Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

TQ 'dùng vũ lực' trên biển Đông, Mỹ phản đối miệng



Trung Quốc không có ý định giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình và rằng dù có những cam kết Trung Quốc đã tham gia và đã ký cũng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ làm những gì họ nói, Trefor Moss nhận định.


Báo GDVN dẫn nhận định của hai nhà phân tích Alex Woo và Tsim Sha Tsui trên tờ Bưu điện Hoa Nam ngày 6/6 cho biết, Trung Quốc không có bằng chứng lịch sử, tự ý tuyên bố phần lớn Biển Đông với đường lưỡi bò (đường chữ U hay đường 9 đoạn) là lãnh thổ của họ và hiện lực lượng quân sự Bắc Kinh liên tục cam kết sẽ "bảo vệ" cái gọi là "chủ quyền" đối với khu vực này.

Bắc Kinh luôn lên án giai đoạn lịch sử của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản nắm quyền đã xâm lược nước này và gây ra nhiều đau khổ cho người dân của họ, nhưng chính Trung Quốc lại đang dùng thủ đoạn của người Nhật trước kia - dùng vũ lực để tuyên bố "chủ quyền" và thâu tóm toàn bộ Biển Đông thành ao nhà cho mình.

Tuy nhiên, theo Alex Woo và Tsim Sha Tsui, những ngày của việc sử dụng vũ lực để chế ngự các nước khác hòng chiếm đoạt lãnh thổ đã qua từ lâu.
Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ trái phép trên Biển Đông
Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ trái phép trên Biển Đông

Nếu trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama tới đây tại Canifornia, ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc sẵn sàng đưa tranh chấp Biển Đông ra một tổ chức trọng tài quốc tế độc lập để phân xử, thế giới sẽ dễ thở hơn.

Trefor Moss, một nhà báo độc lập tại Hồng Kông và là cựu biên tập viên phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tạp chí quốc phòng Jane tỏ ra không mấy lạc quan trước thái độ của Trung Quốc.

Tình trạng "thâm hụt niềm tin" hiện nay sẽ khó có thể đảo ngược một khi Trung Quốc tiếp tục gây rối loạn với các nước láng giềng. Bắc Kinh đã từ chối đưa tranh chấp Scarborough và Biển Đông ra trọng tài quốc tế Liên Hợp Quốc về Luật Biển mặc dù chính Trung Quốc đã phê chuẩn.

Điều này cho thấy Trung Quốc không có ý định giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình và rằng dù có những cam kết Trung Quốc đã tham gia và đã ký cũng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ làm những gì họ nói, Trefor Moss nhận định.

Trong khi đó, mới đây Mỹ cũng đã đưa ra những thái độ của mình về vấn đề biển Đông và nêu 7 giải pháp xử lý tranh chấp. Hãng tin Đài Loan CNA ngày 6/6 đưa tin, trong buổi hội thảo Xử lý cục diện căng thẳng trên Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS tổ chức ngày hôm qua 5/5, quyền trợ lý Quốc vụ khanh Hoa Kỳ Joseph Yun đã khẳng định Mỹ có lợi ích tại Biển Đông và nêu ra 7 giải pháp xử lý tranh chấp.

Thứ nhất, Mỹ duy trì lập trưởng không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, và đó là "sự thật quan trọng" mà các nước có liên quan cần hiểu rõ. Mỹ không có bất cứ lập trường nào về những tuyên bố chủ quyền của các bên với các đảo, đá cũng như các thực thể trên Biển Đông.

Thứ 2, tất cả các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phải căn cứ trên luật pháp quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Bất cứ bên nào có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều phải chứng minh cho tuyên bố chủ quyền của mình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế cũng như đặc trưng lục địa của quốc gia đó.

Thứ 3, mặc dù Mỹ không duy trì lập trường đứng về bên nào trong các bên tranh chấp, nhưng việc xử lý và giải quyết tranh chấp Biển Đông có liên quan rộng rãi đến lợi ích của Mỹ, đó là tự do hàng hải ở Biển Đông nên Mỹ có quyền bảo vệ lợi ích thương mại của mình ở Biển Đông.

Quyền trợ lý Quốc vụ khanh Hoa Kỳ, Joseph Yun
Quyền trợ lý Quốc vụ khanh Hoa Kỳ, Joseph Yun

Thứ 4, Mỹ không cho rằng bất cứ tuyên bố chủ quyền của bên nào có thể gây sức ép hoặc uy hiếp đối phương, càng không được phép sử dụng vũ lực ở Biển Đông.

Thứ 5, mọi tranh chấp ở Biển Đông phải giaiar quyết thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm đối thoại ngoại giao, thông qua trung gian hòa giải và trọng tài quốc tế.

Xử lý tranh chấp một cách hòa bình thì không nên có những hành vi uy hiếp, khiêu khích và trả thù. Khi một bên tranh chấp quyết định kiện ra tòa án quốc tế thì bên tranh chấp còn lại không được phép có những hành vi vừa nêu.

Thứ 6, Mỹ tin rằng trong bối cảnh có nhiều bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thì không một bên nào nên thay đổi hiện trạng vùng biển này.

Cuối cùng, tranh chấp cần phải được xử lý theo pháp luật và đàm phán như thế nào là một vấn đề quan trọng.

Mỹ ủng hộ phương án Mỹ và Trung Quốc cùng tham gia thảo luận về Quy tắc ứng xử (của các bên trên Biển Đông), Mỹ cho rằng bộ quy tắc này là yếu tố quan trọng để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Joseph Yun cho biết thêm, vài năm gần đây liên tục xảy ra những sự cố ngoài ý muốn trên Biển Đông, thậm chí có những động thái khiến các bên quan ngại, tình hình Biển Đông ngày một xấu đi sẽ không có lợi cho bất cứ bên nào. Trung Quốc cần ngồi vào bàn đàm phán với ASEAN về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét