trong việc đưa các chiến hạm của mình ra Biển Đông của Ấn Độ và chọn cảng Tiên Sa, Đà Nẵng neo đậu (nơi cửa sông Hàn chảy ra Biển Đông) như khẳng định Biển Đông không phải "ao nhà" của Trung Quốc.

Cũng trong hành trình này, đội tàu 4 chiếc của Ấn Độ bao gồm INS Satpura, "tàng hình tàu khu trục nhỏ" còn hiện diện cả khu vực biển Hoa Đông nơi mà Trung Quốc và Nhật Bản đang có tranh chấp tại đảo Senkaku/Điếu ngư.
Chiến hạm INS Ranvijay của Ấn Độ neo đậu tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng.
Chiến hạm INS Ranvijay của Ấn Độ neo đậu tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng.

Song song với các chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Antony tại Singapore, Australia và Thái Lan như một lần nữa nhấn mạnh Ấn Độ "ủng hộ tự do hàng hải trong vùng biển và an ninh của các tuyến đường giao thông trên biển quốc tế" -lời ông Antony đã phát biểu trong các chuyến thăm của mình. Xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau càng hiểu thêm quan điểm của Ấn Độ. Rõ ràng, New Delhi thúc đẩy các mối quan hệ quân sự song phương với các quốc gia châu Á và tránh xa những gì khiến Ấn Độ bị đánh giá là "liên minh với Trung Quốc".

Trong khi đó, cuộc gặp ngày 8/6 của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhở California, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, Mỹ muốn một trật tự kinh tế quốc tế, là nơi các quốc gia tuân thủ những quy định chung, nơi thương mại là tự do". Trước tuyên bố của ông Obama như một thông điệp cảnh báo Trung Quốc "cần phải chơi đúng luật".

Báo New York Times dẫn lời một số quan chức Mỹ cho biết sự bất đồng giữa hai bên vẫn còn rất lớn. Trong cuộc gặp ngày 8/6 (hôm nay 9/6 giờ Việt Nam), nhiều khả năng ông Tập sẽ phản ứng tiêu cực về chiến lược "xoay trục châu Á" của Mỹ. Trước nay Bắc Kinh vẫn cáo buộc chiến lược của Washington là nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ngoài ra, ông Obama cũng sẽ đụng đến vấn đề Trung Quốc đòi chủ quyền quá mức và vô lý trên biển Đông.

Mỹ "nhắc nhẹ", Trung Quốc sẽ không xuống nước ở Biển Đông, Hoa Đông



Tập Cận Bình đã lập tức trả lời Obama rằng Trung Quốc sẽ "kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình."


Mỹ nhắc nhẹ, Trung Quốc sẽ không xuống nước ở Biển Đông, Hoa Đông
Ông Obama và Tập Cận Bình tại Sunnylands, California

Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình hôm 8/6, Tổng thống Mỹ Obama đã thúc giục Bắc Kinh giiar quyết tranh chấp lãnh thổ với Tokyo ở Biển Hoa Đông một cách hòa bình thông qua đối thoại.

Hoa Kỳ nói rằng hiệp ước an ninh với Nhật Bản có bao gồm các khu vực xung quanh nhóm đảo Senkaku.

Thông tin trên được Tom Donilon, Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ nói với các phóng viên báo chí, những nội dung về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ có được đưa ra bàn hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung hay không, không có thông báo chính thức.

Tuy nhiên theo tường thuật của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc có mặt trong buổi làm việc giữa 2 nguyên thủ Mỹ - Trung,

Động thái này cho thấy Trung Quốc sẽ không có dấu hiệu dừng lại những hoạt động leo thang nguy hiểm trên các vùng biển tranh chấp ở Hoa Đông và Biển Đông - PV.

Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung, Trung Quốc đã có một loạt động thái quân sự leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc, Đài Loan tuyên bố "chủ quyền" với gần như trọn vẹn Biển Đông) cũng như tại Biển Hoa Đông.

Chuyên gia Nga bàn chuyện ứng xử biển Đông



Nhằm mang đến cái nhìn đa chiều về tình hình biển Đông hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Yakov Berger, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Viễn Đông-Viện Hàn Lâm khoa học Nga .


Ông Yakov Berger

Ông Yakov Berger

Thưa ông Yakov Berger, xin ông vui lòng cho biết một số đánh giá về hành động của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây?

- Ông Yakov Berger: Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động trên biển, gây xung đột cùng lúc với Nhật Bản ở phía Bắc và một số nước Đông Nam Á ở phía Nam, ngoài yếu tố lợi ích kinh tế, giành giật nguồn tài nguyên, còn có nguyên nhân sâu xa mà giới học giả Trung Quốc thời gian gần đây mới nêu lên là "Trung Quốc đang thiếu không gian sống".

Tư tưởng này xuất hiện khi Trung Quốc sau hơn 30 năm cải cách thành công đã trở thành quốc gia thực sự hùng mạnh, muốn có một không gian lớn hơn để tự do hành động. Bên cạnh đó trong thành phần giới lãnh đạo Trung Quốc giao thời giữa thế hệ thứ tư và thứ năm đang có xu hướng thắng thế, muốn công khai "phân chia lại thế giới" với Mỹ, trong đó Thái Bình Dương được coi là một mặt trận quan trọng.

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác, chẳng hạn nếu xét trong chiều dài lịch sử Trung Quốc thì giai đoạn hiện nay có thể được xem là chu kỳ chủ nghĩa bành trướng đang lên cao trào. Cũng có thể Trung Quốc cho rằng trong bối cảnh các chứng cứ pháp lý và lịch sử chưa rõ ràng thì việc kiểm soát thực tế trên thực địa sẽ mang lại lợi thế lớn trong quá trình giải quyết.

Ông đánh giá thế nào về hành động của các bên liên quan?

- Ông Yakov Berger: đối với Philipines, mặc dù được Mỹ hậu thuẫn, đã có thời điểm Philipines được coi là "tiền đồn" chống Trung Quốc ở Đông Nam Á, nguy cơ xung đột vũ trang trên biển với Trung Quốc gần như hiện hữu, song cùng với thời gian và việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối với châu Á, chiến thuật của Philipines đã có sự thay đổi nhất định.

Việc Philipines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế là hành động thể hiện ý chí quyết tâm song có thành công hay không còn phục thuộc vào phán quyết của tòa quốc tế. Liên hợp quốc cũng sẽ phải cân nhắc bởi sau khi đứng ra xét xử vụ này thì có thể sẽ phải gánh trách nhiệm xử cả các xung đột lãnh thổ khác. Nếu không làm tốt, vai trò của Liên hợp quốc sẽ bị lung lay.

Quốc tế hóa vấn đề biển Đông là biện pháp tốt nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, kêu gọi các nước lớn có tác động vào quá trình giải quyết tranh chấp song không phải là nhân tố tiên quyết để xử lý vấn đề. Bằng chứng là vấn đề hạt nhân Iran, Bắc Triều Tiên từ nhiều năm nay đã được ít nhất 6 bên kiên trì xử lý song vẫn không thành công. Khủng hoảng ở Trung Đông, Bắc Phi gần đây cũng được cả thế giới quan tâm nhưng chưa nhân tố nào ngăn chặn được bất ổn. Vì vậy, vấn đề biển Đông trước hết trông đợi ở giải quyết nội bộ giữa các nước liên quan.

Đối với Trung Quốc, củng cố sức mạnh quân sự là cách thức Trung Quốc gây sức ép trong đàm phán và là yếu tổ đảm bảo các thỏa thuận (nếu có) được thực thi bởi nếu không có sức mạnh quân sự đi kèm thì bất kỳ thỏa thuận nào cũng có thể bị đơn phương phá hủy. Bản thân khái niệm "lợi ích" là một phạm trù rộng và không có giới hạn cụ thể như đường biên giới lãnh thổ. Kể cả khi không xác lập được được chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc vẫn có thể tuyên bố lợi ích. Nhật Bản đã tỉnh táo trong vấn đề này khi ngay từ đầu cương quyết tuyên bố không có tranh chấp với Trung Quốc ở đảo Senkaku, đồng nghĩa với việc không có đàm phán mà chỉ có hành động bảo vệ chủ quyền.

Việc Trung Quốc in bản đồ mới dưới nhiều hình thức, đưa Trường Sa, Hoàng Sa vào hộ chiếu và thành lập cái được gọi là "Tam Sa" chủ yếu mang tính cổ vũ tinh thần trong nước, sẽ khó được quốc tế công nhận rộng rãi vì các nước rất cẩn trọng với vấn đề chủ quyền, phải xem lại quan hệ chính trị với các bên liên quan và tính tới các lợi ích an ninh, hòa bình lớn hơn ở châu Á-TBD. Hơn nữa, bản thân nội bộ Trung quốc hiện nay cũng chưa có sự nhất quán về vấn đề biển Đông.

Vậy theo ông, hướng giải quyết vấn đề là gì?

- Ông Berger: Hành động của các bên liên quan thời gian gần đây chủ yếu mới xoay quanh cuộc chiến thông tin và tìm kiếm đấu pháp, sẽ không giải quyết được vấn đề chừng nào chưa ngồi vào bàn đàm phán. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp trên bộ (Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với tất cả các quốc gia giáp biên) có thể thấy chính sách của Trung Quốc có điểm chung là cứng rắn ngay từ đầu song càng về sau càng mềm mỏng.

Điển hình là trong tranh chấp lãnh thổ với Liên Xô, Trung Quốc từng tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Tajikistan nhưng sau đó chịu chấp nhận thỏa hiệp. Giải quyết tranh chấp trên biển có nhiều điểm giống trên bộ, đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì. Vấn đề trên bộ giữa Trung Quốc với các quốc gia giáp biên đã phải giải quyết qua hàng thế kỷ.

Tranh chấp ở Biển Đông vì thế cũng không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Điều tối quan trọng hiện nay là giữ nguyên hiện trạng, tránh xung đột vũ trang, chờ đợi thời cơ, điều kiện mới. Vấn đề biển đông nên được xem xét trong viễn cảnh 10-20 năm, khi điều kiện quốc tế, khu vực có thay đổi, các thế hệ cầm quyền tiếp theo ở Trung quốc và các nước liên quan chắc chắn sẽ có nhận thức và cách tiếp cận xây dựng hơn. 

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Những “lời dối trá” về ẩm thực mạnh khỏe

Có rất nhiều thực phẩm mặc nhiên được cho là tốt cho sức khỏe nhưng hãy cẩn thận, có thể đó chỉ là lời nói dối đối...
Bánh mỳ màu nâu được làm hoàn toàn từ lúa mỳ nguyên chất?

Bánh mỳ màu nâu được làm hoàn toàn từ lúa mỳ nguyên chất?

Đa phần những người quan tâm đến chế độ ăn uống cho rằng, bánh mì màu nâu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và sức khỏe tốt hơn các loại bánh mỳ khác. Có thể mọi người không biết, đó chỉ là màu thực phẩm người làm bánh mỳ cho vào khi làm bánh mỳ, làm cho bánh mỳ có màu sẫm để thu hút người mua.

Chú ý: Bánh mỳ màu nâu không có nghĩa là bánh mỳ được làm hoàn toàn từ lúa mỳ nguyên chất, khi mua tốt chất chúng ta nên xem kỹ thành phần.

Hoa quả có màu xanh không cần rửa?

Kể cả hoa quả màu xanh, trước khi ăn cũng phải rửa sạch. Bởi vì trứng của ký sinh trùng trên vỏ hoa quả (ví dụ như dâu xanh, táo…) không nhìn thấy được, nếu không rửa sạch, rất dễ bị bệnh tật đe dọa.

Salad rất có ích cho sức khỏe?
 Bánh mỳ màu nâu được làm hoàn toàn từ lúa mỳ nguyên chất?
Salad có nhiệt lượng thấp, vì vậy được nhiều người cho rằng nó là món chay. Sa-lát chứa đến 80% lượng nước, cơ thể hấp thu dinh dưỡng từ sa-lát rất thấp. Ngoài ra, phụ nữ không nên ăn quá nhiều sa-lát bởi vì thể chất của phụ nữ đa phần lạnh, ăn quá nhiều sa-lát dễ làm cho trao đổi chất kém, tuần hoàn máu không tốt, kinh nguyệt không thông, da mất sáng, thậm chí gây ra nếp nhăn.

Buổi tối ăn quá nhiều hủy hoại cơ thể?

Trên thực tế, buổi tối ăn quá nhiều, quá no mới béo phì. Nếu buổi tối không dung nạp quá nhiều năng lượng thì sẽ không phải lo về trọng lượng. Tuy nhiên cần lưu ý, buổi tối ăn quá muộn hoặc là có thói quen ăn đêm đích thực sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, dễ gây khó ngủ và phát phì.
 
Chất xúc tác trong trái cây nhiệt đới trợ giúp giảm béo?

Trên thực tế, chất xúc tác trong trái cây nhiệt đới có công dụng hỗ trợ protein tiêu hóa, làm cho thức ăn được cơ thể hấp thụ dễ dàng, tuy nhiên chất béo trong cơ thể lại không bị "tiêu" theo. Vì vậy, giảm béo không nên chỉ dựa vào trái cây nhiệt đới.
 
Mật ong ít năng lượng nên giúp hỗ trợ giảm béo?
Mật ong ít năng lượng nên giúp hỗ trợ giảm béo?

Trên thực tế, năng lượng của mật ong chỉ thấp hơn đường một chút, không có tác dụng giảm béo gì. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của mật ong cao hơn đường khi kết hợp với kali, kẽm.

Ăn khoai tây dễ béo?

Rất nhiều người cho rằng khoai tây là tinh bột nên gây béo, thực tế lại không phải.
 
Khoai tây hàm chứa tinh bột nhưng lại có hơn 70% hàm lượng nước, hàm lượng tinh bột đích thực không quá 20%, trong đó còn có chất xơ. Vì vậy dùng khoai tây thay cơm, mỳ không những không béo phì mà còn có hiệu quả giảm béo.

Tuy nhiên nếu chế khoai tây thành khoai tây chiên, nhiệt lượng của khoai tây chiên cao gấp 200 lần so với khoai tây nướng. Vì vậy làm chúng ta phát phì không phải là do bản thân khoai tây mà do khả năng hấp thụ chất béo của khoai tây rất mạnh.

Ăn sống rau xanh, củ quả tốt cho sức khỏe?

Không ít loại rau, quả khi ăn sống đích thực càng có ích cho sức khỏe, bởi vì ăn sống giúp bảo lưu hoàn hảo thành phần dinh dưỡng ở phía trong, đặc biệt là vitamin. Tuy nhiên ăn sống không thích hợp với đa phần các loại rau quả ví dụ như cà rốt, đỗ vv.
 
Vỏ trứng gà màu đậm dinh dưỡng cao hơn vỏ màu trắng?
Vỏ trứng gà màu đậm dinh dưỡng cao hơn vỏ màu trắng?
 
Màu sắc vỏ trứng chỉ là màu có liên quan đến gà mẹ, giá trị dinh dưỡng của trứng cao thấp hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của gà mẹ và chất lượng thức ăn cho ăn hàng ngày, không phải do màu sắc vỏ trứng quyết định.

7 bí quyết dinh dưỡng cho trẻ luôn khỏe

Thói quen ăn uống lành mạnh chính là chỉ thói quen ăn uống dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản là đa dạng hóa, tính cân bằng, lượng vừa phải và cá thể hóa, quán triệt toàn diện trong hành vi ăn uống hàng ngày.
 1. Đa dạng thực phẩm
1. Đa dạng thực phẩm
 
Trên thế giới này chẳng có loại thức ăn nào có thể cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần do đó cần phải ăn đa dạng thực phẩm. Điều này có nghĩa bất kể việc kén chọn thực phẩm nào đều cản trở sự hấp thụ đủ dưỡng chất.
 
ó một số trẻ chỉ thích ăn 1 loại thực phẩm nào đó thì có thể hướng trẻ tới những thực phẩm khác cùng nhóm để thay đổi nhưng nếu không ăn rau xanh thì sẽ không thể có sự thay thể nào.
 
Thực đơn mỗi ngày phải đủ 5 nhóm dinh dưỡng, không thể thiếu một nhóm nào.

2. Cân bằng các loại thực phẩm
 
Mỗi thực phẩm có 1 thành phần dinh dưỡng và với mỗi loại dưỡng chất đều có quy định rõ về lượng, ít hơn hay nhiều hơn đều không tốt.
 
Nếu ăn nhiều những thứ mình thích, ăn ít hoặc không ăn những thứ không thích thì dù có đa dạng thực phẩm thì tỉ lệ các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể có thể bị phá vỡ tính cân bằng.
 
Do đó, nên chú ý phối hợp giữa các thức ăn cùng nhóm, như kết hợp giữa thô và mịn, sẫm màu và nhạt màu, thịt cá và thịt gia cầm…

3. Ăn uống đúng giờ
 
3 bữa chính trong ngày là nguồn cung cấp dưỡng chất, năng lượng cơ bản cho thể. Ăn vặt không giờ giấc, ăn sát với bữa chính đều làm ảnh hưởng đếu chất lượng dung nạp dinh dưỡng của bữa chính.
 
Những món ăn vặt sau giờ tan học bán tại cổng trường không những không có dinh dưỡng, mà phần lớn đều có vấn đề về vệ sinh. Ở nhà các vị phụ huynh nên chuẩn bị đồ ăn cho các bé sau khi tan học nhưng số lượng không được quá nhiều để không ảnh hưởng đến bữa ăn chính.

4. Ăn no vừa phải
 
Tổng năng lượng đưa vào cơ thể của 3 bữa phân chia như sau: bữa sáng chiếm 30%, bữa trưa 40% và còn lại là bữa tối.
 
Không ăn hoặc ăn ít vào bữa sáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, làm giảm thể lực và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đại não.
 
Nếu bữa trưa ăn qua loa thì bữa tối sẽ dễ bị quá no.
 
Ngoài ra, vào những ngày lễ tết hay gia đình có tiệc tùng thì đều nên ăn vừa phải thôi, không được ăn uống quá nhiều, càng không được ăn nhanh nuốt vội, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày, sinh ra các vấn đề ở đường tiêu hóa.

5. Ăn uống thanh đạm
 
Tỉ lệ năng lượng trẻ nạp vào mỗi ngày được phân chia như sau: 1 nửa là từ lương thực, khoảng 1/6 là từ protein, 1/4 là từ chất béo còn lại là chất xơ, vitamin và khoáng chất.... Do đó nếu quá nhiều dầu mỡ và đường không những khiến cơ thể phải hấp thu quá nhiều năng lượng mà còn làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh thời văn minh hiện đại như cao huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, bệnh mạch vành…
 
Ngoài ra những thức ăn nhiều dầu mỡ quá ngấy và khó tiêu hóa, lại thiếu chất xơ sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, viêm dạ dày…

6. Chọn những thức ăn phù hợp với thể chất
 
Thức ăn có thể nuôi người nhưng cũng có thể hại người, ví dụ như những đứa trẻ mà tì vị hư hàn nhưng lại ham ăn những thực phẩm lạnh dễ dẫn đến đi ngoài, tràng vị khó chịu, những đứa trẻ mà bị nhiệt trong tương đối nghiêm trọng nhưng lại thích ăn những món ăn nhiều dầu mỡ chiên rán hoặc ăn lẩu dê dẫn đến lở loét miệng hoặc táo bón, đi ngoài phân khô cứng. Đó là vì thuộc tính của thức ăn không phù hợp với thể chất của trẻ.
 
Các vị phụ huynh nên hiểu rõ những thuộc tính ôn nóng hay mát của thực phẩm để lựa chọn cho các con những thức ăn phù hợp với thể chất, đồng thời còn phải dựa theo thời tiết để điều chỉnh thức ăn.

7. Bữa ăn văn minh
 
Môi trường của bữa ăn cũng cần yên tĩnh, tạo thói quen nhai kỹ nuốt chậm, âm nhạc nhẹ nhàng có thề có lợi cho tâm trạng vui vẻ. Khi ngồi vào bàn ăn bố mẹ có thể kết hợp nói cho các con nghe những câu chuyện về đồ ăn để kích thích nhu cầu ăn uống của trẻ hoặc giới thiệu giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
 
Bàn ăn nhất định không phải là nơi để mắng mỏ, sửa chữa những thói quen ăn uống không tốt của trẻ, nên cố gắng dạy dỗ lúc bình thường chứ không nên đến khi ăn mới dạy.