Một công ty BĐS đã có cách thăm dò thị trường khá độc bằng cách tách đôi căn hộ và cho người thuê vào ở miễn phí từ 6 tháng đến 2 năm, đây có thể coi là cách "tự cứu" mình lạ lùng nhất trong khi nhiều DN khác đang chờ đợi chính sách.
Trong khi những lo lắng chưa ngớt về chính sách
giải cứu thị trường bất động sản, có thể thấy nhiều doanh nghiệp đặc
biệt ở khu vực tư nhân đã tự vận động bằng nhiều cách khác nhau để giải
phóng hàng tồn và tự cứu mình trong tình cảnh tồi tệ của thị trường.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất
Lành cho biết công ty đang thăm dò phản ứng của thị trường với 22 căn
hộ dự án chung cư Thái An tại quận 12, TP HCM. Mỗi căn hộ cho thuê có
diện tích 22 m2.
Chung cư Thái An gây sốc khi khuyến mại người mua nhà được ở miễn phí
Với mô hình này, người thuê sẽ đưa cho chủ đầu tư 200
triệu đồng và có quyền sống căn hộ đó từ 6 tháng đến hai năm. Hàng tháng
người thuê không phải trả tiền thuê nhà, ngoại trừ phí quản lý chung cư
và tiền giữ xe. Sau thời gian đó, nếu không muốn ở nữa chủ đầu tư sẽ
trả lại 200 triệu đồng tiền đặt cọc. Trong trường hợp muốn mua luôn căn
hộ trên thì sẽ thương lượng với chủ đầu tư theo giá tại thời điểm đó.
Ông Đực cho hay trước khi tung ra giải pháp này, dự
án này tung ra căn hộ 44m2 nhưng không bán được nên chia nhỏ dự án
thành 22m2. Nay, công ty này tiếp tục kích cầu thêm bước nữa bằng cách
cho ở miễn phí.
Trong suốt một năm vừa qua, khi thị trường lâm vào
cảnh khó khăn nhiều doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp tự cứu bằng
cách giảm giá, giãn tiến độ thanh toán, bàn giao thô hay chia nhỏ căn
hộ. Điển hình như dự án Đại Thanh tại Hà Đông, Hà Nội cho ra mắt căn hộ
diện tích dưới 50 m2 giá 10 triệu đồng.
Mức giá của Đại Thanh, mặc dù vẫn nhận được nhiều
phản ứng trái chiều và có người coi là "phá giá", đã trở nên rất gần với
mức kỳ vọng mà nhiều người có nhu cầu nhà chờ đợi. Mức giá này, thực tế
đã ngang bằng và thấp hơn một số dự án nhà thu nhập thấp ở Hà Nội, hiện
đang dao động quanh mức 10 - 12 triệu đồng/m2.
Bên cạnh đó, hàng loạt các dự án giảm giá gián tiếp
bằng cách cắt phần hoàn thiện chỉ bàn giao căn hộ thô như dự án Westa,
Xuân Mai Tower, Mandarin Garden…
Thời gian gần đây, nhiều ông lớn trong ngành xây
dựng cũng tìm cách thoát khỏi khó khăn bằng cách xin chuyển đổi dự án
nhà thương mại sang nhà ở xã hội để hưởng nhiều ưu đãi về thuế đất, lãi
suất như Vinaconex, Viglacera, HUD...
Nói với PV về cách làm gây sốc này có thể tác động
tới hình ảnh doanh nghiệp, ông Đực nói: “ Tôi khó khăn thì tôi mới làm
như vậy. Tôi khó khăn thì nói khó khăn chứ không như các doanh nghiệp ôm
hào quang của quá khứ”.
Trước câu hỏi của PV về việc tại sao dự án này
không xin chuyển sang nhà ở xã hội để được hưởng nhiều ưu đãi hơn, đại
diện của công ty Đất Lành cũng nói rằng: “Những gì ưu đãi khi chuyển đổi
dự án sang nhà ở xã hội rất chậm, rất khó, phải xét duyệt giá bán, phải
trình rất phiền phức".
"Hiện tại các doanh nghiệp bất động sản như con
bệnh cần thuốc nên cần giải pháp nào nhanh nhất, hiệu quả nhất chứ không
chờ được người khác giải cứu”, ông Đực nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét