Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Chùa Chân Tiên – Hà nội



Theo truyền thuyết , chùa Chân Tiên dựng vào đời vua Lý Thánh Tông ( thế kỷ 12 ) , hồi đó chùa có tên là chùa Báo Thiên ở thôn Tiên Thị ( khu vực Nhà Thờ Lớn ) . Đến thế kỷ thứ 18 Chùa bị di rời ra thôn An Phụ ( khu vực Hỏa Lò )  lấy tên là Chân Tiên nhằm giữ lại địa danh gốc của chùa ở thôn Tiên Thị , giáp thôn Chân Cầm. Khi thực dân Pháp xây trại giam  Hỏa Lò đã chuyển chùa Chân Tiên về chỗ ở hiện nay .
Chùa đã sửa chữa một số lần . Chùa quay mặt về hướng Tây , tam quan chùa sát đường Bà Triệu . Bên trong có Tam bảo , nhà thờ tổ , nhà thờ Quan Âm , điện mẫu , trai phòng , vườn tháp nhà tưởng niệm anh Hùng liệt sỹ .
Trong chùa còn giữ được một số mảng chạm khắc trên kiến trúc , tượng , di vật  , đồ tự , đồ  tự khí mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 18 , 19 .
Chùa đã được bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) xếp hạng di tích lịch sử , Nghệ thuật ngày 2 – 3 -1990 .

Phát hiện loài ốc sên màu hồng kỳ lạ

Một loài ốc sên có màu hồng rực kỳ lạ đã được phát hiện tại vùng núi Kaputar thuộc bang New South Wales, Australia.

Phát hiện loài ốc sên màu hồng kỳ lạ
Loài ốc sên hồng Kaputar chỉ sống trên núi Kaputar ở bang New South Wales trong Công viên quốc gia núi Kaputar được bảo tồn.

Ốc sên Kaputar có thể dài tới trên 20cm.
Ốc sên Kaputar có thể dài tới trên 20cm.

Ốc sên Kaputar có thể dài tới trên 20cm.
Hàng triệu năm trước, Kaputar là một một núi lửa đang hoạt động, khi đó phần lớn Australia là rừng nhiệt đới. Khi Australia bắt đầu khô cằn, các khu vực rừng nhiệt đới bị thu hẹp chỉ còn dọc bờ biển và các dãy núi. Núi Kaputar trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các sinh vật và động vật thích môi trường ẩm ướt.

Ốc sên Kaputar có thể dài tới trên 20cm.
Độ cao của núi Kaputar khiến môi trường ở đây trở nên mát mẻ hơn so với các khu vực xung quanh và biến nó trở thành cộng đồng độc nhất vô nhị cho các loài ốc sên bản địa.
 
Ốc sên hồng trốn dưới lá cây vào ban ngày và bắt đầu đi kiếm ăn vào ban đêm.
Ốc sên hồng trốn dưới lá cây vào ban ngày và bắt đầu đi kiếm ăn vào ban đêm.

Ốc sên hồng trốn dưới lá cây vào ban ngày và bắt đầu đi kiếm ăn vào ban đêm.
Ốc sên hồng thuộc một họ ốc sên chỉ có một cặp xúc tu, trong khi hầu hết các loài ốc sên khác có 2 cặp xúc tu.

Dấu vết kiếm ăn của ốc sên hồng Kaputar.
Dấu vết kiếm ăn của ốc sên hồng Kaputar.

Dấu vết kiếm ăn của ốc sên hồng Kaputar.
Ủy ban khoa học New South Wales gần đây đã có các bước đi nhằm đưa Cộng đồng ốc sên núi Kaputar được công nhận là cộng đồng sinh thái học bị nguy hiểm theo Luật bảo tồn các loài bị đe dọa của bang.

5 không khi ăn gừng

Rất nhiều bạn nữ có bí quyết “Mùa hè ăn gừng thì không cần đi gặp bác sĩ”. Song vẫn cần chú ý về cách sử dụng và những cấm kỵ.

“Mùa đông ăn cà rốt, mùa hè ăn gừng thì không cần đi gặp bác sĩ”, bởi vì trong gừng có chứa các tinh dầu có tính dầu (essential oils) như Gingerol, Zingiberene, Phellandrene, Genarial và Aromatic; ngoài ra, còn có Gingerol, serin, cellulose…. Vì thế, gừng trong những ngày thời tiết nóng nhẹ có thể bài tiết mồ hôi để hạ nhiệt độ, nâng cao tinh thần, sự hưng phấn; có thể làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, trướng bụng, đau bụng…;

Mùa hè trời nóng sự phân tiết dịch vị giảm nên có thể ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, nếu trong bữa ăn dùng thêm vài lát gừng tươi sẽ thúc đẩy sự thèm ăn; gừng tươi cũng có tác dụng giảm đau đối với những người bị đau dạ dầy, nếu viêm dạ dày hay ruột non sinh ra một số triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, thiếu axit, cảm giác đói bụng thì lấy 50gram gừng tươi đun nước uống sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng trên. Gừng tươi còn có thể có tác dụng của các chất kháng khuẩn, đặc biệt có hiệu quả rõ rệt đối với khuẩn Salmonella.

Gừng tươi còn có tác dụng diệt được các vị khuẩn bệnh trong khoang miệng và trong ruột, dùng nước gừng tươi ngậm súc miệng để trị hôi miệng, viêm nha chu, hiệu quả rất rõ rệt.
 
5 không khi ăn gừng

 
Song, gừng tuy có tác dụng dược lý các bạn vẫn nên chú ý một số điều cấm kỵ và đặc biệt là 5 điều “Không” dưới đây:

1. Không nên gọt vỏ

Có những người khi ăn gừng đều gọt bỏ vỏ đi, như thế sẽ không phát huy hết được công hiệu toàn diện của gừng. Bình thường, gừng tươi chỉ cần rửa sạch là có thể thái lát dùng.

2. Không nên ăn gừng trong thời gian dài

Nếu mắc một trong số những bệnh sau đây: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường… thì không được ăn gừng thường xuyên trong thời gian dài.

3. Không được dùng cho những người bị trúng nắng

Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.

4. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

5. Không nên ăn nhiều

Mùa hè thời tiết nóng, cơ thể dễ bị khô miệng, khát nước, họng đau, mồ hôi nhiều, gừng tươi có tính ôn, thuộc loại thức ăn có tính nhiệt, nên không nên ăn nhiều.

Người đẹp Hollywood lại “đụng hàng”

Hãy cùng ngắm các kiều nữ bạn yêu mến trong những bộ đồ giống nhau....

VN
Brooke Burke-Charvet và Nicki Minaj trong chiếc váy bó Hervé Léger

VN
Bella Thorne và Jaime King trong chiếc váy hoa Katie Ermilio

VN
Christina Aguilera và Rachel Weisz trong chiếc váy Victoria Beckham chỉ khác màu

VN
Jennifer Aniston và Allison Williams cùng diện đồ Christian Dior

VN

VN
Ashley Tisdale và Stacy Keibler khoe dáng thon trong váy bó Rebecca Minkoff

VN
Rosie Huntington-Whiteley và Miley Cyrus diện đồ Chanel sành điệu

VN
Ashley và Zendaya diện váy bó RVN

VN
Nicole Richie và Rihanna trong chiếc váy da Tom Ford chỉ khác độ ngắn dài

VN
Naomi Campbell và Alicia Keys trong chiếc váy bó Azzedine Alaia

VN
Chrissy Teigen và Naomi Watts sang trọng với váy Alexander McQueen

VN
Emma Stone và Freida Pinto cùng diện áo peplum Burberry

VN
Katy Perry và Emily Blunt nổi bật với váy vàng cam Alexander McQueen

VN
Kylie Minogue và La La Anthony xinh tươi với váy Stella McCartney.

Điện ảnh Việt và những thất bại không thừa nhận


Hẳn nghệ sỹ Việt khi đọc những lời thú nhận về vai diễn tồi tệ nhất trong đời của các ngôi sao thế giới, họ sẽ ngạc nhiên lắm. Vì nghệ sỹ Việt không bao giờ thừa nhận mình thất bại, họ sẽ có trăm nghìn lý do để đổ lỗi!
Ngôi sao thế giới rất sòng phẳng. Họ sẵn sàng thừa nhận thất bại, sẵn sàng xin lỗi khán giả về những thất bại tồi tệ của mình. Ví như George Clooney, khi nhắc lại vai người Dơi thất bại, anh đã chia sẻ: “Bộ phim này đúng là phí tiền. Tôi khó lòng mà có tâm trạng tốt để đóng một phim chán như thế. Sau một thời gian dài, giờ bình tĩnh nhìn lại, tôi có thể nói rằng: Bộ phim chết tiệt và mình đóng cũng dở thiệt.”
Thậm chí, sau này George Clooney có được mời đóng tiếp vai người Dơi nhưng vì cú ngã ở lần đầu nhập vai, Clooney đã thề sẽ không bao giờ dính dáng đến Người Dơi. Anh từ chối tất cả những lời mời sau này.
Hay như Charlize Theron- người đẹp từng một lần nhận giải Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cũng thừa nhận sai lầm với vai diễn trong bộ phim “Reindeer Games”, người đẹp thẳng thắn nói “Đó là vai diễn rất… rất… tệ của tôi”.
Đọc những thông tin này, hẳn diễn viên Việt sẽ ngạc nhiên lắm. Đơn giản vì, họ chưa bao giờ có cách phát ngôn thừa nhận sai lầm như vậy.
 
Cảnh trong phim Anh chàng vượt thời gian
Cảnh trong phim "Anh chàng vượt thời gian"
Nhớ khi bộ phim truyền hình “Anh chàng vượt thời gian” bị đình sóng vì nội dung bị la ó, diễn viên Kim Hiền (vai nữ chính) chia sẻ với báo chí, “Tôi đã nỗ lực, cố gắng hết sức với vai diễn của mình. Cá nhân tôi không thể lường được bộ phim lại đến mức bị dừng sóng như thế này. Diễn viên chỉ là một phần của đoàn làm phim. Có rất nhiều yếu tố làm nên một bộ phim, đó còn là kịch bản, là âm thanh, ánh sáng, đạo diễn… Thế nên, cá nhân tôi chỉ nỗ lực, cố gắng làm tốt phần việc của mình. Số phận bộ phim ra sao, tôi không thể kiểm soát”.
Đây được xem là câu trả lời mang tính “chuẩn mực” của hầu hết các nghệ sỹ Việt khi được hỏi về sản phẩm dở tệ của họ. Ai cũng cho rằng, một bộ phim được làm nên từ rất nhiều bộ phận, và họ chỉ là một phần nhỏ trong số đó, họ không phải chịu trách nhiệm về một bộ phim khi nó… quá tệ.
“Chân dài” Thanh Hằng từng bày tỏ rất nhiều nhiệt huyết khi tham gia điện ảnh. Chỉ tiếc, những dự án phim Thanh Hằng tham gia không có được thành công như mong đợi. Phim truyền hình “Người mẫu” bị chê bai là “quá dở so với bản gốc”, phim điện ảnh “Mỹ nhân kế” bị chê tơi tả vì nhạt nhẽo, kỹ xảo lộ liễu, tình tiết phi logic… Trả lời trước tất cả những dự án phim thất bại này, Thanh Hằng cũng bày tỏ, cô chỉ là một phần của dự án phim, không thể lên tiếng về bất kỳ điều gì. Thành công của một bộ phim còn do nhiều yếu tố khác quyết định.
 
Thanh Hằng và Tăng Thanh Hà trong Mỹ nhân kế
Thanh Hằng và Tăng Thanh Hà trong "Mỹ nhân kế"
 
 
Gần đây nhất, bộ phim “Mùa hè lạnh” của đạo diễn Ngô Quang Hải bị la ó. Đây là bộ phim đánh dấu sự trở lại của Ngô Quang Hải kể từ sau “Chuyện của Pao”. Trước khi phim ra rạp, Ngô Quang Hải đã có những lời có cánh trên các phương tiện truyền thông về bộ phim mới của mình. Theo đó, “đó sẽ là bộ phim tốt nhất có thể”, “bộ phim thể hiện một cách tiếp cận điện ảnh hiện đại, mới mẻ”, “bộ phim chắc chắn sẽ làm hài lòng khán giả với hình ảnh đẹp mắt, câu chuyện hấp dẫn”… Thế nhưng, tất cả những gì được trình chiếu ngoài rạp mang tên “Mùa hè lạnh” là một câu chuyện dài lê thê, rườm rà, không điểm nhấn, không thắt nút, và không hiểu đạo diễn định làm gì (?!).
Tuy vậy, giống như bao đạo diễn Việt Nam khác khi phim bị chê, đạo diễn Ngô Quang Hải bày tỏ sự tức giận với truyền thông và cho rằng, các nhà báo đã không hiểu hết được những ý đồ sâu xa ẩn sau bộ phim của anh.
Bẵng đi một thời gian dài, đạo diễn Ngô Quang Hải lại cho rằng, phim “Mùa hè lạnh” của anh đã mắc sai lầm lớn về… dựng. Người dựng phim đã không hiểu hết ý đồ của Ngô Quang Hải. Chính những sai lầm trong dựng phim đã dẫn đến những cảnh quay lê thê, dài dòng, rối nghĩa trong “Mùa hè lạnh”.
 
Thanh Hằng và Tăng Thanh Hà trong Mỹ nhân kế
 
Chẳng có gì ngạc nhiên. Xưa nay vẫn vậy, các đạo diễn Việt luôn có trăm ngàn lý do để giải thích cho những dự án phim thất bại của mình. Lỗi bao giờ cũng nằm ở tài chính, ở công nghệ lạc hậu, ở kịch bản khan hiếm, và còn nằm ở cả diễn xuất yếu kém của diễn viên (khi cần thiết). Lỗi không bao giờ thuộc về… “thiếu tài năng”.
Đúng, có rất nhiều yếu tố để làm nên một bộ phim thành công, trong đó, yếu tố quan trọng nhất có thể chỉ là, dám đối diện và thừa nhận thất bại!

Khắc phục 7 vấn nạn của du lịch Việt Nam

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch tại hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam, sáng 6/6, tại Hà Nội, đã nêu lên 7 vấn đề đang tác động tiêu cực đến ngành du lịch.

Khắc phục 7 vấn nạn của du lịch Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam, sáng 6/6. Ảnh: VGP/Từ Lương
Cụ thể là: Buông lỏng quản lý; nhiều cơ quan quản lý nhưng thiếu đầu mối chịu trách nhiệm chung; thiếu thông tin cảnh báo đến du khách; tâm lý thời vụ trong kinh doanh dịch vụ du lịch; thiếu văn minh, chèn ép và lừa đảo du khách; việc quá tải tại một số điểm du lịch; thiếu điều tiết tổng thể chung, mạnh ai, nấy làm.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn nêu ví dụ khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) là điển hình có nhiều điều tiếng nhất ảnh hưởng tới ngành du lịch trong nhiều năm, nổi bật là tình trạng bắt chẹt, chèn ép, lừa đảo có tính đồng loạt trên cả khu vực. Tình trạng này không giảm mà còn có dấu hiệu phức tạp hơn song chưa thấy rõ vai trò của chính quyền sở tại.
Bên cạnh đó, ông Hồ Anh Tuấn đã liệt kê 7 địa phương thường xuyên để xảy ra tình trạng tổ chức du lịch có nhiều lộn xộn như đeo bám, chèo kéo, lừa đảo, cướp giật tài sản khách du lịch là: Hà Nội, TPHCM, Hạ Long (Quảng Ninh), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cửa Lò (Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hòa) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Chỉ có 2 địa phương được Bộ VHTTDL ghi nhận chính quyền quản lý tốt, ít để xảy ra vi phạm là: Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam).
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, đã đặt ra hàng loạt câu hỏi cho các bộ, ngành, địa phương về những vấn nạn của ngành du lịch hiện nay. Phó Thủ tướng lưu ý cần phải có những giải pháp quyết liệt với những bước đi phù hợp để cải thiện hình ảnh môi trường du lịch Việt Nam.
Một trong những ví dụ cho thấy hiệu quả từ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc chấn chỉnh các hành vi tiêu cực trong ngành du lịch là TP. Hà Nội đã có những giải pháp quyết liệt đối với 116 doanh nghiệp đang kinh doanh taxi trên địa bàn Thủ đô; kiểm tra điều kiện đảm bảo khi kinh doanh taxi; kiểm tra đồng hồ tính cước; áp dụng phương pháp sử dụng camera theo dõi biển số xe taxi ra vào sân bay, giám sát tài xế taxi tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Đây là một trong những bước đi quan trọng để triển khai yêu cầu kiểm soát taxi bằng cách gắn chip tại các sân bay lớn mà Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Hội Tin học Việt Nam và UBND TP Hà Nội và TPHCM nghiên cứu thực hiện.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ VHTTDL tiếp tục nghiên cứu để chọn khẩu hiệu mới; nhấn mạnh sự hài lòng của khách du lịch phải là ưu tiên số một đối với ngành công nghiệp không khói.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã cho ý kiến về một số đề xuất cụ thể: Có thể xem xét thành lập Sở Du lịch trực thuộc UBND tỉnh, thành phố; Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2013 về thành lập cảnh sát du lịch; xây dựng chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch; xây dựng mô hình “chợ du lịch”; khuyến khích triển khai phủ sóng wifi tại các thành phố lớn; tham khảo mô hình kiểm soát xe taxi tại sân bay như TP. Hà Nội đang triển khai; xây dựng các nhà vệ sinh tại các khu du lịch và điểm dừng chân… 
Trước ngày 15/6, Bộ VHTTDL xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị nhằm chấn chỉnh an ninh, an toàn trong du lịch.

Sẽ tăng ngành học thi khối C


Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD-ĐT cho biết trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tăng một số ngành học thi đầu vào khối C.
Số lượng thí sinh dự thi khối C ngày càng ít.
Số lượng thí sinh dự thi khối C ngày càng ít.

Trao đổi với báo chí, ông Bùi Anh Tuấn cho biết, số lượng thí sinh thi vào khối C hiện nay rất khiêm tốn, đây cũng là một thực tế của xã hội. Lượng thí sinh thi vào khối C hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu việc làm. Do đó, muốn tăng số thí sinh thi vào khối C, thì cần quan tâm nhiều đến việc làm đối với các ngành nghề đào tạo khối C. Do vậy, sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ mở rộng và tăng ngành thi theo khối C thuộc lĩnh vực khoa học và xã hội như ngành du lịch vì một số trường đã đề nghị như vậy... Hy vọng sẽ thu hút nhiều thí sinh học khối C”.
Ông Vũ Anh Tuấn cho hay, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu nhu cầu về ngành nghề đào tạo và có cảnh báo xã hội một cách xác thực hơn, thường xuyên hơn đối với các trường cũng như thí sinh. Đồng thời với việc xây dựng hệ thống quy hoạch các ngành nghề đào tạo. Bộ GD-ĐT cũng sẽ sắp xếp, cân đối lại các ngành nghề đào tạo, quan tâm đặc biệt tới khuyến khích mở ngành về công nghệ, kỹ thuật, ngành nông lâm và một số ngành nghề khác.
Hiện nay, cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo giữa các ngành, nghề, lĩnh vực và trình độ đào tạo phát triển chưa cân đối. Phần đông các cơ sở GDĐH, trong đó hầu hết các cơ sở ngoài công lập vẫn tập trung chủ yếu tuyển sinh các ngành dễ dạy, dễ học, ít phải tốn kém đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành trong quá trình đào tạo (như các ngành Quản trị kinh doanh, Ngân hàng, Tài chính, Ngoại ngữ...).
Hình thức và trình độ đào tạo cũng không cân xứng, trong đó hình thức đào tạo vừa làm vừa học chiếm trên 65%. Vẫn chưa có cơ chế, chính sách tạo bước đột phá, khuyến khích SV vào học các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nông-lâm- ngư cũng như thu hút cán bộ khoa học có trình độ cao ở trong và ngoài nước đến làm việc trong các trường ĐH, CĐ.
Do khó tuyển sinh nên đa số các trường đều cố gắng bám sát quy định của pháp luật để tổ chức hoạt động, phát triển quy mô đào tạo phù hợp với các điều kiện bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên, công tác tuyển sinh của nhiều cơ sở GDĐH gặp khó khăn. Chất lượng đầu vào của SV còn thấp.
Để có được người học, nhiều cơ sở GDĐH tìm mọi cách để lôi kéo sinh viên như không trả giấy chứng nhận kết quả thi hoặc không cho rút hồ sơ thí sinh… nên chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng đầu vào và nguyện vọng của học sinh. Thậm chí tuyển sinh ở mức điểm sàn tối thiểu, thậm chí còn xin vận dụng những quy định ưu tiên để tuyển sinh dưới điểm sàn tối thiểu. Do vậy, một bộ phận người học cũng chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, học không phải vì mục đích tích lũy kiến thức, kỹ năng để làm việc, để cống hiến mà chủ yếu là với mục đích có tấm bằng để xin việc làm, để thăng tiến trong công tác,… làm nảy sinh tiêu cực như học hộ, thi hộ, gian lận trong thi cử…

Sharapova tranh cúp vô địch cùng Serena Williams


Với chiến thắng 6-1 2-6 6-4 trước Azarenka, Sharapova đã giành tấm vé đầu tiên vào chung kết nội dung đơn nữ. Đối thủ của nhà ĐKVĐ là hạt giống số 1, Serena Williams, tay vợt người Mỹ đã thắng dễ Errani 6-0 6-1 tại trận bán kết 2...
Tâm điểm của vòng bán kết đơn nữ là trận đấu giữa Sharapova và Azarenka. Đây được xem là cuộc chiến khá cân sức và rất khó đoán ai sẽ là người vào chung kết. Cuối cùng thì nhà ĐKVĐ đã có chiến thắng để tiến bước sau 3 set đấu đầy căng thẳng. Đây không hẳn là một trận đấu tốt của Masha, cô đã có số lượng lỗi kép và lỗi tự đánh hỏng "khổng lồ" (11 và 39). Nhưng bù lại, Sharapova cũng có được nhiều điểm aces (11) và điểm winers (42).
 
Sharapova đã có trận chung kết Roland Garros năm thứ 2 liên tiếp
Sharapova đã có trận chung kết Roland Garros năm thứ 2 liên tiếp
 
Azarenka đã khởi đầu khá tốt khi cô giành quyền kiểm soát game đấu đầu tiên của set thứ nhất. Với những cú đáp trả tốt, tay vợt người Belarus đã giành break. Những tưởng Azarenka sẽ bứt phá, nhưng Masha cũng chứng tỏ được bản lĩnh của một tay vợt hàng đầu thế giới khi tìm lại nhịp điệu của trận bán kết ngay ở game thứ 2.

Giành lại break để cân bằng tỷ số, Sharapova tiếp tục thi đấu tốt tại game 4 và chưa cho Vika có cơ hội giành chiến thắng trong game tay vợt này cầm giao bóng. Ác mộng thực sự đối với nhà ĐKVĐ của Úc mở rộng khi những cú giao bóng nhẹ của cô đã tạo cơ hội cho Sharapova đáp trả mạnh mẽ. Khả năng điều bóng của hạt giống số 2 quá tốt, cô tiếp tục khiến Azarenka mất break ở game 6.

Sharapova nhanh chóng khép lại set đấu thứ nhất với tỷ số 6-1. Khó khăn chồng chất cho tay vợt người Belarus khi bước vào set 2, bởi nếu thua, cô sẽ bị loại. Tuy nhiên, trái với set đầu tiên không thể giành nổi chiến thắng trong cả 3 game cầm giao bóng, Azarenka đã bắt đầu set 2 khá ổn. Cô đã cầm giao bóng chắc tay, không cho đối phương cơ hội đứng trước break-point.
 
Vika lép vế trước Masha trên mặt sân đất nện
Vika lép vế trước Masha trên mặt sân đất nện
 
Liên tục vươn lên dẫn trước, Azarenka đã bắt đối phương phải rượt đuổi tỷ số. Đến game 6, tận dụng việc Sharapova giao bóng lỗi, rồi đánh không qua lưới, Azarenka đã đứng trước 1 break-point và cô tận dụng thành công. Tỷ số nâng lên thành 4-2, tiếp đến là 5-2 sau game thứ 7 tiếp tục thi đấu ổn định của hạt giống số 3.

Khi đang diễn ra game đấu thứ 8 của set 2 thì trời đổ mưa. Thời gian tạm dừng không mang lại sự bình tĩnh cho Masha, sau khi trở lại cô đã đánh mất set-point và để Azarenka cân bằng tỷ số 1-1. Thêm một lần nữa trận bán kết thứ nhất phải tạm dừng bởi trời mưa và sau gần 30 phút tạm nghỉ, Sharapova trở lại với những cú đánh rất thừa thể lực.

Tay vợt người Nga đã giành nhiều cú ace hơn cả 2 set đầu cộng lại, nhưng số lỗi kép cũng tăng lên “chóng mặt” (cùng là 7).  Số điểm winner và lỗi tự đánh hỏng của Masha cũng ngang nhau (22). Chính khả năng đánh bóng mạnh mẽ đã giúp Sharapova bẻ tới 3 break (3, 5, 7), mặc dù các sai lầm từ những cú đánh hỏng khiến cô mất 2 break (game 4, 8). Tuy nhiên cuối cùng Masha vẫn thắng 6-4 tại set quyết định để vào chung kết.
  
Azarenka
Thống kê
Sharapova
3
Giao bóng ăn điểm trực tiếp
12
0
Lỗi kép
11
52/72 (72 %)
Tỷ lệ giao bóng lần 1 thành công
57/92 (62 %)
28/52 (54 %)
Tỷ lệ giành điểm giao bóng lần 1
41/57 (72 %)
8/20 (40 %)
Tỷ lệ giành điểm giao bóng lần 2
10/35 (29 %)
170 KMH
Tốc độ giao bóng cao nhất
184 KMH
160 KMH
Tốc độ trung bình giao bóng lần 1
169 KMH
144 KMH
Tốc độ trung bình giao bóng lần 2
153 KMH
8/10 (80 %)
Lên lưới thành công
2/6 (33 %)
5/10 (50 %)
Thắng Break points
6/10 (60 %)
41/92 (45 %)
Tỷ lệ giành điểm khi đáp trả
36/72 (50 %)
15
Winners
42
22
Lỗi tự đánh hỏng
39
77
Tổng điểm có được
87
 
Ở trận bán kết 2 là cuộc chiến giữa hạt giống số 5, Errani và Serena Williams. Tay vợt người Italia là người về nhì tại giải đấu này năm ngoái và cô được kỳ vọng sẽ chặn bước tiến của Serena Williams, tay vợt "lão làng" trong làng banh nỉ nữ từ khi trở lại sau chấn thương vào giữa năm ngoái đã chiến thắng như chẻ tre tại nhiều giải đấu.

Nhưng thêm một lần nữa, các tay vợt hàng đầu lại thua chóng vánh trước tay vợt đang đứng số 1 thế giới. Hạt giống số 5 đã có một trận đấu vô cùng kém cỏi trước đối thủ đàn chị. Thậm chí, có thể nói đây là trận đấu nhàn nhất của tay vợt người Mỹ khi cô chỉ phải trải qua 46 phút thi đấu để hoàn tất chiến thắng.

Có lẽ lối đánh tràn đầy thể lực của Serena đã khiến một tay vợt thấp bé như Errani (cao 1.64m) phát hoảng. Trong set đấu đầu tiên, tay vợt người Italia thậm chí để mất cả 3 break sau. Thua sốc 6-0 ngay set đầu ra quân, tâm lý của Errani đầy bất ổn. Áp lực đè nặng khiến cô tiếp tục đánh mất break ở gam 2, set 2.

Mặc dù cũng đã có chiến thắng tại game 4, nhưng điểm sáng nhỏ nhoi ấy chỉ giúp Errani thoát cảnh thua trắng. Sau đó cô lại mất tiếp break và giúp đối thủ nhanh chóng giành chiến thắng 6-1. Với chiến thắng chóng vánh tại bán kết, Serena sẽ lọt vào trận chung kết với Sharapova. Đây là trận chung kết tại một giải Grand Slam lần thứ 20 của tay vợt người Mỹ.
 
S.Williams
Thống kê
S.Errami
5
Giao bóng ăn điểm trực tiếp
0
17/33 (52 %)
Tỷ lệ giao bóng lần 1 thành công
28/35 (80 %)
14/17 (82 %)
Tỷ lệ giành điểm giao bóng lần 1
10/28 (36 %)
14/16 (88 %)
Tỷ lệ giành điểm giao bóng lần 2
1/7 (14 %)
199 KMH
Tốc độ giao bóng cao nhất
142 KMH
172 KMH
Tốc độ trung bình giao bóng lần 1
130 KMH
139 KMH
Tốc độ trung bình giao bóng lần 2
112 KMH
8/10 (80 %)
Lên lưới thành công
2/2 (100 %)
5/7 (71 %)
Thắng Break points
0/0 (0 %)
24/35 (69 %)
Tỷ lệ giành điểm khi đáp trả
5/33 (15 %)
40
Winners
2
12
Lỗi tự đánh hỏng
3
52
Tổng điểm có được
16
 
Lịch thi đấu Roland Garros 2013
Ngày 7/6/2013

Court Philippe Chatrier - 13h00:

1-Novak Djokovic (Serbia) v 3-Rafael Nadal (Spain)

4-David Ferrer (Spain) v 6-Jo-Wilfried Tsonga (France)

* Giờ trong bảng là giờ thi đấu tại địa điểm diễn ra các trận đấu. Chuyển sang giờ Việt Nam + 5 giờ

Những thói quen vệ sinh cần có khi “yêu”

Tình dục có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giữ gìn vệ sinh để có đời sống tình dục an toàn và viên mãn.

 Những thói quen vệ sinh cần có khi “yêu”

Vệ sinh không đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng, gây ra những bệnh nguy hiểm. Dưới đây là một số thói quen mà bạn cần có khi “yêu”!

Vệ sinh vùng sinh dục trước và sau “yêu”

Với phụ nữ, khi vệ sinh vùng kín cần lưu ý hướng dòng nước từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo và cũng để ngăn ngừa nhiễm nấm.

Với nam giới chưa cắt bao quy đầu, cần kéo hết lớp da phủ đầu dương vật và rửa sạch bằng nước ấm. Cũng cần rửa sạch phần da bên trong của bao quy đầu, là nơi rất dễ bị ẩm ướt, nhiễm vi khuẩn và chứa các tế bào chết.

Rửa tay và móng tay

Cả hai cần rửa sạch tay và móng tay trước và sau cuộc “yêu” để ngăn ngừa mầm bệnh và vi khuẩn lây truyền từ tay sang bộ phận sinh dục.

Dọn dẹp vùng “chiến sự”

Bạn cần dọn dẹp và tỉa bớt “cỏ dại” ở vùng bikini. Vào mùa hè, hơi nóng và mồ hôi có thể gây mụn nhọt và bệnh ngoài da ở vùng này.

“Dừng xe khi đèn đỏ”

Để tránh xấu hổ hoặc mùi khó chịu, các bạn nữ không nên “yêu” trong hai ngày đầu tiên của kỳ “đèn đỏ”.

“Yêu” bằng miệng, cần thận trọng!

Tránh “yêu” bằng miệng nếu đối tác bị mụn rộp ở miệng hoặc ở vùng sinh dục vì bạn có thể bị lây bệnh.

Mỹ hối thúc Trung Quốc, ASEAN sớm đàm phán COC


ASEAN và Trung Quốc cần sớm khởi động các cuộc thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm giải quyết những tranh chấp ở vùng biển này sau các vụ căng thẳng bùng phát liên tục.
Biển Đông ngày càng trở thành điểm dễ bùng nổ xung đột.

Biển Đông ngày càng trở thành điểm dễ bùng nổ xung đột.

Quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Joe Yun đã bày tỏ như vậy ngày hôm qua 5/6 khi ông phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược của Mỹ (CSIS).
"Dường như có sự đồng ý rằng vào một ngày trong tương lai, có thể một thời điểm nào đó trong năm nay, họ sẽ thông báo bắt đầu chính thức các cuộc thảo luận về COC", ông Yun nói sau khi cho biết Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong cuộc họp cấp chuyên viên ở thủ đô Bangkok của Thái Lan hồi tuần trước.
 Ông cũng nhắc lại lập trường của Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ và COC sẽ là cách tốt nhất để ngăn chặn xung đột xảy ra.
 Căng thẳng bùng phát trong những năm gần đây khi Trung Quốc ngày càng đưa ra những tuyên bố quyết đoán về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, thậm chí còn có nhiều hành động căng thẳng như xâm phạm chủ quyền của Việt Nam hoặc đụng độ với Philippines.
Một số chuyên gia còn nhận định Biển Đông ngày càng gần với điểm nóng bùng phát xung đột khi có xu hướng cho thấy một số bên sẵn sàng tăng cường sử dụng vũ lực trong các vụ va chạm trên biển.

Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Tranh chấp biển đảo và ba kịch bản nóng

Về cơ bản, có 3 kịch bản chính về tranh chấp biển đảo tại châu Á có thể diễn ra là: đối đầu, hợp tác và hòa hoãn.

Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Trung vào ngày 7, 8/6 diễn ra trong bốicảnh cả Washingtonvà Bắc Kinh đều đang ra sức tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD). Đặc biệt, khi các mối quan hệ biển đảo ngày càng đan xen nhiều yếu tố lợi ích, thì quan hệ Mỹ - Trung cũng không thoát khỏi vòng xoáy của các tranh chấp.
Có thể nói, cuộc gặp lần này hứa hẹn nhiều chuyển biến trong quan hệ Mỹ - Trung và có ý nghĩa chiến lược. Bởi hai bên đều muốn xây dựng hình ảnh tích cực và khẳng định các cam kết của mình tại khu vực CA - TBD, vốn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của cả hai cường quốc trong thế kỷ 21.
Về cơ bản, có 3 kịch bản chính về tranh chấp biển đảo tại châu Á có thể diễn ra là: đối đầu, hợp tác và hòa hoãn.
Kịch bản 1: Đối đầu
Xu thế đối đầu có thể xảy ra khi cả hai quốc gia đứng từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực. Gần đây, các cáo buộc của Nhà trắng đối với Bắc Kinh về sự xâm nhập và đe dọa an ninh mạng đã phần nào đổ thêm dầu vào lửa cho các vấn đề biển đảo.
Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Tranh chấp biển đảo và ba kịch bản nóng
Chỉ huy trưởng Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương Đô đốc Locklear và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Qi Jianguo
Đối với Mỹ, an ninh là một sự đảm bảo tuyệt đối cho vị thế siêu cường. Sau chiến tranh Lạnh, Biển Đông đã trở thành nơi thử thách khả năng của người Mỹ. Các lợi ích sống còn về kinh tế- năng lượng, an ninh hàng hải - hàng không và các chiến lược là những điều mà Mỹ thường tuyên bố và đặt lên làm các ưu tiên hàng đầu.
Mâu thuẫn đang có dấu hiệu gia tăng khi hai nước đã xác lập mình ở hai chiến tuyến đối đầu nhau tại CA -TBD. Trong đó, Mỹ ở vị trí cảnh sát biển và người hòa giải xung đột, trong khi TQ lại là bên chủ động gây chiến và khiêu khích.
Từ sau khi Liên bang Xô viết tan rã, chưa khi nào người Mỹ lại quan ngại TQ như hiện nay. Đặc biệt, Bắc Kinh đang muốn thông qua biển Đông để tái hiện con đường siêu cường của Mỹ: đi lên từ "cường quốc biển" kết hợp với "cường quốc lục địa" để trở thành người lãnh đạo thế giới.
Thời gian gần đây, Mỹ đang tích cực tập trận và nâng tầm quan hệ với các nước đồng minh trong khu vực CA - TBD, như sửa đổi Hiệp ước an ninh với Nhật. Chiến lược "xoay trục" và nỗ lực thúc đẩy Hiệp ước đối tác xuyên TBD cho thấy Mỹ đang tích cực nâng cao vị thế chính trị, và thực hiện chiến lược thống nhất các nước trong khu vực về kinh tế.
Tại Diễn đàn Shangri-Lavừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, nước này sẽ điều 60% lực lượng không quân ngoài lãnh thổ, cùng một loạt hệ thống vũ khí tiên tiến nhất tới CA - TBD nhằm thực hiện chính sách "tái cân bằng chiến lược".
Trong khi đó, Tập Cận Bình đang muốn từ bỏ chính sách ngoại giao mờ nhạt của người tiền nhiệm và thúc đẩy "Giấc mộng Trung Hoa" bằng cách tìm kiếm một vai trò lớn hơn tại Biển Đông.Không chỉ thường xuyên cử tàu đến Vịnh Aden ở ngoài khơi bờ biển châu Phi, TQ còn duy trì lượng tàu chiến khá lớn ở TBD và Ấn Độ Dương nhằm giảm vai trò của Mỹ và dùng quân sự để khôi phục giấc mơ Đại Hán.
Từ ý nghĩa đó, xung đột Biển Đông đã buộc Washington phải vào cuộc. Để đảm bảo an ninh và tự do hàng hải, cũng như uy tín với các đồng minh thân cận thì quan hệ Mỹ - Trung có khả năng trở thành đối đầu sâu sắc, ít ra là trên các diễn đàn ngoại giao.
Kịch bản 2: Hợp tác
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng hợp tác giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tập Cận Bình bày tỏ tin tưởng vào cuộc gặp lần này với nhận định "Quan hệ Trung - Mỹ hiện đang ởvào một thời điểm quyết định để xây dựng trên những thành công trong quá khứ, và mở ra những quy mô mới cho tương lai".
Đáp lời, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Donilon tin rằng: "Đối thoại và tương tác cấp cao chưa từng có, cũng như các kênh truyền thông khác giữa quan chức cấp cao hai nước là điều cần thiết để thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ của chúng ta".
Xuất phát từ chủ nghĩa tự do với việc đề cao hợp tác và tăng cường đối thoại để xây dựng lòng tin, Washington và Bắc Kinh vẫn còn khá nhiều bất đồng như: vấn đề Triều Tiên, xung đột tại Syria,gián điệp không gian mạng,... Trong đó, vấn đề an ninh biển đảo tại CA - TBD là đảm bảo sống còn cho cả hai cường quốc.
Nhu cầu đảm bảo an ninh biển đảo và giải quyết các vấn đề toàn cầu không thể chấp nhận kịch bản"zero-sum game", mà chỉ có thể là định hướng "win-win". Hợp tác không chỉ để giải quyết các bất đồng mà còn góp phần ngăn chặn xung đột.
Biển Đông đã trở thành tâm điểm cạnh tranh Mỹ - Trung. Giờ đây, việc kết hợp "cái đầu lạnh" của người Mỹ (kêu gọi đảm bảo an ninh hàng hải và giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế) và "trái tim nóng" của Trung Quốc (chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khăng khăng song phương) là giải pháp đáng khích lệ. Nó giúp hai bên cùng nhau ngồi lại và thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh, thay vì đọ sức bằng quân sự và "đấu võ mồm" trên các diễn đàn.
Giải pháp hợp tác cũng có thể là ưu tiên khi TQ, mặc dù là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nhưng vẫn yếu hơn khi Mỹ ngày càng củng cố hệ thống đồng minh hùng hậu tại Đông Á. TQ cũng sẵn sàng hợp tác hơn khi Obama có thể "nhượng bộ chiến thuật" để gắn nước này với các cam kết thịnh vượng tại CA - TBD.
Kịch bản 3: Hòa hoãn
Có thể nói, vấn đề an ninh hàng hải, mà cụ thể là Biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ là một trong những tâm điểm thảo luận và chi phối quyết định của các nhà lãnh đạo Mỹ - Trung. Khó có thể nói trước một kịch bản hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, chiến lược hòa hoãn có thể là gợi ý đầy hứa hẹn cho sự kết hợp của chủ nghĩa hiện thực và tự do.
Bản chất của các cuộc gặp gỡ Thượng đỉnh cấp cao là nhằm hướng đến đối thoại và thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau. Có hiểu biết mới tin tưởng. Có tin tưởng mới hợp tác thành công. Bản chất quan hệ Mỹ - Trung gắn với xu thế phát triển của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh Lạnh là "hợp tác và cạnh tranh cùng phát triển".
Ông Thẩm Định Lập, GĐ Trung tâm Nghiên cứu Mỹ của ĐH Phục Đán (Thượng Hải) nhận định, cốt lõi của Thượng đỉnh Mỹ - Trung là nhu cầu thảo luận những cách thức để tránh đối đầu, gia tăng hợp tác và giữ các bất đồng không vượt tầm kiểm soát. Với xu thế đó, cuộc gặp gỡ lần này có thể bao gồm hợp tác và đối đầu tùy thuộc từng vấn đề.
Đặc biệt, quan hệ biển đảo ở CA - TBD vốn bao gồm nhiều bên tranh chấp, với hàng loạt các vấn đề phức tạp, từ lịch sử tranh chấp đến ưu thế quân sự - ngoại giao, cho đến mức độ thiện chí khi ngồi vào bàn đàm phán. Không dễ gì để Mỹ - Trung đạt được tiếng nói chung trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển tại châu Á. Những tuyên bố có thể chỉ mang tính chất ngoại giao.
Khi "hợp tác và đối đầu" gặp nhau trên các diễn đàn, giải pháp tốt nhất vẫn là duy trì thế hòa hoãn chiến lược có lợi cho hai bên. Bình tĩnh để gác các mâu thuẫn lớn sang một bên và tập trung giải quyết các vấn đề nhỏ trước tiên sẽ là khôn ngoan cho cả Washington và Bắc Kinh, nếu cả hai phía đều muốn một kết thúc có hậu cho câu chuyện lần này.