Đông Y quan niệm “ngũ cốc dưỡng ngũ tạng”. Ngũ cốc
bao gồm kê, gạo, lúa mạch, đậu tương, cao lương. Mỗi loại cốc bổ một
tạng.
Đậu tương dưỡng thận
Đậu tương được xưng là
“ngũ cốc của thận”. Đông y cho rằng đậu tương có tác dụng bổ thận, khỏe
thân, giải độc, nhuận da, có tác dụng chữa trị thận hư, phù thũng rất
tốt.
Cách làm: nấu chín chế thành nước đỗ hoặc nấu cháo đậu tương, ăn buối sáng và tối.
Gạo dưỡng phổi
Gạo có tác dụng nhuận phổi, ích âm rất tốt, khi xuất hiện phổi nóng, ho... gạo giúp giảm bớt những triệu chứng đó.
Cách làm: Lấy gạo nấu cháo, thậm chí nấu canh gạo đặc uống, chỉ uống nước canh không ăn hạt cơm, uống bất kỳ lúc nào.
Kê dưỡng tỳ
Kê luôn chiếm vị thứ
quan quân trong ngũ cốc, thường xuyên ăn giúp bồ tỳ ích dạ dày. Đối với
người tỳ hư cơ thể suy nhược, kê là thượng phẩm bổ nhất cho dạ dày.
Cách làm: Nấu
một bát cháo kê, dùng thìa canh lấy ra rất lớp mỡ mỏng trên bát cháo
kê, đây là dầu kê, ăn khi bụng rỗng, có hiệu quả dưỡng tỳ, dạ dày rất
tốt. Ăn sáng tối hàng ngày.
Lúa mạch dưỡng tim
Đông Y cho rằng lúa
mạch giúp dưỡng tim an thần, giải trừ mệt mỏi, đuổi khô trong cơ thể. Có
tác dụng thực liệu giúp đánh đuổi các chứng tổng hợp ở thời kỹ mãn
kinh, đổ mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm và đánh lùi tâm trạng buồn bực.
Cách làm:
Lấy toàn bộ lúa mạch nguyên vỏ, về nhà bỏ vỏ nấu thành cháo hoặc đến
hiệu thuốc Đông Y mua lúa mạch sữa nấu nước, uống mỗi ngày sáng và tối.
Cao lương dưỡng phổi
Cao lương và đậu tương
đều thuộc lương thực thô, nhưng trong ngũ cốc lại đóng vai phụ không thể
thiếu. Cao lương có công hiệu dưỡng gan, ích dạ dày, chặn đau bụng đi
ngoài, đặc biệt là người mắc bệnh đau bụng đi ngoài mãn tính, sau khi ăn
liên tục một quãng thời gian có công hiệu rất tốt.
Cách làm: Đem cao lương gia công thành bột, đảo lên cho nóng, dùng nước sôi điều chế thành dạng hồ mỏng, ăn trước và sau mỗi bữa ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét