Sau khi tiêm một liều thuốc kháng sinh Cefotaxim, bệnh nhận có những triệu chứng khó thở, tím tái và tụt huyết áp và sau đó bệnh nhân đã tử vong.
Vụ
việc đau lòng nói trên vừa xẩy ra vào ngày 19/02, tại Bệnh viện ĐK
huyện Cẩm Xuyên. Nạn nhân xấu số là bà Nguyễn Thị Lan (66 tuổi, ở thôn
Đồng Bàu, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).
Bệnh viện ĐK huyện Cẩm Xuyên nơi xẩy ra vụ việc đau lòng
Sự
việc đã xẩy ra 3 ngày, gia đình đã tổ chức đám tang xong xuôi nhưng
dường như mọi người trong gia đình vẫn chưa dám tin đó là sự thật bởi vì
mọi chuyển xẩy ra quá nhanh.
Anh
Hoàng Đình Công, người con trai của nạn nhân đau đớn kể lại: “Mẹ tui bị
đau chân mấy tháng nay. Bữa ra Bệnh viện ĐK Cửa Đông (Nghệ An) thì các
Bác sĩ kết luận mẹ tui bị bệnh viêm tắc tĩnh mạch chân trái. Nhưng do
gần tết nên nhà tui cho mẹ về nhà. Đến sáng ngày 19/02, chúng tôi đưa mẹ
ra Bệnh viện ĐK huyện Cẩm Xuyên để tiếp tục điều trị.
Tại
đây mẹ tui được các Bác sĩ phòng ngoại thăm khám và kết luận mẹ tui bị
hoại tử ngón và bàn chân trái nghi do viêm tắc tĩnh mạch. Đến khoảng
10h45, mẹ tui được tiêm một liều thuốc kháng sinh. Tiên xong thì mẹ tui
có những biểu hiện như khó thở, mình mẫy tím tái, tụt huyết áp. Sau đó
mẹ tui được đưa vào phòng cấp cứu. Lúc đó, tui cũng không biết mẹ tui
còn sống hay không nữa. Đến khoảng gần 2h chiều, nhà tui nhận được tin
mẹ đã tử vong”.
Anh
Công cũng cho biết thêm, trước khi đi viện bà Lan vẫn ăn uống, nói
chuyện với mọi người bình thường. Thậm chí, khi đi viện bà vẫn ngồi sau
xe máy mà không cần người ngồi sau.
Trao
đổi vơi Dân trí về vấn đề này, ông Phan Thanh Minh - GĐ Bệnh viện ĐK
huyện Cẩm Xuyên cho biết : “Sau khi bệnh nhân Nguyễn Thị Lan nhập viện,
BS Hồ Giang Nam - Trưởng Khoa ngoại đã trực tiếp thăm khám và kết luận
bà Lan bị hoại tử ngón và bàn chân trái nghi do viêm tắc tĩnh mạch. Sau
đó, bệnh nhân được đưa đi xét nghiệm và cho tiêm một liều thuốc kháng
sinh, đó là loại Cefotaxim do điều dưỡng Lê Thị Hồng Trinh tiêm. Sau khi
tiêm thì bệnh nhân có những triệu chứng bất thường như khó thở, người
tím tái, tụt huyết áp. Chúng tôi đã hội chẩn và kết luận là nạn nhân bị
sốc phản vệ. Nạn nhân ngay sau đó được điều trị theo pháp đồ sốc phản
vệ. Đồng thời, chúng tôi đã báo cáo lên Sở y tế để xin ý kiến chỉ đạo và
Bệnh viện ĐK tỉnh để nhờ giúp đở. Phía Bệnh viện ĐK tỉnh cũng đã cử
người về để phối hợp cấp cứu nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi”.
Ông Phan Thanh Minh - GĐ Bệnh viện ĐK huyện Cẩm Xuyên cho rằng cái chết tức tưởi của nạn nhân là điều bất khả kháng!
Giải
thích về cái chết quá nhanh của nạn nhân, ông Minh cho biết đó là đó là
do bệnh nhân bị sốc phản vệ. “Dùng thuốc kháng sinh chắc chắn sẽ có một
tỷ lệ rủi ro nhất định, tỷ lệ này có thể là mấy phần nghìn. Nạn nhân
nào gặp phải trường hợp này là bất khả kháng?!”. Ông Minh cũng cho rằng
đó chỉ là một tai nạn nghề nghiệp!
Ông
Minh cũng cho biết thêm, sau cái chết của bà Lan, phía Bệnh viện cũng
đã đến chia buồn, lo kinh phí ma táng và đã hỗ trợ 10 triệu đồng cho
phía gia đình nạn nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét